Đổi mới công tác tư tưởng trong bối cảnh bùng nổ thông tin (Qua khảo sát tỉnh Hưng Yên từ năm 2006 2010)

31 722 1
Đổi mới công tác tư tưởng trong bối cảnh bùng nổ thông tin (Qua khảo sát tỉnh Hưng Yên từ năm 2006  2010)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đổi mới công tác tư tưởng trong bối cảnh bùng nổ thông tin (Qua khảo sát tỉnh Hưng Yên từ năm 2006 - 2010) Nguyễn Đức Cường Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS. Chuyên ngành: Chính trị học; Mã số: 60 31 20 Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Duy Thông Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Phân tích tác động của sự bùng nổ thông tin đối với công tác tư tưởng của Đảng. Qua nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm công tác tư tưởng của đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh bùng nổ thông tin (qua khảo sát tỉnh Hưng Yên từ năm 2006 đến năm 2010). Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới công tác tư tưởng của đảng bộ trong thời gian tới. Keywords: Chính trị học; Công tác tư tưởng; Bùng nổ thông tin; Đảng bộ tỉnh Hưng Yên Content 3 MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt 3 MỞ ĐẦU 4 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 10 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9 6. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn 9 7. Kết cấu của luận văn…… …… 10 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG BỐI CẢNH BÙNG NỔ THÔNG TIN 11 1. Khái niệm về tư tưởng và công tác tư tưởng 11 1.1. Khái niệm tư tưởng 11 1.2. Khái niệm công tác tư tưởng 11 2. Khái niệm thông tin và sự bùng nổ thông tin 15 2.1.Khái niệm thông tin 15 2.2. Khái niệm sự bùng nổ thông tin 16 3. Sự bùng nổ thông tin và một số vấn đề trong công tác tư tưởng ở nước ta hiện nay 17 3.1 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về công tác tư tưởng 17 3.2. Những nhân tố tác động đến công tác tư tưởng của Đảng ta 18 3.3. Những thuận lợi và khó khăn của công tác tư tưởng trong thời kỳ bùng nổ thông tin 34 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN TỪ NĂM 2006 - 2010 44 4 1. Khái quát về tình hình kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Hưng Yên 44 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 44 1.2. Tình hình kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội của tỉnh Hưng Yên. 45 2. Công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh từ năm 2006 đến năm 2010 50 2.1. Sự bùng nổ thông tin và các yếu tố tác động đến công tác tư tưởng của đảng bộ tỉnh 50 2.2. Quan niệm và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác tư tưởng trong giai đoạn 2006 - 2010 54 2.3. Kết quả công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010 57 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG BỘ TRONG BỐI CẢNH BÙNG NỔ THÔNG TIN 72 1. Phương hướng, mục tiêu công tác tư tưởng của Đảng bộ trong bối cảnh bùng nổ thông tin 72 2. Giải pháp chủ yếu tăng cường công tác tư tưởng của Đảng bộ trong bối cảnh bùng nổ thông tin 76 2.1. Nhóm giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng đối với công tác tư tưởng 76 2.2. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công tác tư tưởng. 80 3. Kiến nghị và đề xuất đối với Trung ương, Tỉnh 85 3.1. Đối với Trung ương 85 3.2. Đối với Tỉnh 86 KẾT LUẬN 87 Danh mục tài liệu tham khảo 90 Các công trình đã công bố của tác giả 96 Phụ lục 97 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác tư tưởng, lý luận là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong công tác đường lối của Đảng, có nhiệm vụ nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; những vấn đề lý luận, thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta hiện nay. Sự phát triển nhanh của thông tin và truyền thông là một quá trình khách quan, là lôgíc tất yếu của tiến trình phát triển của nhân loại, mở ra môi trường thông tin rộng lớn, thuận tiện nhất, giúp cho các dân tộc, các quốc gia và cư dân toàn thế giới tăng cường khả năng giao lưu, tăng cường hiểu biết, xích lại gần nhau. Chúng tạo ra một môi trường điều kiện thúc đẩy sự phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Hệ thống truyền thông đại chúng toàn cầu hóa trở thành nguồn thông tin sinh động, phong phú, toàn diện và có tính thời sự, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách của mọi quốc gia. Những lợi ích mà các phương tiện thông tin mang lại là không thể phủ nhận, nhưng cùng với đó, mặt tiêu cực mà nó đem đến cũng không nhỏ: các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng công nghệ thông tin để tạo ra các khả năng tác động chống phá chế độ ta. Chúng lợi dụng tính chất của các mạng xã hội đó là: khó kiểm soát do người dùng không cần phải đăng ký tên thật; khả năng phản hồi nhanh, tính tương tác cao, có độ hấp dẫn lớn để tạo ra các trang web, các blog đưa các thông tin, luận điệu sai trái nhằm gây chia rẽ nội bộ Đảng, gây hiểu lầm trong nhân dân, làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước ta. Thông qua đó thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” trên tất cả các mặt kinh tế, văn hoá, chính trị, quân sự, ngoại giao từng bước làm chuyển hoá đất nước ta theo hướng mà chúng đã vạch sẵn, gây rối loạn xã hội từ bên trong, tìm cớ can thiệp lật đổ chế độ, hòng thắng ta trên mặt trận “không có tiếng súng”. Trong đó, âm mưu “diễn biến hoà bình” trên mặt trận tư tưởng - văn hoá được kẻ thù đặc biệt coi trọng. 4 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ "Đổi mới công tác tư tưởng trong bối cảnh bùng nổ thông tin” (Qua khảo sát tỉnh Hưng Yên từ năm 2006-2010). 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đề tài về công tác tư tưởng đã được nhiều công trình khoa học đề cập như: - "Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.(TS.Đào Duy Quát chủ biên) - "Đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tư tưởng", PGS. Hà Ngọc Hợi và TS.Ngô Văn Thạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2002. " Về công tác tư tưởng văn hoá", Trần Trọng Tân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005. - "Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng văn hoá", Hữu Thọ, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội năm 2000. -“Vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa”, GS Nguyễn Đức Bình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2010. -“Quản Lý Hoạt động Tư tưởng-văn hoá”, PGS,TS. Đào Duy Quát, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2010. -“Công tác tư tưởng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, PGS,TS. Trần Thị Anh Đào, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2009. -“Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng”, PGS,TS. Trần Thị Anh Đào, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2010. -“Công tác tư tưởng ”,PGS,TS. Đào Duy Quát, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2010. -“Những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng của Đảng hiện nay” TS Ngô Huy Tiếp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2011. -“Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ đảng viên” PGS,TS. Vũ Văn Phúc, PGS,TS Ngô Văn Thạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2011. 5 Các công trình nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu công tác tư tưởng của Đảng, đã làm rõ vai trò, vị trí, bản chất, nội dung công tác tư tưởng của Đảng, phản ánh thực trạng cũng như phương hướng, giải pháp công tác tư tưởng của Đảng trong những năm tới. Song chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề đổi mới công tác tư tưởng trong bối cảnh bùng nổ thông tin. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm hiểu và đánh giá đúng tình hình tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng trong bối cảnh bùng nổ thông tin, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác tư tưởng của Đảng trong những năm tới. - Nhiệm vụ: để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: Phân tích tác động của sự bùng nổ thông tin đối với công tác tư tưởng của Đảng. Qua nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm công tác tư tưởng của đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh bùng nổ thông tin. Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới công tác tư tưởng của đảng bộ trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là công tác tư tưởng của Đảng trong bối cảnh bùng nổ thông tin. - Phạm vi nghiên cứu: luận văn khảo sát công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ 2006 đến 2010. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới, thể hiện qua các văn kiện của Đảng, đặc biệt là văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về “công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”. Luận văn này dựa trên khoa học chính trị. 6 Cơ sở thực tiễn của luận văn là tình hình công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam và thực trạng công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trước sự tác động của các phương tiện truyền thông trên thế giới, trong nước. - Phương pháp nghiên cứu: vận dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin về lý luận và thực tiễn; các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế. 6. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn - Góp phần làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của công tác tư tưởng của Đảng trong bối cảnh bùng nổ thông tin; phân tích mối quan hệ giữa thông tin với công tác tư tưởng. Những kinh nghiệm về công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh bùng nổ thông tin. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tư tưởng Đảng cộng sản Việt Nam nói chung và đảng bộ tỉnh Hưng Yên nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập môn chính trị, xây dựng đảng nói chung, môn công tác tư tưởng của Đảng nói riêng ở Trường chính trị Nguyễn Văn Linh và các trung tâm bồi dưỡng chính trị trong Tỉnh; làm tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ đảng trong việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận. 7.Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công tác tư tưởng của Đảng trong bối cảnh bùng nổ thông tin. Chương 2: Thực trạng và vấn đề công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 2006-2010. Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị về đổi mới công tác tư tưởng của Đảng trong xu thế bùng bổ thông tin. Mặc dù đã cố gắng trong việc nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, song do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, tài liệu thu thập cũng như trình độ còn hạn chế, luận văn khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận 7 được sự đóng góp ý kiến, phê bình của các thầy cô giáo để nội dung luận văn được hoàn thiện và có tính khả thi hơn. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG BỐI CẢNH BÙNG NỔ THÔNG TIN 1. Khái niệm về tư tưởng và công tác tư tưởng 1.1. Khái niệm tư tưởng Đến nay đã có nhiều cách định nghĩa “tư tưởng” khác nhau: Một là: theo từ điển Wikipedia “ Tư tưởng là hệ thống các mục đích và quan niệm giúp điều chỉnh mục tiêu, dự tính và hành động của con người. Một tư tưởng có thể hiểu như một tầm nhìn bao quát, như cách thức để xem xét sự vật, thường gặp trong một vài trường phái triết học trong xã hội”. Hai là: “Tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người dưới dạng những khái niệm, phạm trù, những nguyên lý, quy luật nhằm thỏa mãn các nhu cầu (nhận thức và hoạt động thực tiễn) của con người” [63, tr.13]. Như vậy, có thể hiểu tư tưởng là những sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan được bộ não của con người sao chép, ghi lại và phản ánh dưới dạng khái quát, trừu tượng Tư tưởng thuộc phạm trù ý thức, là sản phẩm chủ quan của con người. 1.2. Khái niệm công tác tư tưởng Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng, nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể tư tưởng. Công tác tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích của Đảng Cộng sản, nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội; hình thành, phát triển, truyền bá cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng trong xã hội, cổ vũ động viên mọi người hành động chủ động, tích cực, sáng tạo vì lý tưởng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa; đấu tranh chống lại những luận điệu sai 8 trái phản động; bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Trong quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định, công tác tư tưởng là nhiệm vụ trọng yếu. Công tác tư tưởng có 3 bộ phận hợp thành: công tác nghiên cứu lý luận, công tác tuyên truyền giáo dục và công tác cổ động. Công tác nghiên cứu lý luận là bộ phận quan trọng hàng đầu của công tác tư tưởng, nhằm tổng kết thực tiễn, phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từng bước làm phong phú hệ tư tưởng của Đảng. Công tác tuyên truyền giáo dục là một bộ phận của công tác tư tưởng có nhiệm vụ truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm làm cho mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân từng bước nhận thức được quy luật tồn tại và phát triển của xã hội loài người, thấm nhuần đường lối, chủ trương có căn cứ khoa học, trên cơ sở đó nâng cao niềm tin, hành động tự giác và sáng tạo. Công tác cổ động nhằm tác động trực tiếp vào tâm lý, tình cảm của quần chúng. Bằng việc thông tin, giải thích cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu biết kịp thời những sự kiện đang diễn ra trong đời sống. Nắm bắt đường lối, chủ trương, chính sách; cổ vũ động viên mọi người hành động vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Ba bộ phận công tác tư tưởng tuy có khác nhau về mục tiêu, phương thức tiến hành, song có quan hệ gắn bó với nhau, cùng tác động đến nhận thức tư tưởng, tâm lý, tình cảm của quần chúng, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng. Trong công tác tư tưởng, Đảng phải kết hợp ba bộ phận đó sao cho hiệu quả nhất. Công tác tư tưởng có các chức năng chủ yếu là: nhận thức lý luận; giáo dục, tuyên truyền và cổ động, hình thành giá trị tinh thần giải phóng tư tưởng, dự báo sự phát triển xã hội và đấu tranh tư tưởng. Các chức năng đó đều thực hiện thông qua hoạt động tư tưởng và tâm lý của con người bằng lực lượng (các cán bộ làm công tác tư tưởng), bằng tổ chức và bộ máy với một hệ thống hết sức đa dạng, phong phú, linh 9 hoạt về phương pháp, biện pháp và các hình thức thể hiện. Để thực hiện các chức năng đó, công tác tư tưởng cần có sự phân công hoạt động: các cán bộ tư tưởng chuyên nghiệp, các cấp uỷ và đảng viên đều phải tham gia. 2. Khái niệm thông tin và sự bùng nổ thông tin 2.1. Khái niệm thông tin Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về thông tin: Thông tin là một hiện tượng vốn có của vật chất, là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất. "thông tin là dữ liệu mà có thể nhận thấy, hiểu được và sắp xếp lại với nhau để hình thành kiến thức", hay "thông tin là sự truyền đưa độ đa dạng" (R.Esbi) hoặc "Thông tin là nội dung thế giới bên ngoài được thể hiện trong sự nhận thức của con người" (N.Viener) Như vậy, thông tin là một hiện tượng khách quan, đóng vai trò quan trọng trong đời sống của thế giới sinh vật nói chung, của con người nói riêng. Không có thông tin, mọi sự vật và loài người sẽ không tồn tại và phát triển được. Thông tin đã trở thành nhu cầu sống còn của muôn loài, kể cả loài người. Để tồn tại và phát triển, con người luôn luôn phải tiếp nhận và xử lý thông tin. 2.2.Khái niệm sự bùng nổ thông tin Từ giữa thế kỷ XX đến nay, khi nhân loại bước vào cuộc cách mạng khoa học – công nghệ lần thứ ba - cuộc cách mạng tin học, với sự ra đời của điện thoại di động thế hệ mới, mạng máy tính Internet, hệ thống cáp quang và hệ thống vệ tinh địa tĩnh đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ có tính chất bùng nổ của các phương tiện truyền thông đại chúng dẫn tới việc thu nhỏ không gian và thời gian thông tin - truyền thông trên phạm vi toàn thế giới, hình thành “làng thông tin toàn cầu”. Truyền thông đa loại hình bắt đầu chi phối hoạt động sống của con người trên phạm vi toàn cầu. Trong giai đoạn này, nhờ khoa học kĩ thuật và văn hóa phát triển, số lượng ấn phẩm và các tài liệu khác trong xã hội đã tăng vọt. Khối lượng các tài liệu này cứ khoảng sau chu kì 10-12 năm lại tăng lên gấp đôi làm cho việc quản lí trở nên khó khăn. Các nhà khoa học gọi đó là hiện tượng hay sự “bùng nổ thông tin”. Theo từ điển Wikipedia: bùng nổ thông tin là sự gia tăng nhanh chóng về số lượng công bố thông tin hoặc dữ liệu và những ảnh hưởng của sự phong phú này. Như [...]... Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên (2000), Báo cáo tổng kết công tác tuyên giáo năm 2000, Hưng Yên 19 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên (2005), Báo cáo tổng kết công tác tuyên giáo năm 2005, Hưng Yên 20 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên (2006) , Báo cáo tổng kết công tác tuyên giáo năm 2006, Hưng Yên 21 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên (2007), Báo cáo tổng kết công tác tuyên giáo năm 2007, Hưng Yên 22 Ban Tuyên... Tỉnh ủy Hưng Yên (2008), Báo cáo tổng kết công tác tuyên giáo năm 2008, Hưng Yên 25 23 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên (2009), Báo cáo tổng kết công tác tuyên giáo năm 2009, Hưng Yên 24 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên (2010), Báo cáo tổng kết công tác tuyên giáo năm 2010 và 4 năm cong tác tuyên giáo, Hưng Yên 25 Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, ... nghiệm về công tác tư tưởng Để đổi mới phương pháp công tác tư tưởng của tỉnh cần căn cứ vào mục đích, nội dung, nhiệm vụ công tác tư tưởng trong từng trường hợp cụ thể: - Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp tuỳ thuộc vào từng nhiệm vụ cụ thể của công tác tư tưởng trong từng thời điểm, ở từng địa phương, cơ sở nhất định Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay, việc lựa chọn phương pháp công tác tư tưởng tuỳ... trí công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác tư tưởng Tăng cường tổ chức bộ máy và lực lượng làm công tác tư tưởng Đảm bảo các điều kiện cho công tác tư tưởng; tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đối với công tác tư tưởng Trong thực tế những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên với sự phát triển mạnh mẽ của các mạng viễn thông, ... ngày càng được nâng cao 2 Công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh từ năm 2006 đến năm 2010 2.1 Sự bùng nổ thông tin và các yếu tố tác động đến công tác tư tưởng của đảng bộ tỉnh Các yếu tố tác động đến công tác tư tưởng: - Những kết quả tích cực về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và truyền thông đại chúng - Mặt trái của mạng thông tin toàn cầu - Tình hình thế giới, khu vực và trong nước có những diễn... dựng chỉnh đốn Đảng - Công tác tư tưởng gắn với việc xây dựng đời sống văn hoá và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh 2 Giải pháp chủ yếu tăng cường công tác tư tưởng của Đảng bộ trong bối cảnh bùng nổ thông tin 2.1 Nhóm giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng đối với công tác tư tưởng 2.1.1 Nâng cao nhận thức vai trò, vị trí công tác tư tưởng của Đảng bộ Tỉnh trong giai đoạn hiện... nhân dân cùng tham gia làm công tác tư tưởng Công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác tư tưởng về mọi mặt, nhất là về nghiệp vụ chuyên môn còn yếu 2.3.4 Kinh nghiệm từ thực tiễn công tác tư tưởng của Đảng bộ - Một là, tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp uỷ và Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ đối với công tác tư tưởng ở cơ sở - Hai là, cấp uỷ và Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ phải thường xuyên chăm lo, xây dựng và bồi... Nội 12 Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương: 70 năm công tác tư tưởng văn hoá của Đảng truyền thống vẻ vang, trách nhiệm to lớn, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2000 13 Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2001) Kỷ yếu Hội nghị công tác tư tưởng - văn hoá toàn quốc năm 2000, Hà Nội 14 Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương: Một số vấn đề lý luận và nghiệp vụ công tác tư tưởng, Nxb.CTQG, Hà Nội, 1996 15 Ban Tư tưởng – Văn... 2.3.1 Những mặt đạt được +Công tác tuyên truyền, cổ động - Công tác tuyên truyền miệng: Tuyên truyền miệng và hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên được Đảng bộ xác định là công cụ quan trọng hàng đầu trong công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Tuyên truyền miệng tạo ra sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng trong Đảng và trong toàn xã hội - Công tác cổ động Công tác cổ động tỉnh đã hướng vào những... trong khi các thông tin chính thống từ thông tin đại chúng và đội ngũ làm công tác tư tưởng của Tỉnh còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về tiếp cận thông tin và xử lý thông tin Nhiều thông tin đã được báo chí (nhất là báo mạng), truyền hình đưa tin hàng tuần, thậm chí hàng tháng sau thì cán bộ, đảng viên và nhân dân mới được cung cấp những thông tin chính thống, do đó hiệu quả công . nghiệm công tác tư tưởng của đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh bùng nổ thông tin (qua khảo sát tỉnh Hưng Yên từ năm 2006 đến năm 2010). Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới công tác tư. LUẬN VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG BỐI CẢNH BÙNG NỔ THÔNG TIN 11 1. Khái niệm về tư tưởng và công tác tư tưởng 11 1.1. Khái niệm tư tưởng 11 1.2. Khái niệm công tác tư tưởng 11 2 2. Công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh từ năm 2006 đến năm 2010 2.1. Sự bùng nổ thông tin và các yếu tố tác động đến công tác tư tưởng của đảng bộ tỉnh Các yếu tố tác động đến công tác tư tưởng:

Ngày đăng: 17/04/2015, 23:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan