Phương hướng và biện pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sự biến động của giai cấp công nhân trong doanh nghiệp quốc doanh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1986 - đến nay) (Trang 48)

. 17091 lao động có trình độ trên đại học Thực trạng trên xuất phát từ nguyên nhân:

2. Phương hướng và biện pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam.

2. Phương hướng và biện pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam. Việt Nam.

2.1. Phương hướng

Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh và không ngừng phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một trong những nguồn lực, yếu tố năng lực nội sinh nhất đảm bảo cho sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Nhưng giai cấp công nhân cần xây dựng ở đây phải là một giai cấp trưởng thành về chính trị, có trình độ tổ chức cao, phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có kiến thức văn hoá, trình độ kĩ thuật,

công nghệ và kĩ năng nghề nghiệp cao, có đạo đức và lối sống lành mạnh. Có như vậy, giai cấp công nhân mới có thể là lực lượng nòng cốt để liên minh với nông dân, tri thức, tập hợp và đoàn kết mọi thành phần khác, để hoàn thành xứ mạng lịch sử của mình.

Chính vì vậy để xây dựng giai cấp công nhân cần quán triệt những tư tưởng quan điểm sau.

+ Xây dưng giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng phải đặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có nghĩa là số lượng, cơ cấu và chất lượng của giai cấp công nhân phải luôn luôn phù hợp đáp ứng yêu cầu về cơ cấu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Đây là vấn đề rất quan trọng đảm bảo nâng cao hàm lượng chất xám trong các sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm ngày càng cao, góp phần tăng GDP. Với tầm nhìn đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp, lúc đó cơ cấu công nghiệp và dịch vụ khoảng 85 – 90% nông nghiệp chỉ còn 10 – 15%. Thì ngay từ bây giờ chúng ta phải phát triển từng bước cơ cấu giai cấp công nhân tương ứng nhằm đạt cơ cấu như dự tính vào năm 2020.

+ Xây dựng giai cấp công nhân gắn liền với chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Ở đây, phải coi nguồn nhân lực, trong đó có giai cấp công nhân vừa là động lực, vừa là nguồn lực quan trọng nhất của sự nghiệp xây dựng đất nước, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều này có nghĩa là xây dựng giai cấp công nhân trong mối liên hệ mật thiết với nông dân, trí thức, và các tầng lớp khác trong mối liên minh công – nông – trí thức và đại đoàn kết dân tộc. Thực chất là phát triển và sử dụng một đội ngũ liên tục kế tiếp, trong đó nòng cốt là giai cấp công nhân xây dựng CNXH ở nước ta vừa hồng vừa chuyên.

+ Xây dựng giai cấp công nhân phải trên cơ sở giải quyết tối ưu các quan hệ lao động trong một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Trong đó, giải quyết hài hoà mối quan hệ về trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích giữa người sử dụng lao động, người lao động và nhà nước.

2.2. Một số biện pháp xây dựng giai cấp công nhân hiện nay

Để xây dưng giai cấp công nhân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần có chủ trương, chính sách giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

+ Thứ nhất: trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nhà nước phải có chính sách để huy động mọi nguồn lực; khuyến khích mọi cá nhân, mọi tổ chức đầu tư vào sản xuất, dịch vụ để đảm bảo ổn định việc làm cho số công nhân có việc làm. Có giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng dôi dư lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thực hiện tốt việc kết hợp giữa sắp xếp lại, cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp Nhà nước đảm bảo việc làm cho người lao động. Để giải quyết vấn đề này một mặt phải hoàn thiện chính sách việc làm và thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, mặt khác phải có chính sách và giải pháp tình thế trợ giúp các doanh nghiệp này ổn định và phát triển sản xuất để ổn định số lao động đang làm việc, hoặc thực hiện giảm tuổi nghỉ hưu, nghỉ việc có trợ cấp cho họ.

+ Thư hai, đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu tiếp cận nhanh công nghệ hiện đại, thích ứng với cơ chế thị trường và thực hiện phương châm “ Hiện đại hoỏ cụng nghệ truyền thống - truyền thống hoá công nghệ hiện đại”. Nõng cao nhận thức chính trị pháp luật, ý thức kỉ luật, tác phong lao động công nghiệp và phát huy dân chủ trong công nhân.

Các trường phổ thông và dạy nghề cần có chương trình giáo dục về giai cấp công nhân, các trường phổ thông có chương trình hướng nghiệp.

Có chính sách xã hội hoá việc đào tạo, đào tạo lại nghề cho công nhân. Các ngành các địa phương, các doanh nghiệp dành ngân sách và tổ chức tốt bổ túc văn hoá, đào tạo lại nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ. Khuyến khích, tạo điều kiện cho công nhân, lao động tự học nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề, ngoại ngữ, trình độ tiếp thị. Khuyến khích công nhân, lao động có khả năng làm được nhiều nghề, giỏi một nghề.

Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, đấu tranh với các trào lưu văn hoá lai căng, đồi trụy, phản động, giữ gìn và phát huy truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc.

Để làm được điều đó ta cần một số giải pháp đào tạo sau:

Một phần của tài liệu Sự biến động của giai cấp công nhân trong doanh nghiệp quốc doanh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1986 - đến nay) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w