Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
700 KB
Nội dung
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MAI 2 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai 2 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai 2 1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 4 1.3.Đặc điểm quy trình và công nghệ sản xuất sản phẩm 6 2.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, bộ sổ kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai 8 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 8 2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán 10 2.2.1. Tổ chức hệ thống tài khoản 10 2.2.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 10 2.2.3. Tổ chức hệ thống Báo cáo Tài chính 13 PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MAI 17 1. Phân loại và đánh giá Nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai 17 1.1.Phân loại Nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Trường Mai 17 1.1.1. Vị trí của Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đối với quá trình xây lắp 17 1.1.2. Phân loại Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 18 1.2. Đánh giá Nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai 20 2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai 22 2.1. Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho 22 2.2. Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại phòng kế toán 25 Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Hiệp Hưng 28 2.3.1 Tài khoản sử dụng 28 2.3.2. Thực trạng kế toán tổng hợp các nghiệp vụ tăng Nguyên vật liệu 29 2.3.3 Thực trạng kế toán tổng hợp các nghiệp vụ giảm Nguyên vật liệu 34 PHẦN III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MAI 38 1. Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 38 1.1 Ưu điểm: 38 1.2 Nhược điểm 39 2. Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Trường Mai 40 PHỤ LỤC Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trong xã hội hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp đã có những bước tiến đáng mừng. Chính sách mở cửa của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngày càng tiến xa hơn nữa, nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết tận dụng và nắm bắt kịp thời. Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, một doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng để tồn tại đã khó, để phát triển, làm ăn có lãi đem lại lợi nhuận cao thì lại càng khó hơn. Để đạt được điều đó thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, điều đó có nghĩa là thu nhập phải bù đắp được chi phí và có doanh lợi. Muốn thực hiện được điều này, công ty phải có một đội ngũ kế toán năng động, cung cấp kịp thời thông tin về tài chính kịp thời cho các quyết đinh. Do đặc điểm nổi bật của ngành xây dựng cơ bản là vốn đầu tư lớn, thời gian thi công thường kéo dài qua nhiều khâu, nên để giải quyết vấn đề là làm sao quản lý tốt có hiệu quả, đồng thời khắc phục được tình trạng thất thoát lãng phí trong sản xuất, giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh không phải là việc làm dễ dàng. . Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của Công ty. Nguyên vật liệu của Công ty là nhiều về số lượng, đa dạng, phong phú về mẫu mã. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Đảm bảo được chất lượng nguyên vật liệu là bước đầu đảm bảo chất lượng cho công trình. Vì vậy tầm quan trọng của: “Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai” được đặt lên hàng đầu để giúp doanh nghiệp hoàn thiện bộ máy và không ngừng đi lên. Do kiến thức còn nhiều hạn chế và thời gian thực tế có hạn nên báo cáo thực tập của em còn nhiều thiếu sót vì thế em rất mong được sự đóng góp, ý kiến phê bình của các thầy cô và các anh chị trong phòng kế toán của công ty. Qua đây em cũng xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn Cao Thị Dung đã tận tình chỉ bảo và các cô chú, anh chị trong doanh nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo đúng thời hạn và khối lượng mong muốn. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội 1 Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MAI 1. Lịch sử hình thành và đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai. Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0104954096 ngày 25 tháng 2 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, địa chỉ: số 41 ngõ 351/64/12 đường Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Công ty có tư cách pháp nhân, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các tài sản khác trong phạm vi vốn góp của mình. Công ty thành lập với số vốn ban đầu là 9 tỷ đồng. Các lĩnh vực của công ty bao gồm: - Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, công trình công ích - Khai thác dá, cát, sỏi, đất sét - Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng - Hoàn thiện công trình xây dựng - Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ - Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn kính và thiết bị lắp đặt trong xây dựng trong các của hàng chuyên kinh doanh - Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên kinh doanh. - Cho thuê các máy móc thiết bị và đồ dung hữu hình - Cho thuê xe có động cơ Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai có tên tiếng Anh: Truongmai contruction and trading joint stock company và tên viết tắt là: Truongmai.,.jsc. Năm 2006 công ty đã tăng vốn điều lệ lên 12 tỷ đồng. Đồng thời bổ sung them một số ngành nghề kinh doanh sau: Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội 2 Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng Trong quá trình hình thành và phát triển hơn 5 năm qua, hoạt động trong một ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tư lớn, quy trình công nghệ hiện đại và cạnh tranh mạnh công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Công ty đã tham gia thi công các công trình vừa và nhỏ trong cả nước, bước nào tạo được uy tín và chỗ đứng của mình trong ngành xây dựng. Do nhu cầu đổi mới trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một lực lượng chuyên ngành ngoài việc chính là thi công xây lắp còn có chức năng lắp đặt điện nước trong và ngoài công trình. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành công ty luôn chú trọng công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật, trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên. Do vậy mà năng suất lao động tăng lên, hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng cao. Ta có thể thấy sự phát triển của Công ty thông qua một số chỉ tiêu tài chính trong hai năm 2005 và 2006. Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu 2009 2010 1. Vốn kinh doanh 13.283.247.620 19.404.764.440 - Tài sản ngắn hạn 12.333.763.620 18.500.645.437 - Tài sản dài hạn 949.484.000 904.119.000 2. Tổng giá trị sản lượng 61.880.123.000 68.454.590.000 3. Doanh thu 22.077.548.000 23.217.204.000 4. Giá thành 21.569.764.000 22.636.774.000 5. Lợi nhuận 507.784.000 580.430.000 6. Nộp ngân sách 419.473.000 445.770.000 7. Nộp BHXH 291.699.000 329.834.000 8. Tổng số CBCNVC 9. Lương BQ CNV/tháng 1.880.000 1.950.000 Biểu số 01: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty xây dựng và thương mại Trường Mai 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai được tổ chức theo phương thức trực tuyến. Giám đốc là người tổ chức điều hành cao nhất trong bộ máy quản lý của Công ty, có chức năng điều hành mọi Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội 3 Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty. Giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn: Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước và xu hướng phát triển kinh tế trong khu vực cũng như thế giới để định hình những mục tiêu cụ thể phục vụ cho định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập kế hoạch trước mắt cũng như phương hướng lâu dài nhằm duy trì , đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của Công ty để phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông, Pháp luật Nhà nước về hoạt động của Công ty. Giúp việc cho GĐ gồm có Phó Giám đốc phụ trách Kế hoạch – Kỹ thuật và Phó Giám đốc phụ trách khu vực (phụ trách ban điều hành và quản lý dự án). Chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, các đơn vị sản xuất nghiên cứu hồ sơ đưa ra giải pháp thi công tối ưu; thay mặt GĐ phụ trách, chỉ đạo việc nghiên cứu hồ sơ đấu thầu; chịu trách nhiệm thương thuyết, ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp vật tư, nhiên liệu phục vụ thi công các công trình. Để tham mưu hỗ trợ cho GĐ trong việc điều hành quản lý bộ máy quản lý của Công ty chia thành các phòng ban khác nhau. Phòng tổ chức hành chính, giúp GĐ trong công tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác lao đông tiền lương, công tác bảo hộ lao động và công tác hành chính đời sống. Phòng có nhiệm vụ: tham gia giúp GĐ trong công tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác đào tạo nguồn nhân lực, công tác tuyển dụng nhân lực, công tác quy hoạch cán bộ. Tham mưu giúp GĐ trong công tác quản lý, điều động nhân sự, trực tiếp theo dõi sự luân chuyển, điều động cán bộ công nhân viên đảm bảo các chế độ chính sách cho người lao động. Mua sắm trang thiết bị văn phòng, cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng ban. Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng tham mưu cho GĐ Công ty trong công tác quản lý tài chính kế toán và định hướng đầu tư, hoạch định thị trường tài chính. Nhiềm vụ của phòng Tài chính – Kế toán là : Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Kiểm tra và giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp. thanh toán nợ. kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản. Phân tích các chỉ tiêu tài chính để phục vụ yêu cầu quản trị của Công ty. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán, báo cáo phù hợp với điều lệ Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội 4 Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp của Công ty và quy định của Pháp luật. Phối hợp với các phòng, các đơn vị thi công tập hợp hóa đơn, chứng từ…để kế toán thanh toán các công trình với chủ đầu tư, nhà thầu chính và các đơn vị thi công của Công ty. Tổ chức bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán, đảm bảo bí mật các thông tin tái chính của Công ty. Phòng Kế hoạch – Vật tư giúp GĐ trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn cho công ty và công tác quản lý kinh tế nội bộ, quản lý vật tư, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và đào tạo nâng cao năng lực quản lý. Phòn có nhiệm vụ: Nghiên cứu tím hiểu thị trường tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong công tác xây dựng chiến lược kinh doanh. Chịu trách nhiệm chính trong công tác quyết toán và kế toán nội các dự án mà Công ty thi công, báo cáo sản lượng thực hiện, doanh thu của các dự án hàng tháng. Lập kế hoạch cấp phát vật tư chó các công trình theo kế hoạch thực hiện của dự án. Đội thi công: trực tiếp sản xuất kinh doanh, được giao khoán tự kế toán hoặc không được giao khoán, có nhiệm vụ thi công một số hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình dự án, công trình cầu đường hoặc các nhiệm vụ khác được giao. Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty có thể được khái quát bằng sơ đồ: Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội 5 Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty cố phần xây dựng và thương mại Trường Mai 1.3. Đặc điểm quy trình và công nghệ sản xuất sản phẩm Sản phẩm của Công ty là các công trình cầu, đường và nhà ở. Tuy nhiên thế mạnh của Công ty là các công trình về cầu và đường. Đây là sản phẩm chính của Công ty. Các công trình về cầu và đường của Công ty được thi công theo quy trinh công nghệ chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đến thi công công trình và hoàn thành bàn giao. Quá trình thi công gồm các bước sau: - Bước 1: Chuẩn bị Bao gồm các công việc: Lập kế hoạch tiến độ, chuẩn bị mặt bằng, chỗ ở cho cán bộ công nhân viên, chuẩn bị máy móc thiết bị, tập kết vật tư… về công trường. Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Kế hoạch – Vật tư Đội CT 4 Đội CT 5 Đội CT Mỗ Lao 3 6 Giám đốc Phó giám đốc phụ trách khu vực Phó giám đốc phụ trách Kế hoạch – Kỹ thuật Đội CT 2 Đội CT Mỗ Lao 1 Đội CT Mỗ Lao 2 Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Bước 2: Thi công xây dựng Trong bước này công việc đầu tiên là tiến hành thi công kết cấu phần dưới gồm: thi công kết cấu móng, thi công kết cấu mố, trụ. Các công việc khi thi công kết cấu móng: Thiết lập các công trình phụ trợ như kho tang, bãi để vật tư, nơi trộn vữa… sau đó tiến hành đào móng bằng cọc nhồi, đổ bêtông cho móng, xây móng. Công việc phải làm khi thi công mố, trụ: Lắp dụng cốt thép, lắp dựng ván khuôn, đổ bê tông, bảo dưỡng bê tông (7 ngày dưới nước, cát ẩm, bảo tải ướt…), tháo dỡ ván khuôn… Công việc thứ hai là thi công kết cấu phần trên gồm thi công dầm cầu và hệ mặt cầu. Sau khi đã kiểm tra tổng thể bảo đảm ván khuôn, đà giáo, các đường ống kỹ thuật đều được lắp đặt chính xác thì tiến hành đổ bê tông cốt thép và hoàn thiện dầm cầu. Thi công kết cấu mặt cầu là bước để hoàn thành xây dựng cầu gồm các công việc: thi công phần mặt cầu là bước để hoàn thành sơn, vôi, lắp đặt hệ thống thoát nước, đèn chiếu sang. - Bước 3: Hoàn thiện Đây là bước mà nhà thầu và chủ đầu tư kiểm tra chất lượng của công trình theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật, thử tải trọng cầu… - Bước 4: Nghiệm thu, bàn giao công trình Sau khi đã kiểm tra và nghiệm thu chất lượng công trình, tiến hành bàn giao công trình. Quy trình công nghệ thi công nhà dân dụng của Công ty có thể khái quát thành sơ đồ: Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ thi công cầu tại công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội Hoàn thiện 7 Giai đoạn chuẩn bị Nghiệm thu, bàn giao Thi công xây dựng: - Thi công kết cấu phần dưới: móng, mố, trụ - Thi công kết cấu phần trên: dầm, trần… Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, bộ sổ kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung dựa trên mối quan hệ trực tuyến. Mô hình kế toán tập trung thể hiện ở chỗ: toàn bộ công tác thu thập chứng từ, hóa đơn, tiến hành ghi sổ và xử lý thông tin kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán. Tại các đội thi công Công ty có kế toán đội có nhiệm vụ theo dõi các khoản mục chi phí phát sinh và tập hợp hóa đơn, chứng từ chuyển về phòng kế toán để xử lý tổng hợp. Phòng kế toán xử lý tất cả các giai đoạn kế toán tại các phần hành kế toán. Các phần hành này được chia cho các này được chia cho các kế toán viên theo từng vị trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người. Bộ máy kế toán của Công ty được chia thành các phần hành: kế toán tiền mặt, tiền gửi; kế toán công nợ; kế toán thanh toán; kế toán thuế; kế toán tổng hợp; kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Phòng kế toán của Công ty gồm 6 người: một kế toán trưởng, một phó phòng và bốn kế toán viên. Kế toán trưởng phụ trách công việc ching của toàn văn phòng, phân côn, đôn đốc các thành viên thực hiện các công việc được giao, quan hệ với cơ quan Thuế và các cơ quan chức năng khác, tìm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh cũng nhu đầu tư máy móc thiết bị, đồng thời theo dõi kế toán phần Tài sản cố định bao gồm theo dõi về nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại, thay đổi về tài sản như tăng giảm giá trị, góp vốn liên doanh, nhận vốn góp bằng TSCĐ, điều chuyển giữa các bộ phận… Phó phòng là người trực tiếp giúp việc cho kế toán trưởng trong công việc mà phòng được giao. Là kế toán quan hệ giao dịch với Ngân hang, vay vốn và quản lý các khoản thế chấp, cầm cố của Công ty. Đồng thời kiêm phần hành kế toán tổng hợp, chịu trách nhiệm thực hiện các bút toán tổng hợp như: bút toán phân bổ, kết chuyển cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh… Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu từ các phân hệ kế toán Công nợ phải thu, phải trả, vốn bằng tiền…để lên báo cáo kế toán định kỳ. Phó phòng còn chịu trách nhiệm theo dõi Quỹ tiền mặt, sự tăng giảm của quỹ. Kế toán Công nợ chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp, chi tiết công nợ phải thu tới từng khách hang, từng công trình. Theo dõi chi tiết hàng mua theo từng mặt hàng, Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội 8 [...]... công trình mà Công ty đang tiến hành thi công Tập hợp các phiếu xuất kho, nhập kho để vào sổ tổng hợp, sổ chi tiết Có thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán của Công ty theo sơ đồ sau: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ Kế toán công nợ, Kế toán thuế Kế toán tiền gửi, tiền mặt Kế toán thanh toán Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại. .. Nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai 1.1.Phân loại Nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Trường Mai 1.1.1 Vị trí của Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đối với quá trình xây lắp Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp nên vị trí của Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chiếm vị trí hết... loại Nguyên vật liệu một cách khoa học, hợp lý Tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai cũng tiến hành phân loại Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu tại Công ty được phân loại theo 2 tiêu thức là dựa trên tính chất và nguồn hình thành Tuy nhiên trên thực tế nguyên vật liệu của Công ty hình thành từ mua ngoài nên tiêu thức thứ hai hầu như không có ý nghĩa trong việc phân loại Do đó nguyên vật liệu. .. có và tình hình biến động của từng thứ Nguyên vật liệu ở Công ty sử dụng Do đó trong Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai đã phân chia Nguyên vật liệu một cách chi tiết, tỉ mỉ hơn Việc phân chia đó thể hiện trên sổ danh diểm Nguyên vật liệu Sổ danh điểm Nguyên vật liệu được chia thành từng phần, mỗi loại Nguyên vật liệu được sử dụng một phần, được ghi đầy đủ các nhóm, thứ Nguyên vật liệu. .. II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MAI ( Số liệu thực tế được lấy của công trình Mỗ Lao trong tháng 02 năm 2008 Đây là một trong những công lớn của Công ty) - Địa điểm thi công : Phường Mỗ Lao – Văn Mỗ - Hà Đông - Các hạng mục thi công : xây lắp hệ thống điện, nước cho khu chung cư Mỗ Lao 1 Phân loại và đánh giá Nguyên vật liệu, ... Sổ này được xây dựng trên cơ sở số hiệu của loại vật liệu, nhóm vật liệu và đặc tính của chúng Do đó, việc xây dựng các ký hiệu danh điểm phải có sự kết hợp nghiên cứu của bộ phận kỹ thuật, bộ phận cung ứng vật tư Sổ náy là điều kiện cần thiết để tiến hành cơ giới hóa việc hạch toán Nguyên vật liệu trong Công ty CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MAI SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU STT 1 2... chiếc vậy giá thực tế xuất dùng trong tháng 02/2008 là: 20 chiếc * 70.000 đồng = 1.400.000 đồng 2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai 2.1 Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho Một trong những công tác quản lý nguyên, vật liệu là phản ánh chính xác tình hình nhập, xuất, tồn kho từng loại cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị Thủ... đóng dấu) Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp Biểu số 15 : Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MAI Mã số thuế: 0104954096 52 Lạc Long Quân – Tây Hồ - Hà Nội Mẫu: 04 VT GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG Kính gửi: ÔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG ÔNG TRƯỞNG PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN CÔNG TY Họ và tên: Lê... cho từng loại nguyên, vật liệu, mỗi loại có một hoặc một số tờ căn cứ vào khối lượng nguyên, vật liệu để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh 2.2 Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại phòng kế toán Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 24 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty hiện đang áp dụng hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song và có một số điều chỉnh... 56.575.00 0 …… Kế toán trưởng Trường 27 Công Nghệ Hà Nội CĐ …… 5.250 1.600 …… …… 1.927 …… 29.868.50 0 Ngày… tháng…… năm Giám đốc Khoa: Kế toán (Ký, họ tên) Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Ký, họ tên) Trường 28 Công Nghệ Hà Nội CĐ (Ký, họ tên) Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Hiệp Hưng . giá Nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai 20 2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai 22 2.1. Thực trạng kế. doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai. Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai. CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MAI 17 1. Phân loại và đánh giá Nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai 17 1.1.Phân loại Nguyên vật liệu,