- DN: dư nợ
4.2.3 Tình hình dư nợ:
Như đã trình bày ở phần trên, cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay, tình hình dư nợ của ngân hàng qua các năm cũng tăng trưởng. Để thấy rõ hơn sự tăng trưởng này, chúng ta cùng xem xét chi tiết hơn khoản mục này.
Bảng 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ TẠI NGÂN HÀNG
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh chênh lệch
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 199.745 84,15 202.863 79,86 254.955 81,91 3.118 1,56 52.092 25,68 - Ngắn hạn 199.133 83,89 202.033 79,54 252.413 81,09 2.900 1,46 50.380 24,94 - Trung hạn 612 0,26 830 0,33 2.542 0,82 218 35,62 1.712 206,27 CN - TMDV 14.820 6,24 31.112 12,25 39.530 12,70 16.292 109,93 8.418 27,06 - Ngắn hạn 14.820 6,24 31.112 12,25 39.530 12,70 16.292 109,93 8.418 27,06
Ngành khác 22.807 9,61 20.039 7,89 16.779 5,39 -2.768 -12,14 -3.260 -16,27 - Trung hạn 22.807 9,61 20.039 7,89 16.779 5,39 -2.768 -12,14 -3.260 -16,27 Tổng 237.372 100 254.014 100 311.264 100 16.642 7,01 57.250 22,54
( Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2005 đến 2007) Ghi chú: CN – TMDV: công nghiệp – thương mại dịch vụ
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2005 2006 2007 Năm tr iệ u đồ ng Nông nghiệpCN-TMDV Ngành khác Hình 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ
Ghi chú: CN – TMDV: Công nghiệp - Thương mại dịch vụ
Dư nợ ngành nông nghiệp:
Dư nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ và tăng đều hàng năm.
Cụ thể, năm 2005 là 199.745 triệu đồng chiếm 84,15% tổng dư nợ, trong đó ngắn hạn là 199.133 triệu đồng, trong khi trung hạn chỉ đạt 612 triệu đồng. Năm 2006 là 202.863 triệu đồng chiếm 79,86% tổng dư nợ, tăng 3.118 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng tăng 2,22%. Trong đó, ngắn hạn là 202.033 triệu đồng tăng 2.900 triệu đồng, trung hạn là 830 triệu đồng tăng 218 triệu đồng so với năm 2005.
Đến năm 2007 đạt 254.955 triệu đồng chiếm 81,91% tổng dư nợ, so với năm 2006 tăng 52.092 triệu đồng, tương ứng tăng 25,68%. Trong đó, ngắn hạn là 252.413 triệu đồng tăng 50.380 triệu đồng, trung hạn là 2.542 triệu đồng tăng 1.712 triệu đồng so với năm 2006.
Do chu kỳ vốn trong sản xuất nông nghiệp ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh và người dân vay lại để tái đầu tư cho mùa vụ sau. Mặt khác cũng do chi phí đầu vào cho việc sản xuất tăng cao nên người dân phải vay thêm vốn ngân hàng để tăng gia sản xuất. Làm cho tốc độ tăng của doanh số cho vay (32,79% vào năm 2007) tăng nhanh hơn tốn độ tăng của doanh số thu nợ ( 26,05% vào năm 2007). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến dư nợ tăng qua các năm.
Dư nợ ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ:
Mặc dù chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng dư nợ nhưng dư nợ ngành này có mức tăng trưởng tương đối cao qua các năm - đặc biệt là năm 2006.
Cụ thể, năm 2005 là 14.820 triệu đồng chiếm 6,24% tổng dư nợ. Năm 2006 là 31.112 triệu đồng chiếm 12,25% tổng dư nợ, so với năm 2005 tăng 16.292 triệu đồng , tương ứng tăng 109,93%. Năm 2007 đạt 39.530 triệu đồng chiếm 12,70% tổng dư nợ, so với năm 2006 tăng 8.418 triệu đồng tương ứng tăng 27,06%. Những năm qua ngành công nghiệp – thương mại rất được chú trọng phát triển ở Huyện nhà, đó là điều kiện thuận lợi để ngân hàng gia tăng đầu tư vốn vào lĩnh vực này. Mặc dù công tác thu nợ rất hiệu quả nhưng do doanh số cho vay tăng nhanh nên dư nợ ngành này cũng tăng đáng kể.
Dư nợ các ngành khác:
Các khoản cho vay thuộc các ngành này chủ yếu là trung hạn, có đặc điểm là không thể thu hết nợ ngay trong năm mà chỉ thu nợ một phần, vì vậy rủi ro đối với khoản mục này cũng rất lớn.
Năm 2005 là 22.807 triệu đồng chiếm 9,61% tổng dư nợ. Năm 2006 là 20.039 triệu đồng chiếm 7,89% tổng dư nợ, giảm 2.768 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng giảm 12,14%. Năm 2007 là 16.779 triệu đồng chiếm 5,39% tổng dư nợ, so với năm 2006 giảm 3.260 triệu đồng, tương ứng giảm 16,27%.
Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay đối với khoản tín dụng trung hạn giảm vì công tác thu nợ đối với các khoản này không thuận lợi – liên tục giảm qua 2 năm. Trong khi ngân hàng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ năm 2006 trở đi theo hướng chậm mà chắc, ngân hàng chỉ chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những khách hàng có nguồn trả nợ và tài sản đảm bảo chắc chắn, không cho vay theo số lượng, tiến hành sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một mặt là do Nhà nước nâng cao mức lương cơ bản nên nhu cầu vay tiêu dùng của cán bộ viên chức giảm.