1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Tính định hướng của nội dung tuyên truyền miệng trong bối cảnh bùng nổ thông tin ở Việt nam hiện nay

29 310 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 57,12 KB

Nội dung

Tuyên truyền miệng trong thời đại bùng nổ thông tin

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong công tác tuyên truyền nói chung, tuyên truyền miệng nói riêng, chúng

ta thường nói đến tính định hướng, thuyết phục như là một trong những yếu tố rấtquan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, bởi lẽ mục đíchcủa tuyên truyền không chỉ là nâng cao nhận thức, cổ vũ niềm tin mà phải đi đếnhành động; Hay nói cách khác, mục đích cuối cùng của công tác tuyên truyền làhành động Bác Hồ đã dạy: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu,dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thấtbại” Muốn bảo đảm tốt mục đích, ngoài những yếu tố khác, thì cần phải khôngngừng nâng cao tính định hướng, thuyết phục của công tác tuyên truyền

Thực chất của việc định hướng, thuyết phục trong công tác tuyên truyềnmiệng là người thực hiện tuyên truyền cần phân tích bản chất sự kiện, vấn đề, lậpluận và đưa ra cách lý giải các nội dung, dẫn chứng minh họa bằng tư liệu, tài liệu,

số liệu, thực tế bảo đảm trung thực, khách quan để làm rõ bản chất vấn đề, quanđiểm qua đó định hướng tư tưởng, thuyết phục, cảm hóa người nghe Như vậy,tính định hướng, thuyết phục biểu hiện cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào nănglực, trình độ lập luận, phân tích, lý giải vấn đề của người tuyên truyền, từ đó tạo sựhấp dẫn, sức thuyết phục người nghe, cổ vũ niềm tin, thôi thúc người nghe hànhđộng Nếu quan niệm tuyên truyền miệng chỉ đơn thuần là tác nghiệp thông tin,không gắn liền với việc định hướng tư tưởng, vận động, thuyết phục để đi tới hànhđộng tích cực thì dẫn đến tuyên truyền kém hiệu quả Để “dân theo, dân làm” nhưBác Hồ đã dạy, thì tính định hướng, thuyết phục phải được bảo đảm nguyên vẹn và

có giá trị bền vững bởi chính đạo đức cách mạng của người làm công tác tuyêntruyền miệng Đây là nhân tố quyết định hàng đầu đến việc nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác tuyên truyền miệng hiện giờ và sau này

Tuy nhiên, trong xu hướng toàn cầu hoá, hội quốc tế và bùng nổ thông tin đãtrở nên phổ biến với mọi người trong xã hội hiện đại ngày nay Quá trình toàn cầuhóa, hội nhập quốc tế và bùng nổ thông tin đang diễn ra hết sức sôi động trên hầuhết mọi mặt của đời sống xã hội, mà trước hết và rõ nét nhất là trên lĩnh vực kinh

tế Cũng như các hiện tượng xã hội khác, toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và bùng

1

Trang 2

nổ thông tin cũng là một quá trình mang tính hai mặt, nó vừa có mặt tích cực, vừa

có mặt tiêu cực Ở mỗi quốc gia, khi tiếp nhận quá trình toàn cầu hoá, hội nhậpquốc tế và bùng nổ thông tin thì cả hai mặt này đều bộc lộ ra Song, đối với ViệtNam, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế và bùng nổ thông tin đã tác động làm côngtác tư tưởng của Đảng còn thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu cònhạn chế, chưa sát thực tế và chưa linh hoạt Công tác lý luận còn lạc hậu, thiếuthực tiễn trên một số mặt…

Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Tính định hướng của nội dung tuyên truyền miệng trong bối cảnh bùng nổ thông tin ở Việt nam hiện nay” làm tiểu

luận hết học phần: Công tác tuyên truyền miệng, với hy vọng sẽ phần nào làm rõnhững nội dung trên và đưa ra những giải pháp khắc phục

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề có tính chất lý luận về công táctuyên truyền nói chung và công tác tuyên truyền miệng nói riêng, tiểu luận đánhgiá đúng thực trạng và tầm quan trọng của tính định hướng về nội dung của côngtác tuyên truyền miệng và đề xuất các giải pháp để tăng cường tính định hướng vềnội dung của công tác này

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về công tác tuyên truyền nóichung và công tác tuyên truyền miệng nói riêng;

- Đánh giá đúng thực trạng và tầm quan trọng của tính định hướng về nộidung của công tác tuyên truyền miệng;

- Đề xuất các giải pháp để tăng cường tính định hướng về nội dung của côngtác tuyên truyền miệng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu những vấn đề về lý luận và tính định hướng về nộidung của công tác tuyên truyền miệng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 3

- Tiểu luận nghiên cứu, làm rõ những vấn đề có tính chất lý luận của côngtác tuyên truyền miệng Trong đó, chủ yếu đi sâu làm rõ tính định hướng về nộidung của công tác tuyên truyền miệng hiện nay trong bối cảnh bùng nổ thông tin;

- Tiểu luận tập trung khảo sát, nghiên cứu qua các phương tiện thông tin đạichúng, các văn bản của Đảng và Nhà nước, các sách báo và tạp chí… nói về tínhđịnh hướng về nội dung của công tác tuyên truyền miệng

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng CSVN

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở các phương pháp luận chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơbản của khoa học xã hội và nhân văn, tập trung vào một số phương pháp sau đây:Phương pháp phân tích - tổng; Phương pháp lịch sử và lôgic; Phương pháp sosánh, đối chứng

5 Đóng góp mới của Tiểu luận

- Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận của công tác tuyên truyềnmiệng;

- Đánh giá thực trạng của tính định hướng về nội dung của công tác tuyêntruyền miệng trong bối cảnh bùng nổ thông tin ở Việt nam hiện nay;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tính định hướng về nội dungcủa công tác tuyên truyền miệng trong bối cảnh bùng nổ thông tin ở Việt nam hiệnnay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Tiểu luận góp phần khái quát lại những vấn đề lý luận mang tính phổ thôngnhất cho sinh viên, đội ngũ, cán bộ công chức;…

- Nêu bật tính định hướng về nội dung của công tác tuyên truyền miệngtrong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay ở Việt Nam để nhằm làm tài liệu thamkhảo cho những ai quan tâm

Trang 4

7 Kết cấu của Tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận gồm 03chương:

Chương 1 Những vấn đề lý luận chung về công tác tuyên truyền và công táctuyên truyền miệng;

Chương 2 Thực trạng tính định hướng về nội dung của công tác tuyêntruyền miệng ở Việt Nam trong bối cảnh bùng nổ thông tin;

Chương 3 Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường tính định hướng về nội dungcủa công tác tuyên truyền miệng ở Việt Nam trong bối cảnh bùng nổ thông tin

Trang 5

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYÊN

TRUYỀN VÀ TUYÊN TRUYỀN MIỆNG 1.1 Những vấn đề chung về công tác tư tưởng

1.1.1 Tư tưởng và hệ tư tưởng

- Tư tưởng hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thức tồn tại của ý thức,

kết quả của quá trình nhận thức hiện thực khách quan, trở thành kinh nghiệm và sựhiểu biết của mỗi con người

- Đặc điểm cơ bản của tư tưởng:

+ Tư tưởng thuộc phạm trù ý thức xã hội Tồn tại xã hội quyết định ý thức

xã hội, khi tồn tại xã hội thay đổi, tư tưởng cũng có sự thay đổi

+ Tư tưởng có sự bảo thủ đồng thời có khả năng đi trước so với những vậnđộng của hiện thực khách quan

+ Tư tưởng gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người nên tư tưởngluôn luôn gắn liền với lợi ích

+ Trong xã hội, có tư tưởng của cá nhân và tư tưởng xã hội Các nhóm xãhội, tầng lớp, giai cấp do có lợi ích giống nhau nên có tư tưởng giống nhau, hình

thành tư tưởng của một nhóm xã hội, một tầng lớp, một giai cấp

- Quan hệ tư tưởng: Quan hệ tư tưởng là sự tác động qua lại và ảnh hưởng

lẫn nhau trong lĩnh vực tư tưởng giữa con người với con người trong xã hội

1.1.2 Công tác tư tưởng

- Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính

đảng nhằm xây dựng, xác lập, phát triển và truyền bá hệ tư tưởng trong quầnchúng, định hướng giá trị, tạo niềm tin và thúc đẩy quần chúng hành động vì lợiích của mình

- Hình thái của công tác tư tưởng: Quá trình tư tưởng diễn ra dưới các hình

thái:

+ Công tác lý luận là khâu đầu tiên của quá trình tư tưởng, bao gồm hình

thành, phát triển, hoàn thiện hệ tư tưởng, nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn;vận dụng nền tảng tư tưởng để xác định đường lối, chủ trương, chính sách trongtừng thời kỳ

Trang 6

+ Tuyên truyền là hoạt động tiếp nối công tác lý luận, truyền bá hệ tư tưởng

vào trong quần chúng, làm cho hệ tư tưởng chiếm địa vị thống trị trong xã hội.Tuyên truyền làm cho lý luận có sức sống mạnh mẽ, thể hiện sinh động trong thựctiễn, trở thành kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn

+ Cổ động là khâu chuyển hoá lý luận đã được nhận thức, niềm tin đã được

+ Công tác tư tưởng của giai cấp vô sản có tính đảng bởi vì hệ tư tưởng Mác

- Lênin phản ánh và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,nên mang tính giai cấp và tính đảng

- Nguyên tắc tính khoa học

+ Hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, chủ nghĩa cộng sản khoa học là thế giới

quan, phương pháp luận khoa học đúng đắn nhất Vì vậy công tác tư tưởng nhấtđịnh phải mang tính khoa học

+ Tính khoa học yêu cầu công tác tư tưởng được tiến hành trên cơ sở khoahọc, tuân theo các qui luật vận động, biến đổi của lĩnh vực tư tưởng; có quan điểmlịch sử - cụ thể; thường xuyên tìm tòi, sáng tạo những phương pháp công tác mới,

sử dụng các phương tiện hiện đại, phù hợp với trình độ giác ngộ và những nhu cầuthông tin ngày càng cao của đối tượng; đánh giá một cách khách quan, toàn diện vàlịch sử - cụ thể các sự kiện, các vấn đề

- Nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn

+ Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc quan trọng của công tác

tư tưởng, bởi vì lý luận khoa học chỉ có sức mạnh khi đi vào quần chúng, gắn bómật thiết với thực tiễn cách mạng, với đời sống của nhân dân

+ Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong công tác tư tưởng thể hiện trướchết ở chỗ: công tác tư tưởng phải xuất phát từ thực tiễn và quay trở về phục vụ

Trang 7

thực tiễn Đồng thời, thực tiễn công tác tư tưởng phải được soi sáng, định hướngbằng lý luận, được chỉ đạo, tổ chức thực hiện bởi lý luận khoa học.

+ Tổng kết thực tiễn gắn với nghiên cứu lý luận là phương pháp căn bản đểthực hiện sự thống nhất lý luận và thực tiễn trong công tác tư tưởng, khắc phục chủnghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm

1.1.4 Phương châm công tác tư tưởng

Tiến hành công tác tư tưởng cần thực hiện 6 phương châm:

Một là, công tác tư tưởng phải gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ chính

trị, với phong trào cách mạng của quần chúng, với từng đối tượng

Hai là, kết hợp chặt chẽ ba nội dung giáo dục: Giáo dục chủ nghĩa Mác

-Lênin và chủ trương đường lối của Đảng; giáo dục kiến thức khoa học, phẩm chất

và đạo đức cách mạng; giáo dục lý luận, quan điểm cơ bản và tình hình, nhiệm vụtrước mắt

Ba là, kết hợp công tác tư tưởng với công tác tổ chức và công tác kiểm tra,

giám sát

Bốn là, kết hợp giáo dục tư tưởng trong học tập với việc rèn luyện trong

thực tiễn cách mạng

Năm là, kết hợp giáo dục tư tưởng trong sinh hoạt của tất cả các tổ chức;

công tác tư tưởng trong Đảng với công tác tư tưởng trong xã hội

Sáu là, kết hợp bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cách mạng với phê phán

những biểu hiện lệch lạc tư tưởng; biểu dương ưu điểm, phê bình uốn nắn nhữngkhuyết điểm

1.2 Tuyên truyền trong công tác tư tưởng

1.2.1 Khái niệm chung về công tác tuyên truyền

Tuyên truyền là một trong 3 hình thái của công tác tư tưởng Chủ tịch Hồ

Chí Minh nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân

theo, dân làm Nếu không đạt được mục tiêu đó thì tuyên truyền thất bại”.

Tuyên truyền có ba nội dung chủ yếu là: Thông tin (gồm cả định hướngthông tin); Giáo dục và vận động quần chúng; Tổ chức quần chúng đi tới hànhđộng

Trang 8

1.2.2 Vị trí, vai trò công tác tuyên truyền trong công tác tư tưởng

- Tuyên truyền là một trong những bộ phận quan trọng của công tác tưtưởng, có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân

- Tuyên truyền góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, hìnhthành và củng cố niềm tin, giáo dục lý luận, đạo đức, lối sống, lẽ sống; bồi dưỡngphương pháp, kỹ năng hành động cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân

- Công tác tuyên truyền uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh vớinhững quan điểm sai trái bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; góp phần xây dựngcon người mới, cuộc sống mới

1.2.3 Những nguyên tắc cơ bản của công tác tuyên truyền

Cùng với việc thực hiện các nguyên tắc của công tác tư tưởng, trong côngtác tuyên truyền cần tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Mỗi cán bộ tuyên truyền phải thực sự trung thành với đường lối, chínhsách của Đảng, có ý thức tổ chức kỷ luật trong nói và viết, không được lồng nhữngquan điểm cá nhân, trái với đường lối quan điểm của Đảng khi tuyên truyền

- Kiên quyết đấu tranh với các luận điệu thù địch, thói hư, tật xấu, các tệ nạntrong xã hội để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ

- Tính khoa học và thực tiễn

+ Dựa trên những luận cứ khoa học và thực tiễn để nhìn nhận, phân tích sựviệc, hiện tượng, từ đó thuyết phục, cảm hoá đối tượng tuyên truyền

Trang 9

+ Luôn luôn gắn với thực tiễn, trên cơ sở tổng kết thực tiễn xác định phương hướng và nhiệm vụ của công tác tuyên truyền trong từng thời kỳ cáchmạng Trên cơ sở thực tiễn để giải đáp những vấn đề của cuộc sống đặt ra.

+ Phương pháp, hình thức tuyên truyền phải phù hợp với tình hình và vớitừng đối tượng tuyên truyền

- Tính chân thật

+ Phải trình bày một cách khách quan những kết quả thực tiễn, cả thành tựu

và thiếu sót, thắng lợi và sai lầm, phân tích, phản ảnh sự vật và hiện tượng đúngbản chất

+ Phản ánh đúng đắn tâm tư, nguyện vọng của quần chúng trong quá trìnhthực hiện đường lối, chính sách, từ đó kiến nghị những biện pháp bổ sung, sửa đổi,hoàn chỉnh đường lối, chính sách, pháp luật

+ Tính chân thật không mâu thuẫn với việc lựa chọn, xử lý nội dung tuyêntruyền một cách phù hợp nhất với từng loại đối tượng, không nhất thiết nói hếtnhững nội dung có thể gây hiểu nhầm, hoang mang trong quần chúng

- Tính chiến đấu

+ Tuyên truyền phải có sự nhạy bén chính trị và bản lĩnh chính trị Trongmỗi sự việc và hiện tượng cần phân biệt đúng sai, phải trái, xác định nhanh đượccái tốt cần biểu dương, cái xấu cần phải kịp thời phê phán

+ Có tinh thần cách mạng tiến công, chống mọi âm mưu, thủ đoạn chốngphá của các lực lượng thù địch trên mặt trận tư tưởng văn hoá, chống mọi quanđiểm, khuynh hướng sai, trái với quan điểm, đường lối của Đảng

- Tính phổ thông, đại chúng

+ Nội dung tuyên truyền phải gắn chặt với cuộc sống thực tiễn phong phúcủa quần chúng nhân dân, giải đáp những vấn đề nóng hổi mà cuộc sống đang đặtra

+ Hình thức tuyên truyền phải phù hợp với trình độ, tâm lý của từng loại đốitượng, biết sử dụng những loại hình tuyên truyền mà quần chúng quan tâm, ưathích, thực hiện tốt thông tin hai chiều Tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm

Trang 10

1.2.4 Những nội dung của công tác tuyên truyền

- Tuyên truyền nền tảng tư tưởng của Đảng, đó là chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh

- Tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chủtrương, biện pháp của địa phương

- Thông tin có định hướng tình hình thời sự trong nước và quốc tế

- Hướng dẫn, chỉ đạo và trực tiếp tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáodục nhân các ngày kỷ niệm, các đợt vận động chính trị lớn của đất nước và địaphương Tuyên truyền, giáo dục truyền thống của dân tộc và của địa phương

- Phổ biến kiến thức mới, quy trình công nghệ mới trong sản xuất, đời sống

và bảo vệ môi trường

- Tuyên truyền về thành tựu chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và củađịa phương, những thuận lợi và khó khăn, những kinh nghiệm và bài học trongviệc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của địa phương trong từng thời kỳ

- Tuyên truyền, giáo dục về người tốt việc tốt và các điển hình tiên tiến, thúcđẩy phong trào thi đua

- Tuyên truyền về lối sống, nếp sống và giáo dục công dân nhằm góp phầnxây dựng con người mới và nền văn hoá mới

- Đấu tranh tư tưởng chống âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thùđịch, chống quan liêu, tham nhũng và những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội

1.2.5 Lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền

- Xuất phát từ bản chất và yêu cầu, nhiệm vụ của tuyên truyền cách mạng,các cấp uỷ đảng phải lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và thống nhất công tác tuyêntruyền

- Thực hiện phương châm “toàn Đảng làm công tác tư tưởng” mỗi đảng viênđều làm công tác tuyên truyền

- Sử dụng tất cả các lực lượng và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổchức, phương tiện trong công tác tuyên truyền

- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện các phương tiện chủ lực làm côngtác tuyên truyền, trong đó các phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyềnmiệng có vai trò đặc biệt quan trọng

- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tuyêntruyền một cách toàn diện về nhận thức chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ…

Trang 11

1.3 Công tác tuyên truyền miệng

1.3.1 Tuyên truyền miệng trong hệ thống công tác tuyên truyền

- Khái niệm tuyên truyền miệng

Tuyên truyền miệng là một hình thức đặc biệt của tuyên truyền, được tiếnhành thông qua sự giao tiếp trực tiếp giữa người tuyên truyền với đối tượng tuyêntruyền, chủ yếu bằng lời nói trực tiếp

- Những ưu thế đặc trưng của tuyên truyền miệng

+ Là sự giao tiếp trực tiếp để cung cấp và trao đổi thông tin nên sử dụng

được mọi ưu thế của giao tiếp trực tiếp

+ Tuyên truyền miệng qua hình thức đối thoại giữa người nói với người nghe, là một hình thức tuyên truyền dân chủ nhất, thực hiện được chức năng thông

tin cả 2 chiều, không mang tính áp đặt.

+ Tuyên truyền miệng có thể sử dụng triệt để nhất ưu thế của ngôn ngữ nói

và " kênh" phi ngôn ngữ

+ Tuyên truyền miệng có điều kiện và nhiều khả năng tiến hành một cáchthường xuyên và rộng rãi ở nhiều nơi, trong các điều kiện khác nhau

- Những hạn chế của tuyên truyền miệng:

+ Lời nói có tính tuyến tính, chỉ đi một chiều, không quay trở lại

+ Phạm vi về không gian có giới hạn, do khả năng phát ra của lời nói trựctiếp

- Dễ chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh do tập trung đông người và ởcác địa điểm khác nhau

1.3.2 Mục đích, nhiệm vụ của tuyên truyền miệng

- Truyền bá, giáo dục sâu rộng về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, bản sắc văn hóa Việt Nam và những tinh hoa về tư tưởng văn hoá của nhânloại

- Quán triệt Cương lĩnh, quan điểm, đường lối, nghị quyết, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

- Giáo dục về tư tưởng- văn hoá, phẩm chất đạo đức, lối sống nhằm xâydựng con người mới, nền văn hoá mới

- Đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng phản động và lạc hậu, các quanđiểm chống đối và sai trái; góp phần hạn chế, đẩy lùi tiêu cực trong xã hội

Trang 12

1.3.3 Những nguyên tắc cơ bản của tuyên truyền miệng

Tuyên truyền miệng phải quán triệt và vận dụng các nguyên tắc của công tác

tư tưởng, công tác tuyên truyền, cụ thể là thực hiện tốt 4 nguyên tắc cơ bản sau:

- Tính đảng, ( tính tư tưởng) là nguyên tắc cơ bản hàng đầu, của công tác

tuyên truyền miệng

- Tính chiến đấu, tuyên truyền miệng phải khẳng định và bảo vệ cái đúng,

xây dựng những tư tưởng tình cảm lành mạnh, uốn nắn những quan điểm tư tưởnglệch lạc, đấu tranh chống các luận điểm phản tuyên truyền, các biểu hiện tiêu cực

- Tính quần chúng (tính nhân dân): nội dung tuyên truyền miệng phải xử lý

tốt mối quan hệ giữa nhiệm vụ tuyên truyền đặt ra và yêu cầu, nguyện vọng, lợiích của người nghe

- Tính khoa học, chân thực, khách quan, đòi hỏi tuyên truyền miệng phải nói

đúng sự thật, không tránh né, không cực đoan, một chiều

1.3.4 Phương châm tiến hành công tác tuyên truyền miệng

- Toàn Đảng phải làm công tác tuyên truyền miệng Trước hết, các cấp uỷ

viên, cán bộ lãnh đạo phải tích cực làm công tác tuyên truyền miệng Thông quacác chương trình công tác, đi thực tiễn cơ sở để chủ động tuyên truyền chủ trương,chính sách cho nhân dân Mọi đảng viên phải chủ động nắm vững đường lối chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để kịp thời thông tin, giảithích cho quần chúng hiểu và thực hiện

- Chủ động và tích cực phục vụ nhiệm vụ chính trị Tuyên truyền phải đi

trước một bước và phải dự báo được tình hình, tránh cho quần chúng mắc vàonhững sai lầm tự phát Phân tích và hướng dẫn dư luận xã hội là một trong nhữngchức năng cơ bản của công tác tuyên truyền miệng

- Nhạy bén, kịp thời Bám sát tình hình thời cuộc, tình hình thực tiễn, những

vấn đề mới nảy sinh để kịp thời tuyên truyền, giải thích Tình hình thế giới vàtrong nước có nhiều diễn biến phức tạp càng đòi hỏi phải chủ động, nhạy bén đểnâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền

- Cụ thể, thiết thực Tuyên truyền miệng phải cụ thể, thiết thực, có số liệu, tư

liệu, sự kiện, căn cứ, lập luận rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, làm cho nộidung tuyên truyền trở nên phong phú, sinh động, hấp dẫn, gợi cảm, có sức thuyếtphục cao, đáp ứng yêu cầu của đối tượng

Trang 13

- Kết hợp xây và chống Tuyên truyền miệng phải kết hợp hài hoà giữa xây

và chống, giữa biểu dương cái tốt, cái mới, phê phán cái sai, cái lạc hậu, khắc phụctính chất cực đoan một chiều, dẫn tới những hậu quả xấu của kết quả tuyên truyền

- Thường xuyên, liên tục, có hệ thống Tuyên truyền miệng phải tiến hành

thường xuyên, liên tục, có hệ thống, vừa có những đợt tập trung cao điểm, vừathường xuyên, liên tục, không để đứt quãng

- Phối hợp nhiều hình thức, biện pháp và lực lượng Tuyên truyền miệng phải kết hợp nhiều hình thức, phương pháp, sử dụng và phối hợp nhiều lực lượng, nhất là với các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động văn hóa văn

nghệ và sinh hoạt, hội họp của các đoàn thể chính trị

1.4 Tổ chức và hoạt động đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp

Việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng xuất phát

từ cơ sở thực tiễn và lý luận sau:

- Xuất phát từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong quá trình tổ chức vàlãnh đạo sự nghiệp cách mạng

- Xuất phát từ những ưu thế đặc trưng của công tác tuyên truyền miệng

- Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền

- Xuất phát từ những yêu cầu bức xúc cần phải tăng cường định hướngthông tin

1.4.1.2 Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng

Báo cáo viên

- Báo cáo viên do cấp ủy lựa chọn và ra quyết định công nhận, được tổ chức

có hệ thống từ Trung ương đến tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, xã phường, thịtrấn và đảng bộ cơ sở

- Báo cáo viên có hai loại: Báo cáo viên chuyên trách và báo cáo viên kiêm

chức, hoạt động kiêm nhiệm

- Phương thức hoạt động chủ yếu của báo cáo viên là thuyết trình, diễnthuyết, tuyên truyền trực tiếp

Trang 14

- Chức năng, nhiệm chủ yếu của báo cáo viên

1- Cung cấp thông tin, đặc biệt là những thông tin mới có giá trị, nhữngthông tin có tính nội bộ về tình hình quốc tế, trong nước; phổ biến, giải thích cácquan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách lớn, mới, chỉ thị, nghị quyết củaĐảng và Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốcphòng, đối ngoại

2- Phân tích, bình luận, làm rõ ý nghĩa nội dung chính trị của các sự kiện,các nhiệm vụ Trên cơ sở lý luận, thực tiễn khoa học, xác đáng, có sức thuyết phụccao, báo cáo viên phân tích, bình luận làm rõ bản chất các sự vật, hiện tượng, từ

đó chỉ ra các nguyên nhân, dự báo chiều hướng, khả năng và triển vọng của tìnhhình, định hướng thông tin, nhất là những thông tin có tính chính trị cao

3- Động viên, cổ vũ người nghe, nhằm làm chuyển biến tư tưởng, từ nhậnthức đến hành động theo mục tiêu chính trị đề ra

Tuyên truyền viên:

- Tuyên truyền viên là lực lượng tuyên truyền miệng được tổ chức của Đảng

ở cấp cơ sở, không có hệ thống dọc từ Trung ương

- Mọi cán bộ, đảng viên đều có nhiệm vụ là tuyên truyền viên, thực hiện vậnđộng, cổ động, thuyết phục quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước

- Tuyên truyền viên không nhất thiết phải là đảng viên, nhưng là những quầnchúng gương mẫu, có đủ tiêu chuẩn phẩm chất, năng lực làm công tác tuyêntruyền

- Tuyên truyền viên có phương thức hoạt động năng động, chủ động, độclập, thực hiện tuyên truyền, vận động trực tiếp từng người, từng nhóm trong sinhhoạt, lao động, công tác hàng ngày với quần chúng

- Nhiệm vụ của báo cáo viên, tuyên truyền viên

Chỉ thị 17-CT/TW ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoaX) về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyềnmiệng trong tình hình mới đã khẳng định rõ:

Ngày đăng: 31/10/2018, 15:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w