Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 59 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
59
Dung lượng
507 KB
Nội dung
Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với Ngân hàng thương mại (NHTM) – tổ chức kinh doanh ngoại tệ – mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng, cho vay từ số tiền huy động được và làm các dịch vụ ngân hàng thì vai trò của nguồn vốn càng trở nên quan trọng. Quy mô, cơ cấu, và các đặc tính của nguồn vốn quyết định hầu hết các hoạt động của một NHTM, bao gồm quy mô, cơ cấu, thời hạn tài sản và khẳ năng cung ứng dịch vụ, từ đó quyết định khả năng sinh lời. Trong khi chưa khai thác được số lượng tiền nhàn rỗi trong các ngân hàng, tổ chức kinh tế và dân cư, nhiều ngân hàng vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn vay, kể cả vốn vay của các ngân hàng nước ngoài, để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tài sản, vì vậy chi phí nguồn vốn cao, sự ổn định và hiệu quả kinh doanh thấp và chưa phát huy nội lực để phát triển một cách vững chắc. Các NHTM Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn trung và dài hạn cho nhu cầu đầu tư. Việc thu hút nguồn vốn với chi phí cao, sự ổn định thấp và không phù hợp với sử dụng vốn về quy mô, kết cấu làm hạn chế khẳ năng sinh lời, đồng thời đặt ngân hàng trước rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, và hơn thế có thể mất ổn định trong toàn bộ hệ thống tài chính như nhiều quốc gia từng lâm vào. Do vậy, yêu cầu tăng cường huy động vốn có mức chi phí hợp lý và ổn định cao được đặt ra hết sức cấp thiết đối với NHTM Việt Nam nói chung, Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân nói riêng. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân trải qua nhiều năm đã đạt tăng trưởng đáng kể trong mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh nhưng thực tiễn đang đặt ra những thách thức mới ở phía trước. Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội địa phương, những kho khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô, từ nội tại của mình và cạnh tranh ngày càng gia tăng bởi thêm hoạt động của các tổ Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Hợi SV: Lê Thị Oanh – CĐKT2/K2 1 Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp chức tài chính phi ngân hàng về huy động vốn như Bảo hiểm, Quỹ hỗ trợ phát triển, bưu điện huy động tiền gửi tiết kiệm, Kho bạc huy động trái phiếu… Mặt khác, trần lãi suất cho vay ngày càng giảm thấp và những đặc điểm riêng có của mình thì hoạt động huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân cần áp dụng những giải pháp thích ứng. Nhận thức rõ tính cấp thiết của vốn, với ý thức trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân, em chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân” Ngoài Lời nói đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề được bố cục thành 3 chương: Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân. Phần 2: Thực trạng huy động vốn và kế toán huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân. Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và tác kế toán huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân. Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Hợi SV: Lê Thị Oanh – CĐKT2/K2 2 Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) Ngân hàng Thương mại là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng - một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền kinh tế. Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của Ngân hàng Thương mại là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ với lợi ích riêng của bản thân các ngân hàng mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế. Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động được để cho vay đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Nguồn vốn Ngân hàng Thương mại bao gồm: Vốn chủ sở hữu, nguồn tiền gửi, nguồn đi vay và các nguồn khác. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NHTMCP Công Thương Việt Nam (viết tắt là Viettin Bank) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990. Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ- NH5 về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Hợi SV: Lê Thị Oanh – CĐKT2/K2 3 Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ. Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. NHTMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 03/07/2009 Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, Vietinbank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; 145 chi nhánh; 527 phòng giao dịch; 116 quỹ tiết kiệm; 1042 máy rút tiền tự động (ATM); 05 Văn phòng đại diện; và 04 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương (VietinbankSC) và Công ty Bất động sản và đầu tư tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng công thương Việt Nam ; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. 1.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển NHTMCP Công Thương Thanh Xuân Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Hợi SV: Lê Thị Oanh – CĐKT2/K2 4 Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chi nhánh NHCT Thanh Xuân là một thành viên trong đại gia đình NHCT VN, được thành lập từ ngày 01/04/1997 trên cơ sở phòng giao dịch Thượng Đình trực thuộc NHCT Đống Đa theo quyết định số 17/HĐQT-QĐ ngày 08/03/1997. Sau 2 năm thành lập và trưởng thành đến ngày 01/03/1999 NHCT Thanh Xuân được tách khỏi NHCT Đống Đa, hạch toán trực thuộc NHCT VN, theo quyết định số1/HĐQT - NHCT1 ngày 20/02/1999 của chủ tịch HĐQT-NHCT Việt Nam . Trụ sở chính của NHCT Thanh Xuân đặt tại số 275 đường Nguyễn Trãi- Quận Thanh Xuân - TP.Hà Nội. Đây là địa điểm rất thuận lợi để mở rộng hoạt động và thu hút được nhiều khách hàng trên địa bàn khu vực Hà Nội đặc biệt là các xí nghiệp lớn. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, NHCT Thanh Xuân đã đứng vững và phát triển, lớn mạnh và đi lên bằng chính nỗ lực bản thân, ngân hàng đã vượt qua được “bước khởi đầu nan” đảm bảo bù đắp chi phí và kinh doanh có lãi. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm luôn đặt ở mức cao. Đến nay NHCT Thanh Xuân luôn mở rộng cả về chất và lượng, và luôn là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả, hàng năm đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. 1.2.1.3. Cơ Cấu tổ chức của Ngân Hàng công thương Thanh Xuân a. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban Chi nhánh NHCT Thanh Xuân là một trong những chi nhánh lớn mạnh của NHCT VN, với gần 200 cán bộ công nhân viên có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt trình độ chính trị vững vàng. Trong đó trình độ đại học và trên đại học là 80%, còn lại là cao đẳng và trung cấp. Cán bộ công nhân viên trong ngân hàng luôn có tinh thần học hỏi, cùng với sự điều hành đúng đắn của ban lãnh đạo đã đưa Chi Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Hợi SV: Lê Thị Oanh – CĐKT2/K2 5 Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp nhánh NHCT Thanh Xuân phát triển đi lên, và góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế đất nước. 1. Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn - Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ và Ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. - Nhiệm vụ: • Khai thác vốn bằng VNĐ và Ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp lớn. • Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. • Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng • Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch. • Cung cấp hồ sơ, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh 2. Phòng khách hàng số 2 (Doanh nghiệp vừa và nhỏ): - Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VNĐ và Ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Nhiệm vụ: Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Hợi SV: Lê Thị Oanh – CĐKT2/K2 6 Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp • Khai thác vốn bằng VNĐ và Ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. • Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. • Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng • Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch. • Cung cấp hồ sơ, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh. 3. Phòng Khách hàng Cá nhân - Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân. - Nhiệm vụ: • Khai thác vốn bằng VNĐ và Ngoại tệ từ khách hàng là cá nhân • Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. • Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng • Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch. 4. Phòng Kế Toán giao dịch - Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Hợi SV: Lê Thị Oanh – CĐKT2/K2 7 Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Nhiệm vụ: Cung cấp các dịch vụ NH liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hoạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước và của NHCT VN. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của NH. Đồng thời giúp cho giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện các nghiệp vụ chi tiêu nội bộ theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT VN. 5. Phòng Tiền tệ kho quỹ - Chức năng: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT. - Nhiệm vụ: Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn. Quản lý an toàn kho quỹ… 6. Phòng Tổng hợp tiếp thị - Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. - Nhiệm vụ: Tư vấn cho khách hàng, thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ, Thực hiện công tác tiếp thị, chính sách khách hàng. Dự kiến kế hoạch kinh doanh. 7. Phòng Thông tin điện toán Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Hợi SV: Lê Thị Oanh – CĐKT2/K2 8 Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Chức năng: Thực hiện quản lý, bảo trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. - Nhiệm vụ: Quản lý hệ thống giao dịch trên máy, gửi các báo cáo bằng File theo quy định, làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh và hệ thống NHCT VN. 8. Phòng Kiểm tra nội bộ - Chức năng: Giúp giám đốc giám sát, kiểm tra kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng pháp luật của nhà nước và cơ chế quản lý của nghành. - Nhiệm vụ: • Kiểm tra hàng ngày các giao dịch lớn, các nghiệp vụ theo quy định • Thực hiện kiểm tra hoặc phối hợp với các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo yêu cầu của giám đốc 9. Phòng Tổ chức hành chính - Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh. - Nhiệm vụ: Thực hiện quy định của nhà nước và NHCT có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lao động, tuyển dụng, thực hiện bồi dưỡng cán bộ, và sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh. Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Hợi SV: Lê Thị Oanh – CĐKT2/K2 9 Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp 10. Phòng quản lý nợ có vấn đề: - Chức năng: phòng quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề, quản lý và khai thác tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định cảu Nhà nứơc nhằm thu hồi các khoản gốc lãi tiền vay - Nhiệm vụ: • Theo dõi các khoản nợ có vấn đề,các khoản nợ quá hạn • Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh… • Điều hành và quản lý lao động và tài sản, tiền vốn luy động tại các Quỹ tiêt kiệm, điểm giao dịch… 11. Phòng quản lý rủi ro: - Chức năng: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh, quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng,thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng - Nhiệm vụ: • Thẩm định, xác định giới hạn tín dụng, các khoản tín dụng cho khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh… • Thẩm định các khoản cho vay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh… • Tái thẩm định đánh giá rủi ro đối vơí các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Hợi SV: Lê Thị Oanh – CĐKT2/K2 10 [...]... Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN 2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân Sau 3 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành NHCT Thanh Xuân đã di những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao. .. giấy tờ có giá - TK 809: Chi phí khác Ngoài ra còn nhiều tài khoản khác được sử dụng trong giao dịch huy động vốn 1.4.2 Chứng từ sử dụng trong kế toán huy động vốn: Ngân Hàng Công Thương Thanh Xuân Ngân Hàng Công Thương Chi nhánh Thanh Xuân ngoài ra sử dụng rất nhiều Giấy nộp tiền kiêm động vốn như: phiếu thu, phiếu chi, Bảng chứng từ trong quá trình giao dich huy ủy nhiệm chuyển tiền Cash Deposit Slip... tích cực, hiệu quả trên, năm 2008 Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao 2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN (2007 – 2009) Huy động vốn là hoạt động chi nhánh NHCT Thanh Xuân luôn đặt lên hàng đầu và đặc biệt quan tâm, nhất là trong thời gian qua sự cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng tài chính ngày càng gay gắt Trong nền kinh tế... chungm các nguồn khác trong ngân hàng thường thường không lớn Việc gia tăng các nguồn này nằm trong chính sách tăng nguồn thu cho ngân hàng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi khả năng thực hiện và mở rộng các loại hình dịch vụ khác 1.4 Kế toán huy động vốn tại NHCT Chi nhánh Thanh Xuân 1.4.1 Tài khoản sử dụng trong kế toán huy động vốn - TK 40_: Các khoản Nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước, - TK 41_: Các... nhánh NHCT Thanh Xuân (2007-2009) a Hoạt động huy động vốn Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT Thanh Xuân Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Số tiền % Năm 2008 Số tiền % Năm 2009 Số tiền VNĐ 650 77 857 77 1200 Ngoại tệ quy đổi VNĐ 190 23 248 23 380 Tổng nguồn vốn huy động 840 100 1105 100 1580 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2007 – 2009 % 76 24 100 Hoạt động huy động vốn của... ngân hàng chỉ yêu cầu khách hàng phải có tiền và ngân hàng sẽ thanh toán trong phạm vi số dư tiền gửi của khách hàng Ngoài ra, một số ngân hàng có thể kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay (thấu chi chi trội trên số dư có của tài khoản tiền gửi thanh toán) 1.3.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toán. .. CĐKT2/K2 Khoa kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguồn uỷ thác: NHTM thường thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ… Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng và làm tăng vốn của ngân hàng Nguồn trong thanh toán: Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể thành nguồn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả,... doanh có lãi Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, xếp loại khách hàng thường xuyên sáu tháng một lần Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ làm công tác kinh doanh bằng biện pháp kiểm tra giám sát của lãnh đạo phòng và Ban giám đốc chi nhánh • Các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán Bảng 2.3 Tình hình dịch vụ chuyển tiền và thanh toán của chi nhánh NHCT Thanh Xuân Đơn vị: Triệu đồng... 16,13 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2009 Qua bảng số liệu ta thấy, chất lượng của các sản phẩm dịch vụ ngày càng được ổn định và từng bước phát huy hiệu quả, bước đầu chi m lĩnh thị trường Chi nhánh ngân hàng xác định tăng thu dịch vụ chi m 20% tổng thu của ngân hàng do đó phải tăng thu dịch vụ bằng mọi biện pháp: Thu dịch vụ thanh toán: Hoạt động thanh toán là một nghiệp vụ... PGD Thanh Xuân Bắc PGD Bà Triệu PGD Thanh Xuân Nam PGD Khương Trung PGD Nhân Chính PGD Kim Giang PGD Nguyễn Tuân PGD Thượng Đình PGD Trung KIên PGD Định Công 1.3 NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI 1.3.1 Nguồn vốn chủ sở hữu Để bắt đầu hoạt động ngân hàng, chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành lên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng . động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân. Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và tác kế toán huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân. . triển của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân, em chọn đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân . đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề được bố cục thành 3 chương: Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân. Phần 2: Thực trạng huy động vốn và kế toán huy