1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tự do hoá dịch vụ bán lẻ Việt Nam Thực trạng và giải pháp.doc

30 549 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 417,5 KB

Nội dung

Tự do hoá dịch vụ bán lẻ Việt Nam Thực trạng và giải pháp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nướcnói riêng và trong thương mại quốc tế nói chung Nhận thức được điều này,WTO đã thông qua hiệp định GATS năm 1995 Đây là tập hợp các quy định cóhiệu lực thi hành bắt buộc đối với các thành viên của WTO, gồm 29 điều, trongđó có quy định về việc gỡ bỏ các rào cản trong thương mại dịch vụ nhằm sớmđạt được tự do hoá trong lĩnh vực này

Năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 củaWTO, điều này đồng nghĩa với việc nước ta phải thực hiện các cam kết mở cửathị trường dịch vụ bao gồm cả thị trường bán lẻ Để thực hiện cam kết củaWTO, ngày 01/01/2009 Việt Nam đã chính thức cho phép các doanh nghiệp100% vốn nước ngoài được hoạt động trong lĩnh vực phân phối tại đây Chínhsách này chắc chắn tác động rất lớn đến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, đặcbiệt trong tình hình các doanh nghiệp phân phối trong nước còn chưa phát triển.Với mục tiêu tìm hiểu rõ hơn về thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam, từđó đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì mở cửa,

chúng em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tự do hoá dịch vụ bán lẻ Việt Nam:Thực trạng và giải pháp” Đối tượng nghiên cứu là thị trường bán lẻ Việt

Nam Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp.Bài tiểu luận của chúng tôi chia làm 3 phần chính:I. Khái quát chung về tự do hoá dịch vụ bán lẻ II. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam

III Giải pháp cho ngành bán lẻ Việt Nam trong môi trường tự do hoá

Trang 2

I.Khái quát chung về tự do hoá ngành dịch vụ bán lẻ1.Lý luận chung

a.Khái niệm tự do hóa

Một cách tổng quát, tự do hoá dùng để chỉ việc nới lỏng đối với nhữngchính sách đã từng được siết chặt trước đó của chính phủ, thường là trong lĩnhvực xã hội và kinh tế Thông thường, thuật ngữ này dùng để chỉ các chính sáchtự do hoá kinh tế, đặc biệt là tự do hoá thương mại hay tự do hoá thị trườngvốn, và gọi chung là chính sách tân tự do.

b.Ngành dịch vụ bán lẻ

Khái niệm, mục đích

Bán lẻ nói chung là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớntừ nhà sản xuất, hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán lẻ cho người tiêu dùngnhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình.

Theo xu hướng hiện nay, nhiều nhà sản xuất trực tiếp tổ chức điểm bán lẻđể đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng Hệ thống bán lẻ trực tiếp nàyngoài chức năng bán hàng thường nhằm vào hai mục đích chính:

 Sử dụng điểm bán lẻ làm kênh truyền thông tương tác với ngườitiêu dùng Cửa hàng được xem như là một điểm quảng cáo cố định, phầnlớn diện tích mặt tiền được sử dụng với mục đích truyền thông xây dựngthương hiệu (billboard, màn hình LCD, trưng bày sản phẩm)

 Ngược lại, cũng có xu hướng nhà bán lẻ phát triển hoạt độngngược về hướng đầu nguồn của chuỗi cung cấp Nhiều nhà bán lẻ lớn thayvì mua lại sản phẩm của các nhà phân phối hoặc nhà bán sỉ, họ tiếp xúc

Trang 3

thẳng với nhà sản xuất để mua hàng và làm luôn chức năng phân phối.Nhiều nhà bán lẻ thậm chí còn tham gia vào việc phát triển sản phẩm Họyêu cầu nhà sản xuất sản xuất sản phẩm theo thiết kế của mình Thậm chíhọ còn đặt hàng nhà sản xuất cung cấp sản phẩm thô và tiếp thị dướithương hiệu của nhà bán lẻ Nhiều nhà sản xuất coi đây là một mối đe dọađối với mình.

Nhờ vào lợi thế kinh tề về qui mô, hiệu quả kinh doanh của chuỗi hệ thốngcửa hàng bán lẻ thường cao hơn so với những của hàng bán lẻ đơn độc, do vậychuổi hệ thống cửa hàng bán lẻ ngày càng trở nên phổ biến Kết quả là kinhdoanh bán lẻ trở thành một trong những nghành kinh doanh lớn nhất trên thếgiới.

Chia những lô hàng lớn thành những đơn vị nhỏ: Từ “retailler” (bán

lẻ) bắt nguồn từ tiếng Pháp mang nghĩa là cắt nhỏ, chia nhỏ Chúng ta đều biếtrằng bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng là điều không hề đơn giản đốivới đa số các nhà sản xuất và các nhà bán sỉ Do vậy các nhà sản xuất và cácnhà bán sỉ thường thích bán từng lô lớn cho những nhà bán lẻ chuyên nghiệp,để họ chia nhỏ ra rồi bán lại cho người tiêu dùng theo qui cách phù hợp với thóiquen mua sắm của người tiêu dùng tại địa phương ấy.

Trang 4

Lưu trữ sẵn hàng hóa: Một trong những chức năng chính của nhà bán

lẻ là lưu trữ hàng hóa nhằm làm cho hàng hóa lúc nào cũng có sẵn mỗi khingười tiêu dùng cần đến Người bán lẻ thông thường không tích trữ chỉ một vàimặt hàng với khối lượng lớn, ngược lại họ tích trữ nhiều mặt hàng với khốilượng càng nhỏ càng tốt Vì như thế khách hàng luôn luôn có nhiều sự chọn lựahơn Hưởng lợi từ chức năng này của người bán lẻ, khách hàng không phảimua trữ nhiều sản phẩm trong nhà Họ chỉ mua đủ dùng vì sản phẩm lúc nàocũng có sẵn ở cửa hàng bán lẻ.

Trưng bày hàng hóa và dịch vụ cộng thêm: Các nhà bán lẻ tạo ra mặt

bằng trưng bày hàng hóa rộng lớn để có thể trưng bày hàng hóa một cách đadạng và phong phú, giúp khách hàng thoải mái xem, thử, chọn lựa trước khiquyết định mua Không chỉ chấp nhận thanh toán bằng những loại thẻ tín dụngphổ biến, nhiều nhà bán lẻ còn phát hành thẻ tín dụng riêng của họ nhằm giúpcho khách hàng có được một hạn mức tín dụng để mua hàng trước và trả tiềnsau.

Phân loại

Có thể nói chọn hình thức bán lẻ là một quyết định quan trọng nhất đối vớimột chiến lược bán lẻ Trên thế giới hình thức bán lẻ là vô cùng đa dạng, nhưngchung qui lại, dưới đây là những hình thức phổ biến nhất

 Cửa hàng tiện lợi (Convenience store) Cửa hàng đặc chủng (Speciality store) Siêu thị (Super market)

 Cửa hàng giảm giá (Discounted store)

Trang 5

 Trung tâm bán lẻ (Superstore or combination store) Cửa hàng bách hóa (Department store)

 Đại siêu thị (Hypermarket) Kho hàng (Warehouse store)

 Trung tâm mua sắm (Shopping mall)

 Bán hàng theo catalogue (Direct catalogue retailing) Cửa hàng trên mạng Internet (Web store)

2.Xu hướng tự do hoá ngành dịch vụ bán lẻ trên thế giới

Thị trường bán lẻ ngày nay không chỉ còn tập trung ở các nước phát triểnmà đang ngày càng được mở rộng Xu thế mở cửa thị trường bán lẻ của cácquốc gia trên thế giới đã đưa các đại gia lớn như Carrefour, Wal-Mart, DairyFarm đến với khắp các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước châu Á và

các quốc gia đang phát triển.Cuộc suy thoái kinh tế hiện tại đã và đang ảnh

hưởng mạnh mẽ đến các tập đoàn bán lẻ trên thế giới, nhất là các nhà bán lẻMỹ Hàng loạt cửa hàng kinh doanh kém hiệu quả bị đóng cửa, một số tập đoànđệ đơn xin phá sản (Circuit City Stores Inc., Linens ‘n Things Inc., SharperImage Corp và Steve & Barry’s LLC) do thị trường tín dụng đóng băng và tìnhhình suy thoái kinh tế khiến doanh số của họ giảm sút nghiêm trọng Dự đoánnăm 2009 các tập đoàn bán lẻ Mỹ sẽ đóng cửa khoảng 12 nghìn cửa hàng bánlẻ và danh sách các tập đoàn xin phá sản sẽ còn dài hơn.Người tiêu dùng thếgiới đang thực hiện cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết Tại cáctrung tâm mua sắm, chủ yếu là người đi xem hàng trong khi người mua thực tế

Trang 6

không nhiều bất chấp các chương trình khuyến mãi, giảm giá được tung ra Cáckhoản chi tiêu được cho là giảm nhiều nhất bao gồm các khoản chi cho quần áophụ nữ, hàng điện tử và đồ trang sức Thế giới đang trông chờ vào tín hiệu tíchcực từ kết quả của các chính sách khuyến khích tiêu dùng đang được một sốnước Châu Á thực hiện như trao một khoản tiền mặt trực tiếp trị giá tối thiểugần 130 USD cho gần như tất cả mọi người sống trên đất Nhật hay chính sáchphát phiếu mua hàng trị giá 108 USD của chính phủ Đài Loan.Với tình hìnhnày, giá cả là nhân tố quyết định hàng đầu trong cuộc cạnh tranh bán lẻ khắcnghiệt Theo báo cáo của Deloitte - 2009 Global Power of Retailing, trong thờigian tới, để sống còn qua cuộc suy thoái này, các nhà kinh doanh bán lẻ sẽ cóxu hướng tập trung cắt giảm chi phí, quản trị và phân chia rủi ro, tạo cho ngườitiêu dùng có được kinh nghiệm mua sắm tốt, quản trị nguồn nhân lực, đa dạngnguồn hàng, cân nhắc thu gọn cửa hàng, phân khúc thị trường tốt hơn, tìm kiếmthêm những thị trường ngoại quốc tiềm năng, tối ưu hóa dây chuyền cung ứngvà xây dựng thương hiệu nhà bán lẻ Ngoài ra, sáp nhập cũng là một hướng cứucánh trong hoàn cảnh hiện nay

Mặc dù khủng hoảng kinh tế nhưng những tín hiệu lạc quan của thị trườngbán lẻ đã lan truyền đến mọi khu vực trên thế giới Các tập đoàn bán lẻ lớn xâmnhập vào các nước đang phát triển ngày càng nhiều, đồng thời các tập đoàn bánlẻ của các quốc gia châu Á mới nổi cũng xuất hiện và phát triển rất mạnh mẽ.Châu Mỹ La tinh và châu Á chính là hai khu vực có thị trường mặt bằng bán lẻgặt hái được nhiều thành công nhất Một điểm sáng tiêu biểu là thị trườngHồng Kông

Đối với phân khúc mặt bằng bán lẻ thì Peru, Colombia, Brazil là nhữngnơi triển vọng khá sáng sủa, các quốc gia khác như Hàn Quốc, Thái Lan, TrungQuốc và Ấn Độ thì tình hình không khả quan bằng nhưng vẫn rất đáng ghi

Trang 7

nhận Australia, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Anh là những quốc giacó tình hình thị trường bán lẻ được cải thiện khá tốt Còn hai cường quốc hàngđầu là Mỹ và Nhật lại chưa cải thiện được gì nhiều đối với phân khúc thịtrường này

Các quốc gia châu Âu khác như Ireland, Pháp và Tây Ban Nha được ghinhận là có viễn cảnh thị trường bán lẻ u ám nhất vào thời điểm hiện tại Niềmtin của nhà đầu tư chính là chìa khoá có tác động lớn đối với thị trường Chínhvì lẽ đó, tương lai của thị trường mặt bằng bán lẻ ở Brazil, Hồng Kông, HànQuốc, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ khá sáng sủa trong thời gian tới.

II. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam1.Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ

a.Trước khi mở cửa

Thị trường bán lẻ Việt Nam có sức hút lớn với các tập đoàn bán lẻ trên thếgiới Cụ thể, Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển nhanh trong nhiều nămqua, khoảng 8% Mặt khác, Việt Nam có một thị trường tiêu thụ rộng lớn vớitrên 86 triệu dân, dân số trẻ, 65% trong độ tuổi lao động, hơn một nửa dân sốcó độ tuổi dưới 30, thu nhập ngày càng tăng Chi tiêu của người tiêu dùng tăng16% và doanh số bán lẻ tăng 20% trong giai đoạn 2004-2005 Doanh số bán lẻViêt Nam dự tính đạt 20 tỷ USD mỗi năm Sức hút của thị trường bán lẻ ViệtNam tăng nhanh khi năm 2007, Việt Nam xếp hạng 2 trên thế giới (sau Ấn Độ)và đến năm 2006 Việt Nam đứng số 1 theo xếp hạng của Công ty tư vấn MỹA.T.Keaney về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ toàn cầu.

Ngoài ra, theo số liệu của Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2001 - 2005doanh thu bán lẻ thị trường Việt Nam tăng bình quân 18%/ năm, cao gấp

Trang 8

khoảng 2 lần so với mức tăng trưởng bình quân của GDP cùng kỳ Tuy nhiên,hệ thống phân phối của ta vẫn chưa phát triển và còn thô sơ Theo số liệu thốngkê tại thời điểm cuối năm 2006 thì hàng hoá đến người tiêu dùng chủ yếu vẫnqua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập,cửa hàng truyền thống (khoảng 44%), qua hệ thống phân phối hiện đại (trungtâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn) mới chỉ chiếm khoảng 10%, do nhàsản xuất trực tiếp bán thẳng là 6%.

Xuất phát từ những lý do trên, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO,nhiều thành viên đã đưa ra yêu cầu rất cao, đề nghị Việt Nam mở cửa thịtrường dịch vụ phân phối và coi đây là điều kiện tiên quyết cho việc chấp nhậnnước ta gia nhập WTO Do đã cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phốitrong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) nên nướcta đã đồng ý đàm phán với các thành viên WTO để dành cho các thành viênnày đối xử như Việt Nam đã dành cho Hoa Kỳ Cam kết của Việt Nam trongWTO đối với dịch vụ phân phối được thiết kế trên cơ sở Hiệp định Thương mạisong phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) Tuy nhiên, do các thành viên WTO coiBTA chỉ là khởi điểm để đàm phán nên cam kết của Việt Nam trong WTO cónhiều thay đổi so với BTA.

Trên thực tế, trước khi gia nhập WTO (trước ngày 11/1/2007), thị trườngphân phối Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài của cáctập đoàn phân phối lớn trên thế giới Ví dụ như:

Metro Cash & Carry (Đức): có các siêu thị tại TP Hồ Chí Minh,Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

BigC: có các siêu thị tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng

Trang 9

Tập đoàn bán lẻ Parkson (Malaysia): có siêu thị tại TP Hồ ChíMinh, Hải Phòng.

Tập đoàn Dairy Farm (Singapore) cũng nộp đơn xin thành lậpcông ty 100% vốn nước ngoài.

Lotte (Hàn Quốc) xin thành lập liên doanh.

b.Cam kết mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam

Như phần trên đã đề cập, BTA là hiệp định thương mại song phương ViệtNam – Hoa Kỳ cam kết mở cửa thị trường phân phối Và BTA là cơ sở để đàmphán với các thành viên khác trong WTO Theo đó sau khi gia nhập WTO, ViệtNam cam kết mở cửa tất cả các phân ngành dịch vụ phân phối theo phân loạicủa WTO, bao gồm:

- Dịch vụ đại lý hoa hồng.- Dịch vụ bán buôn.

- Dịch vụ bán lẻ (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp).- Dịch vụ nhượng quyền thương mại

Cần nhấn mạnh rằng 1/1/2009 không phải là “giờ G” hay thời điểm “mởcửa hoàn toàn thị trường bán lẻ” Thực tế việc mở cửa thị trường dịch vụ phânphối đã được thực hiện ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thứccủa WTO (tháng 1-2007) theo hình thức liên doanh Nhưng từ 1-1-2009, doanhnghiệp nước ngoài mới được hoạt động trong lĩnh vực phân phối dưới hìnhthức 100% vốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, việc mở cửa cho các doanhnghiệp nước ngoài gắn liền với một số điều kiện chứ không phải ồ ạt đổ bộ vàothị trường Việt Nam Trong danh mục hàng hóa mà doanh nghiệp nước ngoàiđược phân phối theo lộ trình từ 1-1-2009 có máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tôcon, xe máy Từ 1-1-2010 có thêm: xi măng, clinke, phân bón, sắt, thép, giấy,

Trang 10

lốp xe, thiết bị nghe nhìn Những hàng hóa doanh nghiệp nước ngoài khôngđược quyền phân phối gồm: lúa gạo, đường, thuốc lá - xì gà, dầu thô và dầu đãqua chế biến, dược phẩm, thuốc nổ, sách-báo-tạp chí, kim loại quý-đá quý, vậtphẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu (đĩa, băng, các phương tiện đã lưu trữthông tin)

Hiện có năm tập đoàn bán lẻ nước ngoài quy mô lớn đang hoạt động tạiViệt Nam Trong đó, tập đoàn Metro đăng ký kinh doanh theo hình thức bánbuôn nhưng thực ra hoạt động phần lớn là bán lẻ (bán cho người mua cuốicùng) Big C hoạt động theo hình thức bách hóa tổng hợp Parkson có mô hìnhbán hàng bách hóa chuyên về hàng công nghiệp Lotte kinh doanh cả siêu thịlẫn gian hàng Còn Louis Vuiton chỉ bán sản phẩm mang thương hiệu của họ.

Song, điều đáng lo ngại nhất là trong 10 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới mớichỉ có Metro (đứng thứ 5) xâm nhập vào Việt Nam Lotte Mart của Hàn Quốctuy có những chiến dịch quảng bá rầm rộ nhưng vẫn chỉ là nhà bán lẻ đứng thứ79 thế giới và thứ 14 châu Á, vậy mà đã khiến nhiều doanh nghiệp nội địa“hoảng hốt”, huống chi sắp tới, dự báo sẽ còn hàng loạt tên tuổi trong top 10nhà bán lẻ thế giới đổ bộ vào Việt Nam Theo thông tin mới nhất, tập đoànTesco của Anh (đứng thứ 4) đã có sẵn 2 địa điểm để mở đại siêu thị ở Hà Nộivà TP Hồ Chí Minh Phương thức tiếp cận của tập đoàn này là mua mộtthương hiệu bán lẻ nội địa hoặc liên doanh với một đơn vị trong nước để mở hệthống phân phối, bán lẻ Sắp tới sẽ là Tập đoàn Carrefour của Pháp (đứng thứ2), Seven-Eleven của Nhật.

Ngoài 8 siêu thị trên toàn quốc, Metro Cash & Carry đang có ý định mởthêm 4 trung tâm nữa tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và ĐồngNai Hay Tập đoàn Bourbon, chủ sở hữu Hệ thống siêu thị Big C cũng đang

Trang 11

chuẩn bị xây dựng thêm 4 siêu thị mới tại Hà Nội, làm tròn chuỗi 10 siêu thịmà họ đang sở hữu Tập đoàn bán lẻ Dairy Farm (HongKong) thông qua côngty con là Giant South Asia Việt Nam cũng vừa khai trương siêu thị đầu tiên tạithành phố Hồ Chí Minh Lotte Mart khai trương vào ngày 18-12-2008 cũngquyết định nâng chỉ tiêu mở rộng mạng lưới từ 15 lên 30 siêu thị trong vòng 10năm với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỉ USD Trước đó, Dairy Farm đã mua lạitoàn bộ chuỗi 6 siêu thị Citimart của Công ty Đông Hưng Dự kiến, Dairy Farmsẽ rót tới 5 triệu USD nhằm mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

2.Đánh giá những thuận lợi khó khăn sau khi mở cửa thị trường bán lẻ

a Thuận lợi

Quy mô thị trường

Thị trường bán lẻ Việt Nam tuy quy mô không lớn (55 tỷ USD trong năm2008), nhưng rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài do mức lưu chuyểnhàng hóa liên tục tăng trong những năm gần đây Quy mô thị trường bán lẻViệt Nam năm 2007 khoảng 20 tỉ USD và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân8%/năm Kênh bán lẻ hiện đại có tỉ trọng 13%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởngbình quân hàng năm rất cao – khoảng 30% Doanh số bán lẻ thị trường ViệtNam được dự tính khoảng trên 20 tỷ USD mỗi năm Riêng tại thành phố HồChí Minh và Hà Nội, kênh bán lẻ hiện đại có tỉ trọng khoảng 28% (năm 2008)và dự kiến lên đến 37% vào năm 2010.

Trang 12

Mức độ HOT của thị trường bán lẻ Việt Nam (Tháng 11 - 2008)

(Nguồn: Nielsen Việt Nam)

Quy mô và mức dân số đang trong thời điểm có khả năng chi tiêu đã làmcho Việt Nam khác biệt so với các thị trường kinh doanh bán lẻ khác tại châuÁ Việt Nam có số dân hơn 86 triệu người và hằng năm tăng trên 1 triệu ngườilà thị trường có tiềm năng rất hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ.

Công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ RNCOS trong báo cáo "Phân tích

Trang 13

thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012" đã cho rằng tuy quymô thị trường bán lẻ nhỏ hơn nhiều so với các nền kinh tế đang phát triển kháctại châu Á, nhưng đổi lại, Việt Nam có những yếu tố căn bản cho sự phát triểnmạnh với doanh thu bán lẻ tăng từ 23,7 tỉ đô la Mỹ năm 2005 lên gần 39 tỉ đôla Mỹ năm 2008

Với một thị trường tiêu thụ rộng lớn khoảng 86 triệu dân, thu nhập ngàycàng cao, cùng với áp lực cạnh tranh giữa các hệ thống bán lẻ chưa nhiều thì thịtrường bán lẻ Việt Nam thực sự có sức hấp dẫn rất lớn

Thói quen chi tiêu

Thu nhập tăng và văn hóa tiêu dùng đang dần dần xuất hiện đã góp phầnthúc đẩy sức tiêu dùng gia tăng Chi tiêu cho các loại hàng tiêu dùng tăng 20%mỗi năm Năm 2000, chi tiêu cho bán lẻ tại Việt Nam chỉ đạt mức 15 tỉ USD,năm 2006 đã đạt mức 36 tỉ USD và đến năm 2010 dự kiến con số này sẽ vượtmức 50 tỉ USD Việt Nam có tiềm năng lớn về sức mua với tốc độ tăng trưởngcao và dân số trẻ.

Tính tự cấp tự túc giảm nhanh, tỷ lệ tiêu dùng thông qua mua bán tăng rấtmạnh (tỷ lệ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so vớitiêu dùng cuối cùng đã tăng từ 64,7% năm 1995 lên 68,5% năm 2000, 82,1%năm 2005, 93,1% năm 2007 và có khả năng vượt qua mốc 95% trong nămnay)

Mức tiêu dùng bình quân đầu người tuy còn thấp, nhưng tốc độ tăng quymô và tổng mức bán lẻ hàng hóa cũng như doanh thu dịch vụ tiêu dùng, nếuloại trừ tốc độ tăng giá tiêu dùng vẫn tăng cao (tăng 12,3%/ năm), ước tính đạt57,6 tỉ USD trong năm nay

Trang 14

Tỷ lệ dân số đô thị chưa cao (năm 2007 mới đạt 27,44%, thuộc loại thấptrên thế giới), nhưng đang có xu hướng tăng nhanh, nên cơ cấu tiêu dùng cũngsẽ có sự chuyển dịch nhanh.

Đến năm 2011 gần 3/4 dân số (69%) sẽ nằm trong độ tuổi từ 15-64, vàmôi trường kinh doanh bán lẻ của Việt Nam dự đoán sẽ trưởng thành cùng vớithế hệ những người tiêu dùng trẻ, tạo nên cuộc cách mạng về thị trường kinhdoanh bán lẻ tại khắp các khu vực thành thị của Việt Nam.

Môi trường kinh tế vĩ mô

Công ty nghiên cứu thị trường RNCOS còn khẳng định, với việc Chínhphủ Việt Nam cho phép các công ty nước ngoài gia nhập thị trường bán lẻ,doanh thu của thị trường này tại Việt Nam vào năm 2012 sẽ vượt mức 85 tỉ đôla Mỹ và các kênh bán lẻ hiện đại sẽ đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triểncủa ngành công nghiệp này trong tương lai.

Trong khi Việt Nam tăng trưởng kinh tế vẫn thuộc loại cao so với cácnước, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tuythấp hơn các năm trước nhưng tính chung 10 tháng qua vẫn còn tăng 6,1%, thìthị trường Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn.

Trang 15

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính bằng USD theotỷ giá hối đoái (triệu USD)

Việt Nam có đến 65% dân số là người tiêu dùng trẻ, chi tiêu mạnh tay.Tầng lớp trung lưu với thu nhập 250USD/tháng trở lên đang tăng nhanh Riêng

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w