Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
3,88 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: VĂN HỌC TRUNG QUỐC Đề tài: CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT “HỒNG LÂU MỘNG” Giáo viên hướng dẫn NGUYỄN THỊ TỊNH THY Sinh viên thực hiện HOÀNG THỊ THÚY NY Lớp: Văn 3B Huế, 11/2014 Để hoàn thành tốt được bài tiểu luận này, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến cô giáo Nguyễn Thị Tịnh Thy đã tận tình giúp đỡ em rất nhiều trong việc hướng dẫn làm đề tài. Em hy vọng rằng sau này sẽ được cô tiếp tục hướng dẫn làm những đề tài nghiên cứu khác. Và em cũng xin hứa, sẽ làm tốt hơn nữa nếu có cơ hội. Em xin cảm ơn cô rất nhiều! Huế, tháng 11 năm 2014 Sinh viên Hoàng Thị Thúy Ny MỤC LỤC Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trung Quốc có một nền lịch sử và văn hóa lâu đời, chính vì thế văn học Trung Quốc cũng phát triển khá mạnh mẽ trong toàn thế giới. Văn học Trung Quốc không những nổi tiếng có Kinh thi, Luận ngữ của Khổng Tử, thơ Đường, mà nó còn có một khối lượng tiểu thuyết khá đồ sộ. Ở Thời Minh Thanh là thời kì phát triển rực rỡ nhất của tiểu thuyết, trong đó nổi tiếng một tác phẩm tiểu thuyết đã trải qua không biết bao thế kỷ nhưng vẫn còn sống mãi với con người không chỉ Trung Quốc, thế giới mà còn ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến Việt Nam, đó là tiểu thuyết Hồng lâu mộng. Tác giả của Hồng lâu mộng là Tào Tuyết Cần (1715(?)-1763(?)) tên là Triêm, tên tự là Mộng Nguyễn, Cần Phố, hiệu là Tuyết Cần, Cần Khê, người Thẩm Dương, vốn dòng dõi người Hán, sau nhập tịch Mãn Châu. Ông sống trong triều đại phong kiến nhà Thanh, Trung Quốc. Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, gia đình đời đời thế tập chức Giang Ninh chức tạo là một chức quan to thu thuế tạiGiang Ninh thành. Cuộc sống trong phủ vô cùng xa hoa vương giả. Không những là nhà hào môn vọng tộc lẫy lừng mà nhà họ Tào còn có truyền thống văn chương thi phú. Nhưng đến đời của Tào Tuyết Cần, tất cả sự giàu sang quyền quý huy hoàng của gia đình đã trở thành quá khứ. Gia đình gặp đại họa, cha mắc tội, bị cách chức, hạ ngục, tịch biên tài sản. Ông đã phải sống trong những ngày cay đắng nhất của đời mình với nghèo khổ, đi khắp nơi để mưu sinh, sống trong cảnh “cả nhà rau cháo, rượu thường mua chịu”. Mười năm cuối đời ông đã dồn toàn bộ trí lực để tạo nên kiệt tác Hồng Lâu Mộng, một trong những tác phẩm về sau được đánh giá là kinh điển của văn học Trung Quốc. Tác phẩm đã được ông sửa chữa 5 lần trong cảnh cùng khốn, ốm đau không tiền mua thuốc, con chết. Khi ông còn sống tác phẩm đã không hoàn thành và không được công bố. Sau khi ông qua đời, hai mươi tám năm sau, Cao Ngạc đã dựa vào di thảo của ông để hoàn thành nốt bằng việc viết tiếp 40 hồi. Cao Ngạc cũng đổi tên “Thạch Đầu Kí” thành “Hồng Lâu Mộng” để phù hợp với nội dung tác phẩm. 40 chương sau của Hồng Lâu Mộng được Cao Ngạc viết tiếp không hay như 80 chương đầu vì ông không có được cái trải nghiệm đau đớn như Tào Tuyết Cần. Nhưng với 40 chương này mang đến cho tác phẩm sự trọn vẹn. Hồng lâu mộng ra đời thể hiện sâu sắc nhân sinh quan của Tào Tuyết Cần. Tào Tuyết Cần có cái nhìn bi quan về cuộc sống, con người và vũ trụ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Nguồn gốc của cái nhìn này bắt đầu từ thực tế cuộc sống gia đình mà chính Tào Tuyết Cần được sống và trải qua. Từ một “hào môn vọng tộc” rồi gia đình sa sút đến mức rau không có mà ăn, chính điều này làm cho tác giả nuối tiếc quá khứ vàng son của gia đình mình. Mượn câu chuyện thần thoại Nữ Oa vá trời và hòn đá còn thừa, Tào Tuyết Cần đã phán ánh lại hiện thực cuộc sống thời buổi suy tàn của xã hội phong kiến với những tệ nạn như quan liêu, bất bình đẳng, đa thê… Chính hiện thực xã hội như vậy đã khiến cái nhìn của Tào Tuyết Cần trong Hồng lâu mộng mang đậm màu sắc bi quan, buồn bã về cuộc đời, vũ trụ và con người. Điều này được nhà văn thể hiện trực tiếp qua các con người- nhân vật trong tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết hồng Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 4 Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng lâu mộng, vấn đề về con người được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến, nhưng những con người cô đơn, cô độc trong tâm hồn, dằn vặt trong thể xác thì có lẽ ít được đề cập. Vì vậy, tôi muốn chọn đề tài “ Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng” để đi vào nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề nói trên. Đây là một đề tài khá mới mẽ và hấp dẫn, có tính cá nhân. Hơn nữa tôi cũng muốn nghiên cứu kiểu con người cô đơn để thấy được cái hay, cái đẹp, quan niệm sống phong phú của các nhân vật con người trong tiểu thuyết so với những con người ở ngoài thực tế. 2. Lịch sử vấn đề Hồng lâu mộng là một tác phẩm lớn của văn học Trung Quốc, được xem như là một mốc quan trọng trong lịch sử văn học của đất nước này, nó đánh dấu sự phát triển mới của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Nghiên cứu về Hồng lâu mộng là một quá trình nghiên cứu đã từ lâu đời đến nay, vì đây là một kiệt tác đồ sộ của nền văn học lớn. Từ khi Hồng lâu mộng ra đời, tại Trung Quốc – cội nguồn sản sinh ra tác phẩm – đã làm mưa làm gió trong giới nghiên cứu một thời gian. Chính điều này, dẫn đến sự ra đời của một phong trào, một bộ môn chuyên nghiên cứu về Hồng lâu mộng, gọi là ngành “Hồng học”. Còn ở Việt Nam, tuy còn ít công trình nghiên cứu về Hồng lâu mộng, nhưng những nội dung nghiên cứu về nó hầu như đã bao quát toàn bộ tiểu thuyết. Theo sự khảo sát thì có đến hàng trăm bài viết, nghiên cứu liên quan đến Hồng lâu mộng. Những bài viết, nghiên cứu này có ở các bài viết về Hồng lâu mộng đăng trên báo và tạp chí…các bài viết về Hồng lâu mộng đăng thành sách, chuyên luận, chuyên san…Có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của các trường đại học, các luận văn, luận án nghiên cứu về Hồng Lâu mộng. Đề tài “ Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng”, không thể gọi là một đề tài mới trong giới nghiên cứu, nhưng với những khía cạnh mà tôi phân tích, thì lại khác hẳn. Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của những công trình đi trước, không những chọn cách phân tích, nghiên cứu riêng mà tôi còn vận dụng vào đó những quan niệm mà mình cho là hợp lý để đưa vào trong đề tài này. Có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nổi tiếng như: Nguyễn Khắc Phi- Lương Duy Thứ với cuốn giáo trình văn học Trung Quốc, đây là một tài liệu dễ dàng tiếp cận, bởi tác giả đã đi vào phân tích những vấn đề, nội dung mấu chốt nhất của tiểu thuyết.Trần Xuân Đề trong cuốn tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc( Nhà xuất bản giáo dục, 2001), sở nghiên cứu văn học thuộc viện khoa học xã hội Trung Quốc trong cuốn lịch sử văn học trung quốc tập 3( nhà xuất bản giáo dục năm 1995)…Tùy vào khả năng tìm hiểu và các vấn đề quan tâm, mỗi tác giả, mỗi nhà nghiên cứu có một cách hiểu, sự đánh giá về nội dung, con nhười nhân vật ở trong tác phẩm. Các công trình nghiên cứu trên đa phần nói đến cái tổng thể về mặt nội dung, về bối cảnh ở trong xã hội ở trong Hồng lâu mộng. Tuy đề cập đến con người nhưng chỉ là ở mức độ cá nhân. Trong các luận văn có trên các trang thư viện, một số luận văn nghiên cứu về con người cá nhân trong tiểu thuyết hồng lâu mộng, rồi là hình tượng con người trong tiểu thuyết Hồng lâu Mộng… Tuy rằng ở đó, có bàn luận sơ qua về tính cách, tâm lý của con người trong tiểu thuyết, nhưng nó chưa đi sâu vào khai thác những trạng thái cô đơn của con người mà trong đề tài “ Con người cô đơn trong tiểu thuyết hồng lâu mộng” mà tôi nghiên cứu. Với những ý tưởng của các nhà nghiên cứu nỗi tiếng, Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 5 Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng tôi sẽ tiếp thu nó ở mức độ học hỏi tham khảo, chứ không vì thế mà độc tôn suy nghĩ của mình. Hy vọng rằng với đề rài tiểu luận này, với một mức độ hạn hẹp, tôi có thể đóng góp ý kiến của mình trong việc nghiên cứu về Hồng lâu mộng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài tiểu luận này, tôi đi sâu vào nghiên cứu trong phạm vi 120 chương- hồi của tiểu thuyết Hồng lâu mộng. Đối tượng nghiên cứu chính là những nhân vật trong tác phẩm, mà những nhân vật đó là những con người có nhiều bi kịch, đẫn đến trạng tái cô đơn. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích - Phương pháp hệ thống, thống kê Và một số thao tác khác như tổng – phân – hợp, liệt kê, lấy dẫn chứng…. 5. Đóng góp của tiểu luận Đề tài này sẽ góp phần vào việc khai thác them một khía cạnh về mặt nội dung trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về tiểu thuyết Hồng lâu mộng của tác giả Tào Tuyết Cần. 6. Cấu trúc tiểu luận - Chương 1: Các kiểu côn người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng - Chương 2: Bi kịch của con người cô đơn trong tiểu thuyết hồng lâu mộng - Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật con người cô đơn trong tiểu thuyết. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CÁC KIỂU CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU MỘNG 1.1. Cô đơn do số phận-thân phận 1.1.1. Thân phận của tầng lớp quý tộc thượng lưu Tiểu thuyết Hồng lâu mộng được Tào Tuyết Cần viết xoay quanh cuộc sống của những con người sống trong chốn phồn hoa, khuê các. Nhưng những con người ở đây cũng được phân bậc ra nhiều tầng lớp, xuất thân từ nhiều địa vị khác nhau. Hồng Lâu mộng bàn về thân phận của những con người sống trong hai phủ Ninh Quốc và Vinh Quốc. Người đứng đầu là Giả Mẫu- một người có uy lực và quyền hành to lớn nhất trong nhà. Tầng lớp quý tộc hay còn gọi là tầng lớp được làm chủ có thể kể đến: Giả Chính, Giả Xá, Giả Trân, Hình phu nhân, Vương phu nhân, Tiết phu nhân, Giả Liễn, Phượng Thư, Giả Bảo Ngọc, ba chị em Tích Xuân, Nghênh Xuân, Thám Xuân Lâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa…Trong số những con người được gọi là bà, là cô chủ, cậu Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 6 Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng chủ đó không phải ai cũng được sống sung sướng, hạnh phúc, an nhiên tự tại, ung dung. Mà tồn tại trong đó là những con người đầy nỗi buồn, tuyệt vọng, sự cô đơn trống trải ngay trong chính bản thân họ. Nổi bật ở đây là cậu chủ Giả Bảo Ngọc. Bảo Ngọc xuất thân trong một gia đình “chung minh đỉnh thực, thế phiệt trâm anh”, hơn nữa lúc sinh ra miệng ngậm viên ngọc. Tuy rằng Bảo Ngọc khi sinh ra đã được bao bọc trong nhung lụa, áo gấm, được nuông chiều, suốt ngày chỉ biết thưởng thức những thú vui, say sưa những cảnh đẹp. Nhưng chưa lúc nào Bảo Ngọc cảm thấy mình là người hạnh phúc, mà mỗi lần suy nghĩ chàng lại thấy sao mình cô đơn thế, tại sao trên thế giới lại sinh ra con người như mình. Bảo Ngọc luôn tự giày vò bản thân, cảm thấy cô quạnh, cứ nghĩ trong nhà không có ai quan tâm mình thật lòng. Sự xuất thân của chàng đã thấy sự khác hẳn người thường, chính cái bản mệnh đó mà cậu được mọi người trong gia đình yêu thương đùm bọc. Tuy vậy nhưng Bảo Ngọc lại thấy mình không được may mắn, vì chàng thấy thiếu thốn tình cảm giữa con người với con người, khi chàng nhận ra mình không có anh chị em ruột, thiếu đi tình yêu thương của cha mẹ, lúc nào cũng có cảm giác cô đơn, buồn chán, sợ sệt ai đó sẽ bỏ rơi mình. Nỗi buồn của Bảo Ngọc chúng ta hoàn toàn đồng cảm với chàng. Một số phận không kém phần may mắn còn kể đến thân phận của tiểu thư Lâm Đại Ngọc. Nàng sinh ra đã mất mẹ, được cha nuôi dưỡng đến lúc lớn lên thì trở thành một thiếu nữ xinh đẹp tài giỏi. Chính vì thưở nhỏ không được nuôi dưỡng trong bầu sữa mẹ nên Đại Ngọc suốt ngày ốm đau, cơ thể suy nhược, khí huyết không thông, nhìn nét mặt đã thấy rõ sự yếu ớt. Sau đó Đại Ngọc được đưa vào phủ Giả sống với bà ngoại là Giả Mẫu. Tuy rằng vào đây, nàng được sống một cuộc sống vinh hoa phú quý, có kẻ hầu người hạ, có thêm nhiều chị em, bạn bè, nhưng nàng luôn giằn vặt bản thân. Nỗi cô đơn mà nàng phải nếm phải đó là bị lạc lõng giữa thế giới người, nàng không tự tin với bản thân , lúc nào cũng buồn cũng khóc, rồi thương hoa,tiếc hoa. Vì Vậy những lúc cô đơn buồn phiền nàng không biết lấy ai làm tâm sự giãi bày để rồi nước mắt cứ ứa lệ, khóc lóc thảm thiết. Đại Ngọc thấy cô đơn hiu quạnh khi mọi người đều có anh chị em, có cha có mẹ còn mình thì duy nhất đơn độc: “ Đại Ngọc tự nhiên gật đầu nghĩ ngay đến chỗ còn có bố mẹ thì sung sướng gì bằng, thế là nước mắt lại tuôn trào trên mặt” (hồi 35). Rồi thẫn thơ thở dài : “Song Văn tuy là bạc mệnh, nhưng còn có mẹ già, em bé, chứ Đại Ngọc này, cả mẹ già, em bé cũng không. Người xưa có câu: “ hồng nhan bạc phận”. Ta chẳng là hồng nhan, mà sao bạc phận thế!” (hồi 35) Bảo Ngọc và Đại Ngọc là hai nhân vật chính diện bộc lộ nỗi buồn, sự cô đơn của mình ra bên ngoài, họ tự ý thức được cái tâm can của mình. Còn đối với những thân phận như Tích Xuân, Thám Xuân, Nghênh Xuân thì sao? Tích Xuân không phải con cháu ruột trong phủ Vinh là con của Giả Kính ở phủ Ninh, cô sinh ra cũng không có mẹ, cha thì ẩn đời đi tu, nàng được đem sang phủ Giả sống cùng với các chị em nơi đây, cuộc sống của Tích Xuân tuy được hưởng thụ trong chốn màn the nhưng nàng lại thấy cuộc đời sao mà nó dơ bẩn, không trong sạch và rồi thì cứ chôn giật mình trong những luân lý của nhà phật. Vì vậy lúc nào Tích Xuân cũng tỏ ra là người sống nội tâm, không hòa đồng với mọi người. Còn đến Thám Xuân, là con của nàng hầu, với Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 7 Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng thân phận như vậy nàng luôn cảm thấy tự ti, sợ mọi người khinh rẻ, tâm hồn Thám Xuân tuy vui vẻ hòa nhã nhưng cũng không kém phần sâu lắng trầm tư. Hơn nữa số phận sau này của nàng còn chịu cảnh đi lấy chồng xa, vĩnh viễn không được đoàn tụ với gia đình thì lại càng đáng buồn hơn. Số phận của Nghênh Xuân cũng không kém phần bạc bẽo, khi nàng phải chịu kiếp lấy một người chồng vũ phu bạo lực, Nghênh Xuân phải tự chuốc lấy điều không may mắn trong cuộc đời, nàng cô đơn tuyệt vọng đến uất ức mà chết đi. Rồi thì đến Nguyên Xuân, là một cô gái tài giỏi nhất trong gia đình và được tiến cử làm quý phi trong cung. Đáng lẽ nàng phải được hưởng một cuộc đời hạnh phúc không ai sánh bằng, thế nhưng nàng lại phải chịu kiếp nạn của sự cô đơn, đến héo mòn cả thể xác, và ra đi trong sự đau thương. Sống trong cảnh phong gấm giàu sang, tuyết hoa là thế nhưng mỗi một con người nơi đây đều mang trong mình một bản mệnh, một số phận ai cũng cho là sung sướng là hạnh phúc ấy vậy mà những con người này lại chịu một kết thúc cuộc đời trong đau đớn và cô độc 1.1.2. Thân phận-số phận của các a hoàn trong tiểu thuyết Tầng lớp a hoàn là những con người đầy tớ, người hầu bị bọn địa chủ phong kiến bóc lột. Đó là những con người phải bỏ công sức lao động của mình để phục vụ những tầng thuộc giai cấp quý tộc. Số phận của các a hoàn dưới xã hội phong kiến, đó là một số phận chịu cảnh tôi đòi, chịu sự nhục nhã chửi bới của bọn địa chủ để kiếm được bát cơm, manh áo nuôi sống cho cả gia đình. Cuộc sống của những con người này được Tào Tuyết Cần phản ánh lại rất hiện thực trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng. Trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng, hệ thống các nhân vật lên tới hơn 400 người, trong đó số lượng a hoàn đã chiếm hết gần một nữa. Hồng lâu mộng viết về cuộc sống ăn chơi, mơ mộng hão huyền của tầng lớp quý tộc thượng lưu, bên cạnh đó nó còn phần nào phản ánh được sự bất công mâu thẫn xã hội Trung Quốc giữa giai cấp bóc lột tầng lớp bị bóc lột là các con người chịu số phận làm a hoàn một cách sâu sắc. Những thân phận nhỏ bé hẩm hiu đó đâu chỉ cực khổ vất vả về vật chất, về công việc, họ còn phải chịu những lời xỉ vả từ phía những người chủ, khiến họ cảm thấy đau đớn, uất hận… nhưng ai có thể hiểu cho họ, chỉ có một mình bản thân họ phải hứng chịu họ tự nén lòng đơn thân mà thôi.Thân phận của các a hoàn trong Hồng lâu mộng được nhà văn Tào Tuyết Cần miêu tả khá rõ nét và đưa đến cho độc giả một cái nhìn đồng cảm, thương xót cho những thân phận này. Trong phủ Giả thì số lượng a hoàn gần ngang bằng với sô lượng các thành viên trong gia đình. Ai cũng có một số phận, thân phận khác nhau. Dù họ là những người được các mợ, các cậu chủ yêu mến được mang quần áo đẹp, có quyền hành ngang bằng với chủ như Tập Nhân, Bình Nhi, Uyên Ương, Tình Văn,… hay những thân phận thấp hèn hơn một chút như Thu Văn, Tư Kỳ, Kim Xuyến,… Dù đứng ở thân phận nào thì họ vẫn chỉ là con hầu giống nhau cả thôi. Rồi họ cũng phải chịu cảnh lầm lũi, coi thường của các giai cấp quý tộc. Tập Nhân, Uyên Uơng, Bình Nhi là những cô gái nhã nhặn, đoan trang, xinh đẹp được phủ Giả mua về làm người hầu. Thực chất nói là người hầu nhưng những cô gái này lại rất khác so với những kẻ hầu người hạ khác. Uyên Ương là một người hầu của Giả Mẫu, Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 8 Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng nói đến sắc đẹp thì cũng khong kém phần ai, chỉ vì cô đẹp, thanh nhã nên mới bị Giả Xá ép cưới làm lẽ, bị Giã Liễn chồng của Phượng Thư để ý. Cô phải chịu cảnh ép buộc làm nguời hầu đã khổ lắm rồi giờ lại chịu cảnh làm lẽ nữa thì nỗi khổ đó lại làm nhân đôi. Uyên Uơng đã không thể chấp nhận trước sự ép buộc đó của Giả Xá , cô vừa cảm thấy tủi nhục, đau đớn và tìm cách tự vẫn nhưng vì Giã Mẫu cảm động trước tấm lòng trước con người của cô nên cô sống sót, nhưng lại sống trong nỗi bất hạnh cô đơn và bất an về cuộc sống của mình. Hương Lăng, một số phận còn oan nghiệt hơn so với những người khác. Hương Lăng là Anh Liên con gái của Chân Sĩ Ẩn, lúc nhỏ bị lạc. Cô bị bán đi chỗ này đến nơi khác, sau đó bị Tiết Bàn mua về làm vợ lẽ. Được làm lẽ thì đã hay chớ, thế nhưng số phận Hương Lăng chịu phải đó là sự đánh đập, chửi bới, bóc lột thể xác của Tiết Bàn. Cuộc đời oan trái, đáng lẽ Hương Lăng được sống trong một gia đình khuê các, được làm tiểu thư như bao người, ấy vậy mà giờ phải chịu cảnh lầm lũi, sống cuộc sống hèn hạ phụ thuộc vào nguời khác.Tuy những con người này họ đều chịu phải một sự tủi nhục, bị khinh rẽ, bị chà đạp nhân cách, nhưng nhìn cái vỏ bề ngoài thì cứ tưởng họ được sống sung sướng với phong gấm. Đoạn Lý Hoàn nói với Bình Nhi Ở hồi 4: “Đáng tiếc mặt mũi dáng điệu thế này mà số phận lại kém cỏi, chỉ là người hầu hạ trong nhà mà thôi!” (hồi 43), cho chúng ta thấy được thân phận tủi nhục của những con người này bị khinh miệt, bị phân biệt đối xữ mạnh mẽ. Có lẽ thân phận của Kim Xuyến và Tình Văn là đau đớn nhất trong số những a hoàn nơi đây. Bởi vì sắc đẹp, tài năng mà bị người ta ghen ghét, rùi vu oan dám họa bởi thói trăng hoa của cậu chủ Bảo Ngọc mà họ phải chịu một cái chết bi thảm. Oan nghiệt đến nhường nào, tủi hờn đến nhường nào khi họ phải chịu kiếp tôi đòi, phải làm theo nguyện vọng ý thích của người khác. Những thân phận hẩm hiu như Tình Văn chết đi mà không một ai thương tiếc, không một ai quan tâm. Cô chết đi trong sự nhạo bang của bọn giai cấp địa chủ. Điều này cho ta thấy được cái oan trái của cuộc đời là như thế nào. Tóm lại thân phận của các a hoàn trong Giả phủ là những thân phận rẻ rúng, bạc bẽo, đó là những thân phận phải chịu sự cô độc, đau đớn, chịu sự hành hạ của kẻ mạnh, của tầng lớp quý tộc. Qua đây Tào Tuyết Cần muốn lên án tố cáo xã hội Trung Quốc thời bấy giờ là một xã hội thối nát, mục ruỗng, một xã hội phân biệt đẳng cấp. Đọc Hồng lâu mộng chúng ta là càng thương cảm hơn cho những số phận đó. 1.2. Cô đơn do tự ý thức 1.2.1. Con người khao khát được thoát ra khỏi chế độ lễ giáo phong kiến Chế độ lễ giáo phong kiến là chế độ được quy đinh bởi những quy tắc sống ở trong các phủ, các gia đình quý tộc. Đó là chế độ khoa cử, tình yêu hôn nhân, phân biệt giới, đẳng cấp Tất cả những điều đó gọi là lễ giáo phong kiến. Bảo Ngọc là một con người đại diện cho lý tưởng chống lại chế độ phong kiến và khao khát mong muốn thoát ra khỏi cái xã hội, cái chế độ đó. Thực ra, Bảo Ngọc chỉ có những suy nghĩ như một đứa trẻ, cậu chỉ biết chơi đùa, đam mê những thú vui, giở thói gió trăng với người hầu, với những cô gái xinh đẹp. Đặc biệt Bảo Ngọc được đào tạo trong môi trường Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 9 Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng sống của giai cấp, đáng lẽ ra anh phải có tố chất của một cậu chủ, nhưng Bảo Ngọc với tính cách hoàn toàn trái ngược. Bảo Ngọc coi con trai là những gì dơ bẩn, thứ tục xám xịt nhất của đời, còn con gái là những gì trong sáng, đẹp đẽ nhất của thế gian. Bảo Ngọc đấu tranh cho sự tiến bộ của xã hội, chàng thù ghét những con người, những quan niệm của mọi người trước thực tế xã hội như chế độ quan liêu, chế độ đa thê,… chàng đấu tranh cho sự bình đẳng giữa chủ và tớ, về tình yêu của con người. Chính những quan niệm mới với ý thức hệ xã hội cũ thời bấy giờ. Do đó Bảo Ngọc là sản phẩm đầy mâu thuẫn, một xã hội mà chàng đang tìm lối thoát nhưng lại bị dồn vào đến mức nghẹt thở. Chính vì thế, con người Bảo Ngọc cảm thấy bế tắc, cô đơn mà không biết phải giải bày với ai. Tào Tuyết Cần xuất thân từ gia đình quan liêu quý tộc, nhưng ông đứng trên lập trường của tầng lớp thị dân để chống lại chế độ phong kiến. Giả Bảo Ngọc là một nhân vật để tác giả gửi gắm tư tưởng của mình vào đó. Hiện thực của chế độ khoa cử, quan liêu thời kì này minh chứng cho sự đồi trụy mục nát của cái xã hội phong kiến nhà Thanh.Trong hoàn cảnh sống Bảo Ngọc phải chịu cảnh: “Ta chỉ giận cả ngày bị nhốt trong nhà không tự chủ được một tí nào cả, làm gì người ta cũng biết, không người này khuyên thì kẻ khác ngăn, chỉ có thể nói chứ không thể làm, tuy có tiền mà không được tiêu…” cho nên Bảo Ngọc mới nhìn thấy sự xấu xa của hiện thực cuộc sống lúc ấy. Giả Bảo Ngọc tỏ ra khinh miệt khoa cử và thù ghét con đường tiến thân bằng khoa cử. Thái độ đầu tiên của anh ta đối với chế độ này là trốn học, bỏ học. Anh ta “không chịu nghiền ngẫm” các loại sách như Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử, Tả truyện … thì “nhớ làm sao được”. Ở hồi 82, Bảo Ngọc nói chuyện với Đại Ngọc về việc đi học : “cô còn nhắc đến làm gì? Tôi ngán cái trò đạo học ấy rồi, buồn cười nhất là thứ văn bát cổ, người ta mượn nó để lừa bịp, bòn chút công danh, kiếm bát cơm ăn, nói thế còn được. Bây giờ lại còn bảo là nói thay lời thánh hiền cơ. Nhiều lắm thì chẳng qua là đem kính truyện ra nhồi nhét vào đầu đấy thôi. Lại còn một điều buồn cười hơn nữa là có những kẻ trong bụng rỗng tuếch chỉ vơ chỗ nọ, bỏ ra chỗ kia, làm lếu láo thế mà lại cho mình là học sâu rộng, làm thế đâu có phải là phát triển đạo lý thánh hiền!”. Anh ta cho rằng “ Văn bát cổ” không phải văn của thánh hiền đặt ra, nên không thể khơi sâu được ý nghĩa, chẳng qua (nó) chỉ là cái bậc thang để cầu mồi danh lợi của bọn người sau đó thôi”(hồi 82). Bảo Ngọc chán ngấy lời khuyên của Tương Vân “Dù anh không muốn thi đỗ cử nhân, tiến sĩ thì cũng nên gặp gỡ những bậc quan sang, bàn đến bước đường tiến cử để ra gánh vác việc đời, giúp nước giúp dân, nên cần phải có bạn bè, quan lại, chứ quanh năm anh cứ luẩn quẩn với bọn chị em chúng tôi thì còn được trò trống gì nữa” (hồi 32). Tai Bảo Ngọc không muốn nghe điều “nhảm nhí” bèn đáp: “ Xin mời cô sang ngồi chơi bên nhà khác, chứ nhà tôi đây thật nhơ bẩn đến những người hiểu biết việc trị nước giúp dân ấy”. Thấy được sự thối nát của chế độ khoa cử, quan liêu thời đó, Giả Bảo Ngọc không chọn và đi theo con đường ấy. Chàng xem kẻ đọc sách là mọt sách, mọt công danh. Nhiều lần BảoThoa khuyên chàng lập thân dương danh, chàng trả lời:“Một người con gái trong trắng như em mà cũng ham công danh phú quý như phường mọt dân hại nước sao?”. Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 10 [...]... kiểu con người đa dạng trong tiểu thuyết, làm tấn bi kịch của tiểu thuyết càng nặng nề hơn Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 24 Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT “HỒNG LÂU MỘNG” 3.1 Sự thể hiện của con người cô đơn qua không gian- thời gian 3.1.1 Không gian nghệ thuật và con người cô đơn Con người cô đơn trong tiểu thuyết. .. Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng đưa đến cho tôi một cái nhìn sâu sắc về thế giới quan của con người Đây là một đề tài nhằm nghiên cứu toàn bộ quá trình trải dài của các nhân vật, mà điển hình nhân vật ở đây là những con người cô đơn Cứ tưởng rằng, con người cô đơn trong tiểu thuyết chỉ có mỗi mình Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, nhưng bên cạnh đó còn có hàng vạn con người, họ sống trong. .. Miêu tả tâm lý trực diện Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 28 Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng Nghệ thuật miêu tả tâm lý là một đặc sắc nghệ thuật ta thường thấy trong các tiểu thuyết, qua đấy, chúng ta dễ dàng hình dung được những khía cạnh, làm nhân vật có một điểm nhấn trong lòng người đọc Tâm lý nhân vật của những con người cô đơn trong Hồng lâu mộng được tác giả khắc họa rất... đại Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 32 Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng Tóm lại, qua những lời tác giả viết về nhân vật, cũng như việc nhân vật đối thoại với nhau, với nghệ thuật miêu tả tâm lý độc đáo, Tào Tuyết Cần đã làm bật lên được nỗi buồn sự cơ quạnh đơn độc, những bi kịch đau thương của con người cô đơn trong tác phẩm C KẾT LUẬN Đọc xong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của... bị Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 17 Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng thiếu thốn một thư tình cảm, tình yêu của con người đối với mình, và rồi dần dần nàng không còn tin vào tình yêu giữa con người với con người nữa Tích Xuân có một đặc điểm tính cách hết sức cô độc và lạnh nhạt từ đầu đến cuối tiểu thuyết, chưa một lần nào tác giả miêu tả nàng vui vẻ, hòa nhã với mọi người xung... đình và muốn được hưởng một tình yêu trọn vẹn Tâm lý đó của con người đã được Tào Tuyết Cần thể hiện qua các con người trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng Hồng lâu mộng bàn về nhiều vấn đề nổi trội của cuộc sống, đó là những vấn đề xoay quanh xã hội phong kiến thời đại nhà Thanh của đất nước Trung Quốc Những con người ở trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng ai ai cũng có ước mơ, hoài bão, dù họ đứng ở địa vị nào... mình Tuy là Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 23 Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng con dâu cả, nhưng khi chồng đã mất đi rồi, Lý Hoàn có đâu được những cái thứ quyền hành như bao người khác Vì nàng qúa trung thành với tư tưởng phong kiến khi chồng chết thì ở vậy thờ chồng Chính cái tư tưởng và cách sống đó đã đưa nàng dẫn tới bi kịch nghiệt ngã, sống trong cô đơn, sống trong đau khổ... người, chàng muốn mọi người xem mình như là anh, là em, là người bạn tốt Vì Bảo Ngọc nhận thấy bản thể của mình là một con người cô độc, tuy được mọi người yêu mến, nhưng không một ai làm chàng có thể tin tưởng, vì vậy chàng càng khao khát bao nhiêu, thì chàng lại càng mất đi tất cả Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 13 Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng CHƯƠNG 2 BI KỊCH CỦA CON NGƯỜI... Ngọc lập thân công danh, cũng không thèm nịnh nọt với mọi người trong phủ Giả Những hành động của nàng hoàn toàn khác biệt với những con người khác ở đất Kim Lăng Chính vì sự chán ghét cái đồi bại của xã hội phong kiến đó, nên Đại Ngọc không lấy được sự yêu mến của mọi người trong gia đình Nàng bị mọi Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 11 Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng người cho là... làm cho khoảng cách giữa chàng với mọi người xung quanh khá lớn Chính vì vậy mà chàng sợ mình sẽ phải sống trong một thế giới của sự cô độc Một con người thấm đẫm suy tư, nhưng lại cực kỳ si tình, chính vì điều này đã dẫn đến một bi kịch tinh thần khá lớn trong con người này Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 31 Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng Tâm lý gián tiếp giữa các nhân vật . kiểu côn người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng - Chương 2: Bi kịch của con người cô đơn trong tiểu thuyết hồng lâu mộng - Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật con người cô đơn trong tiểu. hồng Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 4 Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng lâu mộng, vấn đề về con người được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến, nhưng những con người cô đơn, cô. tính cách, tâm lý của con người trong tiểu thuyết, nhưng nó chưa đi sâu vào khai thác những trạng thái cô đơn của con người mà trong đề tài “ Con người cô đơn trong tiểu thuyết hồng lâu mộng mà tôi nghiên