1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc

57 2,6K 37
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp

Trang 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu:

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, hình ảnh của ngân hàng tuy có

sự biến đổi - hiện đại, sang trọng, nhiều dịch vụ hơn - nhưng chức năng trunggian tài chính vẫn đóng vai trò nền tảng, có ý nghĩa đến sự sống còn của mộtngân hàng Năm vừa qua, nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chứcthương mại thế giới WTO, bắt đầu thực hiện các cam kết quốc tế thông qua việc

ký các hiệp định tự do thương mại Theo đó, ngân hàng là lĩnh vực chịu nhiềusức ép cạnh tranh nhất, đòi hỏi các ngân hàng trong nước phải tăng cường hiệuquả hoạt động của mình để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển

Hệ thống Ngân hàng trong nước nói chung và ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn huyện Lấp Vò nói riêng đã có những chuyển biến mạnh mẽ,nhất là trong lĩnh vực huy động và cho vay Hoạt động huy động và cho vay cómối quan hệ mật thiết với nhau để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh củangân hàng Để có thể huy động vốn và cho vay vốn có hiệu quả, các ngân hàngcần nhận thức đúng đắn, sâu sắc các quan điểm có tính định hướng cho việc huyđộng vốn ở các đơn vị kinh tế, trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triểnkinh tế và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong thờiđại hiện nay

Xuất phát từ vấn đề đó, với bản thân muốn hiểu rõ hơn tầm quan trọng củangân hàng nhất là trong nghiệp vụ huy động vốn và cho vay vốn nên em chọn

chuyên đề “Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp” với

mong muốn tích lũy thêm kiến thức cho bản thân, tìm ra điểm mạnh, điểm yếucũng như những thành công của ngân hàng Hy vọng qua việc nghiên cứu có thểđóng góp một phần nhỏ bé vào việc định hướng phát triển cho Ngân Hàng NôngNghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò trong thời gian tới

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Trong nền kinh tế hiện đại nhất là nền kinh tế thị trường sự tồn tại và pháttriển của ngân hàng là hết sức cần thiết, điều này xuất phát từ sự tồn tại của nền

Trang 2

kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, các nhà sản xuất kinh doanhphải bám sát thị trường để chuẩn bị đầy đủ các yếu tố, sẵn sàng đáp ứng theo yêucầu của thị trường Đặc biệt vốn là yếu tố quan trọng, đòi hỏi các nhà sản xuấtkinh doanh phải có đầy đủ và biết sử dụng vốn một cách hiệu quả Điều này phụthuộc vào đặc điểm chu chuyển tuần hoàn vốn của đơn vị riêng lẻ, cũng như toàn

xã hội nói chung Như vậy có lúc đơn vị thừa vốn, trong khi đơn vị khác thiếuvốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó ngân hàng là cầu nối tốt nhất giúpcho các doanh nghiệp sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất Đặc biệt là trongnghiệp vụ huy động vốn và cho vay vốn của ngân hàng

Huy động vốn là vấn đề quan trọng đối với ngân hàng vì ngân hàng khôngthể dựa vào nguồn vốn điều lệ để cho vay mà phải huy động thêm từ các doanhnghiệp, từ các tổ chức kinh tế, cá nhân…với nhiều hình thức như tiền gửi tiếtkiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn….Bên cạnh đó ngân hàng cũng

có các hình thức cho vay bao gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn,cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay nhu cầu đời sống… Đó cũng chính lànhững vấn được nhiều người quan tâm nghiên cứu, vì nó ảnh hưởng đến sự tồntại và phát triển của ngân hàng cho nên cần phải được phân tích để có nhữngthông tin chi tiết, chính xác giúp cho ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả

Đó vừa là khoa học, vừa là thực tiễn của việc phân tích tình hình huy động vốn

và cho vay vốn của NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

- Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn và cho vay

- Đề xuất giải pháp thu hút vốn huy động và tăng trưởng tín dụng

Trang 3

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Tình hình huy động vốn trong 3 năm từ 2005 đến 2007

- Tình hình cho vay ngắn, trung hạn, vì đây là đối tượng cho vay chủ yếucủa ngân hàng

- Các giải pháp thu hút vốn huy động và nâng cao hiệu quả hoạt đông tíndụng

Trang 4

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Nguồn vốn huy động:

2.1.1.1 Vốn tiền gửi

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh

trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng Bao gồm:

+ Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán): khi gửi tiền vào kháchhàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng

+ Tiền gửi có kỳ hạn: khi gửi tiền vào có sự thỏa thuận về thời gian rút

ra giữa ngân hàng và khách hàng

- Tiền gửi dân cư:

+ Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoảntiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo qui địnhcủa tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui định của luật pháp

về bảo hiểm tiền gửi

+ Tài khoản tiền gửi cá nhân: cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngânhàng và thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng

+ Tiền gửi khác: tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các tổ chức tíndụng khác, tiền gửi của kho bạc nhà nước, …

2.1.1.2 Vốn huy động thông qua các chứng từ có giá

Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy độngvốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một khoản thời giannhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng

và người mua Đây chính là việc các ngân hàng thương mại phát hành các chứng

từ như: kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiềngửi để huy động vốn ngắn hạn và dài hạn vào ngân hàng

- Kỳ phiếu có mục đích

Đây là công cụ thu hút được vốn nhàn rỗi trong dân chúng nhanh nhất vàđang được áp dụng phổ biến trong toàn hệ thống ngân hàng Công cụ này nhằmmục đích phục vụ kinh doanh trong từng thời kỳ Do đó, lãi suất huy động cóphần hấp dẫn so với tiền gửi tiết kiệm và đã thay thế dần hình thức gửi tiết kiệm

Trang 5

này Trên kỳ phiếu ngân hàng cũng như trên tín phiếu kho bạc đều ghi mệnh giá,thời hạn, lãi suất.

Về phía ngân hàng, kỳ phiếu là nguốn vốn ổn định đã có thời hạn rõ ràngnên ngân hàng yên tâm sử dụng nguồn vốn này mà khách hàng sẽ không đến rúttrước hạn Về phía khách hàng, chấp nhận mua kỳ phiếu coi như một khoản đầu

tư ngắn hạn để thu lợi nhuận trên số tiền nhàn rỗi của mình vì nếu có nhu cầu cấpbách có thể bán lại được

- Trái phiếu ngân hàng:

Là loại chứng từ có giá và là công cụ quan trọng để huy động vốn dài hạnvào ngân hàng

Khi ngân hàng phát hành trái phiếu thì ngân hàng đang cần số vốn đó đểđầu tư cho các dự án mang tính chất dài hạn như: đầu tư vào xây dựng các côngtrình khách sạn, kinh doanh bất động sản, góp vốn liên doanh…

+ Về phía khách hàng: Trái phiếu ngân hàng là khoản đầu tư mang lạithu nhập cố định và ít rủi ro hơn cổ phiếu của các doanh nghiệp

+ Về phía ngân hàng: đây là công cụ mang lại nguồn vốn dài hạn chongân hàng để đáp ứng ngân hàng cần kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ của mình

2.1.1.3 Những rủi ro thường gặp trong huy động vốn:

- Rủi ro thanh khoản: Những tác động bất ngờ có thể làm giảm đáng kểnguồn vốn của ngân hàng, khi đó ngân hàng phải đương đầu với sự sụt giảmngân quỹ to lớn và buộc phải tìm vay nguồn khác với chi phí cao

- Rủi ro lãi suất: Qui mô và chi phí trả lãi của mỗi nguồn vốn tiềm năng tỏ

ra nhạy cảm như thế nào đối với những thay đổi của lãi suất thị trường? Nói cáchkhác, nhu cầu của khách hàng trong mỗi loại nguồn vốn có độ co giãn đối vớithay đổi lãi suất ra sao? Và mức chênh lệch lãi suất của ngân hàng tương quangiữa tỷ suất sinh lợi bình quân của tài sản sinh lợi và chi phí bình quân của nguồnvốn huy động trả lãi sẽ chịu tác động ra sao trước bất kỳ sự thay đổi lãi suất thịtrường nào?

- Rủi ro vốn chủ sở hữu: hỗn hợp các nguồn vốn như thế nào để có thể đónggóp nhiều nhất vào việc đạt được mức và sự ổn định của lợi nhuận thuần mà các

cổ đông của ngân hàng mong muốn, cũng như hạn chế rủi ro kinh doanh của nó?Bởi vì nguồn vốn đi vay làm tăng rủi ro tín dụng và kinh doanh của ngân hàng

Trang 6

nên cần phải phân bổ kết cấu nguồn vốn đi vay và vốn chủ sở hữu? Khi tỉ lệ vốn

đi vay so với vốn chủ sở hữu tăng lên thì liệu ngân hàng có bị những người gởitiền và các nhà đầu tư xem lại rủi ro cao hơn hay không? Nếu có liệu định chế có

bị ép phải huy động vốn với chi phí lãi phải đắt hơn hay không?

Trong mỗi một hành vi tín dụng vừa nói, chúng ta thấy hai bên cam kết vớinhau như sau:

- Một bên thì trao ngay một số tài hoá hay tiền bạc;

- Còn bên kia cam kết sẽ hoàn lại những đối khoản của số tài hoá đó trongmột thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó

Nhà kinh tế Pháp, Ông Louis Baundin, đã định nghĩa tín dụng như là “một sựtrao đổi tài hoá hiện tại lấy một tài hoá tương lai”.”

Tín dụng có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau Nhưng nội dung cơbản của những định nghĩa này là thống nhất: Đều phản ánh một bên là người chovay, còn bên kia là người đi vay Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơchế tín dụng và pháp luật hiện tại

b) Phân loại:

 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng được xácđịnh phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng,loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong các ngân hàng thương mại Tín dụng ngắnhạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động vàcho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân

- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng.Dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mởrộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh

Trang 7

- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng được sử dụng

để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn

 Căn cứ vào đối tượng tín dụng:

- Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốnlưu động như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất

- Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn cốđịnh, loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.Tín dụng vốn cố định thường được cấp phát phục vụ cho việc đầu tư mua sắm tàisản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xínghiệp và công trình mới

 Chức năng phân phối lại tài nguyên

Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, thôngqua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ởchỗ:

- Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông quatín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay

- Ngược lại, người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phầntài nguyên phân phối lại

 Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất

Nhờ tín dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nóiriêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung được thể hiện một cách bình thường

và liên tục

2.1.2.3 Khái quát về tín dụng ngắn, trung, dài hạn:

Nguyên tắc cho vay

- Nguyên tắc 1: vốn vay được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận:

Trang 8

Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đãđược bên vay trình bày với ngân hàng và được ngân hàng cho vay chấp thuận.

Đó là các khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất của bênvay Ngân hàng có quyền từ chối và huỷ bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sửdụng đúng mục đích đã thoả thuận Việc sử dụng vốn vay sai mục đích thể hiện

sự bất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho tiền vay Do đó, tuân thủnhững nguyên tắc này, khi cho vay ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vayphải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hànhđộng của bên vay về phương diện này

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quảcho vay của ngân hàng Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàngvay vốn là cơ sở cho sự an toàn của khoản vay Thiếu yêu cầu này không thể nóiđến sự tồn tại và phát triển của các quan hệ vay vốn

- Nguyên tắc 2: vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn

đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng

Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận vốn của ngân hàng lànguồn vốn huy động của khách hàng Đó là một bộ phận tài sản của các chủ sởhữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, ngân hàng cũng có nghĩa vụ đápứng nhu cầu rút vốn của khách hàng khi họ yêu cầu Nếu các khoản tín dụngkhông được hoàn trả đúng hạn, thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trảcủa ngân hàng

Để thực hiện nguyên tắc này, mỗi lần cho vay ngân hàng phải định kỳ hạn

nợ phù hợp Khi đến kỳ hạn nợ, người đi vay phải lập giấy trả nợ cho ngân hàng,nếu không ngân hàng sẽ tự động trích tài khoản tiền gửi của người đi vay để thu

nợ Nếu tài khoản tiền gửi không đủ số dư thì chuyển nợ quá hạn Sau một thờigian khách hàng vẫn không trả nợ, ngân hàng sẽ phát mãi tài sản đảm bảo.Nguyên tắc này hạn chế rủi ro về thanh khoản

- Nguyên tắc 3: Vốn vay phải có tài sản tương đương làm đảm bảo

Trong quá trình cung ứng vốn tín dụng của ngân hàng thương mại đối vớinền kinh tế, không kể được thực hiện dưới hình thức nào, đều làm tăng sức muacủa xã hội, làm tăng khối lượng tiền tệ của nền kinh tế, làm tăng lượng hàng hoátrên thị trường Ngoài ra tính chất vận động của vốn tín dụng là gắn liền với sự

Trang 9

vận động của vật tư hàng hoá, gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh củađơn vị Do đó cần thực hiện nguyên tắc đảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hoátương đương cho những khoản tín dụng đang thực hiện.

Đảm bảo tín dụng là một phương tiện cho người chủ ngân hàng có thêmmột nguồn vốn khác để thu hồi nợ nếu mục đích cho vay bị phá sản Đảm bảo tíndụng được coi là tiêu chuẩn xét duyệt cho vay, nhưng phải thấy rằng đây khôngphải là tiêu chuẩn quan trọng nhất hay nói cách khác nó không phải mang tínhnguyên tắc Tuy vậy, đảm bảo tín dụng là một tiêu chuẩn bổ sung những mặt hạnchế của nhà quản trị tín dụng cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuậnlợi của môi trường kinh doanh

Các loại đảm bảo tín dụng:

+ Đảm bảo đối vật: có 2 hình thức:

 Thế chấp tài sản: Là việc bên vay vốn dùng tài sản là bất động sảnthuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên cho vay.Bên đi vay vẫn tiếp tục sử dụng tài sản thế chấp và chỉ giao cho bên cho vay giấychủ quyền của tài sản đó

 Cầm cố tài sản: Là việc bên đi vay có nghĩa vụ giao tài sản là độngsản thuộc quyền của mình cho bên cho vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ.+ Đảm bảo đối nhân:

Là sự cam kết của một hay nhiều người về việc phải trả nợ cho ngân hàngthay cho một khách hàng vay khi khách hàng này không hoàn trả được nợ chongân hàng Người đứng ra bảo lãnh phải thoả mãn các điều kiện sau:

 Có đủ năng lực pháp lý

 Phải có đủ năng lực tài chính lành mạnh, có khả năng trả nợ cho kháchhàng vay vốn

 Phải có tài sản thế chấp, cầm cố

Điều kiện cho vay:

Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo qui định của pháp luật

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết

Trang 10

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và phùhợp với qui định của pháp luật.

- Thực hiện qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của chính phủ,Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam

Đối tượng cho vay:

Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấuthành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sảnxuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định

Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:

+ Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để kháchhàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư pháttriển

+ Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưabàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn

để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó.Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau:

+ Số tiền thuế phải nộp (trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu)

+ Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác

+ Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn

Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian mà bên vay được quyền sử dụng vốnvay Thời hạn cho vay được tính từ khi ngân hàng cho rút khoản tiền vay đầu tiênđến khi thu hồi hết nợ

Lãi suất cho vay:

- Là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vayphát ra trong một thời kỳ nhất định Thông thường lãi suất tính cho năm, quý,tháng

- Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phùhợp với ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng có trách nhiệm công bố côngkhai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết

- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấnđịnh và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt

Trang 11

quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặcđiều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

Các phương thức cho vay

- Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, kháchhàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồngtín dụng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: ngân hàng và khách hàng sẽ xác định vàthoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu

kỳ sản xuất kinh doanh

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: đây là phương thức cho vaytheo hạn mức tín dụng, nhưng ngân hàng sẽ cam kết dành cho khách hàng số hạnmức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu vốn để từ chối cho vay Ngânhàng và khách hàng sẽ thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dựphòng và mức phí phải trả cho hạn mức tín dụng dự phòng

- Cho vay theo dự án: đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngânhàng phải thẩm định dự án trước khi cho vay Tuy nhiên, trong ngắn hạn ngânhàng vận dụng bổ sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh,dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống

- Cho vay trả góp: khi vay vốn thì ngân hàng và khách hàng sẽ xác định vàthoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều

kỳ hạn trong thời hạn cho vay

- Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: tổ chức tín dụngchấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tíndụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tựđộng hoặc đại lý của tổ chức tín dụng Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tíndụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ

và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏathuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoảnthanh toán của khách hàng phù hợp với quy định của Chính phủ và Ngân hàngNhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán

Trang 12

- Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một

dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chứctín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp các tổ chức tín dụng khác.Việc cho vayhợp vốn thực hiện theo quy định của quy chế cho vay và quy chế đồng tài trợ của

tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Qui trình cho vay

 Sơ đồ qui trìnhQuy trình xét duyệt cho vay đối với một khách hàng tại NHNo & PTNThuyện Lấp Vò như sau:

Hình 1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

Ghi chú: - KH: khách hàng

- TSTC: tài sản thế chấp

 Giải thích quy trình(1) Nếu khách hàng có nhu cầu về vốn sản xuất, kinh doanh đến trực tiếpgặp cán bộ tín dụng tại phòng Tín dụng, mua hồ sơ và được cán bộ tín dụnghướng dẫn làm hồ sơ vay vốn

(2) Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, có tráchnhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ,trình trưởng phòng Tín dụng

(3) Trưởng phòng Tín dụng cử cán bộ thẩm định các điều kiện vay vốn

Khách

hàng

Hướng dẫn

KH xác nhận TSTC

Phòng tín dụng

Tiếp nhận

định

Đề xuất duyệt cho vay

Duyệt hồ sơ cho vay

Theo dõi

ngân

Lập và lưu giữ hồ sơThanh lý

khế ước

Trang 13

Các vấn đề trọng tâm mà cán bộ thẩm định cần tập trung phân tích :

- Năng lực pháp lý của khách hàng

- Tính cách và uy tín của khách hàng

- Năng lực tài chính của khách hàng

- Phương án vay vốn và năng lực trả nợ của khách hàng

- Phân tích dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương ánvay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng

(4) Sau khi thẩm định xong đề nghị khách hàng xác nhận tài sản thế chấp,hoặc cầm cố có liên quan đến hợp đồng tín dụng

(5) Khách hàng làm xong thủ tục vay vốn, trưởng phòng Tín dụng có tráchnhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ vay vốn, xem xét báo cáo thẩm định

(6) Hồ sơ vay vốn hoàn tất sẽ trình lên Ban Giám Đốc xét duyệt mức chovay và ký hợp đồng tín dụng, nếu từ chối cho vay thì trả lời cho khách hàng biết

(10) Hết thời hạn hợp đồng khách hàng trả nợ gốc và lãi, bộ phận kế toánlàm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng và giao trả tài sản mà khách hàng đã cầm

cố, thế chấp

Trên đây là các bước cần thiết để ngân hàng xét duyệt cho vay, tùy trườnghợp cho vay sẽ có trình tự xét duyệt cụ thể nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhấttrong quy trình chung xét duyệt cho vay theo quy định

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập số liệu từ bảng cân đối tài khoản, bảng báo cáo năm, báo cáonhanh hàng tháng, bảng thuyết minh báo cáo tại phòng kế toán và phòng tín dụng

Trang 14

2.2.2 Phương pháp phân tích:

- Sử dụng các chỉ tiêu phân tích:

+ Các chỉ tiêu phân tích nguồn vốn huy động:

 Tỷ trọng % từng loại tiền gửi

Chỉ số này xác định cơ cấu vốn huy động của ngân hàng, giúp ngân hànghạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngânhàng

 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn:

Chỉ số này giúp ta biết được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng; trong tổngnguồn vốn của ngân hàng thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ bao nhiêu Bởimỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanhkhoản, thời hạn hoàn trả khác nhau, Do đó ngân hàng cần phải quan sát, đánhgiá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốntốt nhất trong từng thời kỳ nhất định

+ Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

 Tổng dư nợ / Tổng nguồn vốn huy động

Số dư từng loại tiền gửiTổng vốn huy động x 100%

Trang 15

- So sánh số liệu qua 3 năm để tìm hiểu sự biến động và tăng trưởng.

- Tổng hợp các vấn đề đã phân tích để đưa ra kết luận và đề xuất giải pháp

Trang 16

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN HUYỆN LẤP VÒ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

3.1.1 Đôi nét về huyện Lấp Vò:

Lấp vò là một huyện phía Nam của tỉnh Đồng Tháp, nằm giữa Sông Tiền vàSông Hậu rất thuận lợi cho việc giao thương với các tỉnh lân cận về cả đườngsông lẫn đường bộ Dân số khoảng 219.464 người, trong đó hơn 78% sống bằngnghề nông được phân bố trên 12 xã và 1 thị trấn Là một huyện nông nghiệp, diệntích gieo trồng 34.483 ha, có khả năng sản xuất được nhiều lương thực, cây ăn

quả các loại, nông sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu

Tuy cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ sản xuất còn hạn chế nhưng nền kinh tếLấp Vò những năm gần đây phát triển không ngừng và đã đạt được một số thànhtựu đáng kể Đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu phát triển sản xuất ngàymột nâng cao, các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng hiệu quả đòi hỏi phải cómột lượng vốn nhất định

3.1.2 Sự ra đời của NHNo & PTNT huyện LấpVò:

Xuất phát từ nhu cầu cấp bách nói trên, chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp

Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò đã ra đời với tên gọi ngân hàng nôngnghiệp huyện Thạnh Hưng – là một trong những chi nhánh của Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp Thành lập theo quyết định400/CP ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay làChính phủ) Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vòđặt tại trung tâm thị trấn Lấp Vò, dọc theo Quốc lộ 80 là địa điểm giao thôngthuận lợi để người dân đến giao dịch

Trong thời gian qua ngân hàng vừa là người bạn, vừa là người đồng hànhthân thiết của bà con nông dân Qua nhiều năm hoạt động tại địa phương, ngânhàng luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình, kịp thời tháo gở những khókhăn, vướng mắc về nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh, làm giảm đáng kểviệc cho vay nặng lãi Bộ mặt nông thôn thay đổi từng ngày, đời sống nhân dânkhông ngừng được nâng cao, góp phần đáng kể trong công cuộc phát triển kinh

tế nông nghiệp nông thôn ở huyện nhà

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Trang 17

NHNo & PTNT chi nhánh huyện Lấp Vò chịu sự quản lý trực tiếp vềchuyên môn nghiệp vụ của NHNo & PTNT tỉnh Đồng Tháp, đồng thời chịu sựlãnh đạo của Huyện uỷ, UBND huyện về mục tiêu và phương hướng phát triểnkinh tế địa phương.

Với lực lượng cán bộ nhân viên gồm 32 người:

- Ban Giám Đốc gồm 2 người

- Phòng Tín dụng 10 người

- Phòng Kế toán – ngân quỹ 11 ngưòi

- Phòng tổ chức hành chánh 2 người

- Phòng giao dịch Tân Mỹ 7 người

Hình 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG

* Giám đốc:

Lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động của ngân hàng, đề ra các chiến lược pháttriển kinh doanh và xét duyệt mọi hoạt động của đơn vị Là người đại diện chongân hàng trong mọi giao dịch với ngân hàng cấp trên cũng như các quan hệ đốingoại Có thể nói, Giám đốc là người quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, đồngthời chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của đơn vị

Trang 18

- Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thựchiện đúng quy chế đã đề ra.

- Kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay, giám sát quá trình sử dụng vốn vay,nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn

* Phòng Kế toán – Ngân quỹ:

- Bộ phận Kế toán:

+ Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng mở tàikhoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ thanh toán tàikhoản khác

+ Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ khách hàng, hạch toán các nghiệp vụcho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao các chỉ tiêu tài chính, thực hiện cáckhoản giao nộp ngân sách Nhà nước và quyết toán các tiền lương đối với cán bộngân hàng

+ Trực tiếp xử lý các nghiệp vụ tin học phát sinh trong quá trình công tác

- Bộ phận ngân quỹ:

+ Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày, kiểm tra lượngtiền mặt và ngân phiếu trong kho hàng ngày

Trang 19

+ Cuối mỗi ngày có nhiệm vụ khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo

dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót,

giúp bộ phận kế toán cân đối nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn

3.3 CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ

- Cho vay các thành phần kinh tế

- Huy động vốn và cung cấp các dịch vụ:

+ Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu

+ Thực hiện mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức kinh tế, cá nhân

+ Mua bán, trao đổi các loại ngoại tệ

+ Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union

3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM TỪ 2005

ĐẾN 2007

Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội ở các tỉnh Đồng bằng sông

Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, áp lực

cạnh tranh từ những ngân hàng trong và ngoài địa bàn ngày càng gay gắt Song

với định hướng chiến lược của Ban Giám Đốc, và sự nỗ lực cố gắng của toàn thể

cán bộ nhân viên, chi nhánh vẫn đạt được những kết quả khả quan góp phần tích

cực vào thành quả chung của toàn hệ thống và sự phát triển kinh tế - xã hội ở

huyện nhà Cụ thể, được thể hiện qua bảng kết quả kinh doanh trong 3 năm của

ngân hàng dưới đây:

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

(Nguồn Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2005 đến 2007)

Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn sự thay đổi trong kết quả hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng trong 3 năm 2005 đến 2007:

Trang 20

Hình 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

2006, tương ứng tăng 39,13%

3.4.2 Chi phí:

Năm 2005 chi phí của ngân hàng là 23.419 triệu đồng, năm 2006 là 25.192triệu đồng tăng 1.773 triệu đồng, tương ứng tăng 7,57% Chi phí tăng một phần

là do tổng dư nợ cho vay tăng, mặt khác là do tình hình thiên tai, dịch bệnh nên

hộ vay không trả được nợ, nợ quá hạn tăng, trích quỹ dự phòng rủi ro tăng, chiphí xử lý nợ quá hạn cũng góp phần làm tăng chi phí Năm 2007 chi phí là

Trang 21

35.505 triệu đồng, tăng 10.313 triệu đồng, tương ứng tăng 40,94% Để đảm bảomột môi trường làm việc hiệu quả, ngân hàng đã mua sắm thêm một số trangthiết bị, sữa chữa tài sản cố định, mở rộng mặt bằng và một số chi phí khác

3.4.3 Lợi nhuận chưa phân phối:

Năm 2005 lợi nhuận đạt 8.875 triệu đồng, năm 2006 đạt 6.037 triệu đồnggiảm 2.838 triệu đồng tương ứng giảm 31,98% Sở dĩ lợi nhuận giảm là do chiphí tăng nhiều hơn phần tăng doanh thu

Năm 2007 lợi nhuận đạt 7.943 triệu đồng tăng 1.906 triệu đồng so với năm

2006, tương ứng tăng 31,57% Nguyên nhân là do phần doanh thu tăng nhanh vìngân hàng chú trọng công tác thu lãi và nợ quá hạn những năm trước Với mứctăng này cho thấy hoạt động của ngân hàng đã khôi phục sau thời gian sụt giảm

do điều kiện khách quan

3.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ

3.5.1 Những thuận lợi:

- Tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương tăng trưởng ổn định, nhất được sựquan tâm của Huyện uỷ, UBND Huyện, các ngành chức năng, đặc biệt trong chỉđạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm,

- Có vị trí chiến lược, ngay trung tâm Huyện rất thuận lợi trong giao dịch

- Cơ sở vật chất được trang bị ngày càng hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viêncủa ngân hàng được đào tạo bồi dưỡng đầy đủ về năng lực nghiệp vụ và càngtrưởng thành trong công tác qua những kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thực tiễn.Thái độ phục vụ vui vẻ, lịch sự, nhiệt tình tạo sự an tâm cho khách hàng khi đếngiao dịch Đồng thời, sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và đoàn kết nội bộtrong cơ quan cũng là một thuận lợi của ngân hàng

Trang 22

- Bên cạnh đó ngân hàng hoạt động trên địa bàn tương đối lâu, có lượngkhách hàng truyền thống tương đối nhiều và ổn định, nên mức độ tin cậy và sựhiểu biết giữa khách hàng và ngân hàng cao Điều này tạo điều kiện cho ngânhàng chiếm thị phần lớn trong các dịch vụ ngân hàng.

- Ngoài nguồn vốn phân phối, điều hòa của ngân hàng cấp trên, tại chinhánh còn có nguồn tiền huy động từ các cá nhân và các thành phần kinh tế kháctrong và ngoài Huyện, từ đó giúp ngân hàng kịp thời cung cấp nguồn vốn chonhu cầu xã hội, đảm bảo sản xuất và góp phần phát triển nền kinh tế địa phương

3.5.2 Những khó khăn:

Những thuận lợi trên đã góp phần đáng kể trong hoạt động của ngân hàng,giúp cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường nhiềunăm qua Bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó khăn ảnh hưởng khôngnhỏ đến hoạt động của ngân hàng mà Ban lãnh đạo ngân hàng đang rất quan tâm

- Trước hết là vấn đề vĩ mô của Nhà nước, nhiều văn bản luật, dưới luật rađời và sửa đổi thường xuyên nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc gây không ít khókhăn trong hoạt động của ngân hàng

- Thị trường nông sản còn nhiều bấp bênh, không ổn định, giá nguyên liệuđầu vào tăng nhanh nên không kích thích được đầu tư sản xuất, kinh doanh pháttriển, kéo theo đầu tư mở rộng tín dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn

- Việc cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn diễn ra ngày càngquyết liệt, có nhiều ngân hàng thương mại khác đang hoạt động trên địa bàn làmchi phối nguồn vốn huy động, thâm nhập thị phần đầu tư tín dụng, đã ảnh hưởngđến công tác huy động tiền gửi dân cư, khó khăn trong công tác tín dụng, cũngnhư ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của NHNo & PTNT Lấp

Vò Bên cạnh đó, các hình thức huy động vốn của ngân hàng chưa phong phú, đadạng cũng là một vấn đề hạn chế

- Cơ sở vật chất quá chật hẹp, chưa có điều kiện tách rời phòng huy độngvốn riêng Do đó, việc giao dịch với khách hàng gửi tiền và khách hàng vay tiềncùng lúc gây trở ngại trong việc giữ bí mật cho khách hàng

- Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộnhân viên trong ngân hàng nói chung, nhất là cán bộ phụ trách địa bàn xã, làmhạn chế hiệu quả tín dụng

Trang 23

- Trình độ dân trí không cao nên gây trở ngại trong quan hệ tín dụng, ý thứcchấp hành pháp luật của người dân chưa cao, dẫn đến việc xử lý các món nợ quáhạn của ngân hàng bị hạn chế, kém hiệu quả Bên cạnh đó, một số hộ hạn chếtrong tính toán, làm ăn không hiệu quả ảnh hưởng đến công tác thu nợ.

- Địa bàn hoạt động quản lý của Ngân hàng lớn nhưng bình quân số tiềntrên món vay nhỏ làm phát sinh món vay nhiều Quản lý hết món vay là khókhăn, chi phí kiểm tra, thẩm định phát sinh cao, lợi nhuận hoạt động giảm

- Đối tượng cho vay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên việc đầu tư vàthu hồi vốn còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

- Chưa có máy ATM nên rất khó vận động khách hàng mở thẻ

3.6 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo & PNTNT HUYỆN LẤP VÒ

3.6.1 Phương hướng:

- Đẩy mạnh tăng trưởng huy động vốn trong các thành phần kinh tế, xemcông tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục để tạo đượcnguồn cho vay ổn định

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhất là vốn nhàn rỗi trong dân

cư sẽ có số dư ổn định, lãi suất thấp

- Chi nhánh phấn đấu tăng nguồn vốn huy động tương ứng để đảm bảo tăngtrưởng dư nợ ổn định, chủ động trong kinh doanh, tăng chênh lệch đầu vào vàđầu ra

- Tăng thu dịch vụ, triển khai các dịch vụ mới thu hút khách hàng

- Công tác tăng tưởng tín dụng trên tinh thần nâng cao chất lượng tín dụng

là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay Tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ,chăm sóc khách hàng thật tốt, tăng sự tín nhiệm nhằm thu hút được nhiều kháchhàng từ các ngân hàng thương mại khác, tìm kiếm các dự án khả thi để đầu tư,đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế

3.6.2 Mục tiêu năm 2008:

- Vốn huy động: tăng trưởng đạt 202.000 triệu đồng, tăng 34,11%; trong đótiền gửi dân cư 149.000 triệu đồng, chiếm 73,76% trên tổng nguồn vốn huy động

Trang 24

- Dư nợ tín dụng: đạt 350.000 triệu đồng, tăng trưởng 12,44%; trong đó dư

nợ trung hạn là 35.000 triệu đồng, chiếm 10% trên tổng dư nợ; nợ xấu chỉ chiếm1,50% trên tổng dư nợ

- Về phương diện tài chính: quỹ thu nhập đạt 10.000 triệu đồng, tăng trưởng25,90%

- Vận động mở 1.000 thẻ ATM, làm cơ sở để NHNo & PTNT Tỉnh ĐồngTháp cấp máy sử dụng thẻ trong thời gian sớm nhất

Trang 25

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HUYỆN LẤP VÒ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ 2005 ĐẾN 2007

4.1.1 Quy mô huy động vốn

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng

vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu

quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ

yếu từ hai nguồn: vốn huy động, vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên

- Đối với nguồn vốn huy động: ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi

đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do Ngân hàng Nhà nước quy định, đồng

thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng

- Đối với nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên: ngân hàng chỉ sử

dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động - phần vốn được phép sử dụng -

không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh, khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu

được điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình

quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển

Trang 26

Năm 2005 vốn điều chuyển đến của ngân hàng là 131.636 triệu đồng chiếm52,25% tổng nguồn vốn Năm 2006 là 148.268 triệu đồng chiếm 54,84% tổngnguồn vốn, so với năm 2005 tăng 16.632 triệu đồng tương ứng tăng 12,63% Đếnnăm 2007 là 169.420 triệu đồng chiếm 52,94% tổng nguồn vốn, so với năm 2006tăng 21.152 triệu đồng tương ứng tăng 14,27%.

Nhìn chung nguồn vốn huy động tăng qua các năm, năm 2005 là 120.312triệu đồng chiếm 47,75% tổng nguồn vốn Năm 2006 là 122.089 triệu đồng

Trang 27

chiếm 45,16% tổng nguồn vốn, so với năm 2005 tăng 1.777 triệu đồng tương ứngtăng 1,48% Năm 2007 là 150.628 triệu đồng chiếm 47,06% tổng nguồn vốn, sovới năm 2006 tăng 28.539 triệu đồng tương ứng tăng 23,38% Mặc dù có tăngnhưng tỷ trọng vốn huy động vẫn chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng nguồnvốn Tuy nhiên, đã thể hiện sự cố gắng của ngân hàng trong công tác huy độngvốn.

4.1.2 Cơ cấu các loại tiền gửi:

Mỗi khoản mục nguồn vốn đều có nhu cầu khác nhau về chi phí, tính thanhkhoản, thời hạn hoàn trả … Do đó, ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chínhxác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhấttrong từng thời kỳ nhất định để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểuhóa chi phí đầu vào cho ngân hàng

Tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm nhìn chung đềutăng Hoạt động huy động vốn của ngân hàng có tiến triển tốt, công tác huy độngđạt hiệu quả năm sau cao hơn năm trước Huy động vốn là khâu quan trọng tạonên vị thế vững chắc trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Có được kếtquả trên là do chi nhánh luôn có chính sách thu hút vốn đúng đắn, kịp thời để duytrì khách hàng truyền thống, tìm kiếm khách hàng mới, công tác huy động vốnngày càng đạt hiệu quả nên nguồn vốn hàng năm tăng lên liên tục Nguồn vốnnày bao gồm tiền gởi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiềngửi của kho bạc và phát hành giấy tờ có giá Trong đó huy động từ tiền gửi tiếtkiệm chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm

Cơ cấu vốn huy động của ngân hàng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM TẠI NGÂN HÀNG

ĐVT: Triệu đồng

Trang 28

Hình 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Ghi chú: - TG: tiền gửi

Ngày đăng: 19/09/2012, 17:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ - Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc
Hình 1 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LẤP VÒ (Trang 12)
Hình 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG - Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc
Hình 2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG (Trang 17)
Hình 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG - Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc
Hình 3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG (Trang 20)
Hình 4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM TỪ 2005 ĐẾN 2007 - Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc
Hình 4 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM TỪ 2005 ĐẾN 2007 (Trang 26)
Hình 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM - Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc
Hình 5 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (Trang 28)
Bảng 5: TỶ SỐ VỐN HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN - Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc
Bảng 5 TỶ SỐ VỐN HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN (Trang 33)
Hình 6: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG - Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc
Hình 6 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG (Trang 36)
Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG - Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc
Bảng 8 DOANH SỐ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG (Trang 39)
Hình 7: DOANH SỐ CHO VAY TỪ 2005 ĐẾN 2007 - Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc
Hình 7 DOANH SỐ CHO VAY TỪ 2005 ĐẾN 2007 (Trang 40)
Bảng 9:CƠ CẤU LÃI SUẤT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM - Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc
Bảng 9 CƠ CẤU LÃI SUẤT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (Trang 43)
Bảng 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ TẠI NGÂN HÀNG - Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc
Bảng 11 TÌNH HÌNH DƯ NỢ TẠI NGÂN HÀNG (Trang 46)
Hình 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ - Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc
Hình 9 TÌNH HÌNH DƯ NỢ (Trang 47)
Hình 10: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN - Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc
Hình 10 TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN (Trang 49)
Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG - Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc
Bảng 12 TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG (Trang 49)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w