1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ BÁO CHÍ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

17 713 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 121 KB

Nội dung

13 Trang 4 MỞ ĐẦU I/ Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp đổi mới từ Đại hội VI của Đảng ta, sau hơn 25 nămqua, tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã thu được những thành tựu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYÊN

PHẠM BÁ NHIỄU

CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ BÁO CHÍ

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Hà Nội - 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYÊN

CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ BÁO CHÍ

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Chuyên ngành: Công tác tư tưởng

Mã số : 60 31 25

Người hướng dẫn: GS-TS DƯƠNG XUÂN NGỌC

Hà Nội - 2012

Trang 3

MỤC LỤC

Mở đầu Trang 4

Chương I, Một số vấn đề lý luận về báo chí và công tác

lãnh đạo, quản lý báo chí 10 1.1- Một số vấn đề chung về báo chí 10 1.2 - Quan niệm, nội dung,phương thức lãnh đạo quản lý báo chí 10

1.3 - Báo chí thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu công tác

lãnh đạo quản lý báo chí 11

1.4 Một số kinh nghiệm lãnh đạo quản lý báo chí ở một số nước 11

Chương II, Thực trạng, nội dung đặt ra trong công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước đối với hoạt đông báo chí ở

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 11 2.1 Thực trạng hoạt động báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh 11 2.2 Thực trạng công tác lãnh đạo quản lý báo chí ở Tp Hồ Chí Minh 11 2.3 Vấn đề đặt ra và bài học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo quản lý báo chí ở Tp Hồ Chí Minh 11 Chương III, Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, quản lý báo chí ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay 13 3.1 Xu thế phát triển báo chí Tp Hồ Chí Minh trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế 13

3.2 Phương hướng nâng cao chất lượng công tác LD, QL báo chí 13 3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác 13 Kết luận 14 Danh mục tài liệu tham khảo 15

Trang 4

MỞ ĐẦU

I/ Tính cấp thiết của đề tài

Trong sự nghiệp đổi mới từ Đại hội VI của Đảng ta, sau hơn 25 năm qua, tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã thu được những thành tựu to lớn, có

ý nghĩa lịch sử, một trong những thành công đó là tư duy đổi mới, nhất là tư duy về lãnh đạo, quản lý báo chí: Từ lãnh đạo, quản lý theo chỉ thị sang quản lý theo pháp luật; từ lãnh đạo, quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN nhờ vậy hoạt động báo chí nói riêng, và hoạt động của công tác truyền thông có nhiều khởi sắc Đó là những điểm nhấn quan trọng qua những tác động của sự lãnh đạo và quản lý báo chí – truyền thông để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo chí – truyền thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, đó là:

Báo chí là một kênh thông tin rất quan trọng, hữu hiệu, có tác dụng

nhanh để góp phần làm chuyển biến nhiều mặt trong tư tưởng của Đảng bộ, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

- Từ chổ sau ngày giải phóng chí chưa đầy 10 cơ quan báo chí, từ ngày thực hiện sự nghiệp đổi mới sau Đại hội VI của Đảng, báo chí Thành phố Hồ Chí Minh đã trưởng thành về số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân Thành phố và cả nước

- Báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa cung cấp thông tin, vừa điều chỉnh thông tin cho công chúng, vừa phản hồi lại những vấn đề mà nhân dân quan tâm, để Đảng bộ, chính quyền Thành phố kịp thời điều chỉnh những vấn

đề liên quan đến đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của người dân

- Báo chí – truyền thông tại Thành phố là một kênh hữu hiệu để Đảng

bộ, chính quyền Thành phố lấy đó làm những thước đo trong việc đề ra các chủ

Trang 5

trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ, chính quyền Thành phố, nhằm làm cho những chủ trương đó sát hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân

- Báo chí đã tạo ra những nơi tiếp cận về tính cách cao cả của con người Việt Nam, tạo ra kênh hữu hiệu trong tính cách nhân đạo của người Việt và sự chia sẽ nhau trong cuộc sống con người (nhiều cơ quan báo chí có nguồn quỹ từ thiện hàng trăm tỷ đồng/năm) để giúp đỡ người nghèo Các báo Sài Gòn Giải phóng, Tuổi Trẻ, HTV, VOH đã tạo ra những cuộc vận động cao cả, đầy tính nhân đạo như: “Nghĩa tình đồng đội”, “Nghĩa tình Trường Sơn”, Xóa đói Giảm nghèo, Nhà tình nghĩa – Nhà tình thương là những cuộrất có hiệu quả trong hơn 25 năm qua Từ đây nhiều gia đình chính sách, các hộ nghèo vận động rất hiệu quả để báo chí là cầu nối cho xã hội giúp đỡ những người neo đơn, cơ nhỡ đã được báo chí trực tiếp giúp đỡ, đầy tính nhân đạo

- Báo chí tại Thành phố là một kênh thực hiện chủ trương chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ và nhân dân đầy hiệu quả Trong hơn 25 năm qua, các cơ quan báo chí là một trong những nơi nhân dân đặt niềm tin để phản ánh các vấn đề tham nhũng, lãng phí trong các cơ quan, địa phương, đơn vị trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

Báo chí đã phanh phui những đề tham nhũng, lãng phí mà cơ quan điều tra, thanh tra Nhà nước chưa làm rõ, trong các cơ quan, địa phương, đơn vị để qua đó phát hiện, làm rõ đưa ra ánh sáng, nghiêm trị bằng pháp luật Từ cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, Báo chí đã trực tiếp cung cấp cho Đảng

bộ chính quyền Thành phố những thông tin hữu hiệu trong công tác cán bộ, cũng như nhiều chính sách liên quan đến việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng ta hơn 25 năm qua

- Báo chí là nơi trực tiếp đấu tranh chống “Diễn biến Hòa bình” rất có tác dụng cao trong giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác của nội bộ và nhân dân Thành phố đối với những âm mưu thủ đoạn xảo quyệt của các thế lực thù địch

Trang 6

đối với cách mạng Việt Nam Trong các binh chủng báo chí, những vấn đề về những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với Việt Nam đều được thông tin phù hợp với giới, ngành mà tờ báo chuyển tải, để nhằm không ngừng tác dụng đến tư tưởng người dân thực hiện đấu tranh phòng, chống “Diễn biến Hòa bình” rất có hiệu quả

Công tác lãnh đạo và quản lý báo chí tại địa bàn một thành phố là trung tâm của báo chí cả nước, điều không thể thiếu là có sự thống nhất từ trong công tác lãnh đạo và quản lý báo chí của Thành ủy, UBND Thành phố; để phát huy vai trò đầu tàu của các Đảng đoàn, các cơ sở Đảng, công tác quản lý, chỉ đạo thường kỳ của các Ban Biên tập và nhiệm vụ của từng nhà báo, nhằm không ngừng nâng cao về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với công chúng, với nhiệm vụ chuyển tải thông tin đến đối tượng, phụ vụ có hiệu quả cho lĩnh vực công tác tư tưởng của Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh

Trong công tác lãnh đạo và quản lý báo chí của Thành ủy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua và hiện nay là hết sức coi trọng tính sáng tạo, tự chủ trong trách nhiệm tổng biên tập, ban biên tập các cơ quan báo chí

Do là một trung tâm lớn của báo chí cả nước nên nhiều cơ quan báo chí

đã thành lập các Hội đồng Biên tập để thẩm định, định hướng nhanh nhạy nhất cho tờ báo của mình như Tuổi Trẻ, HTV, Thời báo Kinh Tế, Doanh nhân Sài Gòn, Sài Gòn Tiếp thị Đây là những hình thức đã góp phần nâng cao chất lượng trong lãnh đạo báo chí, để thông tin ngày càng đáp ứng nhanh nhạy nhất,

có lợi nhất cho nhân dân Thành phố

Công tác lãnh đạo và quản lý báo chí của Thành phố luôn tạo ra những

sự sáng tạo, phát triển tốt đối với đội ngũ làm báo, đồng thời kịp thời làm rõ những “sâu mọt” trong đội ngũ báo chí để báo chí là một kênh đầy uy tín, niềm tin trong nhân dân (vụ các nhà báo bị thu hồi thẻ Nhà báo năm 2010 tại báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Tiếp thị ) cũng như nhiều vấn đề cách chức,

Trang 7

cho thôi chức một số tổng biên tập, Ban biên tập các báo khi cơ quan lãnh đạo

và quản lý báo chí của Thành phố đã xem xét xử lý công tâm, đúng người, đúng việc xẩy ra có tác dụng trong cơ quan báo chí

Do đó nghiên cứu về những vấn đề đặt ra đối với họat động lãnh đạo, quản lý báo chí – xuất bản là những vấn đề cần thiết để làm rõ hơn những chức năng trong lãnh đạo và quản lý đối với cơ quan báo chí; cũng như chức năng trong lãnh đạo và quản lý đối với xuất bản báo chí ra công chúng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Là người có thời gian nhiều năm trực tiếp hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, làm công tác theo dõi tư vấn, để tham mưu cho cấp uỷ về công tác lãnh đạo và quản lý báo chí và nay đang trực tiếp làm báo, chúng tôi nhận thấy cần có sự nghiên cứu kỹ hơn, để hy vọng đóng góp một phần vào công tác đổi mới, nâng cao chất lượng về công tác lãnh đạo và quản lý báo chí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

2.1 Các công trình nghiên cứu về báo chí, vai trò báo chí tại

thành phố Hồ Chí Minh

Tại trường Đại học Khoa học và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã có một số Luận văn Cao học về báo chí như: “Báo chí miền Nam trong cách mạng Dân tộc – Dân chủ” đã khái quát hóa những vấn đề về báo chí và quản lý báo chí tại Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh miền Nam trước năm 1975 “Báo chí Sài Gòn – Gia Định trước năm 1975” phác họa lên toàn cảnh báo chí ở Sài Gòn – Gia Định trước những đàn áp của chính quyền, sự cấm đoán “quản lý” gắt gao trái đạo lý tại đây trong thời kỳ thuộc địa của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

“Tính sáng tạo, chủ động trong báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh”; Vấn đề đấu tranh phòng chống tham nhũng trong báo chí hiện nay tại thành phố

Hồ Chí Minh” đã nói lên những sáng tạo, vươn lên vượt qua khó khăn từ sau

Trang 8

giải phóng, để báo chí tại Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng được lòng mong mỏi của bạn đọc, công chúng gần xa cả nước

2.2 Các công trình nghiên cứu về công tác lãnh đạo, quản lý báo chí

Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu về công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh là những vấn đề được nhiều người quan tâm Tại địa bàn Thành phố nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm của nhiều cơ quan báo chí đã đưa ra nhiều luận thuyết khoa học và tính thực tiễn kinh nghiệm sâu sắc, nhằm đưa công tác lãnh đạo và quản lý báo chí đi vào hiện đại, khoa học hơn Do đó tác giả nghiên cứu rất trân trọng những kết quả đã nghiên cứu trong thời gian qua

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại tháng 3 – 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh chưa có công trình nào mang đầy đủ tính lý luận và thực tiễn để nghiên cứu công tác lãnh đạo và quản lý báo chí tại thành phố Hồ Chí Minh

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích về lý luận và đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo

và quản lý báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh; có tính tới kinh nghiệm của một

số nước, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo và quản lý báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để hoàn thành mục đích trên, luận văn đặt ra yêu cầu giải quyết một số nhiệm vụ sau:

- Làm rõ cơ sở lý luận công tác lãnh đạo, quản lý báo chí

- Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo, quản lý báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh

Trang 9

- Phân tích những yếu tố tác động đến công tác lãnh đạo, quản lý báo chí báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh

- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lương công tác lãnh đạo, quản lý báo chí báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh

4 Cơ sở Lý luận và phương pháp nghiên cứu:

4.1 Cơ sở lý luận:

Luận văn thực hiện dựa trên nguyên lý cơ bản của của Chủ nghĩa Mác

Lênin, tư tương Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, truyền thông; đồng thời luận văn cũng kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử ; các phương pháp lôgic - lịch sử; phân tích tổng hợp; phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp so sánh, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn xác định công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là đối tượng nghiên

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: luận văn nghiên cứu công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

- Về không gian khảo sát: khảo sát công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ sau đại hội lần thứ X của Đảng đến nay

Trang 10

(từ 2006 đến nay) trong đó có mở rộng một số thời gian trước từ khi thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng ta sau Đại hội VI, tháng 12 năm 1986

6 Đóng góp mới của đề tài

- Luận văn làm rõ cơ sở lý luận, nội dung, phương thức lãnh đạo, quản lý báo chí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

- Góp phần làm rõ thực trạng công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

- Khái quát những kinh nghiệm trong nước và nước ngoài về công tác lãnh đạo, quản lý bỏo chí hiện nay

- Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu có tính chất khả thi nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh đến năm 2020

7 Kết cấu luận văn

Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, 3 chương, 10 tiết, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Chương 1:

Một số vấn đề lý luận về báo chí và công tác lãnh đạo, quản

lý báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh

1.1 Những vấn đề chung về báo chí.

- Mụt số khái niệm cơ bản về báo chí

- Chức năng, nhiệm vụ của báo chí

- Vai trò của báo chí

1.2 Quan niệm, nội dung, phương thức LĐ, QL báo chí.

- Khái niệm lãnh đạo báo chí, quản lý báo chí

- Nội dung lãnh đạo báo chí, quản lý báo chí

Trang 11

- Phương thức lãnh đạo báo chí, quản lý báo chí

1.3/ Báo chí thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu nâng cao chất lượng

công tác lãnh đạo báo chí, quản lý báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh

- Tình hình báo chí thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

- Yêu cầu nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo báo chí, quản lý báo chí

ở thành phố Hồ Chí Minh

1.4/ Một số kinh nghiệm trong Lãnh đạo báo chí, Quản lý báo chí ở một

số nước trên thế giới (Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc…)

Chương 2:

Thực trạng, vấn đề đặt ra và kinh nghiệm công tác LD, QL

báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Thành ủy sau kết quả đạt được sau đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng sơ kết 3 năm thực hiện Thông báo Kết luận số 162-TB/TW và để triển khai thực hiện Thông báo Kết luận số 41-TB/TW của Bộ Chính trị, ngày 30-3-2007, Bộ Chính trị ban hành Thông báo Kết luận số 68-TB/TW tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí Ngày 9-5-2007, Ban Bí thư ban hành Kế hoạch 03-KH/TW, nêu một số biện pháp cụ thể nhằm thực hiện Thông báo kết luận 68-TB/TW, cùng với chỉ đạo sâu sát các đơn vị báo chí triển khai các chủ trương này, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành tổng kết các đợt thực hiện chủ trương của Ban Bí thư TW về công tác tác lãnh đạo báo chí, quản lý báo chí trên địa bàn

2.1/ Thực trạng công tác hoạt động báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Những hoạt động sôi động của báo chí thành phố Hồ Chí Minh qua hơn

25 năm thực hiện công cuộc đổi mới

- Báo chí tại thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua có nhiều sáng tạo, góp phần sự phát riển chung của báo chí Thành phố,, tuy nhiên thời gian qua báo chí Thành phố vẫn còn những khuyết điểm, yếu kém sau, như Thông báo kết luận 68-TB/TW của Ban Bí thư TW đã nêu:

Ngày đăng: 17/04/2015, 16:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w