- TCKT: tổ chức kinh tế GTCG: giấy tờ có giá
4.1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm:
Năm 2005 là 55.007 triệu đồng, chiếm 45,72% nguồn vốn huy động. Năm 2006 là 52.175 triệu đồng, giảm 2.832 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng giảm 5,15% và chỉ chiếm 41,22% nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, người dân làm ăn không hiệu quả - nhất là các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, nguồn thu nhập không đủ bù đắp chi phí đầu vào, nên không có tiền nhàn rỗi. Mặc dù giảm nhưng đây vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2007 là 64.268 triệu đồng, tăng 12.093 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 23,18%, chiếm 42,67% nguồn vốn huy động. Nguyên nhân làm cho tiền gửi tiết kiệm tăng do tình hình kinh tế đã tương đối ổn định, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng và đa dạng đã làm cho loại tiền gửi này tăng. Đây cũng là đối tượng huy động chủ yếu nên ngân hàng luôn có chính sách duy trì phương pháp huy động truyền thống như tăng lãi suất tiền gửi để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng đến gửi tiền.
Có 2 loại tiền gửi: không kỳ hạn và có kỳ hạn:
+ Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: khi khách hàng tạm thời có một số tiền nhàn rỗi trong một thời gian họ gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Cụ thể, năm 2005 là 8.407 triệu đồng, năm 2006 là 6.594 triệu đồng giảm 1.813 triệu đồng, tương ứng giảm 21,57% so với năm 2005. Năm 2007 là 4.190 triệu đồng giảm 2.404 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng giảm 36,46%. Khách hàng chủ yếu là người dân trên địa bàn, khi họ có khoản tiền dôi ra sẽ gửi vào ngân hàng để sinh lợi. Nguyên nhân tiền gửi giảm liên tục là do lãi suất của loại tiền gửi này thấp hơn so với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nên thu hút được khách hàng, mặt khác là do giá vàng trên thị trường tăng khách hàng chuyển sang đầu tư vàng thay vì gửi tiền vào ngân. Mặt khác, đây là khoản mục huy động có thể gặp rủi ro khi khách hàng rút tiền trước kỳ hạn nên ngân hàng thường chú ý gia tăng tỷ trọng các khoản huy động khác nhiều hơn.
+ Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền gửi đã được xác định thời gian trả lãi cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định giúp ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư. Vì vậy, tiền
gởi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn, nhưng nguồn huy động này biến đổi không đều qua các năm.
Cụ thể, năm 2005 là 46.600 triệu đồng, năm 2006 là 45.581 triệu đồng giảm 1.109 triệu đồng tương ứng giảm 2,19 % so với năm 2005. Đến năm 2007 là 60.078 triệu đồng tăng 14.497 triệu đồng, tương ứng tăng 31,80% so với năm 2006.
Trong đó:
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2005 là 11.650 triệu đồng, năm 2006 là 10.028 triệu đồng so với năm 2005 giảm 1.622 triệu đồng, tương ứng giảm 13,92%. Năm 2007 là 18.023 triệu đồng tăng 7.996 triệu đồng tức tăng 79,73% so với năm 2006.
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng – đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2005 là 32.620 triệu đồng, năm 2006 là 31.907 triệu đồng so với năm 2005 giảm 712 triệu đồng, tương ứng giảm 2,18%. Năm 2007 là 37.248 triệu đồng tăng 5.342 triệu đồng tức tăng 16,74% so với năm 2006.
Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng – đây là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp nhất trong vốn huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2005 là 2.330 triệu đồng, năm 2006 là 3.646 triệu đồng so với năm 2005 tăng 1.316 triệu đồng, tương ứng tăng 56,50%. Năm 2007 là 4.806 triệu đồng tăng 1.160 triệu đồng tức tăng 61,80% so với năm 2006.
Nguyên nhân giảm là do năm 2006 lãi suất huy động của ngân hàng ở loại tiền gửi này thấp hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn nên đã giảm một lượng khách hàng đến gửi tiền. Nguồn tiền huy động này đã tăng trở lại là do ngân hàng có chiến lược huy động vốn hiệu quả: tăng lãi suất huy động cho phù hợp với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn, thông tin đến những khách hàng tiềm năng về các tiện ích của việc gửi tiền tiết kiệm để thu hút khách hàng.
Đây là loại tiền gửi có lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nên đã huy động được một lượng lớn khách hàng đến gửi tiền qua các năm. Tuy nhiên, do lãi suất huy động của loại hình này cao cho nên ngân hàng cần phải có những chính sách phù hợp để tiếp tục giữ vững và phát triển đối với loại hình này, mà vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.