Các hoạt động chính của NHCT Thanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân (Trang 28 - 36)

Huy động vốn

Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.

Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ...

Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…..

Cho vay, đầu tư

Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài

Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung

Thấu chi, cho vay tiêu dùng.

Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế

Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế

Bảo lãnh

Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

Thanh toán và Tài trợ thương mại

- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

- Chuyển tiền trong nước và quốc tế - Chuyển tiền nhanh Western Union

- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM

Ngân quỹ

- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)

- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)

- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...

- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

Thẻ và ngân hàng điện tử

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…)

- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). - Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

Hoạt động khác

- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ - Tư vấn đầu tư và tài chính

- Cho thuê tài chính

- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán

- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.

- Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng Công thương Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực:

- Phát triển nguồn nhân lực - Phát triển công nghệ

- Phát triển kênh phân phối

2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân

(2007-2009)

a. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT Thanh Xuân

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

VNĐ 650 77 857 77 1200 76

Ngoại tệ quy đổi VNĐ 190 23 248 23 380 24

Tổng nguồn vốn huy động 840 100 1105 100 1580 100

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2007 – 2009

Hoạt động huy động vốn của NHCT Thanh xuân qua 3 năm đã có sự tăng trưởng vượt bậc, năm 2008 tăng 275 tỷ đồng (tương đương tăng 32%) so với năm 2007, năm 2009 tăng 475 tỷ đồng (tương đương tăng 42%) so với năm 2008. Việc tăng trưởng nguồn vốn huy động hàng năm như vậy giúp ngân hàng giải quyết được nhu cầu cho việc mở rộng hoạt động tín dụng và đầu tư…. Đạt được những kết quả như NHCT Thanh Xuân đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đáp ứng nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng như huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại bằng tiền và hiện vật đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng…, đồng thời, Chi nhánh đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt, phù hợp với lãi suất của các TCTD trên địa bàn.

Nguồn vốn huy động theo loại tiền, có thể thấy nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh là nội tệ, nguồn vốn này không ngừng tăng qua các năm, năm 2008 tăng 207 tỷ đồng (tương ứng tăng 31%) so với năm 2007, năm 2009 tăng 343 tỷ đồng (tăng 40%) so với năm 2008. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tuy có tăng nhưng với tốc độ chậm, trong điều kiện kinh tế hiện nay, khi nhu cầu sử dụng ngoại tệ tăng cao thì việc tăng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ càng trở lên quan trọng.

Do vậy, ngân hàng nên có nhiều biện pháp để tăng cường hơn nữa nguồn vốn ngoại tệ này.

b. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2. Tình hình dư nợ của chi nhánh NHCT Thanh Xuân

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nội tệ 460 68 600 70 990 77

Ngoại tệ quy đổi VNĐ 210 32 257 30 300 23

Tổng dư nợ 670 100 857 100 1290 100

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2009

Dư nợ tín dụng tăng trưởng liên tục qua các năm từ 2007 - 2009, năm 2007 dư nợ đạt 670 tỷ đồng, năm 2008 đạt 857 tỷ đồng, tăng 187 tỷ đồng (tương ứng tăng 28%), năm 2009 đạt 1290 tỷ đồng, tăng 433 tỷ đồng (tương đương tăng 50%) so với năm 2008. Đạt được kết quả đó là do Chi nhánh đã thực hiện tốt chỉ đạo của NHCT Việt Nam là: Vốn chỉ tập trung chủ yếu cho các phương án, dự án thực sự có hiệu quả, không phân biệt thành phần kinh tế, tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng luôn thực hiện nghiêm túc Quyết định 493 của NHNN về việc trích và xứ lý rủi ro đối với nợ xấu, từ đó từng bước nâng cao chất lượng và lành mạnh hoá đầu tư tín dụng.

Về loại tiền: Dư nợ bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao, đều trên 70% tổng dư nợ qua các năm từ 2007– 2009, điều này cũng phù hợp với nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh là nội tệ. Đối với dư nợ bằng ngoại tệ, mặc dù chưa chiếm tỷ trọng cao song đạt được tốc độ tăng trưởng vượt bậc qua các năm, năm 2008 tăng 47 tỷ đồng (tương đương tăng 22%) so với năm 2007, năm 2009 tăng 43 tỷ đồng (tương ứng tăng 16%) so với năm 2008. Đây cũng là một tất yếu khách quan do năm 2008 đánh dấu sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, do vậy việc giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và quốc

tế được mở rộng sẽ làm tăng nhu cầu vay vốn bằng đồng ngoại tệ của các doanh nghiệp.

Về mặt chất lượng tín dụng: Ngân hàng luôn đặt chỉ tiêu chất lượng tín dụng là sự nghiệp tồn tại của Chi nhánh. Thận trọng trong công tác thẩm định tín dụng trước, trong và sau khi cho vay, thường xuyên nắm bắt các thông tin về khách hàng. Có biện pháp xử lý kiên quyết dứt điểm khi khách hàng có biểu hiện chây ỳ.

Mở rộng tiếp thị để thu hút khách hàng thuộc tổng công ty các tập đoàn kinh tế có tiềm lực tài chính, đặc biệt chú trọng mở rộng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh có dự án kinh tế khả thi, có tài sản đảm bảo.

Xử lý vấn đề lãi suất cho vay, thu dịch vụ một cách hợp lý, đảm bảo mối quan hệ hai chiều với những khách hàng lớn có uy tín, đảm bảo đúng chế độ trên cơ sở kinh doanh có lãi.

Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, xếp loại khách hàng thường xuyên sáu tháng một lần. Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ làm công tác kinh doanh bằng biện pháp kiểm tra giám sát của lãnh đạo phòng và Ban giám đốc chi nhánh

Các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán

Bảng 2.3. Tình hình dịch vụ chuyển tiền và thanh toán của chi nhánh NHCT Thanh Xuân

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Thu phí Thu phí 08/07

(%)

Thu phí 09/08

(%)

Chuyển tiền trong nước 165 240 45,45 524 118,33

Thanh toán L/C 90.165 106.940 18,60 83.875 -21,57

Chuyển tiền TTR 55.221 49.777 -9,86 104.998 110,94

Western Union 36 53 47,22 57 7,55

Kinh doanh ngoại tệ 33 48 45,45 100 108,33

Tín dụng và các dịch vụ 100 155 55 180 16,13

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2009

Qua bảng số liệu ta thấy, chất lượng của các sản phẩm dịch vụ ngày càng được ổn định và từng bước phát huy hiệu quả, bước đầu chiếm lĩnh thị trường.

Chi nhánh ngân hàng xác định tăng thu dịch vụ chiếm 20% tổng thu của ngân hàng do đó phải tăng thu dịch vụ bằng mọi biện pháp:

Thu dịch vụ thanh toán: Hoạt động thanh toán là một nghiệp vụ rất quan trọng, vì nghiệp vụ này có liên quan đến phát triển kinh tế của đất nước cũng như từng doanh nghiệp, nên NHCT Thanh Xuân trong 3 năm qua đã từng bước làm tốt công tác thanh toán quốc tế, đẩy mạnh đa dạng các hình thức thanh toán này nhanh nhậy kịp thời thu hút ngày càng nhiều khách hàng khách hàng.

Dịch vụ chuyển tiền trong nước được thực hiện tại các điểm giao dịch của chi nhánh phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác. Do vậy, từ năm 2007 - 2009 thu phí dịch vụ chuyển tiền trong nước liên tục tăng, năm 2008 tăng 45,45% tương ứng tăng 75 triệu đồng so với năm 2007, đến năm 2009 số phí thu được tăng mạnh ở mức 118,33% hay tăng 284 triệu đồng so với năm 2008.

Thu dịch vụ ngân quỹ: Mở rộng hình thức này bằng cách ký hợp đồng với các doanh nghiệp có nguồn thu tiền mặt thường xuyên.

Tăng thu dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán. Đây là thế mạnh của chi nhánh nên cần chú trọng thực hiện tốt để đảm bảo nguồn thu nhập từ dịch vụ này.

Quảng cáo mở rộng để tăng thu từ dịch vụ Western Union. Năm 2008, thu phí dịch vụ tăng 47,22% so với năm 2007, sang năm 2009, thu phí dịch vụ tăng với tốc độ thấp hơn ở mức 7,55%. Sở dĩ như vậy là do sụ xuất hiện của nhiều ngân hàng làm đại lý cho dịch vụ chuyển tiền Western Union vào năm 2009.

Triển khai mạnh mẽ hình thức mở thẻ ATM, thẻ tín dụng và tiến hành ký hợp đồng chi trả lương qua tài khoản đối với các khách hàng. Thu phí dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng mạnh vào năm 2008 là tăng 55% so với năm 2007, tuy nhiên sang năm 2009, tốc độ này giảm xuống chỉ còn tăng ở mức 16,13 % so với năm 2008. Nguyên nhân là do các ngân hàng ngày càng mở rộng và chú trọng phát triển dịch vụ này, cho nên áp lực cạnh tranh ngày càng cao. Bên cạnh đó, hệ thồng máy ATM của ngân hàng thường xuyên bị trục trặc cho nên hạn chế lượng khách hàng đến làm thẻ tại ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh ngoại tệ mặc dù gặp nhiều khó khăn dó tình hình biến động của tỷ giá thất thường nhưng doanh số mua bán của các loại ngoại tệ chính như USD, EUR… đều tăng mạnh.

d. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2006 -2008

Trong 3 năm vừa qua, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, biến động nhưng Chi nhánh NHCT Thanh Xuân vẫn tiếp tục đứng vững và duy trì được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

- Điều hành hoạt động kinh doanh:Thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh được giao, linh hoạt và kịp thời lãi suất tiền gửi, tiền vay, cân bằng thu – chi, đảm bảo có lợi nhuận

Quản lý tốt hạn mức dư nợ - dư có đảm bảo khả năng thanh khoản

Thực hiện nghiêm túc các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế của Chính Phủ, của ngành

-Nâng cao năng lực tài chính: Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, tích cực thu hồi các khoản nợ xấu, nợ tiềm ẩn, nợ đã xử lý rủi ro…

Tập trung phát triển dịch vụ, khai thác các khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chi lương qua tài khoản.

- Tạo động lực cho hoạt động kinh doanh: Tạo được tinh thần làm việc có hiệu quả trên cơ sở bỏ bao cấp, nâng cao chất lượng khoán tài chính, biến từng bộ phận thành trung tâm sinh lời, có cơ chế nâng cao thu nhập cho người lao động và khuyến khích nơi làm ra nhiều lợi nhuận. Cùng với khuyến khích bằng lợi ích vật chất còn thường xuyên coi trọng các phong trào thi đua của cán bộ công nhân viên.

- Coi trọng công tác đào tạo cán bộ tạo nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu kinh doanh, hội nhập.

- Đẩy mạnh hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu ViettinBank

Với những giải pháp tích cực, hiệu quả trên, năm 2008 Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN (2007 – 2009)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân (Trang 28 - 36)

w