Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quang Hải

50 654 1
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quang Hải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một chủ sở hữu vốn nào cũng luôn quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình. Mục đích của các nhà quản lý là làm sao có được lợi nhuận cao nhất. Để đạt được mục đích này, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, một trong các biện pháp hiệu quả mà hầu hết các doanh nghiệp áp dụng đó là phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí chiếm một tỷ trọng lớn và có quyết định đến giá thành sản phẩm. Chi phí và giá thành được coi là hai chỉ tiêu cơ bản, có mối quan hệ khăng khít với nhau trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế tài chính của một doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp trong từng chu kỳ kinh doanh. Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi phải có sự nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho việc đề ra các quyết định kinh tế nhằm nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tiễn, từ đó giúp cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có thể cung cấp những thông tin kinh tế tin cậy, có hiệu quả cho các đối tượng cần sử dụng thông tin. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, là một sinh viên khoa kế toán, đã được trang bị những kiến thức cơ bản về kế toán, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Quang Hải em đã có cơ hội tìm hiểu rõ thêm về các phần hành kế toán, bên cạnh đó là sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ, em đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quang Hải”. Nội dung chuyên đề thực tập của em bao gồm 3 chương như sau: SV: Phạm Thị Bắc Lớp KT1-K12 1 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty TNHH Quang Hải. Chương 2: Thực trang kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quang Hải. Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quang Hải. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Phạm Thị Bắc Lớp KT1-K12 2 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH QUANG HẢI 1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty TNHH Quang Hải 1.1.1. Danh mục sản phẩm của Công ty TNHH Quang Hải Qua nhiều năm đi vào hoạt động công ty đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời luôn tìm kiếm và nghiên cứu sản phẩm mới. Hiện nay công ty đã thực hiện sản xuất thành công các sản phẩm, bao gồm các mặt hàng chính thông qua biểu danh mục sản phẩm sau: BẢNG DANH MỤC SẢN PHẨM I NHÓM SẢN PHẨM NƯỚC MẮM STT Mã sản phẩm Quy cách Tên sản phẩm Đơn vị tính 1 CC Chai 650 ml Chắt cao cấp Hộp 2 CĐ Chai 650 ml Cao đạm Hộp 3 ĐB Chai 650 ml Đặc biệt Hộp 4 MQ Chai 500 ml Mắm quyền Hộp 5 CT Chai 500 ml Cốt cá thu Hộp 6 CN Chai 500 ml Cá nục Hộp 7 TB Chai 300 ml Chắt tôm biển Hộp 8 CM Chai 300 ml Cá mực Hộp 9 CCN Can 1.9 lít Cốt cá nhâm Can 10 CC1.9 Can 1.9 lít Chắt cao cấp Can 11 ĐB1.9 Can 1.9 lít Đặc biệt Can 12 CCN Chai 1 lít Cốt cá nhâm Chai nhựa II NHÓM SẢN PHẨM MẮM TÔM 1 MTĐ01 Chai 1 lít Mắm tôm đặc chai 2 MTĐ 0.5 Chai 0.5 lít Mắm tôm đặc chai 3 MTL01 Chai 1 lít Mắm tôm lỏng chai 4 MTL 0.5 Chai 0.5 lít Mắm tôm lỏng chai 1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng SV: Phạm Thị Bắc Lớp KT1-K12 3 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập Chất lượng sản phẩm luôn được công ty đặt lên hàng đầu bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và uy tín nhiều năm của công ty. Mọi sản phẩm của công ty đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm dựa vào các tiêu chí đánh giá trong hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001: 2001. 1.1.3. Tính chất của sản phẩm Sản phẩm của công ty được sản xuất dựa trên quy trình công nghệ cổ truyền với phương pháp lên hương tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản. Vì vậy, sản phẩm của công ty mang tính đơn nhất. Sản phẩm có hương thơm, vị đượm, không chất bảo quản, tốt cho sức khỏe, phòng ngừa bệnh biếu cổ do thiếu i-ốt, dinh dưỡng cao, giàu đạm. 1.1.4. Loại hình sản xuất Quá trình sản xuất của Công ty là sản xuất hàng loạt dựa trên các kế hoạch sản xuất đã được lập. Công ty luôn cân đối giữa khối lượng sản phẩm sản xuất với khối lượng sản phẩm tiêu thụ và khối lượng hàng tồn kho. 1.1.5. Thời gian sản xuất Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty diễn ra trong một thời gian tương đối dài, trong khoảng 1 năm. 1.1.6. Đặc điểm sản phẩm dở dang Công ty không có sản phẩm dở dang. .2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Quang Hải 1.2.1. Quy trình công nghệ SV: Phạm Thị Bắc Lớp KT1-K12 4 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất nước mắm SV: Phạm Thị Bắc Lớp KT1-K12 Cá biển qua phân loại Muối ăn Cá chượp Cá loại Cá chượp loại 5 trở xuống Bã lọc Lò nấu mắm Lò nấu côNước nấu Bã thải Nước mắm cô ( 8-9gN/lít) Nước mắm cốt Nước mắm thành phẩm các loại ( >20gN/lít) Cá chượp loại 4 trở lên Bể lọc Nước mắm thành phẩm các loại sau khi lọc ( loại 1,2 < 20gN/lít) Bã cốt đăng lại 3 lần Kho đóng từng loại thành phẩm Đánh quậy Phơi nắng 6-12 tháng 5 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập Sản lượng nước mắm của công ty TNHH Quang Hải hiện nay đạt khoảng 700.000 lít/năm, có khả năng mở rộng đến 3 triệu lít. Nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm là cá nục, cá nhâm và cá cơm. Công ty mua cá trực tiếp từ các thuyền đánh cá hoặc qua hợp đồng với các đầu nậu. Trong cả hai trường hợp, cá đều được giao lên bờ và ướp muối ngay tại cầu tàu của công ty nằm trên cảng cá Cát Bà. Trong năm, các loài cá không biến động nhiều. Tại bến, cá được ướp muối và chuyển trực tiếp vào chum sành có nắp để muối mà không sơ chế, nếu cần chỉ bổ sung ớt muối, chứ không thêm bất cứ thứ gì khác. Hỗn hợp cá và muối (chượp) được đảo nhuyễn và đậy nắp chum để phơi nắng từ một đến ba năm để lên men. Khi quá trình lên men hoàn tất, bơm hỗn hợp trong chum (chượp) vào một bể lớn nằm trong nhà lọc. Khi đầy, bể được để lắng trong khoảng 1 tuần để phần dung dịch và bã tách rời nhau. Sau đó mở một cái vòi ở đáy bể lấy nước mắm ra qua một bộ lọc bằng cát. Đây là “nước cốt”. Hàm lượng protein trong đợt này thường đạt 20-26 độ đạm/lít. Nước mắm chất lượng cao nhất được sản xuất sau thời gian để trong chum ba năm, lúc này hàm lượng protein đạt 35 độ đạm/lít. Nếu muốn đạt độ đạm cao hơn, phải phơi nắng lâu hơn để dung dịch bay hơi làm tăng độ đậm đặc. Sau khi chắt lần đầu, đổ tiếp nước đun sôi vào bể lắng và bổ sung thêm muối. Phần bó lại được đảo lên. Sau 10-15 ngày, chắt lấy nước lần hai. Đợt này, hàm lượng đạm đạt 10-17 độ đạm. Quy trình được lặp lại đến lần thứ 3, hàm lượng đạm đạt 8-12 độ đạm. Dung dịch chắt ra được kiểm tra về độ mặn và độ đạm, sau đó bơm vào thùng khử trùng bằng sắt không gỉ dung tích 5.000 lít đặt gần SV: Phạm Thị Bắc Lớp KT1-K12 6 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập nhà lọc. Thông thường, các nhà sản xuất nước mắm truyền thống chỉ đơn giản lọc dung dịch từ thùng để đóng chai thành phẩm. Quy trình tiệt trùng bằng nhiệt thực hiện ở nhiệt độ 700C trong từ 12-24 giờ, tùy theo chất lượng của dung dịch nước mắm được xử lý. Đây là bước bổ sung quan trọng của công ty trong quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn của sản phẩm cuối. Sau đó, nước mắm được bơm vào bể lưu trữ để cung cấp cho các cơ sở đóng chai, dán nhãn bằng tay và đóng vào thùng các-tông bán lẻ. Bí quyết sản xuất nước mắm đặc trưng của công ty TNHH Quang Hải được thực hiện trong khâu phối trộn giữa các lần chắt khác nhau. Kinh nghiệm lâu đời đó giúp ông Chính và cộng sự biết khi nào thì năm yếu tố chủ chốt là hương thơm, màu, vị, độ đạm và độ mặn đạt đến mức đúng nhất để sản xuất ra ba loại nước mắm chính của công ty. Quy trình không được viết ra mà chỉ qua trao đổi bằng miệng. Công ty có một phòng kiểm tra chất lượng nhỏ để thực hiện các kiểm nghiệm đơn giản xác định độ đạm và độ mặn. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất Cơ cấu tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty được thiết kế phù hợp với đặc thù của sản phẩm, đó là theo từng phân xưởng. Công ty có 3 phân xưởng: phân xưởng chế biến, phân xưởng nấu lọc và phân xưởng đóng gói. Mỗi phân xưởng có 1 chức năng, nhiệm vụ riêng biệt nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi thành phẩm được tạo ra đều phải trải qua cả 3 phân xưởng trên. 1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty TNHH Quang Hải Trong công ty việc tổ chức quản lý luôn đóng vai trò quan trọng. Việc tổ chức một cách khoa học rất cần thiết, giúp cho việc kinh doanh của công ty đạt kết quả cao, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, SV: Phạm Thị Bắc Lớp KT1-K12 7 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Muốn vậy công ty phải có bộ máy quản lý thật gọn gàng và khoa học. Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Quang Hải SV: Phạm Thị Bắc Lớp KT1-K12 BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Phòng kế hoạch – tài chính – kế toán Phòng kỹ thuật – quản lý chất lượng Phòng nghiệp vụ tổng hợp Tổ chế biến, vận chuyển Tổ nấu, lọc Tổ đóng và tiêu thụ sản phẩm Trạm thu mua Cát Bà Trạm tiêu thụ Hải Phòng Các cửa hàng Ninh tiếp, Gia Luận Ban kiểm soát 8 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thành viên trong tổ chức kiểm soát chi phí - Phê duyệt tất cả các kế hoạch, dự toán, định mức chi phí sản xuất. - Giám sát và kiểm tra các hoạt động sản xuất. - Đề xuất các chiến lược sản xuất nhằn nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời hạ giá thành sản phẩm đến mức thấp nhất có thể. - Quyết định ngân sách, giá mua vật tư để phục vụ sản xuất. 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc trong tổ chức kiểm soát chi phí - Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về mọi hoạt động sản xuất của phân xưởng. - Nhận chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của công ty, khai thác nguồn nguyên liệu. - Tổ chức điều hành sản xuất, thực hiện hoàn thành kế hoạch của công ty giao đồng thời đảm bảo kế hoạch nguồn hàng bên ngoài để thu về lợi nhuận cao nhất. - Quản lý, điều hành, đào tạo đội ngũ CBCNV, xây dựng hệ thống quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm trong phạm vi toàn công ty. - Thực hiện các nội quy, quy chế về quản lý lao động, quản lý vật tư thiết bị sản xuất. - Xây dựng mục tiêu kế hoạch sản xuất theo quý, năm. - Báo cáo kết quả tình hình hoạt động sản xuất của phân xưởng cho Hội đồng thành viên. 1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng kỹ thuật- quản lý chất lượng Có nhiệm vụ tham mưu, giúp đỡ Giám Đốc trong quá trình sản xuất sản phẩm và kiểm định chất lượng sản phẩm. Xây dựng lịch trình sản xuất, xác SV: Phạm Thị Bắc Lớp KT1-K12 9 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập định khối lượng, quy mô sản phẩm để tiến hành sản xuất và xác định thời gian công việc, điều phối, phân giao công việc cho người lao động. 1.3.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Kế hoạch – tài chính - kế toán Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh số liệu thực tế phát sinh, tình hình luân chuyển và sử dụng vốn, vật tư, tài sản, kinh phí của công ty.Theo dõi, kiểm tra tình hình chi phí sản xuất lập kế hoạch và báo cáo cho Giám đốc. Chi phí sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng, để hạ giá thành sản phẩm việc đầu tiên là phải quản lý chi phí thật tốt, giảm ở mức thấp nhất chi phí sản xuất thông qua việc xây dựng kế hoạch sản xuất. Công ty đã xây dựng định mức nguyên liệu cho từng loại sản phẩm, lập kế hoạch chi phí và giá thành, phát huy sáng kiến, tiết kiệm chi phí nguyên liệu, từng bước hạ chi phí xuống mức thấp nhất đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất. Công ty đã gắn quyền lợi trách nhiệm của từng công nhân viên với công việc được giao, góp phần tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Công tác quản lý chi phí ở Công ty được thực hiện rất chặt chẽ ở các khâu vừa nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, lại vừa đảm bảo tính tiết kiệm, có hiệu quả trong sử dụng, hạn chế đến mức thấp nhất việc hư hỏng, thất thoát nguyên liệu. SV: Phạm Thị Bắc Lớp KT1-K12 10 [...]... KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH QUANG HẢI 2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Quang Hải Tại Công ty, chi phí sản xuất bao gồm chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Do đặc điểm sản phẩm của công ty có rất nhiều chủng loại, mẫu mã, quy cách, bên cạnh đó quy trình sản xuất lại khá phức tạp thời gian từ sản. .. 2.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 2.1.3.1 Nội dung * Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất ra sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Ở công ty, chi phí sản xuất chung chi m khoảng 10% tổng giá thành sản xuất Chi phí sản xuất chung gồm biến phí, định phí Theo dõii tốt khoản mục này có ý nghĩa lớn trong công tác hạch toán chi phí giá. .. Kế toán trưởng Phạm Thu Hường Giám đốc Bùi Đức Chính - Căn cứ vào các chứng từ gốc trên, kế toán công ty lập sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh cho TK 621 SV: Phạm Thị Bắc Lớp KT1-K12 17 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập Bảng 5: Trích mẫu sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh (Nguồn từ PKT) Công ty TNHH Quang Hải Địa chi: Thị trấn Cát Hải – Hải Phòng Mẫu số: S36 - DN SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT... xuất, chế biến đến khi có được thành phẩm dài (6 - 12 tháng ủ cá với muối để được chượp) vì vậy chi phí phát sinh ở công ty phải tập hợp theo từng loại, từng khoản mục chi phí và kỳ tập hợp chi phí ở Công ty là năm, các khoản mục chi phí phát sinh tại công ty sẽ được tính và phân bổ theo năm 2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.1 Nội dung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi. .. KT1-K12 Kế toán trưởng Phạm Thu Hường Giám đốc Bùi Đức Chính 26 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập Bảng 11: trích mẫu sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh của TK 622 ( nguồn từ phòng kế toán) Công ty TNHH Quang Hải Địa chi: Thị trấn Cát Hải – Hải Phòng Mẫu số: S36 - DN SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tên sản phẩm: nước mắm cá nhâm Tháng 03 năm 2012 Tài khoản 622 Tên Tài khoản: Chi phí Nhân công. .. như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT kế toán ghi sổ chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu Cuối tháng tiến hành tính giá xuất kho, ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh và lập bảng tổng hợp nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ Ví dụ: Tháng 3/ 2012, Công ty TNHH tập hợp chi phí phát sinh cho việc sản xuất nước mắm như sau: - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, lệnh sản xuất và nhu cầu thực tế, bộ phận... giá thành cũng như kế toán quản trị * Chi phí sản xuất chung bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: Lương và các khoản trích theo lương của quản đốc phân xưởng, nhân viên dọn vệ sinh - Chi phí vật liệu: bao gồm các khoản chí vật liệu cho quản lý phân xưởng ( giấy bút, văn phòng phẩm …) - Chi phí dụng cụ sản xuất: Là những chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng - Chi phí khấu hao tài sản. .. 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6278: chi phí khác bằng tiền Kết cấu TK 627: Bên Nợ: tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung TK 627 không có số dư cuối kỳ 2.1.3.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết - Căn cứ vào các chứng từ như: bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng tính. .. 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: - Bên Nợ: + phản ánh trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm trong kỳ - Bên Có: + phản ánh trị giá nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho + kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ + kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vượt trên mức bình thường vào giá. .. tiếp, kế toán công ty sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” * Kết cấu của TK 622: - Bên Nợ: tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh - Bên Có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp - TK 622 không có số dư cuối kỳ * Chứng từ kế toán sử dụng: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương, thưởng - Bảng phân bổ lương và BHXH… 2.1.2.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Căn cứ vào các chứng từ . TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH QUANG HẢI 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Quang Hải Tại Công ty, chi phí sản xuất bao gồm chi phí về. điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty TNHH Quang Hải. Chương 2: Thực trang kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Quang Hải. Chương 3: Hoàn. 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH QUANG HẢI 1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty TNHH Quang Hải 1.1.1. Danh mục sản phẩm của Công ty TNHH Quang Hải Qua nhiều

Ngày đăng: 17/04/2015, 08:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan