Xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sự biến động của giai cấp công nhân trong doanh nghiệp quốc doanh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1986 - đến nay) (Trang 45 - 48)

. 17091 lao động có trình độ trên đại học Thực trạng trên xuất phát từ nguyên nhân:

1. Xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam.

1.1. Xu hướng luân chuyển nghề nghiệp nhiều lần

Tình trạng dân số tăng, sức ép về việc làm lớn. Hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể luôn đặt người công nhân vào thế yếu hơn người sử dụng lao động. Cơ chế thị trường luôn diễn ra sự thay đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi mặt hàng, áp dụng công nghệ hiện đại buộc các doanh nghiệp phải có sự tuyển chọn lao động trẻ, có đào tạo. Một bộ phận công nhân truyền thống , công nhân lớn tuổi, có nhiều năm gắn bó với doanh nghiệp phải rời khỏi dây chuyền sản xuất. Số công nhân có tay nghề khá ở các doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang làm việc cho doanh nghiệp liên doanh và nước ngoài có thu nhập cao hơn. Một vài năm tới, việc di dời lao động diễn ra chậm, những năm tiếp theo sẽ diễn ra trên quy mô lớn hơn và nhanh chóng, nhất là lực lượng lao động trẻ từ nông thôn sẽ bổ sung vào đội ngũ công nhân.

1.2. Xu hướng trình độ học vấn, tay nghề nâng lên

Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ thỡ những dây chuyến sản xuất hiện đại, những quy trình công nghệ tiến tiến, những ngành nghề mới đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân trẻ, có sức khoẻ, có văn hoá và tay nghề cao. Các doanh nghiệp quốc doanh sẽ không chỉ tuyển chọn những lao động trẻ khoẻ, có trình độ tay nghề cao mà lực lượng lao động giản đơn trong các liên doanh làm hàng tiờu dùng xuất khẩu cũng được bổ xung đông đảo. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước muốn giữ được vai trò chủ đạo cũng phải nhanh chóng đào tạo một đội ngũ công nhân mới trẻ, khoẻ, có tay nghề cao để đáp ứng được yêu cấu của nền sản xuất, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, xu hướng ngày càng nâng cao trình độ học vấn, tay nghề gắn liền với trẻ hoá công nhân là một tất yếu.

1.3. Xu hướng phát triển đa dạng hoá ngành nghề đi đôi với chuyên môn hoá cao trong công nhân. chuyên môn hoá cao trong công nhân.

Trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu nên tất yếu các ngành nghề phù hợp sẽ ra đời, đồng thời có những ngành nghề bị mai một. Một số ngành kinh tế truyền thống tiếp tục phát triển, nhưng bên cạnh đó xuất hiện nhiều ngành nghề mới như: công nghệ viễn thông, tin học, điện tử, dịch vụ. Với sự phát triển đa dạng của các ngành nghề đú thỡ xu hướng chuyên môn hoá trong công nhân sẽ ngày càng cao, nó được tập trung trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như gia công giày dép, may mặc, xi măng….

1.4. Đội ngũ công nhân đa dạng phức tạp về cơ cấu và không thuần nhất sẽ tiếp tục diễn ra. thuần nhất sẽ tiếp tục diễn ra.

Thực trạng cho thấy trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới với nhiều thành phần kinh tế, mở rộng hợp tác với nước ngoài tất yếu

dẫn đến sự đa dạng về thành phần kết cấu của đội ngũ công nhân. Như vậy tính thuần nhất trong cơ cấu đội ngũ công nhân không còn, mà thay vào đó là xu hướng ngày càng đa dạng và phức tạp gồm nhiều các bộ phận thuộc các thành phần kinh tế :công nhân trong khu vực kinh tế quốc doanh, tập thể, khu vực liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, các xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân do người Việt Nam làm chủ. Từ đó sẽ có sự phõn hoỏ, phân tầng trong đội ngũ công nhân lao động, được biểu hiện chủ yếu trờn cỏc thu nhập, mức sống, ý thức giác ngộ, lối sống thực dụng trong một bộ phận công nhân xuất hiện. Tuy nhiên, do chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ngày càng phát triển, số công nhân mua cổ phiếu để có cổ phần trong doanh nghiệp tăng, vai trò làm chủ trực tiếp của công nhân ngày càng thể hiện rõ nét.

1.5. Xu hướng tri thức hoá đội ngũ công nhân diễn ra nhanh hơn

Thực hiện quá trình đổi mới của Đảng, các ngành kinh tế của đất nước có bước phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong các lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài. Do cơ chế thị trường quy định, nờn cỏc doanh nghiệp này càng đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến, đòi hỏi người lao động phải có tri thức, tay nghề cao để nắm bắt và sử dụng một cách hiệu quả. Đồng thời, do nhu cầu bức xúc về việc làm ngày càng tăng nên người lao động buộc phải không ngừng trang bị kiến thức của bản thân, bởi vì xu hướng tất yếu đội ngũ công nhân sẽ ngày càng được trí thức hoá nhanh chóng.

1.6. Sự phân tầng xã hội, phõn hoỏ giàu nghèo ngày càng rõ hơn. hơn.

Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trong thời gian tới có xu hướng tăng sẽ đi liền với các tệ nạn xã hội. Sự phõn hoỏ giàu nghèo, mõu thuẫn về lợi ích ngay trong nội bộ giai cấp công nhân tăng lên.

Quan hệ chủ - thợ trong các cơ sở sản xuất phức tạp hơn và đình công, bãi công trong công nhân lao động sẽ diễn ra tuy ít hơn nhưng mức độ gay gắt, quyết liệt hơn. Có thể sẽ xuất hiện đình công, bãi công ở cả doanh nghiệp Nhà nước. Sự phân tầng xã hội ngày càng rõ rệt và đây là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định trong đội ngũ công nhân cần được quan tâm chú ý. Tâm trạng tình cảm, tư tưởng của giai cấp công nhân diễn biến phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng chủ yếu vẫn là vấn đề giải quyết việc làm và đời sống, thu nhập của người công nhân.

Nhưng dự báo tình hình phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có tác động biện chứng lẫn nhau, phản ánh tính tất yếu, khách quan, đa dạng, sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Vì vậy cần có nhận thức đầy đủ, toàn diện những xu hướng để có những giải pháp trước mắt, lâu dài

Một phần của tài liệu Sự biến động của giai cấp công nhân trong doanh nghiệp quốc doanh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1986 - đến nay) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w