Dịch vụ hải quan Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển

95 442 2
Dịch vụ hải quan Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án kinh tế thương mại MỤC LỤC SV: Vũ Thị Duyên Lớp: QTKD thương mại 49B Đề án kinh tế thương mại LỜI MỞ ĐẦU Hải quan Việt Nam đã được thành lập từ ngày 10/9/1945 trải qua 65 năm xây dựng và trưởng thành Hải quan đã hoàn thành được các nhiệm vụ chính trị được Đảng và nhà nước giao cho là: kiểm tra giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tổ chức thực hiện pháp lệnh về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế trong nước đang đẩy mạnh hội nhập với kinh tế thế giới, đẩy mạnh phát triển thương mại quốc tế thì ngành hải quan càng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia. Đặc biệt là dịch vụ hải quan của Việt Nam. Chất lượng dịch vụ hải quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hay làm thủ tục xuất nhập cảnh. Dịch vụ hải quan thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nâng cao được hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường cũng như đạt được kết quả kinh doanh tốt. Trước yêu cầu phát triển dịch vụ hải quan ngày càng hiện đại, thông thoáng, tính chuyên nghiệp cao như hiện nay để góp phần thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội, em đã chọn nghiên cứu đề tài ‘‘Dịch vụ hải quan Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển’’ dưới sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Đặng Đình Đào. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp em trang bị them kiến thức về lĩnh vực hải quan, các vụ hải quan, quá tình phát triển dịch vụ cũng như thực trạng phát triển dịch vụ hải quan từ đó có thể đưa ra được những giải pháp phát triển dịch vụ hải quan trong tương lai để phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội. SV: Vũ Thị Duyên Lớp: QTKD thương mại 49B 1 Đề án kinh tế thương mại Nội dung của đề án gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về hải quan và các dịch vụ hải quan. Chương II: Thực trạng dịch vụ hải quan hiện nay Chương III: Giải pháp phát triển dịch vụ hải quan tạo thuận lợi cho các hoạt động logistic phát triển. Do trình độ và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên bản đề án không khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý giúp đỡ của GS.TS Đặng Đình Đào để bài đề án được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! SV: Vũ Thị Duyên Lớp: QTKD thương mại 49B 2 Đề án kinh tế thương mại CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN 1.Hải quan và quá trình phát triển các dịch vụ hải quan 1.1 Hải quan trên thế giới 1.1.1.Sự ra đời của Hải quan Trên thế giới, Hải quan có lịch sử rất lâu đời, từ khi có buôn bán trao đổi hàng hoá giữa các khu vực địa lí khác nhau, các quốc gia đã có hoạt động Hải quan và cơ quan Hải quan. Những hoạt động Hải quan được ghi lại trong các di tích lịch sử ở Ai Cập cổ đại (thế kỉ 17 - 16 tCn.). Trong thời kì Hi Lạp và La Mã cổ đại, cũng như trong thời kì phong kiến, hải quan luôn giữ vai trò quan trọng để thu tiền cho ngân sách nhà nước. Lúc đầu, hoạt động của Hải quan thuần tuý mang tính chất tài chính. Đến khi xuất hiện chủ nghĩa tư bản, bên cạnh chức năng truyền thống đó, Hải quan đã có thêm chức năng mới, trong đó quan trọng nhất là chức năng bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích của tư bản dân tộc. Trong quá trình phát triển kinh tế và liên kết kinh tế giữa các nước Châu Âu, hình thức liên minh thuế quan đã ra đời. Các liên minh thuế quan này đóng vai trò quan trọng trong việc thống nhất các thành bang thành một quốc gia thống nhất như Liên minh Thuế quan Đức thời kì 1841 - 1888. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại quốc tế, các quốc gia trên thế giới đã tìm cách hợp tác với nhau trong lĩnh vực Hải quan nhằm tiêu chuẩn hoá, đơn giản hoá và thống nhất hoá các thủ tục, luật lệ Hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đồng thời đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động điều tra chống buôn lậu. Từ yêu cầu thực tế đó, năm 1950, Hội đồng Hợp tác Hải quan (nay là Tổ chức Hải quan Thế giới) ra đời. Ngày nay, trên thế giới đang tồn tại nhiều tổ chức kinh tế mà thực chất là các SV: Vũ Thị Duyên Lớp: QTKD thương mại 49B 3 Đề án kinh tế thương mại liên minh thuế quan do các nước lập ra để nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên, đồng thời đối phó với sức cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường quốc tế. Các khối kinh tế hay các liên minh thuế quan nổi tiếng, nhất là Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC), Hiệp hội Mậu dịch Tự do Châu Âu (EFTA) và các liên minh mới thành lập gần đây, nay mới chuyển thành khối kinh tế như Khu vực Thị trường Tự do Bắc Đại Tây Dương (NAFTA), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp hội Mậu dịch Tự do Châu Á (AFTA) 1.1.2.Tổ chức Hải quan thế giới(WCO) Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) là một tổ chức liên chính phủ, có trụ sở tại Brussels, Bỉ. WCO được công nhận là đại diện cho tiếng nói của cộng đồng hải quan toàn cầu. Trong chức năng của mình, tổ chức này đặc biệt chú ý đến các lĩnh vực bao gồm việc phát triển các công ước quốc tế, các công cụ quốc tế liên quan đến các chủ đề như: phân loại hàng hoá, định giá, quy tắc xuất xứ, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, các hoạt động hải quan thực thi pháp luật, đấu tranh chống hàng giả trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), tính toàn vẹn xúc tiến, và phân phối xây dựng năng lực bền vững để hỗ trợ cải cách và hiện đại hóa hải quan. Hiện nay, WCO chịu trách nhiệm duy trì Hệ thống hài hoà quốc tế về hàng hoá (HS), danh pháp và kỹ thuật quản lý của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định về Định giá Hải quan và quy tắc xuất xứ. a/Lịch sử ra đời của tổ chức Hải quan thế giới Vào năm 1947 đại diện của chính phủ 13 nước thuộc Ủy ban hợp tác kinh tế Châu Âu đã đồng ý thành lập nhóm nghiên cứu để xem xét khả năng thiết lập Liên minh hải quan Châu Âu trên cơ sở nguyên tắc hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT.Năm 1948,nhóm này đã thành lập ủy ban SV: Vũ Thị Duyên Lớp: QTKD thương mại 49B 4 Đề án kinh tế thương mại kinh tế và Ủy ban Hải quan.Ủy ban kinh tế là tiền thân của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD,còn Uỷ ban Hải quan đã trở thành Hội đồng hợp tác Hải quan(CCC) và phiên họp đầu tiên của Hội đồng tổ chức tại Bruc- xen,Bỉ vào ngày 26/1/1953 với sự có mặt của đại diện của 17 chính phủ Châu Âu.Từ năm 1983,ngày 26/1 đã trở thành” Ngày Hải quan thế giới”.Để đáp ứng nhiệm vụ mới và sự phát triển của quá trình hợp tác,Hội đồng đã chính thức đổi tên thành Tổ chức Hải quan thế giới vào năm 1994(gọi tắt là WCO) với 171 cơ quan Hải quan thành viên có mặt ở hầu hết các lục địa,đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển 98% thương mại toàn cầu. b/Vai trò của tổ chức Hải quan thế giới Là một tổ chức liên chính phủ độc lập,Tổ chức Hải quan thế giới giữ vai trò tăng cường tính hiệu quả và hiệu lực của các cơ quan Hải quan trên thế giới.WCO là tổ chức quốc tế duy nhất có năng lực về các vấn đề hải quan và là cơ quan ngôn luận của cộng đồng hải quan quốc tế.Để tạo ra một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm của các đoàn đại biểu Hải quan các nước,WCO xây dựng nhiều cộng ước và công cụ quốc tế,cũng như cung cấp các trợ giúp kỹ thuật và đào tạo cho các thành viên của nó.Bên cạnh vai trò thuận lợi cho thương mai hợp tác,WCO được công đồng quốc tế thừa nhận về cố gắng đấu tranh chống gian lận thương mại. WCO giữ vai trò quan trọng là cầu nối giữa các co quan hải quan và các đối tác nhằm tạo ra môi trường hải quan dễ phán đoán,minh bạch và dễ tin cậy,tham gia trực tiếp vào sự phồn của kinh tế và xã hội của các nước thành viên. c/Nhiệm vụ của tổ chức Hải quan thế giới Trong môi trường bất ổn và đe dọa của chủ nghĩa khủng bố nhiệm vụ của WCO là tăng cường bảo vệ xã hội và lãnh thổ quốc gia,an ninh và thuận lợi cho thương mại.Hoạt động của WCO là thu thuế hải quan,bảo vệ xã hội SV: Vũ Thị Duyên Lớp: QTKD thương mại 49B 5 Đề án kinh tế thương mại và môi trường,thống kê thương mại,đảm bảo sự thuận lơi và tuân thủ thương mại,bảo vệ các di sản văn hóa. Trong bối cảnh thương mại đang phát triển nhanh chóng trên nền tảng của áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin mới,WCO với chức năng là đại diện cho cộng đồng hải quan thế giới đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc hợp tác hải quan,kiểm tra các khía cạnh kỹ thuật cũng như các yếu tố kinh tế có liên quan tới hệ thống hải quan để đề xuất những phương hướng biện pháp thiết thực và những công cụ pháp lý mang tính chất quốc tế có hiệu quả và hiệu lực nhằm đạt mức độ hài hòa thống nhất tiêu chuẩn hóa cao nhất có thể được cho hoạt động nghiệp vụ hải quan các nước thành viên.Vì vậy,WCO đã và đang theo đuổi thực hiện những vấn đề sau đây: 1.Nghiên cứu mọi vấn đề có liên quan đến hợp tác hải quan mà các bên ký kết thỏa thuận phát triển phù hợp với các mục tiêu chung của các công ước,thỏa thuận quốc tế. 2.Kiểm tra mọi khía cạnh kỹ thuật của các chế độ hải quan cũng như các nhân tố kinh tế liên quan đến chúng,nhằm đề xuất với các thành viên của Hội đồng những phương tiện biện pháp hiệu quả và thực tiễn dễ đạt được mức độ hài hòa và thống nhất cao nhất. 3.Soạn thảo các dự thảo công ước và điều khoản bổ sung công ước,cũng như kiến nghị việc thông qua chúng cho các chính phủ hữu quan. 4.Ban hành các khuyến nghị nhằm đảm bảo việc giải thích và áp dụng thống nhất các công ước đã ký kết do kết quả các công việc của Hội đồng,cũng như đối với Công ước về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Công ước HS) nhằm phân loại hàng hóa trong biểu thuế quan và Hiệp định về xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa. SV: Vũ Thị Duyên Lớp: QTKD thương mại 49B 6 Đề án kinh tế thương mại 5.Ban hành các khuyến nghị với cơ quan là một tổ chức hòa giải nhằm giải quyết tranh chấp có thể nảy sinh trong việc giải thích và áp dụng các công ước quốc tế có liên quan đến hoạt động hải quan. 6.Đảm bảo việc phổ biến các thông tin liên quan đến luật lệ và nghiệp vụ hải quan 7.Cung cấp cho các Chính phủ hữu quan,mặc nhiên hoặc theo yêu cầu của họ những thông tin hoặc ý kiến về các vấn đề hải quan trong khuôn khổ các mục tiêu chung của Công ước và ban hành các khuyến cáo về lĩnh vực này. 8.Đại diện cho cộng đồng hải quan quốc tế,hợp tác với các tổ chức liên minh chính phủ về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của hội đồng. 1.2. Sự ra đời và phát triển của hải quan Việt Nam Ở Việt Nam, HQ có lịch sử phát triển tương đối sớm. Từ thế kỉ 10, nhà nước phong kiến Việt Nam đã tiến hành thu thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và lập ra các trạm, với các chức quan chuyên trách, trong đó trạm nổi tiếng và quan trọng nhất thời đó là Vân Đồn (ở Hồng Gai, Quảng Ninh ngày nay). Nhà Nguyễn lập hẳn một bộ máy "Thuế binh" để trông coi việc thuế khoá. Các bộ luật ban hành dưới các triều đại phong kiến như "Lê triều hình luật" (Bộ luật Hồng Đức) dưới thời Hậu Lê hay "Hoàng triều luật lệ" (Bộ luật Gia Long) dưới triều Nguyễn đều có các điều khoản về quản lí xuất nhập khẩu và chống buôn lậu. Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thừa uỷ quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt nam dân chủ cộng hoà ký Sắc lệnh số 27 - SL thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu" khai sinh Hải quan Việt Nam. 1.2.1 Quá trình trưởng thành và phát triển theo các giai đoạn: * Giai đoạn 1945-1954 SV: Vũ Thị Duyên Lớp: QTKD thương mại 49B 7 Đề án kinh tế thương mại Thành lập Hải quan Việt Nam thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà vừa mới khai sinh, tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong giai đoạn này nhiệm vụ của hải quan Việt Nam bao gômg: Thu các quan thuế nhập cảnh và xuất cảnh, thu thuế gián thu. Sau đó, Ngành được giao thêm nhiệm vụ chống buôn lậu thuốc phiện và có quyền định đoạt, hoà giải đối với các vụ vi phạm về thuế quan và thuế gián thu. *Giai đoạn 1954-1975 Trong giai đoạn này cả nước đang góp sức mình vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Ngày 14/12/1954 Chính phủ giao cho Bộ Công thương quản lý hoạt động ngoại thương và thành lập Sở Hải quan ( thay ngành thuế xuất, nhập khẩu) thuộc Bộ Công thương. Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của Ngành Hải quan, ngày 27/2/1960 Chính phủ đã đã có Nghị định 03/CP (do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ) ban hành Điều lệ Hải quan đánh dấu bước phát triển mới của Hải quan Việt nam. Ngày 17/6/1962 Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 490/TNgT/QĐ - TCCB đổi tên Sở Hải quan trung ương thành Cục Hải quan thuộc Bộ ngoại thương. Giai đoạn này Hải quan Việt nam được xác định là công cụ bảo đảm thực hiện đúng đắn chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương, ngoại hối, thi hành chính sách thuế quan (thu thuế hàng hoá phi mậu dịch) tiếp nhận hàng hoá viện trợ và chống buôn lậu qua biên giới. Năm 1973 Hiệp định Pari được ký kết chấm dứt chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc. Hải quan Việt Nam huấn luyện, chuẩn bị các điều kiện triển khai công tác khi miền Nam được giải phóng. SV: Vũ Thị Duyên Lớp: QTKD thương mại 49B 8 Đề án kinh tế thương mại Thời kỳ này toàn ngành Hải quan được tặng thưởng 2 Huân chương Lao động Hạng hai và Hạng Ba, 11 đơn vị và cá nhân được tặng Thởng Huân chương Lao động và Huân chương chiến công các hạng. SV: Vũ Thị Duyên Lớp: QTKD thương mại 49B 9 [...]... kinh tế thương mại CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ HẢI QUAN VIỆT NAM HIỆN NAY 1.Quá trình phát triển dịch vụ hải quan Việt Nam 1.1 Dịch vụ hải quan Việt Nam qua từng giai đoạn Năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công, Hồ Chủ tich đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà Tuy nhiên, sau đó Việt Nam vẫn phải tiếp tục trải qua 30 năm chiến tranh ác liệt và 27 năm thử thách trong thời... cần,vào đúng thời điểm thích hợp.Sản phẩm /dịch vụ chỉ có thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá trị chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm quy định 2.2 Dịch vụ hải quan Dịch vụ hải quan bao gồm:khai báo hải quan, làm thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu,giao nhận kho vận hàng hóa xuất nhập khẩu (xét tới tại kho ngoại quan) , tư vấn pháp luật về hải quan 2.2.1 .Dịch vụ. .. tục hải quan có liên quan tới lô hàng để thông quan hàng hóa.Hay doanh nghiệp có thể thuê các doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ hải quan, thường là các đại lý hải quan, họ sẽ thay mặt doanh nghiệp (gọi tắt là chủ hàng) thực hiện trách nhiệm của người khai hải quan và thực hiện các công việc khác về thủ tục hải quan theo thỏa thuận trong hợp đồng (giữa chủ hàng và đại lý hải quan) .Việc kê khai phải... bố Pháp lệnh Hải quan Pháp lệnh gồm 51 điều, chia làm 8 chương, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/1990 Pháp lệnh Hải quan xác định chức năng của Hải quan Việt nam là "Quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối hoặc tiền Việt nam qua biên giới" Bộ máy tổ chức của Hải quan Việt nam. .. dân đến nay đã xây dựng và ban hành được “Điều lệ Hải quan , Pháp lệnh Hải quan và tiếp đó là Luật Hải quan Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 Với những mục tiêu nhằm tạo thuận lợi cho phát triển xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế, đảm bảo quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hải quan Việt Nam đã luôn luôn thực hiện theo khẩu hiệu... Thuế quan và thuế gián thu” được thành lập với mục đích đảm bảo việc kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu và duy trì nguồn thu ngân sách Hải quan Việt Nam không ngừng chăm lo xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở pháp lý - quản lý Nhà nước để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn của nước Việt Nam Từ chỗ Hải quan Việt Nam còn phải tạm thời sử dụng những quy định nghiệp vụ về thuế quan của chính quyền thực. .. trưởng thành của Hải quan Việt Nam, Hội đồng Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho Ngành, Huân chương các hạng cho một số Hải quan cấp tỉnh Hải quan Việt nam nhân dịp 45 năm kỷ niệm ngày thành lập ngành Hải quan Từ 1990 đến 2000 toàn ngành Hải quan tích cực triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tập trung đột phá vào khâu cải cách thủ tục Hải quan tại cửa khẩu, thực hiện tốt... Trưởng" Cơ sở vật chất của Hải quan Việt Nam được nâng cấp một bước: đã trang bị máy soi nghiệp vụ, máy và chó nghiệp vụ phát hiện ma tuý, tàu cao tốc chống buôn lậu trên biển Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức được lưu ý hơn: Trường nghiệp vụ Hải quan thành lập năm 1986, Trường nghiệp vụ Hải quan 1 ( Hà Nội) thành lập năm 1988; sau hợp nhất 2 trưởng thành Trường Hải quan Việt Nam và Năm 1996 Thủ tướng... chất và mã số của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Người xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp tờ khai hải quan theo mẫu do Tổng cục Hải quan ban hành 2.2.2.Thủ tục hải quan Sau khi khai báo hải quan cho lô hàng thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần làm thủ tục hải quan cho lô hàng đó.Thủ tục hải quan là các khâu công việc mà người xuất nhập khẩu và cán bộ nhân viên hải quan thực hiện theo đúng qui định của pháp. .. doanh nghiệp khai thuê hải quan, họ cũng cung cấp cả dịch vụ tư vấn về luật hải quan và các thủ tục liên quan tới thông quan cho hàng hóa Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc giải quyết những thắc mắc hay khiếu nại với cơ quan hải quan về vấn đề thuế hay vấn đề thông quan chậm Tại các chi cục hải quan cũng thành lập bộ phận tư vấn về luật hải quan, hay các website để giải thích các vấn . về lĩnh vực hải quan, các vụ hải quan, quá tình phát triển dịch vụ cũng như thực trạng phát triển dịch vụ hải quan từ đó có thể đưa ra được những giải pháp phát triển dịch vụ hải quan trong tương. ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẢI QUAN VÀ CÁC DỊCH VỤ HẢI QUAN 1 .Hải quan và quá trình phát triển các dịch vụ hải quan 1.1 Hải quan trên thế giới 1.1.1.Sự ra đời của Hải quan Trên thế giới, Hải quan có lịch. các dịch vụ hải quan. Chương II: Thực trạng dịch vụ hải quan hiện nay Chương III: Giải pháp phát triển dịch vụ hải quan tạo thuận lợi cho các hoạt động logistic phát triển. Do trình độ và điều kiện

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan