Do vậy, nghiên cứu sự biếnđộng giá dầu mỏ là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, giúp các quốc giađưa biện pháp giữ ổn định giá xăng dầu Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu về thị trường
Trang 1Mục lục
A LỜI MỞ ĐẦU………2
B NỘI DUNG 3
1 Tình hình cung – cầu dầu thô trên thế giới 3
1.1 Các nước xuất khẩu dầu thô chính 3
1.2 Các nước nhập khẩu chính 5
2 Biến động giá dầu thô 7
2.1 Giai đoạn 1997 đến 2003 8
2.2 Giai đoạn 2004 đến nay: 9
3 Nguyên nhân của sự biến động giá xăng dầu trên thế giới 11
3.1 Giai đoạn tăng giá: 11
3.2 Giai đoạn giảm giá: 13
4 Dự báo giá dầu mỏ thế giới giai đoạn 2009 – 2030: 16
4.1 Dự báo nguồn cung dầu mỏ 16
4.1.1 Trữ lượng dầu mỏ thế giới 16
4.1.2 Dự báo nguồn cung 17
4.2 Dự báo nhu cầu dầu mỏ của thế giới 19
4.2.1 Dự đoán sự phát triển của nền kinh tế thế giới 19
4.2.2 Dự báo nhu cầu dầu mỏ 21
4.3 Dự báo giá dầu mỏ thế giới 25
C KẾT LUẬN 29
Trang 2A LỜI MỞ ĐẦU
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, đặc biệt quan trọng cho phát triển kinh
tế và đời sống xã hội ở tất cả các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, giá xăngdầu trên thế giới là yếu tố nhạy cảm, biến động hàng giờ dưới những tácđộng của rất nhiều các yếu tố về kinh tế - chính trị và xã hội Mỗi một sựtăng, giảm của giá xăng dầu đều có tác động trực tiếp tới giá cả của hầu hếtcác sản phẩm, dịch vụ trong nền kinh tế và điều đó sẽ ảnh hưởng ngay tới lợiích của các đối tượng: doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp sửdụng xăng dầu, người tiêu dùng và nhà nước Do vậy, nghiên cứu sự biếnđộng giá dầu mỏ là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, giúp các quốc giađưa biện pháp giữ ổn định giá xăng dầu
Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu về thị trường dầu mỏ- mặt hàng đượcxem là vàng đen của thế giới, chúng em đã lựa chọn đề tài: ‘ Phân tích sựbiến động của giá dầu mỏ thế giới trong 10 năm qua và dự đoán về xu hướngbiến động trong tương lai’
Tuy đã rất cố gắng nhưng bài viết của chúng em không tránh khỏinhững sai sót trong quá trình thu thập số liệu và đưa ra nhận xét, chúng emrất mong nhận được sự góp ý của thầy để đề tài nghiên cứu được hoàn thiệnhơn
Trang 3B NỘI DUNG
1 Tình hình cung – cầu dầu thô trên thế giới
1.1 Các nước xuất khẩu dầu thô chính
Xét về khía cạnh cung, có thể khẳng định thị trường dầu mỏ bị chi phốibởi một số nước sản xuất dầu lửa Những quốc gia sản xuất dầu chủ yếu trênthế giới, bao gồm các nước thuộc nhóm OPEC và các nước ngoài OPECOPEC là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran,Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela trong hội nghị Bagdad( từ 10 tháng
9 năm 1960) Các thành vieenn Qatar(1961), Indonesia(1962), Libya(1962),Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất(1967), Algerie(1969) vàNigeria(1971) lần lượt tham gia tổ chức sau đó Ecuador(1973-1992) vàGabon(1975-1994) cũng từng là thành viên của OPEC Trong những nămđầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Geneve, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Wien,
Áo từ tháng 9 năm 1965 Hiện nay tổ chức này có 12 thành viên, khai tháckhoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ trên thế giới và nắm giữ khoảng 3/ 4 trữlượng dầu thế giới Chúng ta có thể kể tên một số nước tiêu biểu trong khốiOPEC như sau:
Algeria là thành viên lớn nhất của tổ chức OPEC và là đất nước lớn thứ 2
ở châu Phi Tổng giá trị xuất khẩu của đất nước này là 57.8 triệu đô, trong
đó giá trị xuất khẩu dầu thô là 38.3 triệu đô chiếm khoảng 66,3 % HassiMesaoud là mỏ dầu lớn nhất của Algeria, với ước tính 6,4 tỷ thùng dầu dựtrữ đã được phát hiên, sản xuất 400000 thùng một ngày
Thành viên sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai của châu Phi là Angola Tốc độtăng trưởng ấn tượng của đất nước này được thúc đẩy bởi lĩnh vực dầu mỏcủa họ Sản xuất dầu và các hoạt động hỗ trợ đóng góp khoảng một nửa tổng
Trang 4sản phẩm quốc nội của quốc gia và 90% xuất khẩu Đây là đất nước có giátrị xuất khẩu dầu mỏ chiếm tới 95,9 % tổng giá trị xuất khẩu.
Với diện tích 1648000 km2 và dân số trên 75 tỷ người, Iran là đất nướcxuất khẩu dầu mỏ khá lớn trên thế giới Mỗi ngày Irand xuất khẩu khoảng3,7 triệu thùng, tổng giá trị xuất khẩu dầu mỏ là 71,57 tỷ $, chiếm khoảng85% tổng giá trị xuất khẩu của nước này
Đặc biệt là Nigeria, dù là nước thứ 12 trong danh sách các nước sản xuấtdầu mỏ với 2,2 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhưng đây lại là quốc gia xuấtkhẩu dầu lớn thứ 4 trên thế giới với 2,1 triệu thùng một ngày
Bên cạnh OPEC, các nước ngoài khối OPEC (Non-OPEC) cũng đóng vaitrò rất quan trọng cung cấp khoảng 40% sản lượng dầu thế giới, vậy nên việcxuất khẩu dầu mỏ của những nước này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đếnthị trường dầu thế giới Đứng đầu là Nga với sản lượng 9,5 triệu thùng dầumỗi ngày và xuất khẩu 5,4 triệu thùng trong số đó Tiếp theo là Nauy xuấtkhẩu 2,6 triệu thùng mỗi ngày và là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới( năm2008) Ngoài ra, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Mexico, Đan Mạch, Congo,Azerbaijan, Brunei, Romania, Peru,… cũng là những quốc gia sản xuất vàxuất khẩu dầu lớn của thế giới
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy trữ lượng dầu trên thế giới phân bốkhông đều và phụ thuộc rất lớn vào lượng dầu xuất khẩu từ các nước TrungĐông- khu vực được coi là bất ổn nhất của thế giới
Trang 5lượng hạt nhân… song chúng đều có những hạn chế nhất định Xét về mặtkinh tế cũng như tính năng kỹ thuật không có nguồn năng lượng nào có thểhiệu quả hơn sản phẩm từ dầu khí Vì vậy nhu cầu về sản phẩm này khôngngừng gia tăng ở các nước phát triển Điển hình là nước Mỹ, mặc dù tổngdân số chưa quá 5% tổng số của thế giới nhưng nước này tiêu thụ tới 25% sốlượng dầu thô thế giới Trong khi đó lượng dầu nước Mỹ sản xuất chỉ đápứng được 50% nhu cầu nội địa, còn lại nước này phải nhập khẩu từ các nướckhác Năm 2008, Mỹ nhập khẩu khoảng 12,4 triệu thùng một ngày, như vậybình quân mỗi năm một người Mỹ dùng 30 thùng dầu Với con số này, nước
Mỹ được xem là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới Bởithế bất cứ một sự tăng trưởng hay suy giảm trong nền kinh tế Mỹ đều ảnhhưởng rất lớn đến nhu cầu dầu của thế giới Sau Mỹ là Nhật Bản- đất nướcphát triển lớn thứ 2 thế giới Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng quốctế(IEA), Nhật Bản tiêu thụ khoảng 4,42 triệu thùng/ngày trong năm 2010 và
là nước tiêu thụ lớn thứ 3 trên thế giới
Cùng với các nước phát triển, các nước đang phát triển trong quá trìnhcông nghiệp hóa của mình cũng cần lượng dầu mỏ rất lớn Đứng đầu làTrung Quốc – đất nước đông dân nhất và là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới từnăm 2011 Tiêu thụ dầu của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trongnhững năm gần đây, mang lại một sự phụ thuộc tương xứng vào dầu mỏnước ngoài Theo dữ liệu của nước này, lượng dầu thô nhập khẩu chiếm tới43% lượng dầu tiêu thụ trong năm 2006, 46% trong năm 2007, 49,8% trongnăm 2008, 51% trong năm 2009, và 53,7% trong năm 2010, trung bìnhkhoảng 2% tốc độ tăng trưởng hàng năm
Trang 6Cùng với Trung Quốc, sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong vòngmột thập kỷ qua của Ấn Độ đẫ khiến nhu cầu năng lượng của nước này ngàycàng lớn Xếp thứ 6 thế giới về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, Ấn Độ có thể đápứng 70%-80% nhu cầu của mình thông qua việc nhập khẩu dầu thô.
Từ đây có thể khẳng định rẳng: Nhu cầu dầu mỏ thế giới đã tăng lên rấtnhiều trong thời gian qua Nhu cầu này không chỉ dừng lại ở các nước pháttriển mà liên tục mở rộng, tăng cao ở các nước đang phát triển, đặt ra mộtgánh nặng lớn về nguồn cung-cầu dầu mỏ của thế giới
Trang 72 Biến động giá dầu thô
Từ sự phân tích nguồn cung và nguồn cầu dầu mỏ ở phần trên, ta có thểđưa ra phỏng đoán: giá cả của xăng dầu trên thế giới phụ thuộc vào nhiềuyếu tố cung- cầu, do đó sẽ luôn luôn biến động và khó có thể dự báo trướcchính xác Và thực tế đã chứng minh điều đó là hoàn toàn đúng đắn Dướiđây là biểu đồ giá dầu thô từ 1960-2011:
Giá dầu thô thế giới từ 1960-2011
Để thấy rõ hơn những biến động trong giá dầu, chúng ta sẽ phân tích sựbiến động của giá dầu trong 2 giai đoạn: từ năm 1997-2003 và từ năm 2004-2010
2.1 Giai đoạn 1997 đến 2003
Vào tháng 12/1997, OPEC tăng hạn ngạch thêm 2.5 triệu thùng/ngày(10%) lên 27,5 thùng/ngày có hiệu lực từ ngày 1/1/1998 Giá dầu rơi vàovòng xoáy giảm giá khi mà mức tiêu thụ thấp hơn đi liền với mức sản lượngcao hơn từ OPEC Trước tình hình đó, OPEC đã cắt giảm hạn ngạch 1,25triệu thùng/ngày vào tháng 4 và tiếp 1,335 triệu thùng/ngày vào tháng 7 Giá
Trang 8tiếp tục giảm hết tháng 12/1998 và đứng ở mức 12 USD/thùng Từ đầu năm
1998 đến đầu giữa 1999, sản lượng của OPEC đã giảm 3 triệu thùng/ngày và
đã khiến giá dầu tăng lên trên 25USD/thùng.
Với vấn đề Y2K (một sự cố máy tính toàn cầu về thời gian khi chuyển giao giữa năm 1999 và 2000) và sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ cũng
như thế giới, giá tiếp tục tăng vào năm 2000 và đạt mức 35 USD vào tháng
10/2000 (mức cao nhất tính từ năm 1981)
Sau năm 2000, kinh tế toàn cầu giảm sút, đặc biệt là từ sau sự kiện khủng
bố 11/9/2001 tại Mỹ, giá dầu thế giới càng giảm mạnh Năm 2001, mỗi
thùng dầu chỉ còn 20 USD/thùng, giảm 35% so với trước Nhu cầu nhiên
liệu giảm mạnh cũng góp phần vào sự giảm giá dầu
Trong điều kiện bình thường, sự giảm giá dầu ở mức độ đó sẽ dẫn tớimột đợt cắt giảm sản lượng của OPEC nhưng do điều kiện chính trị khôngphù hợp, OPEC đã hoãn việc cắt giảm thêm đến tận tháng 1/2002
Sau tháng 1/2002, OPEC cắt giảm tiếp 1,5 triệu thùng/ngày và các nướcngoài OPEC cũng tham gia việc cắt giảm sản lượng trong đó có cả Nga vớimức cắt giảm cam kết là 462.500 thùng/ngày Điều này đã đem lại kết quả
mong muốn của OPEC khi mà giá dầu tăng lên mức 25USD/thùng vào
tháng 3/2002
Sau đó, OPEC tăng sản lượng thêm 2,8 triệu thùng/ngày vào tháng 1 vàtháng 2/2003 Với sự phát triển mạnh của kinh tế, nhu cầu dầu từ Mỹ và cácnước châu Á đã tăng một cách chóng mặt Vào giữa năm 2002, sản lượngdầu tiềm năng là 6 triệu thùng/ngày nhưng đến giữa năm 2003 đã giảm
xuống dưới 2 triệu thùng khiến giá dầu tăng lên đến 28USD/thùng.
2.2 Giai đoạn 2004 đến nay:
Trang 9Nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới giai đoạn này là rất lớn (trên 80 triệuthùng/ngày) là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá dầu vượt quá khoảng giá
40-50 USD/thùng Một vài yếu tố quan trọng khác dẫn tới sự tăng lên của
giá dầu đó là sự suy yếu của đồng USD và sự phát triển liên tục và nhanhchóng của các nền kinh tế châu Á đi liền với sự tiêu thụ dầu của các quốc gianày
Các trận bão nhiệt đới năm 2005 đã gây nên tổn thất cho hệ thống lọcdầu của Mỹ và các nước khác, cộng với việc chuyển từ việc sử dụng hỗnhợp Ête, Butila và Metal sang sử dụng công nghệ ethanol cũng đóng góp vào
sự tăng giá dầu
Năm 2007, giá dầu leo thang tiến gần 100 USD Trong bối cảnh đồngUSD mất giá nghiêm trọng, nhiều nước có dự trữ đôla Mỹ lớn và khốiOPEC đã phải tính đến khả năng chuyển dần sang sử dụng loại ngoại tệmạnh khác để tính giá dầu Dầu đắt đỏ và nguy cơ cạn kiệt nguồn cung đãlàm bùng lên cuộc tranh chấp giữa các cường quốc về chủ quyền đối vớinhững giếng dầu lớn và đáy biển ở Bắc cực cũng như Nam cực
Trang 10Bong bóng nhà ở cùng với sự giám sát tài chính thiếu hoàn thiện của
Mỹ đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát vào giữa năm 2007 Sự
đổ vỡ lên đến cực điểm vào tháng 10/2008, lan rộng và đẩy nền kinh thế giớivào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái
1929 - 1933 Sự đột biến giá dầu thế giới có thể nói đạt mốc lịch sử nhất là
vào 11/07/2008 khi giá dầu đạt đỉnh 147,27 $/thùng.
Năm 2011, bạo loạn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi nói chungcùng những cuộc biểu tình ở Libya thời gian gần đây đang gây sóng gió trên
thị trường nhiên liệu, với giá dầu lên mức trên 100 USD một thùng (mức
cao nhất trong 2 năm trở lại đây) Lý do chính là hiện tại, các nước châu Âu(ví dụ Italy, Iceland và Áo) phụ thuộc khá nhiều vào dầu mỏ đến từ Libya Qua phân tích số liệu về giá dầu mỏ trong 10 năm trở lại đây, ta có thểthấy rằng giá dầu biến động và diễn biến khá phức nhưng một xu thế chung
là liên tục tăng lên trong thời gian qua
3 Nguyên nhân của sự biến động giá xăng dầu trên thế giới
3.1 Giai đoạn tăng giá:
Nhiều người cho rằng nguyên nhân đẩy giá xăng dầu lên cao là do chiếntranh I-rắc, rối loạn ở Trung Đông, Venezuela, Nigeria,… Tuy nhiên, trongthực tế, nguyên nhân của giá dầu tăng lại phức tạp hơn nhiều
Dầu thô tăng giá theo thời gian là một khuynh hướng không thể đảo
ngược, liên quan đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên bởi dầu thô là nguồn
tài nguyên không tái tạo được Trên thế giới hiện nay đang có những cuộctranh cãi gay gắt về tình trạng cạn kiệt dầu Ngày càng có ít các mỏ dầu lớnnhỏ được phát hiện, các mỏ dầu đang được khai thác thì đã đi vào giai đoạnđỉnh điểm hoặc bước sang giai đoạn kết thúc Theo thông báo của trung tâmphân tích tình trạng cạn kiệt dầu (ODAC) có trụ sở tại London, năm 2000 có
Trang 1113 mỏ dầu trữ lượng 500 triệu thùng được phát hiện, năm 2001 giảm xuốngcòn 6, năm 2002 là 2 và năm 2003 chỉ phát hiện được 1 mỏ có trữ lượng lớnnhư trên Các mỏ có trữ lượng lớn này đóng vai trò cung cấp chính ( gần80%) cho việc tiêu dung dầu thô trên thế giới, vì thế sự cạn kiệt dần các mỏdầu lớn trở thành một nguy cơ trên toàn cầu Ngày nay, người ta phải đi tìmnhững mỏ dầu nhỏ, mỏ biên, mỏ ở vùng nước sâu hoặc ở nơi có điều kiệnthiên nhiên khắc nghiệt nên phải sử dụng nhiều công nghệ hiện đại và chiphí vận chuyển cao, những điều này góp phần đẩy giá dầu thô tăng mạnhkhó kiểm soát.
Một nguyên nhân quan trọng khác nữa đó là nhu cầu về dầu khí của các nước trên thế giới ngày một tăng cao Các nước công nghiệp hóa vẫn
chiềm phần lớn trong việc tiêu thụ dầu( nhu cầu của các nước OECD chiếmđến 57%) Tuy nhiên, theo IMF thì trong những năm gần đây, sự gia tăngnhanh chóng về mức dầu ở các nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ đãtác động mạnh mẽ đến giá xăng dầu, cụ thể là làm cho nó tăng lên Nhữngnước này cần năng lượng cho công nghiệp hóa, đồng thời mức sống ngàycàng nâng cao nên nhu cầu về ô tô và các phương tiện khác cũng tăng Năm
2003, mức dầu tiêu thụ ở Trung Quốc là dưới 25 triệu thùng, tuy nhiên đếnnăm 2007, con số trên chạm ngưỡng 200 triệu thùng Hơn nữa các nước này
có rất ít sáng kiến về việc tiết kiệm năng lượng, do tác động của việc chínhphủ tiếp tục giữ giá năng lượng ở mức thấp một cách giả tạo và thiếu sựkiểm soát về môi trường Theo IMF, năm 2007, chưa đến một nửa trong số
43 nước đang phát triển này cho phép tăng giá năng lượng, đẩy cầu về dầungày một tăng lên,
Trong khi cầu đang có xu hướng tăng, sự gia tăng cần thiết của các nguồn cung lại đang bị cản trở bởi nhiều tác nhân như: rủi ro về địa chình
trị, dự án kéo dài, thiếu hụt lao động và trang thiết bị, chi phí thăm dò,nhưng
Trang 12thách thức về công nghệ để hút dầu ở các giếng dầu mới và tăng quốc hữuhóa về dự trữ dầu Trước khi đạt được sự gia tăng thực tế, các nguồn mớiphải được tìm thấy để bù đắp cho sự suy giảm ở các giếng dầu cũ Cần có sựnâng cấp hoặc xây dựng lại các nhà máy cũ, công nghệ phải thay đổi để đápứng yêu cầu bảo vệ môi trường, chi phí cho các thiết bị tăng lên đẩy giá dầuthô tăng cao.
Một nguyên nhân không thể không nhắc tới là hoạt động của các nhà đầu cơ, làm cho cung cầu trên thị trường mất cân bằng giả tạo sự tăng giá
liên tục của dầu thô đã thu hút không it nhà đầu tư lao vào lĩnh vựcnày.Cuộc khủng hoảng bùng nổ tín dụng đã góp phần đẩy một phần lớn tiềnđầu tư vào lĩnh vực năng lượng và hàng hóa Các nhà giao dịch dàu lửa hiệngiũ trên 286.000 hợp đồng dầu lửa ở Cushing, tuy nhiên chỉ 2% trong sốnày có ý định thực sự nhận dầu thô về, phần còn lại chủ yếu có ý định bánhợp đồng để kiếm lời Theo đánh giá của các ngân hang quốc tế, hoạt độngđầu cơ chiếm 20% nguyên nhân làm tăng giá dầu thế giới
Đồng USD suy yếu cũng được cho là nguyên nhân làm cho giá dầu tăng.
Sự mất giá của đồng USD so với các đồng tiền mạnh khác thúc đẩy việcmua bán hàng hóa vì các nhà đầu tư cho rằng tài sản bằng đồng USD là khá
rẻ Sức mua của đồng USD giảm, kéo theo nguồn thu OPEC giảm, Các nhàlãnh đạo OPEC cho rằng tuy giá dầu tăng nhưng so với lạm phát và sựxuống giá của đồng đô la thì lợi nhuận công ty thu được là không lớn Một
số nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư đã sử dụng giá dầu như một công
cụ đối phó với đồng đô la suy yếu
Một nguyên nhân khác nữa là sự kì vọng của các nhà sản xuất về việc dầu thô tiếp tục tăng giá Để đối phó với khủng hoảng kinh tế, chính phủ
các nước thường ấn định mức lãi suất thấp, dẫn đến hàng hóa và tài sản cao.Theo các nhà kinh tế, mức lãi suất thấp hiện nay không đủ sức bù đắp cho
Trang 13lạm phát, tức là lãi suất thực âm Kết quả là lợi nhuận từ việc khai thác vàbán dầu thô để bán và sử dụng khoản tiền thu được để đầu tư thường thấphơn số tiền có thể thu được từ việc để dầu nằm yên dưới lòng đất và chờ đợigiá tăng lên mới khai thác.
3.2 Giai đoạn giảm giá:
Tháng 1/2009, giá dầu thô đột ngột giảm xuống còn 40 USD/ thùng, sau
đó tiếp tục giảm xuống còn chỉ gần 30 USD/ thùng, thấp nhất trong vòng 5đến 7 năm gần đây Nguyên nhân là gì?
Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do nền kinh tế thế giới chững lại,
khiến nhu cầu về dầu giảm mạnh Do tác động trực tiếp từ khủng hoảng tài
chính thế giới, các nước có nguồn dầu số một thế giới như Mỹ, Trung Quốcphải giảm tiêu thụ khiến nhu cầu về dầu tuột dốc không phanh Điều này đãkhiến giá dầu giảm ở các nước OECD, bắt đầu ở Mỹ, nền kinh tế tiêu thụ ¼sản lượng dầu trên thế giới Theo thống kê, nhu cầu về dầu tháng 1/2008 ở
Mỹ giảm tới 80.000 thùng/ngày so với cùng kì năm trước Rõ ràng, nền kinh
tế suy thoái đã dẫn đến nhu cầu về dầu giảm kéo theo sự giảm giá dầu Bêncạnh đó, việc gỡ bỏ chính sách trợ giá xăng dầu ở Trung Quốc, nước tiêuthụ dầu lớn nhất châu Á, buộc người tiêu dung tiết kiệm hơn, góp phần giảmnhu cầu tiêu thụ
Ngoài ra, khi giá dầu có xu hướng tăng, các nước sẽ buộc phải sử dụng chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm hơn, đẩy mạnh khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió,năng lượng mặt
trời, thủy điện, cồn sinh học… nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu lửa.Hiện nay, việc phát triển năng lượng thay thế được coi là một chính sách ưutiên trong Nhà Trắng, 1 trong 3 thay đổi lớn mà Tổng thống Obama hứađem đến cho nước Mỹ trong nhiệm kì của mình là giảm sự phụ thuộc vào
Trang 14dầu lửa, tăng tỉ lệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo Điều này chứng tỏrằng các nước đang rất nỗ lực để chủ động nguồn năng lượng cung cấp chosản xuất và tiêu dung, từ đó cầu về dầu mỏ sẽ có xu hướng giảm dẫn đến giádầu giảm.
Yếu tố thứ ba là đồng USD tăng giá Dầu mỏ và nhiều loại hang hóa
khác thường được định giá bằng USD, khi USD yếu, giá trị của hàng hóatăng lên, và ngược lại khi đồng USD mạnh Đồng USD lên giá so với cácđông tiền chủ chốt khác trong thời gian gần đây cũng là nguyên nhân khiếngiá dầu “hạ nhiệt” , sự hấp dẫn của mặt hàng dầu mỏ đối với các nhà đầu tưcũng giảm xuống
Giá dầu giảm còn do sự ổn định nguồn cung của các nước OPEC và xuất hiện một số nguồn cung khác ngoài các nước OPEC Các bộ trưởng
OPEC kết thúc cuộc họp tại Viên(Áo) ngày 11/9/2008, quyết định duy trìviệc ổn định thị trường bằng việc giữ nguyên hạn ngạch xuất khẩu của khốiAPEC ở mức 28 triệu thùng/ ngày Ngày 15/3/2009, hội nghị Bộ trưởngOPEC tiếp tục cam kết duy trì hạn ngạch xuất khẩu dầu thô như hiện nay
Bộ trưởng bộ dầu lửa Ả Rập Xê út cho rằng các kho dự trữ đang ở tình trạngkhả quan, giá đang đi xuống và hy vọng rằng tình trạng thiếu hụt sẽ khôngxảy ra Mặt khác, các chuyên gia cho rằng nhu cầu về dầu từ các nướcOPEC sẽ có xu hướng giảm do có thêm nguồn cung từ các nước xuất khẩudầu mỏ mới không thuộc OPEC Mỹ cũng đã quyết định thăm dò khai thácthềm lục địa- khu vực vốn được coi là “dự trữ chiến lược” Những điều nàygớp phần tăng nguồn cung dầu mỏ tạo tâm lí đẩy giá dầu đi xuống
Một nguyên nhân chính nữa là do giới đầu cơ bán hợp đồng dầu mỏ.
trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều bất ổn, các nguồn nguyên liệu chiếnlược như dầu mỏ hoặc vàng luôn được giới đầu cơ tăng cường nắm giữ đểtránh rủi ro Xuất phát từ nguyên nhân ban đầu là đồng USD giảm giá các