Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2005 - 2007

MỤC LỤC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .1 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp phân tích

Chỉ số này xác định cơ cấu vốn huy động của ngân hàng, giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngân hàng. Bởi mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau, ..Do đó ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH .1 Đôi nét về huyện Lấp Vò

Sự ra đời của NHNo & PTNT huyện LấpVò

Xuất phát từ nhu cầu cấp bách nói trên, chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò đã ra đời với tên gọi ngân hàng nông nghiệp huyện Thạnh Hưng – là một trong những chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp. Qua nhiều năm hoạt động tại địa phương, ngân hàng luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình, kịp thời tháo gở những khó khăn, vướng mắc về nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh, làm giảm đáng kể việc cho vay nặng lãi.

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

+ Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao các chỉ tiêu tài chính, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước và quyết toán các tiền lương đối với cán bộ ngân hàng. + Cuối mỗi ngày có nhiệm vụ khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dừi ngõn quỹ phỏt sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi cú sai sút, giỳp bộ phận kế toán cân đối nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn.

Hình 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG
Hình 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG

CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ - Cho vay các thành phần kinh tế

Thực hiện chức năng hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chính sách chế độ của nhà nước, quy chế về sử dụng quỹ bảo hiểm lao động, quỹ bảo hộ và các quỹ lương khác. - Có trách nhiệm giao dịch trực tiếp với khách hàng, đánh giá khả năng của khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm tra hồ sơ, trình Ban Giám Đốc ký các hợp đồng tín dụng.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM TỪ 2005 ĐẾN 2007

Doanh thu

Nguyên nhân là do nông dân bị thất mùa, dịch bệnh cúm gia cầm và lở mồm long móng trên đàn gia súc làm thiệt hại đến năng suất của các hộ chăn nuôi, đặc biệt là vụ kiện bán giá phá giá cá da trơn của Mỹ làm ảnh hưởng đến giá cả trong nước, người nuôi không bán được cá thậm chí gần như phá sản. Tình hình trên đã tác động xấu đến công tác thu nợ, thu lãi làm cho doanh thu của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò nói riêng và các ngân hàng trên cùng địa bàn nói chung giảm đáng kể.

Chi phí

Bên cạnh đó, có những chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo cùng sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, doanh thu của ngân hàng năm 2007 đã có bước khởi sắc. Để đảm bảo một môi trường làm việc hiệu quả, ngân hàng đã mua sắm thêm một số trang thiết bị, sữa chữa tài sản cố định, mở rộng mặt bằng và một số chi phí khác.

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHể KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT HUYỆN LẤP Về

Những thuận lợi

- Bên cạnh đó ngân hàng hoạt động trên địa bàn tương đối lâu, có lượng khách hàng truyền thống tương đối nhiều và ổn định, nên mức độ tin cậy và sự hiểu biết giữa khách hàng và ngân hàng cao. - Ngoài nguồn vốn phân phối, điều hòa của ngân hàng cấp trên, tại chi nhánh còn có nguồn tiền huy động từ các cá nhân và các thành phần kinh tế khác trong và ngoài Huyện, từ đó giúp ngân hàng kịp thời cung cấp nguồn vốn cho nhu cầu xã hội, đảm bảo sản xuất và góp phần phát triển nền kinh tế địa phương.

Những khó khăn

- Trình độ dân trí không cao nên gây trở ngại trong quan hệ tín dụng, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, dẫn đến việc xử lý các món nợ quá hạn của ngân hàng bị hạn chế, kém hiệu quả. - Đối tượng cho vay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên việc đầu tư và thu hồi vốn còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo & PNTNT HUYỆN LẤP Về

Phương hướng

- Địa bàn hoạt động quản lý của Ngân hàng lớn nhưng bình quân số tiền trên món vay nhỏ làm phát sinh món vay nhiều. Quản lý hết món vay là khó khăn, chi phí kiểm tra, thẩm định phát sinh cao, lợi nhuận hoạt động giảm.

Mục tiêu năm 2008

Bên cạnh đó, một số hộ hạn chế trong tính toán, làm ăn không hiệu quả ảnh hưởng đến công tác thu nợ. - Vận động mở 1.000 thẻ ATM, làm cơ sở để NHNo & PTNT Tỉnh Đồng Tháp cấp máy sử dụng thẻ trong thời gian sớm nhất.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ 2005 ĐẾN 2007 .1 Quy mô huy động vốn

Cơ cấu các loại tiền gửi

    Mỗi khoản mục nguồn vốn đều có nhu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả … Do đó, ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngân hàng. Nguồn tiền huy động này đã tăng trở lại là do ngân hàng có chiến lược huy động vốn hiệu quả: tăng lãi suất huy động cho phù hợp với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn, thông tin đến những khách hàng tiềm năng về các tiện ích của việc gửi tiền tiết kiệm để thu hút khách hàng.

    Hình 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
    Hình 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

    Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn

    Mặc dù lãi suất huy động có thấp hơn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, nhưng ngân hàng được lợi thế là có thời gian hoạt động lâu năm nên có một lượng khách hàng truyền thống đáng kể giúp thu hút một lượng vốn nhàn rỗi nhất định, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Tuy nhiên, trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng với phương thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, nên ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn và gia tăng các dịch vụ tiền gửi để giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trong Huyện.

    Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay

      Trong xu thế hội nhập hiện nay, công tác huy động vốn là vấn đề sống còn trong hoạt động của ngân hàng, vì vậy ngân hàng nên chủ động về nguồn vốn để đảm bảo hoạt động, tránh bị động về vốn gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, vốn điều chuyển thừa làm ngân hàng tốn thêm một phần chi phí từ việc trả lãi, do đó ngân hàng cần cân đối nguồn vốn hợp lý hơn để có lượng vốn điều chuyển vừa đủ đáp ứng nhu cầu mà hạn chế được chi phí, góp phần tăng nguồn doanh thu.

      PHÂN TÍCH TÌNH SỬ DỤNG VỐN

      • Đánh giá hiệu quả hoạt động sử dụng vốn

        Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định, sự tăng giảm của doanh số cho vay cũng đánh giá được quy mô tín dụng. Đạt được sự tăng trưởng đáng kể trên là nền kinh tế địa phương phát triển, các doanh nghiệp làm ăn ngày càng hiệu quả nên muốn mở rộng việc kinh doanh, ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ vốn kịp thời cho người vay. Bên cạnh đó, theo chủ trương của Tỉnh khuyến khích người trong độ tuổi lao động đi xuất khẩu lao động nên doanh số cho vay các đối tượng này cũng tăng đáng kể. Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng đã không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của việc nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên phòng Tín dụng, thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cũng như chú trọng hơn nữa phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy qui mô tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng. Doanh số thu nợ là một chỉ tiêu cần phải phân tích đến trong hoạt động tín dụng ở mỗi thời kỳ vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng. Việc thu nợ góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Khi doanh số thu nợ tăng đó là điều đáng mừng vì vốn vay được thu hồi nhanh và dấu hiệu tốt cho sự an toàn của nguồn vốn tín dụng. Doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, ngân hàng luôn coi trọng cụng tỏc thẩm định trước khi cho vay, thường xuyờn theo dừi việc sử dụng vốn vay. của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Ngoài ra còn do ý thức của khách hàng muốn duy trì mối quan hệ lâu dài với ngân hàng nên họ chú trọng đến việc trả nợ đúng hạn. Dư nợ là số tiền ngân hàng giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi, chỉ tiêu này đánh giá xác thực quy mô tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.Với cơ cấu nguồn vốn ngày một tăng kết hợp với việc mở rộng quy mô tín dụng góp phần làm tăng tổng dư nợ. Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng góp phần làm cho tổng dư nợ có sự gia tăng đáng kể. Đạt được kết quả như trên là do ngân hàng chú trọng công tác mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng tín dụng. Nhìn chung, nợ quá hạn của ngân hàng qua các năm liên tục tăng lên. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng với tỷ lệ cao như vậy là do tình hình khách quan như ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh trên vật nuôi, sự biến động về giá các mặt hàng vật tư đầu vào trong quá trình sản xuất, chăn nuôi…làm cho việc sản xuất kinh doanh của ngưòi vay gặp nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ dẫn đến việc không có nguồn trả nợ cho ngân hàng. Một phần cũng do vào năm này ngân hàng đầu tư khá lớn vào các dự án nuôi cá da trơn, người nuôi gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm do vụ kiện bán phá giá cá da trơn của Mỹ nên ngân hàng cũng không thu được nợ. Tuy nhiên, ngân hàng cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác thu nợ và xử lý nợ và cũng đem lại kết quả tương đối khả quan. Đây là kết quả đáng mừng, nó cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn: đôn đốc cán bộ tín dụng có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ như nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn bằng cách gửi giấy báo nợ đến tận tay người dân trước khi đến hạn; công tác xử lý nợ phải tiến hành thường xuyên, bám sát địa bàn phân tích từng món vay khó đòi đề xuất biện pháp xử lý kịp thời. Để thấy rừ hơn tốc độ tăng trưởng tớn dụng, ta đi xem xột từng khoản mục tớn dụng:. Theo chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Đồng Tháp và Huyện nhà là phát triển nền kinh tế đa dạng nhưng chú trọng vào ngành nông nghiệp vì đa số người dân sống bằng nghề nông, tuy nhiên từng bước nâng cao các ngành khác trong GDP của Tỉnh và Huyện. Vì thế trong phương hướng hoạt động của mình NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò cố gắng đáp ứng vốn cho các ngành kinh tế theo chủ trương của địa phương nhưng vẫn đặt hiệu quả kinh doanh của mình lên hàng đầu. Doanh số cho vay được thể hiện trong bảng sau:. Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu. Năm So sánh chênh lệch. Nông nghiệp CN-TMDV Ngành khác. Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của Huyện, đa phần nguồn vốn của ngân hàng đều tập trung vào lĩnh vực này. Tín dụng có vai trò rất lớn trong sản xuất nông nghiệp: đó là vai trò trung gian thu hút vốn và tài trợ vốn của ngân hàng. Vai trò này thể hiện ở chỗ khi người dân tiêu thụ sản phẩm, có nguồn thu nhập chưa cần sử dụng, ngân hàng sẵn sàng tiếp nhận, người dân an tâm vì có được khoản sinh lợi và số tiền được dự trữ an toàn cho việc sử dụng sau này. Điều quan trọng hơn nữa là khi người dân cần vốn để tiến hành sản xuất thì ngân hàng là người bạn đắc lực, nhờ có khoản tài chính này mà người dân có thể an tâm sản xuất, phát triển kinh tế gia đình cũng như kinh tế địa phương. Tại NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò đối tượng nuôi trồng thuỷ sản được định khoản vào tài khoản chăn nuôi thuộc tài khoản chung nông nghiệp chứ không phân ra riêng cho tài khoản ngành thuỷ sản nên doanh số cho vay của nông nghiệp chiếm tỷ trọng càng lớn. Trong nông nghiệp đối tượng cho vay chủ yếu là các đối tượng trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, những dự án này thường có vòng quay vốn ngắn nên doanh số cho vay ngắn hạn ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhằm bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ chế biến nông sản, thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng. Hơn nữa, nguồn vốn để cho vay của ngân hàng chủ yếu từ huy động. 90% trên tổng doanh số cho vay) của NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò, vừa trực tiếp cung cấp vốn lưu động cho nền kinh tế, vừa mang lại thu nhập thường xuyên cho ngân hàng. Trong khi ngân hàng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ năm 2006 trở đi theo hướng chậm mà chắc, ngân hàng chỉ chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những khách hàng có nguồn trả nợ và tài sản đảm bảo chắc chắn, không cho vay theo số lượng, tiến hành sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

        Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
        Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG

        TĂNG NHANH DOANH SỐ CHO VAY

        - Do trình độ dân trí của phần lớn khách hàng còn thấp, cần thành lập tổ chăm sóc khách hàng để giải thích những thắc mắc và hướng dẫn thủ tục cho khách hàng, nhằm giảm tải công việc cho nhân viên khi vừa phải thực hiện nghiệp vụ, lại phải chăm sóc khách hàng góp phần nâng cao hiệu quả làm việc. - Cán bộ tín dụng phải luôn trao dồi nghiệp vụ, nắm bắt tình hình phát triển kinh tế ở địa phương cũng như nhu cầu vay vốn để kịp thời đáp ứng, trong công tác thẩm định cần hạn chế việc định giá quá cao hay quá thấp đối với tài sản đảm bảo để tránh rủi ro có thể xảy ra khi phát mãi tài sản này vì hiện tại mức giá trên thị trường rất biến động.

        KIẾN NGHỊ

        Đối với chính quyền địa phương

        Và vấn đề quan trọng không kém đó là tình hình nợ quá hạn, nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng tăng cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn đã được kiểm soát và giảm xuống đáng kể. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm phân tích đã dần phát triển thể hiện qua lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng tăng và còn tăng hơn nữa trong tương lai.

        Đối với NHNo & PTNT tỉnh Đồng Tháp

        Nhìn lại 3 năm phân tích, ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan, tổng vốn huy động, tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ tăng liên tục qua các năm. - Sớm lắp đặt các máy ATM để thuận tiện cho chi nhánh trong việc vận động khách hàng mở thẻ, và tạo thói quen thanh toán qua ngân hàng, góp phần thu hút vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế.