1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Con người cô đơn trong tiểu thuyết trăm năm cô đơn của gabriel garcía márquez

97 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 885,91 KB

Nội dung

Nghiên cứu về nỗi cô đơn, chúng tôi không chỉ nhằm mục đích diễn giải trạng thức cô đơn trong tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” của G.Márquez, tâm thức cô đơn thời chúng ta đang sống mà thú

Trang 1

PHẠM THỊ MINH PHƯƠNG

CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT “TRĂM NĂM CÔ ĐƠN” CỦA

GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG ĐĂNG DUNG

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

Để hoàn thành khóa học thạc sỹ cũng như đề tài luận văn này là nhờ sự giảng dạy giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong tổ Lý luận văn học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, các thầy cô trong Viện văn học Vì vậy, từ đáy lòng mình, tôi muốn được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô

Tôi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trương Đăng Dung, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tìm tài liệu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi chia sẻ với tôi những khó khăn và giúp đỡ tôi để tôi có thành quả như ngày hôm nay

Hà Nội, ngày 6 tháng 7 năm 2015

Tác giả

Phạm Thị Minh Phương

Trang 3

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các tài liệu khác Tôi cũng xin cảm đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 6 tháng 7 năm 2014

Tác giả

Phạm Thị Minh Phương

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Cấu trúc luận văn 9

6 Dự kiến đóng góp mới 10

Chương 1 TÂM THỨC HẬU HIỆN ĐẠI VÀ TIỂU THUYẾT “TRĂM NĂM CÔ ĐƠN” 11

1.1 Cơ sở xã hội của lý thuyết hậu hiện đại 11

1.2 Tư tưởng triết học hậu hiện đại 15

1.3 G.G.Márquez và “Trăm năm cô đơn” 21

Chương 2 CẢM THỨC CÔ ĐƠN HẬU HIỆN ĐẠI BẢN ĐỊA TRONG “TRĂM NĂM CÔ ĐƠN” 31

2.1 “Trăm năm cô đơn” và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo 32

2.2 Con người cô đơn trong dòng chảy lịch sử 41

2.3 Con người cô đơn trong cộng đồng 52

2.4 Con người cô đơn bản mệnh 62

Chương 3 NGHỆ THUẬT MÔ TẢ CÁI CÔ ĐƠN TRONG “TRĂM NĂM CÔ ĐƠN” 71

3.1 Tự sự mê lộ 71

3.2 Xây dựng ngôn ngữ nhân vật 80

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 5

Khác với chủ nghĩa hiện đại, lý thuyết hậu hiện đại gắn liền với chủ nghĩa hậu cấu trúc, đề cao tính bất định, tính đứt đoạn, tính đa dạng và tính phần mảnh Được đánh giá là lý thuyết giàu tính nhân văn, lý thuyết hậu hiện đại nỗ lực xóa nhòa mọi sự phân biệt, xóa nhòa ranh giới giữa bình dân và cấp cao, tính đặc tuyển và tính đại chúng Lý thuyết hậu hiện đại chủ trương phi trung tâm hóa Đó là sự sụp đổ của cái đơn nhất và toàn trị để nhường chỗ cho những phần mảnh và ngoại biên

Trong cuốn “Hoàn cảnh hậu hiện đại”, F.Lyotard đi sâu vào nghiên

cứu hai điều: một là, “hoàn cảnh tri thức trong các xã hội phát triển nhất”; hai

là, “sự hoài nghi đối với các siêu tự sự” Nếu như chủ nghĩa hiện đại được coi

là “Thời đại lý tính” dựa trên những phát kiến khoa học của Galileo, Newton; thuyết “nhận thức luận” của Michel de Montaigne và René Descartes hướng

Trang 6

con người tin vào tri thức, chân lý, niềm tin… thì đến chủ nghĩa hậu hiện đại, con người hoàn toàn mang trạng thức hoài nghi, mất niềm tin trước những định đề mà chủ nghĩa hiện đại coi nó là chân lý vĩnh cửu Như thế, chủ nghĩa hậu hiện đại đã bóc tách cho con người thấy sự bơ vơ, lạc loài của chính mình Con người trở nên cô đơn khi mất niềm tin vào những tường thành chân lý tưởng chừng như vĩnh hằng

Thực ra, nghiên cứu về tâm thức cô đơn không phải vấn đề mới trong văn học Bởi, trên những chặng đường của mình, không thời đại nào gương mặt văn học lại thiếu vắng cái cô đơn Cô đơn như một nỗi niềm khắc khoải đeo bám nghệ sĩ của mọi thời đại Và như thế, khoa nghiên cứu văn học coi nỗi cô đơn như một đối tượng của sự khám phá Nhìn lại văn học nhân loại, cái cô đơn luôn chiếm vị trí trọng yếu trong sáng tạo nghệ thuật Hầu hết các tác phẩm văn học thành công đều ít nhiều đều có sự gắn bó với cái cô đơn Giống như một quy luật lạ kỳ, các tác phẩm hay đa phần gắn với nỗi buồn, mà nỗi buồn nào không mang chứa cái cô đơn? Nỗi cô đơn là trạng huống tinh thần đặc thù của thời hậu hiện đại khi các đại tự sự, những chân lý bị dỡ bỏ thì con người bị bỏ rơi và trở nên bơ vơ trước thế giới

Trước G.Márquez, nỗi cô đơn từng hiện hữu từ thời Hy Lạp cổ đại trong hình tượng của Herakles, Ulysses trong sử thi Homer hay ngay cả Hamlet và Don Quixote cũng vậy… Mỗi cá thể họ đều là những con người cô đơn trên bước đường khẳng định cái bản thể Họ có những lý do riêng để hành động nhưng sự khẳng định mình ấy lại biến họ thành một cá nhân dũng cảm đơn lẻ, biến thành một ai đó đặc biệt, ai đó khác đi Ngay cùng thời đại với Márquez, F.Kafka khắc khoải trước cái phi lý, Ernest Hemingway trăn trở trong cái hư vô… Và suy cho cùng, cả phi lý và hư vô đều dung chứa trong

nó trạng thức về nỗi cô đơn Dù không phải là người đầu tiên, duy nhất nói về nỗi cô đơn nhưng có lẽ trong văn học ông là người tạc được bức chân dung

ám ảnh nhất về nỗi cô đơn

Trang 7

Về đề tài cô đơn, “Trăm năm cô đơn” có thể coi là “cuốn sách cô đơn”

bởi bản thân nó đã vượt lên trở thành đặc biệt, trở thành ám ảnh nhất trong số những tác phẩm cùng khắc khoải về nỗi cô đơn của loài người Đó là nỗi cô đơn không chỉ của cá thể mà của cả một tập thể; không chỉ là nỗi cô đơn bản thể mà nó có căn tính từ cội nguồn lịch sử ngàn đời của nhân dân Colombia, của con người Mỹ Latin và ám ảnh cả tâm thức nhân loại Nghiên cứu về nỗi

cô đơn, chúng tôi không chỉ nhằm mục đích diễn giải trạng thức cô đơn trong

tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” của G.Márquez, tâm thức cô đơn thời chúng

ta đang sống mà thú vị hơn, đây như một lần khoan sâu vào cái bản thể chất chứa đầy những nỗi cô đơn mông muội của mỗi cá thể

Nỗi cô đơn không còn là đề tài mới, “Trăm năm cô đơn” không phải là

một mảnh đất mới, hậu hiện đại đã trở thành một lý thuyết quen thuộc nhưng

khám phá tâm thức cô đơn trong “Trăm năm cô đơn” nhìn từ lý thuyết hậu

hiện đại là một hướng đi thú vị hứa hẹn nhiều khả thể sáng tạo

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đoạt giải Nobel văn chương năm 1982, G.Márquez đã khẳng định vị trí

của mình trong nền văn học nhân loại “Trăm năm cô đơn” là cuốn tiểu thuyết

lớn của Márquez đã trở thành đối tượng nghiên cứu của giới kinh viện trên toàn thế giới Những công trình nghiên cứu ở mức độ nông sâu khác nhau đã phần nào soi chiếu được những giá trị của tác phẩm và nhà văn đại tài G.Márquez

2.1 Tình hình nghiên cứu “Trăm năm cô đơn” trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về G.Márquez và

“Trăm năm cô đơn” nhưng ở đây chúng tôi chỉ điểm qua những công trình

cơ bản

Có thể nói, “Trăm năm cô đơn” là một hiện tượng của văn học thế

giới Tác phẩm đã được dịch ra trên 30 thứ tiếng khác nhau Con số độc giả

Trang 8

đón đọc tác phẩm này lên đến hàng tỉ người và có “nguy cơ” chưa dừng lại (nói theo cách của tác giả) Không những vậy, tác phẩm này đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều nhà khoa học văn chương Giới nghiên cứu phê bình văn học Âu – Mỹ đánh giá cuốn tiểu thuyết này: “có thể là một tác phẩm vĩ đại nhất của văn học Mĩ Latin và văn học thế giới và chắc chắn là một tác phẩm được nhiều người biết đến nhất” Một nhà nghiên cứu văn học Nga và

là một trong hai người dịch tác phẩm này sang tiếng Nga, V.Stolbov đánh giá:

“Ông (Marquez) đã sáng tạo ra một tác phẩm không những duy nhất trong văn học Mĩ Latin mà cả văn học thế giới hiện đại : một cuốn tiểu thuyết sử thi độc đáo với một sự bao quát hùng vĩ các sự kiện với những tính cách anh hùng đồ sộ, một cuốn tiểu thuyết chứa đựng trong một dòng duy nhất cả sự thật lẫn tưởng tượng, vừa cái bi vừa cái hài, tính kịch với chất thơ, nhưng vẫn thường xảy ra trong cuộc sống” Pablo Neruda – một nhà thơ vĩ đại của Chile, người được tặng giải thưởng Nobel văn học năm 1971, đánh giá: “tác phẩm này là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất trong nền văn học Mĩ Latin hiện đại”

Có nhiều xu hướng nghiên cứu tiểu thuyết của Márquez trong đó xu hướng dựa theo các phân tích xã hội học và tiểu sử học, xem tiểu thuyết của Márquez là sự phản ánh thực tại hậu hiện đại Mỹ Latin chiếm ưu thế hơn cả Các vấn đề hậu hiện đại được nghiên cứu trong tiểu thuyết Márquez chủ yếu nhằm giải thích điều kiện hậu hiện đại đã sản sinh ra chúng như: hậu thực dân, bạo lực, hỗn chủng…

Có thể kể tới các công trình nghiên cứu tiêu biểu theo hướng này của G.Martin, I.Stavans, J.L.Anderson, K.J.Hampares… trong đó công trình nghiên cứu của I.Stavans và tiểu luận của J.L.Anderson là hai đóng góp tiêu biểu Trong hai công trình ấy, cái huyền ảo trong tác phẩm của Márquez đều được phân tích như là hệ quả của sự phản ánh thực tại Mỹ Latin với những cuộc chiến đẫm máu, những băng nhóm ma túy, quyền lực của những nhà độc

Trang 9

tài, sự xâm lược của nước Mỹ…Các nhà nghiên cứu theo đường hướng này

có thói quen đi tìm nguyên mẫu hiện thực của các hình tượng huyền ảo trong tiểu sử đời tư của tác giả mà ít quan tâm đến giá trị mỹ học và quan niệm nghệ thuật của nhà văn khi viết nên các hình tượng huyền ảo đó

2.2 Tình hình nghiên cứu “Trăm năm cô đơn” ở Việt Nam

Với “Trăm năm cô đơn”, Márquez đã lập được kỷ lục ở Việt Nam với

số lần tái bản (trên 10 lần) kể từ bản in đầu tiên năm 1986 Trong một khoảng thời gian tương đối dài, giới nghiên cứu văn học trong nước đã có nhiều

những công trình, bài viết về Márquez và đặc biệt là tiểu thuyết “Trăm năm

cô đơn” Nghiên cứu về tác phẩm này vẫn chưa có những chuyên luận riêng

biệt đào sâu Tuy nhiên, cần phải kể đến:

Dịch giả, nhà nghiên cứu Nguyễn Trung Đức trong “Lời giới thiệu” về

bản dịch tác phẩm “Trăm năm cô đơn” (Nxb Văn học, HN, 2000) đã đưa ra

các kiến giải rất đích đáng về các vấn đề như: cốt truyện và đề tài, kết cấu và thời gian nghệ thuật, nhân vật và thông điệp Tuy nhiên, với một tác phẩm đồ

sộ trên nhiều phương diện thẩm mỹ, bài viết chỉ với nhiệm vụ đúng như tên gọi của nó là “giới thiệu” nên sự tìm tòi chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa đi sâu vào nội dung cũng như hình thức tác phẩm

Trong cuốn “Văn học Mĩ Latin” do Lại Văn Toàn chủ biên (Nxb Thông

tin Khoa học xã hội – chuyên đề, HN, 1999) đã tổng hợp một số bài dịch của Nguyễn Thị Khánh, Lê Sơn, Thi Nguyên, Đinh Công Bắc, Đinh Quang Trung

từ các bài viết của cac tác giả nước ngoài Cuốn sách đã giới thiệu cho ta một cách rõ nét về tình hình phát triển của nền văn học Mĩ Latin, trong đó cũng giới thiệu một cách khái quát về tác giả G.Márquez và tiểu thuyết “Trăm năm

cô đơn”

Đào Thị Thu Hằng trong bài viết Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm

Kawabata và Márquez trong cuốn “Văn học so sánh – nghiên cứu và triển

Trang 10

vọng” (Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh tuyển chọn; Nxb Đại học

Sư phạm, 2005) Tác giả đã so sánh chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong sáng tác của hai nhà văn nói trên và qua đó đã khám phá đặc sắc về không gian và

thời gian trong tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” Tuy nhiên, bài viết vẫn chưa

đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về tác phẩm

Đỗ Xuân Hà trong bài viết Tiểu thuyết hiện thực huyền ảo: “Trăm năm

cô đơn” của Gabriel García Marquez trong cuốn Văn học thế giới thế kỷ XX

(Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2006) đã thông qua những nét tiêu biểu nhất về con người cũng như những sáng tác của G.Márquez, nêu lên một số thành tựu

của Márquez trong “Trăm năm cô đơn” trên các mặt nội dung và nghệ thuật Đồng thời, tác giả chỉ ra phương pháp sáng tác trong “Trăm năm cô đơn” là

chủ nghĩa huyền ảo kết hợp với chủ nghĩa hiện thực và các yếu tố hoang đường Bên cạnh những cái có thực trong đời sống xã hội Mĩ Latin thời bấy giờ tác giả cũng đã phân tích những yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm và chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu như: sự kết hợp nhiều loại thời gian trong quá trình kể chuyện của tác giả, nghệ thuật cá tính hóa nhân vật làm cho người đọc không bị nhầm lẫn giữa các nhân vật có tên gần giống nhau Thông qua đó, tác giả khẳng định những thành công của Márquez trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Gần đây, tác giả Phan Tuấn Anh đã bảo vệ thành công luận án với đề tài “Nghệ thuật hậu hiện đại trong tiểu thuyết G.G.Márquez” tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Trong suốt những trang dài của luận án, người

nghiên cứu có quan tâm tới tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” nhưng tác phẩm

được nhắc đến như một cứ liệu phục vụ cho việc khai thác “nghệ thuật hậu hiện đại” Bởi đối tượng hướng tới là toàn bộ tiểu thuyết của G.Márquez nên

tác giả không có đủ không – thời gian đi sâu vào “Trăm năm cô đơn” Luận

án đã chỉ ra được cội nguồn nỗi cô đơn trong tiểu thuyết của Márquez: thứ

Trang 11

nhất, nỗi cô đơn như là thân phận và bản mệnh cá nhân; thứ hai, nỗi cô đơn

như là không gian văn hóa và đặc tính lịch sử Nhưng như chúng tôi đã nói,

bởi đối tượng của luận án là tiểu thuyết của Márquez nên việc nghiên cứu tâm thức cô đơn như một cái nhìn khái quát, mới chỉ ở mức độ tổng thể Phan Tuấn Anh cũng là tác giả của khoảng 20 bài nghiên cứu có liên quan tới G.G.Márquez được đăng trên các sách, tạp chí nghiên cứu khoa học trong số

đó có bài viết “Hình tượng Macondo trong Trăm năm cô đơn – từ góc nhìn

văn hóa Mĩ Latin” (Tạp chí Sông Hương, 2010, số 259 tr.78-82) Trong bài

viết, Phan Tuấn Anh đã chỉ ra cội nguồn và lý giải hình tượng ngôi làng Macondo trong tác phẩm Bởi thế, bài viết dừng lại ở một hình ảnh trong tổng thể bức tranh đa sắc, đa tầng mà Márquez đã kì công kiến tạo

Và phải kể đến cuốn chuyên luận “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và

Gabriel García Márquez” của nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc (Nxb Giáo dục

Việt Nam, 2009) Đây là cuốn sách nghiên cứu sâu về G.Márquez và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Người viết đã cho thấy một tư duy khoa học mạch lạc kết hợp với óc suy luận sâu sắc trong từng nhận định, những phát hiện về

Marquez và “Trăm năm cô đơn” Trong cuốn chuyên luận này, tác giả đã

dành một chương để nói về cuốn tiểu thuyết của nổi tiếng của Márquez Cuốn

sách đã tóm lược được nội dung của tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” một cách

cụ thể và khái quát nhất qua từng chương để người đọc có thể hình dung được diễn biến của cốt truyện Tiếp đó, tác giả đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm ở một số mặt về nội dung và nghệ thuật để người đọc có thể hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm Tuy nhiên, đây là một chuyên luận lấy “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” và G.G.Márquez làm đối tượng nghiên cứu chính nên việc đi sâu vào cá thể tiểu thuyết vẫn còn là những điều ấp ủ

Những chuyên luận và bài nghiên cứu kể trên là nguồn tư liệu quý giá

để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết từ nhiều góc nhìn Về cơ

Trang 12

bản, khi nghiên cứu kiệt tác này, hầu hết các tác giả đã chú ý tới nỗi cô đơn nhưng chưa nhìn nhận nó như một tâm thức thời hậu hiện đại Vậy nên, những khoảng còn để mở trên lại là hướng tiếp cận cho luận văn để tiếp tục

khám phá tâm thức cô đơn trong “Trăm năm cô đơn” được soi sáng bởi lý

thuyết hậu hiện đại

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích

Với luận văn “Con người cô đơn trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn

của Gabriel García Márquez”, người viết mong muốn tìm được căn tính của nỗi cô đơn trong tác phẩm cũng là cảm thức cô đơn bản địa Mĩ Latin Trong

sự đối sánh tương tác với các tác phẩm cùng viết về nỗi cô đơn thời hậu hiện đại ở các quốc gia và châu lục khác, người viết còn mong muốn tìm thấy sự độc đáo trong nghệ thuật thể hiện và nội dung tư tưởng của nhà văn vĩ đại xứ Colombia

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đi sâu vào tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” dưới sự soi chiếu của lý

thuyết hậu hiện đại để tiếp cận, phân tích, khái quát Từ đó, người viết tìm

thấy con người cô đơn - cảm thức hậu hiện đại trong “Trăm năm cô đơn” của

G.Márquez được thể hiện qua con người cô đơn trong dòng chảy lịch sử, con người cô đơn giữa cộng đồng và con người cô đơn bản mệnh Đồng thời còn thấy được tâm thức và nghệ thuật lý thuyết hậu hiện đại phần nào biểu hiện qua quá trình thực hiện đề tài

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Số lượng những tác phẩm có giá trị của G.Márquez là không nhỏ Đặc biệt, những tác phẩm viết về nỗi cô đơn gần như bao trùm toàn bộ sáng tác của ông Ông từng tuyên bố, cuốn sách mà cả đời ông dành để viết đó là cuốn sách về cái cô đơn Chính bởi vậy, đi tìm cái cô đơn trong sáng tác của

Trang 13

G.Márquez là một công việc dài hơi đòi hỏi sự kiên trì và dày công trong những công trình nghiên cứu lớn Với quy mô của một luận văn, chúng tôi chỉ

có thể khảo sát và nghiên cứu trọng tâm trong tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn”

(Nxb văn học, 2003, Nguyễn Trung Đức dịch và giới thiệu) Ngoài ra, để đảm bảo cho việc phân tích, so sánh chúng tôi còn tìm cứ liệu trong một số tác phẩm khác của G.Márquez như:

- Tình yêu thời thổ tả (Nguyễn Trung Đức dịch)

- Cụ già có đôi cánh khổng lồ (Nguyễn Trung Đức dịch)

Thêm vào đó, chúng tôi khảo sát trong các sáng tác viết về nỗi cô đơn thời hậu hiện đại của các tác giả khác như: F.Kafka, Kwabata, Haruki Murakami, Bảo Ninh… để cho luận văn thêm sâu sắc

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn kết hợp vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp tiếp cận từ lý thuyết văn học hậu hiện đại

- Phương pháp lịch sử - loại hình

- Phương pháp cấu trúc - hệ thống

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1: Tâm thức hậu hiện đại và tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” Chương 2: Cảm thức cô đơn hậu hiện đại bản địa đặc thù trong “Trăm

năm cô đơn” của G.Márquez

Chương 3: Nghệ thuật mô tả cái cô đơn trong tiểu thuyết “Trăm năm cô

đơn”

Cuối cùng là thư mục tài liệu tham khảo

Trang 14

6 Dự kiến đóng góp mới

- Lý giải tâm thức cô đơn hậu hiện đại trong “Trăm năm cô đơn”

- Khái quát nỗi cô đơn trong “Trăm năm cô đơn” như là căn tính bản

địa trong sự đối sánh với tâm thức cô đơn cùng thời trên những quốc gia, châu lục khác nhau

Trang 15

Chương 1 TÂM THỨC HẬU HIỆN ĐẠI VÀ TIỂU THUYẾT

“TRĂM NĂM CÔ ĐƠN”

Chủ nghĩa hậu hiện đại là một hiện tượng văn hóa tinh thần phức tạp,

có nguyên nhân sâu xa từ cơ sở xã hội và ý thức thời đại Việc nghiên cứu chủ nghĩa hậu hiện đại được thực hiện từ sự nhận thức về mặt lịch sử của chính

nó Theo các nhà nghiên cứu, sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại xuất phát

từ những tiền đề căn bản sau:

1.1 Cơ sở xã hội của lý thuyết hậu hiện đại

Chủ nghĩa hậu hiện đại là khái niệm lần đầu tiên được biết đến vào năm

1870 khi họa sĩ người Anh Watkins Chapman dùng chữ “hội họa hậu hiện đại” để chỉ phong cách sáng tác theo khuynh hướng hiện đại hơn, tiên phong hơn Trường phái Ấn tượng của Pháp Sau đó, khái niệm này đi vào nghệ thuật không chỉ trong lĩnh vực hội họa mà cả âm nhạc, văn học, kiến trúc…Theo cách hiểu thông dụng, khái niệm “hậu hiện đại” mang tính tiến trình chỉ giai đoạn “sau thời hiện đại” mà lịch sử trải qua Tuy nhiên, theo J.F.Lyotard – ông tổ của lý thuyết hậu hiện đại, chữ “hậu” là nhấn mạnh “tính chất” chứ không phải “tiến trình”: “Hậu – hiện đại là một từ không chặt chẽ, và chính vì thế mà được tôi chọn để chỉ muốn nói lên một báo hiệu rằng: có điều gì đó đang suy tàn ở trong tính hiện đại” Như vậy, theo Lyotard, Hậu - hiện đại không phải là một thời kỳ mới mà nó là việc xử lý lại những đặc điểm của Hiện đại khi mang tham vọng giải phóng nhân loại bằng khoa học và kỹ thuật Chủ nghĩa hậu hiện đại, hiểu một cách đơn giản, nó chỉ một tâm trạng hay

đúng hơn nó chỉ một trạng thái tâm thức của loài người

Khi nghiên cứu, chúng tôi thống nhất việc xem chủ nghĩa tư bản hậu kỳ

là điều kiện trực tiếp cho ra đời chủ nghĩa hậu hiện đại Đây được coi là thời

Trang 16

kỳ bùng nổ của sản xuất hàng hóa và tri thức, làm xuất hiện trạng huống toàn cầu hóa – một trật tự thế giới mới Toàn cầu hóa đã xóa bỏ rào cản, khắc phục ngăn trở về không gian, thời gian, vật chất, lãnh thổ để thực hiện quá trình siêu chu chuyển văn hóa, tiền tệ, tri thức… mà thế giới internet là một minh chứng rõ ràng

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II (1939 – 1945), thế giới không những không ổn định mà còn rơi vào một tình trạng bất ổn mới: chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân, đối kháng thế hệ năm 1968, sự đàn áp trí thức, chủ nghĩa độc tài, quân phiệt tồn tại ở nhiều quốc gia… tạo tâm thế hoang mang, bi quan, bất tín vào chân lý khoa học và lý tính Hoàn cảnh đó

đã trực tiếp tạo ra những diễn ngôn chấn thương hậu thế chiến thứ hai Chính trạng huống tinh thần này chứ không phải toàn cầu hóa đã trực tiếp thúc đẩy

sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại

Trong lĩnh vực khoa học, ngay từ cuối thế kỷ XIX, những kết quả nghiên cứu về sóng điện từ của Heinrich Hertz (1982), sự phát minh ra tia X của Wilhelm Conrad Rontgen (1895), việc phát hiện ra hạt electeron trong cấu trúc nguyên tử của J.Thomson (1897)…đã buộc con người phải suy nghĩ lại về cái nhìn của mình với thế giới Sang thế kỷ XX, các nhà khoa học tiếp tục có những phát minh đột phá, tác động mạnh đến nhận thức và tư duy con người như thuyết tương đối, cơ học lượng tử, định lý bất toàn… Rồi tiếp đến

là sự ra đời của cac lý thuyết mới như: lý thuyết tai biến (R.Thom, 1972), lý thuyết hỗn độn (E.Lorentz, 1960), lý thuyết phức hợp, điều khiển học (1946),

lý thuyết về “cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” (T.Klun, 1970) Đặc biệt, sự thức nhận mới về khái niệm “hệ hình” đã tạo ra những tiền đề mới cho cách nhìn nhận và tiếp cận thế giới: hệ hình mới không nhất thiết phải hay hơn mà quan trọng hơn là đưa ra một cách nhìn mới về thực tại dưới hình thức tự sự như một cách tiếp cận riêng, không chứa đựng chân lý tuyệt đối…

Trang 17

Cùng với nó, sự phát triển ở tốc độ và trình độ rất cao của khoa học kỹ thuật cũng góp phần hình thành nên kiểu “chủ nghĩa kỹ trị” Các phương tiện truyền thông, công nghệ tinh vi khiến thông tin và tri thức được vi tính hóa Theo đó, cái gì không số hóa, vi tính hóa được dường như bị loại khỏi cuộc chơi Sự thống trị của chủ nghĩa kỹ trị kéo theo hệ quả là, trong đời sống văn hóa, yếu tố nhân văn phai nhạt Văn hóa trở nên đại chúng, sản phẩm văn hóa được thương phẩm hóa Con người nhận ra, không phải mình đang làm chủ ngôn ngữ, mà ngôn ngữ, các kiểu quyền lực diễn ngôn đang trở thành ngục tù khống chế mình… Nói về hiện trạng này, nhà triết học người Mỹ I.Hassan nhận xét: “chúng ta đang giết chết thần thánh của mình… không cái gì là không tạm thời… chúng ta xây dựng phát ngôn của mình trên cõi hư vô” Không phải ngẫu nhiên, Barry Lewis đã gọi đây là thời kỳ mà “thế giới bứt rứt trước những thay đổi khoa học kỹ thuật nhanh chóng và những sự bất ổn

về ý thức hệ”

Về nghệ thuật, vào năm 1967, nhà văn Mỹ John Bath cho rằng: “Trong

suốt thập niên 60, danh từ postmodernism được nhiều giới nghệ sĩ, nhà văn,

nhà phê bình như Rauschenberg, Cage, Burroughs, Barthelme, Fielder, Hassan và Sontag sử dụng để chỉ trích sự cạn kiệt của chủ nghĩa hiện đại và

để mô tả những khuynh hướng nghệ thuật muốn vượt qua những phạm vi giới hạn của chủ nghĩa đó” Như vậy, thời điểm này, các văn nghệ sĩ bắt đầu chỉa trích sự cạn kiệt ý tưởng của chủ nghĩa hiện đại đồng thời cổ vũ những nỗ lực vượt qua giới hạn của chủ nghĩa hiện đại

Đây cũng là thời kỳ bùng nổ của sản xuất hàng hóa và tri thức làm xuất hiện trạng huống toàn cầu hóa – một trật tự thế giới mới Toàn cầu hóa biến thế giới thành ngôi làng toàn cầu hay thế giới phẳng Sự lạm dụng kỹ thuật bậc cao khiến cho thông tin lẽ ra được bảo mật lại bị rò rỉ Các thế lực tội phạm, Hồi giáo cực đoan và khủng bố đã triệt để khai thác công nghệ bậc cao

Trang 18

này nhằm khơi dậy mâu thuẫn chủng tộc và tôn giáo Và khi thế giới xích lại gần nhau hơn, sự cọ xát của các nền văn hóa và xung đột sắc tộc là điều không tránh khỏi… Nhân loại đang thật sự sống trong một thế giới mất an toàn với nguy cơ khủng bố và chiến tranh, ô nhiễm môi trường và bệnh dịch

Theo Lyotard trong cuốn “Hoàn cảnh hậu hiện đại” cho rằng: hậu hiện đại là trạng huống tri thức trong bối cảnh tin học hóa Chúng ta đang sống trong một nền tảng văn hóa mới – nền tảng văn hóa được kiến tạo từ mạng internet và máy tính Trong diễn ngôn hậu hiện đại, nền văn hóa ấy được kiến tạo từ chính ngôn ngữ nhị phân – một thuật ngữ được vay mượn từ lập trình mạng Nền văn hóa mới mẻ này có hai đặc tính cơ bản: chu chuyển , lưu trữ thông tin siêu hạng và kiến tạo thế giới một cách vạn năng Nó là cơ sở cho sự xuất hiện một nền tảng nghệ thuật mới – nền nghệ thuật tương tác Nghĩa là, nghệ thuật hình thành trên cơ sở sáng tạo của tác giả và độc giả Độc giả trở thành nhân tố quan trọng trong quá trình tạo nghĩa cho nghệ thuật Người đọc tham dự vào quá trình sáng tác thông qua những comment, sử dụng những incon như hình thức ngôn ngữ mới, các đường link kết nối, các văn bản âm thanh, hình ảnh… Chính văn học mạng cũng đã tác động lên văn học viết truyền thống Cấu trúc văn bản không còn khép kín như trước mà mang tính

mở tạo điều kiện cho những khả thể sáng tạo mới tham gia vào quá trình thiết lập văn bản Cảm quan đa trị xuất hiện trong văn học tạo nên tính đa/đối người kể, đa/đối điểm nhìn, đa/đối giọng điệu cùng hệ thống ngôn ngữ nghịch dị… Đó là thời đại sụp đổ của những đại tự sự, sự tan rã những tượng đài tưởng chừng vĩnh cửu thay vào đó là trạng huống mất niềm tin, trống rỗng, đổ

vỡ, tâm lý lo âu, hoang mang Nền tảng ngôn ngữ nhị phân chính là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của lý thuyết hậu hiện đại

Nhìn chung, những biến đổi trong tình hình chính trị, xã hội, văn hóa nghệ thuật là cơ sở tiền đề cho sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa hậu hiện

Trang 19

đại Với cái nhìn nhân văn hơn, chủ nghĩa hậu hiện đại đánh thức con người trong xã hội tư bản hậu kỳ trong ước muốn phi trung tâm hóa chấp nhận những “cái khác” như: không hợp lý, không văn minh, không da trắng, không đàn ông, đồng tính luyến ái, văn hóa thiểu số… Đồng thời, nó chỉ ra cho con người thấy trạng huống tinh thần của thế giới bản thể: tính phi lý, tan vỡ, trống rỗng, vô nghĩa của đời sống; tâm thức cô đơn, lạc loài mang tính bản thể của con người… khi đối mặt với những nguy cơ chiến tranh, bệnh dịch, ô nhiễm môi trường như căn nguyên hủy diệt đời sống Và, ngoài cơ sở xã hội, văn hóa nghệ thuật, văn học hậu hiện đại còn bắt nguồn từ những cơ sở triết học hậu hiện đại – như một nền tảng vững chắc cho sự ra đời của lý thuyết văn học đương đại

1.2 Tư tưởng triết học hậu hiện đại

Cho tới thời điểm hiện tại, triết học hậu hiện đại được coi là một khái niệm hết sức phức tạp bởi sự trải rộng trên nhiều lĩnh vực, sự tham gia của nhiều triết gia, nhưng tất cả họ đều có chung một nền tảng và mối quan tâm trong tư tưởng, đó chính là triết học ngôn ngữ Khái niệm này được khởi nguồn

từ triết học ngôn ngữ của L.Wittgenstein Thông qua “Luận thuyết mô phỏng

về ý nghĩa”, Wittgenstein trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa thế giới (thực tại), tư tưởng và ngôn ngữ Đặc biệt, trong giai đoạn cuối đời, ông đã đưa

ra quan niệm về trò chơi ngôn ngữ Ông cho rằng, hoàn toàn không có sự tương ứng logic nào giữa ngôn ngữ và thế giới Triết học ngôn ngữ có thể chia làm hai diễn trình chính: diễn trình tư tưởng của những nhà Hiện tượng luận, Tường giải học và diễn trình tư tưởng của những nhà Cấu trúc, Giải cấu trúc

Sáng lập ra triết học Hiện tượng luận, E.Husserl dù thừa nhận tính tồn tại khách quan của đời sống hiện thực nhưng ông luôn đề cao tính chủ ý của ý thức hướng tới khách thể, chính ý thức tạo ra khách thể Ông bắt đầu với ý tưởng cho rằng, mọi hành vi ý thức của con người đều có một đối tượng để

Trang 20

hướng tới Husserl cho rằng, tính ý hướng không chỉ đơn giản là sự định hướng của ý thức về phía các sự vật tồn tại bên ngoài, mà nó còn có nghĩa là,

ý thức “dựng” nên các sự vật Khi thừa nhận tính ý hướng là ý thức “tạo dựng” nên các sự vật, Husserl đặt vấn đề: Ý thức của con người hướng tới một đối tượng xác định, nhưng tại sao có những đối tượng giống nhau mà ý nghĩa có nó đối với mỗi người lại khác nhau Husserl lý giải hiện tượng này là

do hành vi ý hướng trong ý thức của con người tạo ra đối tượng, chứ không phải đối tượng bên ngoài quy định ý thức của con người về bản thân đối tượng đó Như vậy, chúng ta thấy rằng, Hiện tượng học của Husserl chính là

sự nghiên cứu và các quan điểm khác nhau từ góc độ chủ thể tính Hiện tượng học tập trung vào chủ thể tính và dựa trên sự khác biệt về kinh nghiệm, về nền tảng văn hóa, mỗi chủ thể tự cấu trúc hay tạo lập thế giới theo những cách khác nhau, đồng thời cũng dựa trên sự chấp nhận cách thức tạo lập của những chủ thế khác trong quá trình tương tác và giao tiếp Như vậy, theo thuyết của Husserl, tác phẩm văn học là vật có chủ ý chứ không phải là thứ hoàn toàn khách quan, tiên nghiệm Tuy nhiên, Husserl mới chỉ chú ý đến chủ ý của tác giả mà chưa chú trọng đến vai trò của ngôn ngữ

Tiếp sau Husserl là những nhà Tường giải học – học trò của ông, như: Heidegger, Ingarden, Gadamer, Ricoeur, trường phái Mỹ học tiếp nhận Konstanz… đã bổ sung thêm chủ ý của người đọc vào tác phẩm văn học, đề cao vai trò của người tiếp nhận đồng thời biến tác phẩm thành vật hai lần có chủ ý Ngôn ngữ được các nhà triết học Tường giải học quan tâm Nó không còn bị coi là phụ phẩm của quá trình sáng tạo mà là “ngôi nhà của hữu thể” Nghĩa là, ngôn ngữ được đưa lên vị trí trung tâm trong đời sống văn học, chính ngôn ngữ đã sáng tạo ra con người, lịch sử văn học chính là lịch sử tiếp nhận, mỹ học sáng tạo hay chính là lịch sử tiếp nhận và mỹ học tác động…

Trang 21

Đầu thế kỷ XX, nhà ngôn ngữ học người Thụy Sĩ Ferdinard de

Saussure là người đầu tiên đưa phân tích đồng đại [analyse synchronique] vào

ngôn ngữ học Ông đã làm một cuộc cách mạng phương pháp thực sự ở đây,

và từ những thành tựu đáng kể của khoa này đã mở đường cho sự thâm nhập của cấu trúc luận vào hầu hết các ngành khoa học xã hội trong đó có văn học Với vị trí khai mở cho chủ nghĩa cấu trúc, triết học ngôn ngữ cấu trúc của

Saussure đã đặt ra mệnh đề tương ứng nổi tiếng giữa cái biểu đạt trong ngôn ngữ và cái được biểu đạt có tính chất một khái niệm trong thực tại Mối quan

hệ giữa chúng là võ đoán, nhưng sự tồn tại tương ứng giữa chúng là khách quan, chính xác và được quy định sẵn trong các hệ thống ngôn ngữ

Tiếp đó, IU.M.Lottman – nhà kí hiệu học nghệ thuật lớn, người chủ xướng Trường phái kí hiệu học Tartu nổi tiếng của Liên Xô quan tâm tới cấu

trúc văn bản nghệ thuật Trong cuốn “Cấu trúc văn bản nghệ thuật” (NXB

Đại học Quốc gia) – một trong những công trình mang tính nền tảng trong sự nghiệp khoa học của mình, Lottman đã phân tích những mã nghệ thuật thông qua hệ thống ngôn ngữ của văn bản, tìm hiểu vấn đề nghĩa trong văn bản, khái niệm văn bản, văn bản đặt trong hệ thống, những nguyên tắc kết cấu văn bản, trục cú đoạn của cấu trúc, kết cấu tác phẩm… Ngoài ra, các nhà cấu trúc khác như Jakovson, Lesvi-Strauss, Genette… có những mối quan tâm khác nhau trong triết học, nhưng họ thường có chung mô thức trong tư duy Họ luôn nỗ lực đi tìm một mô thức bề sâu, hệ thống cấu trúc trong đối tượng mà họ quan tâm; họ luôn tin rằng mô hình cấu trúc đó là khách quan, phổ quát và tiên nghiệm; họ có xu hướng sử dụng mô hình cấu trúc đó để giải thích thế giới và văn bản văn học

Ngược lại với những nhà Cấu trúc luận, những nhà triết học Giải cấu trúc ra sức phê phán sự tương ứng giữa cái biểu đạt với cái được biểu đạt Có nguồn gốc từ các lý thuyết của nhà ngôn ngữ học Ferdinard de Saussure, lý

Trang 22

thuyết ký hiệu học của Jacques Derrida phủ định tính bất biến của cấu trúc, khẳng định sự vắng mặt (sự biến đổi liên tục) của cấu trúc, của hạt nhân và những ngữ nghĩa đơn trị trong các diễn ngôn Ông chỉ rõ, cái biểu đạt (hình

thức của kí hiệu) không quy chiếu/dẫn dắt về những cái được biểu đạt mang

tính xác định Đúng hơn là sẽ dẫn đến những cái biểu đạt khác Bằng lập luận

đó, Derrida đã bác bỏ quan điểm cho rằng tính cấu trúc là một thuộc tính “cố hữu/bản thể” của mọi cấu trúc – quan điểm nền tảng của Cấu trúc luận và Claude Lévi – Strauss là một người đại diện Thực tế, nhà tư tưởng Nga M.Bakhtin (1926 – 1963) trong chủ nghĩa đối thoại cũng đã từng dẫn lối tới tư tưởng Giải cấu trúc khi cho rằng: trong tiểu thuyết tồn tại tính đa thanh (phức điệu), tác giả không phải là người quyết định tư tưởng của tác phẩm mà chỉ tồn tại như người tổ chức những đối thoại, bởi vì, mỗi nhân vật tồn tại như một nhà tư tưởng Nhưng chỉ đến Derrida thì giải cấu trúc mới trở thành một

xu thế trong tư tưởng khoa học nhân văn Như vậy, với việc khởi xướng

thuyết Giải Kiến Tạo (Déconstrucsion), Derrida đã thủ tiêu mối quan hệ (trực

tiếp) giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, chúng ta chỉ còn thấy một chuỗi

vô tận các kết nối, sự “trôi tuột” từ cái biểu đạt này sang cái biểu đạt khác

Cùng quan điểm với Derrida, Kristeva và Foucoult cũng như Barthes cùng nhiều nhà triết học Giải cấu trúc khác quan niệm rằng, thực ra, cái biểu đạt chỉ biểu đạt cho những cái biểu đạt khác, ngôn ngữ là tự do phiêu dạt đến

vô tận, là một trò chơi bất tận của những cái biểu đạt Từ đó, người viết được

“tạo điều kiện” để biến mất, mọi văn bản đều là liên văn bản, ngôn ngữ và văn bản được phi trung tâm hóa triệt để, vấn đề chủ thể của triết học truyền thống trở nên có vấn đề Việc giải chủ thể dẫn đến quan niệm cái chết của chủ thể, cái chết của tác giả, cái chết của nhân vật…đó không phải là sự phủ nhận tồn tại của con người hay sự đánh mất nhân tính mà là chối từ một chủ thể trở thành trung tâm của văn bản, vì trung tâm chính là đại tự sự Các nhà triết học

Trang 23

Giải cấu trúc thường xuyên nhấn mạnh đến tính trò chơi của văn học Họ xem tác phẩm văn học là hình thức đọc đặc trưng, vai trò của người đọc được nhấn mạnh Dưới cảm quan của triết học Giải cấu trúc, vấn đề đọc văn hoc đã được nâng lên tầm triết học Các nhà nghiên cứu nhận định rằng “do đó, bước ngoặt hậu hiện đại là bước ngoặt ngôn ngữ”

Cùng với lý thuyết liên văn bản mà Kristeva là một trong số những người từng phát triển – khi coi mọi sáng tác đều là sự lặp lại, lấy lại, mượn lại…của những người đi trước để tạo ra những sản phẩm mới, thì lý thuyết diễn ngôn của M.Foucoult là có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự hình thành

tư tưởng chủ nghĩa Giải cấu trúc Ông chú trọng mối quan hệ giữa chủ thể và diễn ngôn Foucoult khẳng định, tác phẩm không phải là vật mang tư tưởng riêng của nhà văn, bởi vì, con người với tư cách là chủ thể của diễn ngôn, là

do diễn ngôn tạo ra Tư tưởng của ông khác hoàn toàn so với tư tưởng của những nhà Cấu trúc luận, cho dù Cấu trúc luận chính là tiền đề cho tư tưởng Giải cấu trúc Khi Cấu trúc luận tôn sùng tính khoa học và tư duy duy lý thì hậu cấu trúc tuyên bố thẳng thừng: đó chỉ là một ảo tưởng; trong khi cấu trúc luận tin tưởng có một chân lý nào đó đang chờ đợi con người phát hiện thì hậu cấu trúc cho rằng chân lý ấy có thể thay đổi; trong khi cấu trúc luận đóng vai những anh hùng, nghiêm túc trong việc khám phá thế giới thì hậu cấu trúc tiến hành tất cả những công việc đó với thái độ hoài nghi và ít nhiều giễu cợt

Tuy nhiên, những thay đổi trong thái độ này có căn nguyên từ chính những thay đổi trong quan niệm và phương pháp luận Trong cách nhìn về ngôn ngữ, khi các nhà Cấu trúc luận nhìn ngôn ngữ như một hệ thống khép kín và tĩnh tại thì những nhà Giải cấu trúc đặt ngôn ngữ trong những cuộc đối thoại, trong quá trình vận động không ngừng Foucoult trong khi bác bỏ định đề: mọi ngôn ngữ đều gắn liền với ý nghĩa, tức là đều biểu đạt một điều gì đó thì ông đã chứng minh mọi ngôn ngữ đều gắn liền với quyền lực, qua đó, các

Trang 24

thiết chế và kỷ cương được hình thành Tính quyền lực của diễn ngôn mạnh đến độ, có lúc nào đó, trong lích sử, con người và những hoạt động của con người từ vị thế chủ nhân sẽ trở thành sản phẩm của diễn ngôn Từ đó, có thể hiểu, với các nhà Cấu trúc luận, văn học tồn tại dưới dạng những văn bản thống nhất, mỗi văn bản có một cấu trúc duy nhất; còn với những nhà Giải cấu trúc, mỗi văn bản lại có sự liên hệ với những văn bản khác, không có văn bản nào thực sự độc lập và biệt lập Văn bản tồn tại trong mối quan hệ chằng chịt với những văn bản khác, luôn ở trạng thái “sản xuất” liên tục trong quan

hệ với yếu tố người đọc Vai trò của người đọc còn được đề cao trong khả năng thống nhất ý nghĩa văn bản, bởi thế, Roland Barthes tuyên bố “tác giả đã chết”

Triết học giải cấu trúc được xem chính là triết học hậu hiện đại, tạo tiền

đề trực tiếp cho lý thuyết văn học hậu hiện đại ra đời Những triết gia Giải cấu trúc đồng thời cũng là những nhà văn học hậu hiện đại tên tuổi như: J.Derrida, J.Kristeva, U.Eco, M.Foucault… đã luôn nghiên cứu dựa trên sự kết hợp giữa văn học và triết học Họ trực tiếp sáng tác hoặc nghiên cứu văn học hậu hiện đại, lấy tác phẩm văn học hậu hiện đại để minh chứng cho lý thuyết triết học Chính từ đó, văn học hậu hiện đại biết tới những khái niệm như: thân rễ, mê

lộ, liên văn bản, phân mảnh, phi lựa chọn, mã kép…

Sinh ra trong thời đại mất Chúa, thời đại tan rã của những đại tự sự, triết học hậu hiện đại thông qua hai diễn trình tư tưởng của Hiện tượng học – Tường giải học và Cấu trúc – Giải cấu trúc, đã đặt ra những quan niệm mới

mẻ về bản chất của văn bản, về sự bất ổn của nghĩa, tính bấp bênh, phi tương xứng giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, về tính cộng đồng và tính quá trình của văn bản văn học… để từ đó đề cao người đọc trong quá trình tạo nghĩa cho văn bản và đưa lại nhiều khám phá mới về bản chất của ngôn ngữ Tất cả những nền tảng triết – mỹ học đó đã chứng minh cho sự tồn tại khách

Trang 25

quan, có nguyên do, có nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Đó đồng thời cũng là những điểm cách tân mới mẻ, mang tính nhân văn của hệ hình ký thuyết này

1.3 G.G.Márquez và “Trăm năm cô đơn”

Là nhà văn người Colombia, viết văn bằng tiếng Tây Ban Nha, Márquez đã thực sự ghim những giá trị văn học vững chắc trên tấm bản đồ văn chương nhân loại Dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp chính trị và văn chương, Márquez trở thành tên tuổi hàng đầu trong nền văn học Mĩ Latin nói riêng và văn chương nhân loại thế kỷ XX nói chung Làm nên thành công đó,

xứ sở Colombia nhỏ bé và thân phận Mỹ Latin đau thương chính là môi trường lý tưởng để Márquez nếm trải về bạo lực, nạn độc tài, nỗi cô đơn về bản chất của con người, sự tha hóa… Đồng thời, những tên tuổi như F.Kafka, E.Hemingway, Faulkner là những “người thầy” khơi gợi sáng tạo đầu tiên cho thiên tài văn học Quan trọng hơn cả, thành công của ông có được nhờ vào tài năng và sự nỗ lực lao động không ngừng của chính mình

Nằm ở khu vực bắc Mỹ Latin, Colombia là một trong số những nước từng trải qua những cuộc chiến tranh đau thương dưới sự xâm lược của thực dân Tây Ban Nha, sự tranh giành, xâu xé của người Anh… mãi cho tới năm

1810 mới giành được độc lập Sự kiện này khiến cho Colombia trở thành một trong những quốc gia có nền dân chủ sớm nhất Mỹ Latin Nhưng điều đáng buồn là nền “dân chủ” ấy hiếm khi được thấy hòa bình và sự công bằng Sau

5 năm tự do ngắn ngủi, do những lục đục nội bộ, quốc gia non trẻ này bị chế ngự bởi chiến dịch quân sự đẫm máu và tàn khốc dưới lưỡi gươm của tướng Murillo vào năm 1815 Vào năm 1820, cuối cùng nền độc lập cũng được trao vào tay đất nước này nhưng do sự bất đồng chính trị nên dù có độc lập thì Colombia cũng không có được một ngày bình yên Sự bất đồng chính trị hình thành nên hai đảng đối lập: đảng Tự do và đảng Bảo thủ Sống giữa xứ sở

Trang 26

mang nhiều bất hạnh, thấu hiểu bản chất của những đảng phái, Márquez đã đưa bộ khung đối kháng ấy vào nhiều sáng tác của ông Márquez đã lý giải nó giống như căn tính của những bất hạnh mà tộc loại Mỹ Latin phải gánh chịu

Nói về đảng Tự do và đảng Bảo thủ ở Colombia là nhắc tới những cuộc đấu tranh liên miên Hai tổ chức này là những lực lượng đối kháng, cả hai đều

có xu hướng đàn áp, tham nhũng, hiếu chiến và là đỉnh cao của thể chế độc tài Họ không hành động như những đảng mang chức năng hòa bình với tiêu chí chính trị riêng mà giống như những đơn vị mang tính gia đình và khủng

bố Lãnh thổ Colombia được chia thành hai vùng chính: vùng ven bờ biến

Caribbe (vùng costenos) và vùng cao nguyên (vùng cachacos) Người

Colombia ở hai vùng dùng các gọi đó để phân biệt và miệt thị lẫn nhau Nhóm

costenos với tư chất vui vẻ ưa sự phiêu lưu và phóng túng là “hậu duệ của

những kẻ cướp biển, người buôn lậu pha trộn huyết thống với các nô lệ da

đen”, đại diên cho đảng Tự do Ngược lại, nhóm cachacos luôn coi mình là

trung tâm bởi nơi cư ngụ của họ ở những thành phố lớn và sử dụng thành thạo tiếng Tây Ban Nha Họ mang vẻ nghiêm trang, quý tộc và thuần chủng đại

diên cho đảng Bảo thủ Márquez luôn nhận mình là người costenos – đứa con

hoang dại của những kẻ phóng túng, bị coi là ngoại biên, là ngoài rìa Sống giữa sự phân chia mất đoàn kết của những nhóm người trên lãnh thổ Colombia, Márquez đã mang những tan rã, những mâu thuẫn, cả những nhóm đối lập vào trong sáng tác của mình như chính tính cách tương phản của

những Arcadio và Aureliano trong “Trăm năm cô đơn”

Suốt thế kỷ XIX và XX, Colombia liên tiếp gánh chịu những cuộc đảo chính, nội chiến đẫm máu Vào năm 1899, cuộc Chiến tranh Ngàn ngày với mức tàn phá khốc liệt nhất trong lịch sử Colombia nổ ra Cuộc chiến đã làm hơn một trăm ngàn người thiệt mạng Đại tá Nicolas Ricardo Márquez Mejia, ông ngoại của nhà văn đã tham dự cuộc chiến này và may mắn thoát chết

Trang 27

Trong sáng tác của Márquez, hình ảnh người đại tá già được lấy cảm hứng chính từ bóng dáng của ông ngoại nhà văn Nói tới nỗi đau trong lịch sử Colombia còn phải nhắc tới vụ thảm sát cuộc đình công của công nhân đồn điền chuối vào năm 1928 Sống trong cảnh bị tước đoạt mọi quyền lợi, bị bóc lột sức lao động, đồng lương ít ỏi không đủ sống… thì hơn ba mươi nghìn công nhân đã biểu tình đòi quyền lợi chính đáng về vệ sinh, an toàn lao động, bảo hiểm y tế, trả lương bằng tiền mặt… Trước điều này, chính phủ Colombia

đã phong tỏa khu đồn điền chuối và sử dụng quân đội để đàn áp Độ ác hơn, khi cuộc biểu tình lên cao, phái Bảo thủ còn đưa lính tới xả súng vào đám đông làm chết hàng trăm người vô tội và hàng loạt người bị thủ tiêu âm thầm Điều đáng mỉa mai là toàn bộ sự kiện đau lòng này không hề được đưa vào sử sách bởi sự chi phối của diễn ngôn quyền lực Như vậy, cùng với sự phát triển thịnh vượng thì chủ nghĩa đế quốc cũng đã bộc lộ rõ bản chất thực dụng, phi nhân tính của mình Liên hiệp công ty Hoa quả của Hoa Kỳ thời điểm đó là một công ty tham nhũng và vô đạo đức trong việc bóc lột tàn tệ người lao động Colombia Vụ thảm sát đã để lại dấu ấn sâu sắc trong Márquez và ông

đã bất tử hóa sự kiện đau xót này trong “Trăm năm cô đơn” Không chỉ dừng

lại ở đó, những vụ bạo loạn, ám sát trắng trợn nổ ra làm rung chuyển lòng Colombia Người Colombia gọi đó là “thời bạo loạn” Sự kiện gây tiếng vang lớn nhất sau vụ thảm sát công nhân đồn điền chuối là vụ ám sát Gaitán – một chính trị gia tiến bộ thuộc phái đảng Tự do khích lệ nhân dân đòi quyền tự do, dân chủ Đảng bảo thủ còn công khai sát hại một chính trị thuộc phái Tự do gia đang phát biểu trong văn phòng quốc hội Những người thuộc đảng Tự do sau đó bị săn lùng, bị giết hại Colombia vốn đã gánh đủ những đau thương từ thuở khai thời lại càng trở nên loạn lạc; con người luôn sống trong sự hoang mang, mất niềm tin đến tột độ “Thời bạo loạn” cướp đi sinh mạng của hơn một trăm ngàn người Sự kiện này để lại những dấu ấn hãi hùng trong lòng

Trang 28

Marquez và nó lại một lần nữa đi vào trong những truyện ngắn, tiểu thuyết của ông

Văn chương Márquez không chỉ mang những dấu ấn của con người Colombia bất hạnh, của thân phận Mỹ Latin mà những nhà văn thế giới cũng

có những ảnh hưởng trực tiếp tới lối tư duy và cách viết của ông Márquez từng tâm sự trong cuộc trò chuyện với Peter Stone – một phóng viên báo chí: ông cho biết, thời đại học, ông từng đọc tác phẩm của Franz Kafka Ngay từ

lần đầu đọc “Biến dạng” đã khiến cho Márquez nung nấu quyết tâm viết

những câu truyện ngắn đặc sắc và “ngay lập tức tôi bắt tay vào viết truyện ngắn” Nói về Kafka là nhắc tới lối văn chương với những yếu tố hoang đường mà đậm chất trí tuệ Kafka sống ở thời nhân loại đang đứng ở đỉnh cao của kỷ nguyên hiện đại Thời đại kỹ trị khiến bản thể tối cao của con người bị tan rã Văn minh đồng nghĩa với sự hủy diệt Nạn độc tài, sự lừa dối và cái phi lý lên ngôi Văn chương Kafka đã bày tỏ sự nhận thức sâu sắc thời đại và bản chất con người Trong tác phẩm “Báo cáo gửi Viện hàn lâm”, qua hình ảnh con khỉ, Kafka đã gợi ẩn dụ đầy mỉa mai rằng dù xã hội có phát triển tới đâu thì bản chất khỉ (bắt chước, hãnh tiến, hám danh, tính dục, tham lam, ích kỷ…) trong con người vẫn khó có thể thay đổi Sáng tác của Kafka còn đầy yếu tố hoang đường của sự biến hóa phi lý, những thế giới không gian không thể lý giải, những sự kiện phi logic, không ăn nhập…Với lối viết này,theo nhà

nghiên cứu Lê Huy Bắc, Kafka “là người đã mở cánh cửa văn chương cho

cuộc đời Márquez” (“Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và G.G.Márquez”, Lê

Huy Bắc, Nxb Giáo dục, 2009) Ở phương diện tư tưởng, Márquez cũng chịu những ảnh hưởng lớn từ Kafka như: nỗi ám ảnh về bạo lực, nạn độc tài, sự cô đơn về bản chất con người, cảm quan bi – hài trước thế sự…Tuy nhiên, trong lối viết huyền ảo, thế giới của Márquez có nhiều chuyện hoang đường, thần

ma, quái dị hơn nhiều lần thế giới văn chương Kafka

Trang 29

Hai nhà văn nổi tiếng khác cũng ảnh hưởng tới sự nghiệp văn chương Kafka là William Faulkner và Ernest Hemingway Trong nhiều sáng tác của mình, Faulkner đã xây dựng bối cảnh huyền thoại của vùng Yoknapatawapha Còn Márquez lấy ngôi làng Macondo – không gian huyền thoại xuất hiện trong nhiều tác phẩm của ông như một biểu tượng của sự hủy diệt những điều phi nhân bản để tái sinh những nét tốt đẹp, vững bền trong cuộc sống của người dân Colombia, châu Mỹ Latin và cả nhân loại nói chung Marquez cũng

đã thừa nhận sự kế thừa từ người thầy Faulkner trong bài diễn từ nhận giải Nobel khi Faulkner đặt niềm tin vào con người “Tôi từ chối chấp nhận sự tàn lụi của con người” Còn với Hemingway, ông đã gửi niềm tin của mình qua lời của nhân vật “Con người ta sinh ra không phải để dành cho thất bại Con người ta có thể bị hủy diệt chứ không chịu khuất phục” Lối viết phóng khoáng của Hemingway làm tiền đề cho kỹ thuật viết của Márquez…

Điều quyết định làm nên một thiên tài văn chương ở Márquez ngoài yếu tố gia đình còn là khát vọng, nghị lực, sự đam mê thiên bẩm ở bản thân ông Márquez sinh vào ngày 6 tháng 4 năm 1928 tại Aracataca Ông xuất thân trong một gia đình trí thức nghèo, cha mẹ phải vật lộn để kiếm sống Từ nhỏ, ông là cậu bé trầm lặng và nhút nhát Tuổi thơ ông được tắm trong những câu chuyện hoang đường do ông bà kể Márquez nói: “Tôi cảm thấy rằng tất cả mọi trang viết của tôi đều bắt nguồn từ khoảng thời gian tôi sống với ông bà” Ông luôn lưu giữ trong tâm hồn mình hình ảnh của một “ông già to đùng, dường như lơ lửng trong thời gian và kí ức Tôi rất yêu ông cụ” Ông ngoại Márquez là người cương trực, anh hùng, đảng viên đảng Tự do từng tham gia cuộc Chiến tranh Ngàn ngày Trong sáng tác của Márquez, hình ảnh ngài đại

tá Aureliano với việc phát động ba mươi hai cuộc nổi dậy, có mười bảy đứa con trai ngoài giá thú mà về sau lần lượt từng đứa bị chính phủ đảng Bảo thủ

sát hại trong “Trăm năm cô đơn” là phiên bản rất gần với cụ Márquez Mejia

Trang 30

Những ký ức về ông ngoại sâu đậm tới mức, mở đầu “Trăm năm cô đơn” là

sự hồi tưởng của ngài đại tá và sự tương đồng với kỷ niệm lần đầu tiên được ông ngoại dẫn đi xem nước đá của Márquez “Rất nhiều năm sau này, trước đội hành hình, đại tá Aureliano Buendía nhớ lại buổi chiều xa xưa ấy, cái buổi chiều cha chàng dẫn chàng đi xem nước đá” Ông ngoại là người luôn khuyến khích Márquez vẽ và viết văn Còn bà ngoại Tranquilia Iguarán là người đầy quyết đoán và mơ mộng ảnh hưởng đến Márquez không kém gì chồng mình Thế giới chuyện kể của bà đầy ắp những câu chuyện ma quái, kỳ dị, hoang đường với phù thủy và những phép thuật Đặc biệt, cái lối kể thản nhiên, đôi mắt và gương mặt của bà đã để lại giọng điệu làm dấu ấn trong văn chương Márquez sau này Ông coi thái độ của nhà văn trước sự hư cấu của mình là điều rất quan trọng Điều này càng thấm thía hơn khi ông đọc những sáng tác của Kafka

Trong những năm tháng sống lay lắt bằng nghề viết văn, Márquez đã phải nếm trải cuộc sống long đong và nghèo kiết xác nhưng có những khoảng thời gian đầm ấm bên gia đình và trong vòng tay bạn bè Márquez đã trải qua khoảng thời gian lưu đày sống lênh đênh trên biển, xa Colombia để trải nghiệm và tìm nguồn cảm hứng cho sáng tác Ông đi qua nhiều nơi: Geneve, Rome, Ba Lan và Hungary Ông từng làm nhiều nghề: viết báo, làm điện ảnh,

có những khi thất nghiệp và ông lao vào viết Ông ăn tại các quán bình dân, hút thuốc, kết bạn với đủ hạng người Trong thời gian này, ông lên kế hoạch đọc tất cả các kiệt tác văn hoc của nhân loại mà ông chưa được tiếp xúc và mải miết sáng tác

Như vậy, gia đình là một nhân tố quan trọng quyết định tài năng của văn hào Márquez Nhưng nếu số phận không tình cờ trao vào tay ông cuốn

Biến dạng của Kafka khi ông học trường luật thì có lẽ tài năng văn chương sẽ

mãi bị ngủ quên và thay vào đó là một luật sư thuần thục cảnh “sáng vác ô đi tối vác về”

Trang 31

Márquez cho ra đời nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết nhưng cho tới nay,

“Trăm năm cô đơn” vẫn là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của nhà văn người

Colombia này Ra đời vào năm 1967, tác phẩm trở thành hiện tượng trong thế giới nói tiếng Tây Ban Nha, gây ra dư luận sôi nổi trên văn đàn Mỹ Latin và nhanh chóng được ban đọc cả thế giới biết tới Tác phẩm được dịch ra hàng chục thứ tiếng ngay sau đó, được in hàng triệu bản đến với độc giả khắp nơi

trên hành tinh Đến nay, số lượng độc giả hâm mộ Márquez cũng như “Trăm

năm cô đơn” đã lên tới hàng tỉ người và có “nguy cơ” (nói theo cách của

Márquez) chưa dừng lại

“Trăm năm cô đơn” gồm XX chương kể về bảy thế hệ nhà Buendía –

“một dòng họ tự lưu đày vào cõi cô đơn để chạy trốn tội loạn luân” Nỗi cô đơn đeo bám dòng họ tưởng chừng như từ khi Hôsê Acadio Buendía và Ucsula Igoaran bất chấp hậu quả nhãn tiền mà cha mẹ răn đe để đến với nhau, nhưng thực chất, nỗi cô đơn đó tiềm ẩn trong lòng dòng họ như bản tính của con người, tộc loại vùng lãnh thổ Nỗi cô đơn của dòng họ nhà Buendía như một định mệnh Người đầu tiên bị trói vào gốc cây và người cuối cùng đang

bị kiến ăn, sự việc nối chồng lên nhau khiến cụ Ucsula cảm nhận được rõ rệt thời gian đang quay vòng, lịch sử đang lặp lại Chủ đề chính trong cuốn tiểu thuyết chính là nỗi cô đơn Nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất cắt nghĩa nỗi cô đơn quanh luận điểm: Márquez đã xây dựng cái cô đơn như sự cảnh báo về cái chết và sự hủy diệt Mục đích của việc viết về nỗi cô đơn là kêu gọi

sự đoàn kết ở mọi người Tuy nhiên, đó chỉ là suy xét trên bình diện xã hội học Márquez đã chỉ ra, nỗi cô đơn như là bản thể của loài người Tuy vậy, đây không phải một khám phá mới bởi trước Márquez, từ thời văn học Hy Lạp cổ đại đã có nhiều nghệ sĩ xây dựng những nhân vật cô đơn Từ Herakles, Ulysses hay Hamlet cho tới Don Quixote, đều là những nhân vật hành động cho cộng đồng, vì cộng đồng nhưng thực chất căn nguyên sâu xa là vì sự

Trang 32

khẳng định bản thể, sức mạnh cá nhân, sự dũng cảm đơn lẻ của họ Họ đang

cô đơn hóa chính mình Như vậy, nỗi cô đơn vừa là động lực để con người tồn tại, vừa là “xung năng hủy diệt con người” (Lê Huy Bắc) Đối với Márquez, việc khám phá nỗi cô đơn bản thể không phải mới mẻ nhưng điều đặc biệt là ông đã kết hợp rất tài tình giữa yếu tố bản năng và văn hóa để tạo nên thiên huyền thoại bất hủ về cái cô đơn

Nỗi cô đơn giống như bản tính trong mỗi nhân vật được Márquez miêu

tả Cả chính lẫn phụ, trong “Trăm năm cô đơn” có khoảng sáu mươi nhân vật

chính và phụ, mỗi nhân vật mang nét cá tính riêng hiện lên sống động trước mắt chúng ta Márquez không đi theo lối mòn tả ngoại hình hay tính cách cụ thể của từng nhân vật mà thông qua việc sử dụng bút pháp chấm phá, ông để mỗi nhân vật hiện lên với những nét cá tính độc đáo Còn lại, ông tiếp tục nhường chỗ cho trí tưởng tượng của bạn đọc Chính bởi vậy, hệ thống nhân

vật trong “Trăm năm cô đơn”, đặc biệt là những người đàn ông của bảy thế

hệ dòng họ Buendía có những cái tên rất giống nhau như: Hôsê Acađiô Buendía, Hôsê Acađiô, Acađiô, Hôsê Acađiô Sêgunđô, Aurrêlianô, Aurêlianô Hôsê, Aurêlianô Sêgunđô… nhưng người đọc khó có thể nhầm lẫn các nhân vật với nhau bởi tài năng khắc họa cá tính nhân vật độc đáo của Marquez Tuy nhiên, dù mỗi nhân vật một tính cách thì tất cả họ đều có một điểm chung là luôn phải đối đầu với nỗi cô đơn Chưa bao giờ trong văn học thế giới, chúng

ta lại gặp nhiều những con người, nhiều kiểu dạng cô đơn như ở đây Có thể nói, những con người trong dòng họ Buendía mang nỗi cô đơn huyết thống, mang dòng máu cô đơn từ khi sinh ra cho tới tận lúc lìa đời Những nhân vật người con dâu của dòng họ hay cô bé Rebeca, dù không phải dòng máu nhà Buendía nhưng tất cả họ bị lây nhiễm căn bệnh cô đơn từ chính cuộc sống mà

họ đang nếm trải, con người mà họ đang cùng chung sống Trong những người con dâu, có lẽ, cụ Úrsula là người bất hạnh nhất khi mang nỗi cô đơn

Trang 33

chất chồng Márquez đặt nhân vật của mình đối diện với cái cô đơn và kiểm tra thái độ nhân vật của mình với chính nỗi cố đơn ấy Họ không chấp nhận,

cố vượt qua cô đơn nhưng càng đối đầu, càng vượt qua hay cho dù có chạy trốn thì lại gặp nỗi cô đơn khác Giống như cái vòng luẩn quẩn không lối thoát, những sự kiện lịch sử lặp đi lặp lại trong trí nhớ cụ Úrsula chính là dấu hiệu của nỗi cô đơn truyền kiếp mà con người cố thoát ra lại càng lún sâu

hơn Như vậy, “Trăm năm cô đơn” chỉ có những nhân vật chính mà không có nhân vật trung tâm, nếu hiểu một cách ẩn dụ thì nỗi cô đơn có thể coi là nhân

vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết đầy ám ảnh này

Các nhân vật trong “Trăm năm cô đơn” được xây dựng dựa trên nền

không gian, thời gian phức tạp và chặt chẽ Không gian hoạt động của nhân vật nằm trọn vẹn trong ngôi làng Macondo – ngôi làng nằm giữa sự bao vây

của núi đồi, đầm lầy và biển cả Trong nhiều tác phẩm khác: Đôi mắt chó

xanh (tập truyện, 1955), Lá rụng (tiểu thuyết, 1955), Ngài đại tá chờ thư (tập

truyện, 1957), Giờ xấu (tiểu thuyết, 1962) và Đám tang của bà mẹ vĩ đại (tập

truyện, 1962), hình ảnh ngôi làng Macondo đều trở đi trở lại như một địa danh mang nhiều ám ảnh về nỗi cô đơn của loài người Macondo không thuộc

về một xứ sở nào cụ thể mà như ẩn dụ cho không gian của loài người nói

chung, không quyển Mỹ Latin nói riêng Márquez từng nói: “ở vùng Caribbe

và nói chung ở Mỹ Latin, chúng tôi nghĩ rằng những tình huống “thần diệu”

là một bộ phận của đời sống hàng ngày, cũng kể như thực tế bình thường nhất Chúng tôi thấy việc tin các điềm lành dữ, hiện tượng thần giao cách cảm, các giấc mộng báo cũng như hàng loạt dị đoan và diễn giải “huyễn ảo”

về thực tại , là hoàn toàn tự nhiên Trong các cuốn sách tôi viết không bao giờ tìm cách giải thích hoặc chứng minh một cách siêu hình những hiện tượng ấy” Có lẽ bởi vậy, Márquez đã xây dựng một Macondo huyền thoại đầy hấp

dẫn Thông qua một Macondo huyễn ảo, Márquez muốn tái hiện cả một giai đoạn lích sử từ thời hồng hoang của con người cho đến thời hậu hiện đại

Trang 34

Về thời gian của tác phẩm, theo nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn

Trung Đức, trong “Trăm năm cô đơn” có hai loại thời gian tương ứng với hai

người kể chuyện: thời gian của người kể chuyện thứ nhất tương ứng với văn bản một, bắt đầu với việc giới thiệu nhân vật ngài đại tá rồi lùi lại vài thế kỷ, sau đó tiếp nối bằng việc kể tiếp về nhân vật ấy; thời gian kể chuyện thứ hai gắn với văn bản hai – thời gian tuyến tính theo mốc lịch sử dòng họ Buendía

ra đời, thịnh đạt và tuyệt diệt Hai loại thời gian này trong tác phẩm hòa quyện

và đan bện vào nhau Đặc biệt, ở loại thời gian thứ hai, nó vận động theo nhưng chu kỳ khép kín, bị chia vụn, phân mảnh thành những khoảnh khắc Ở mỗi thế hệ nhà Buendía lại có sự lặp lại, sự tương đồng về những sự việc xảy

ra giữa đời trước với đời sau Chính vậy mà cụ Úrsula luôn có cảm giác thời gian xoay vòng, sự việc lặp lại Chu kỳ ấy không bao giờ kết thúc Sự việc, con người cứ thế đổi thay, chuyển hóa tưởng chừng như là phát triển nhưng thực chất lại đang dẫm chân tại chỗ Những vòng tròn nhỏ ấy, những mảnh vụn thời gian đánh dấu những cố gắng của các thế hệ trong dòng họ Buendía muốn thoát khỏi cái cô đơn Nhưng cuối cùng, trốn chạy, cố gắng không khiến họ rời xa nỗi cô đơn mà lại gặp những nỗi cô đơn khác Márquez đã thành công khi tạo dựng được khoảng thời gian đa chiều kết hợp với không

gian huyền thoại của Macondo tạo cho “Trăm năm cô đơn” có lối kết cấu

không gian, thời gian độc đáo: nửa hư, nửa thực

Márquez từng tuyên bố, cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là cuốn

sách về nỗi cô đơn “Trăm năm cô đơn” là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của

ông khi bản thân nó mang đậm nỗi cô đơn bản thể, nỗi cô đơn tộc loại Cảm thức cô đơn bản địa Mỹ Latin, hiện nay có thể được lý giải trên cơ sở lý thuyết hậu hiện đại trong sự tìm hiểu những căn tính và biểu hiện cụ thể của tâm thức này

Trang 35

Chương 2 CẢM THỨC CÔ ĐƠN HẬU HIỆN ĐẠI BẢN ĐỊA TRONG

“TRĂM NĂM CÔ ĐƠN”

Trong “Trăm năm cô đơn”, Márquez xây dựng hệ thống các nhân vật

chính, bởi tư tưởng chống đại tự sự, nhà văn không đưa vào tác phẩm nhân vật trung tâm Có thể nói, đối tượng trung tâm (chủ đề) được nói đến trong

“Trăm năm cô đơn” chính là nỗi cô đơn Nỗi cô đơn là trạng huống tinh thần

đặc thù của thời hậu hiện đại, khi các đại tự sự và chân lý bị dỡ bỏ thì con người bị bỏ rơi và trở nên bơ vơ trước thế giới Mỗi châu lục đều có những tác giả viết về nỗi cô đơn mang những màu sắc tộc loại riêng dựa trên căn tính bản địa và cá tính sáng tạo của nhà văn Đối với Márquez, chúng tôi cho rằng,

nỗi cô đơn trong tiểu thuyết của ông không chỉ có cội nguồn từ thân phận và

bản mệnh cá nhân mà còn có căn nguyên từ chính đặc tính văn hóa, lịch sử tộc người tại Mỹ Latin Bởi vậy, cùng nói về trạng huống cô đơn, nhưng cái

cô đơn trong tiểu tuyết Márquez không giống với nỗi cô đơn của Kafka,

Camus, Murakami, Kawabata hay Bảo Ninh… Với thân phận là Tân thế giới,

châu Mỹ được loài người biết tới như một lục địa non trẻ bị lãng quên trong nhiều thế kỷ trước đó Trên nền bản đồ của nhân loại, sự phân bố dân cư không đồng đều trên hai bán cầu Bốn trong số năm châu lục tập trung ở Đông bán cầu là châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Úc, duy nhất châu Mỹ nằm ở Tây bán cầu Châu lục này đứng đơn độc, tách xa phần còn lại của thế giới ở hai đại dương Chính khoảng cách địa lý và đặc điểm lịch sử khám phá phần nào nói lên thân phận châu Mỹ và đặc biệt là khu vực Mỹ Latin trong dòng chảy chung của lịch sử nhân loại Nhìn từ chiều dài lịch sử và bề sâu văn hóa, Mỹ Latin là xứ sở gánh chịu nhiều thương tổn từ những cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh, nội chiến và những vụ thảm sát đẫm máu Chính sự thống ngự

Trang 36

của chiến tranh và bạo lực đã hằn sâu trong tiểu thuyết của Márquez đầy rẫy những sự kiện đẫm máu liên quan tới quá trình diệt chủng người da đỏ bản

xứ, cuộc nội chiến giữa hai đảng Tự do và Bảo thủ, chủ nghĩa thực dân kiểu mới… Đồng thời, Mỹ Latin là chủng tộc có tính lai tạp do quá trình ngụ cư và dịch chuyển, xâm lấn văn hóa Con người Mỹ Latin luôn mang trạng huống ly hương và cảm giác bị bỏ quên bên lề của lịch sử Văn hóa Mỹ Latin chịu ảnh hưởng bởi sự thống ngự của nền thực dân Tây Ban Nha và vai trò quan trọng nhưng mang những bất hạnh từ nhà thờ Kyto giáo Cư dân Mỹ Latin mang nỗi hoài nhớ thời kỳ huy hoàng khi thực dân xâm lấn lại vừa chịu những ám ảnh bởi tội ác đẫm máu hằn sâu trong trạng thức mỗi cư dân thời kỳ đó Dường như, người ta vừa thù ghét nhà thờ và cha cố Kyto giáo nhưng lại phải nương tựa linh hồn vào họ như một cứu cánh và đức tin nằm sâu trong vô

thức tâm lý Do vậy, tâm thức cô đơn là cảm thức thường trực trong tâm lý cư

dân Mỹ Latin bởi những chấn thương chủng tộc đã từng xảy ra trong lịch sử đằng đẵng bi thương

2.1 “Trăm năm cô đơn” và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

Nhắc tới văn học hiện thực huyền ảo, chúng ta rất dễ nhầm lẫn với những khái niệm tương quan như: cái huyền thoại (huyễn tưởng), cái kỳ ảo… Mỗi cách gọi trên tương đương với một cách thức sáng tạo và khả năng tiếp nhận khác nhau Theo nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc trong cuốn “Chủ nghĩa

hiện thực huyền ảo và Gabrie Garcia Márquez” (NXB Giáo dục, 2009), văn

học huyễn ảo trải qua 3 giai đoạn phát triển:

- Thời cổ - trung đại, văn học huyễn tưởng (khoảng năm 2000 TCN đến

hết thế kỷ XIII), giai đoạn người ta xem những yếu tố siêu nhiên, kỳ quái, hoang đường như những cái tất nhiên Họ không hề hoài nghi về tính xác thực của nó mà sẵn sàng chấp nhận như một hiện thực tất yếu của đời sống Chính bởi vậy, khi văn học xuất hiện hình tượng của những ông tiên, ông bụt hay ma

Trang 37

quỷ, thánh thần thì cũng không gây tâm lý sợ hãi hay hoài nghi Ở vào thời kỳ còn mông muội, nhân loại sáng tác những câu chuyện thần thoại, một mặt nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội, mặt khác để chế ngự nỗi sợ hãi của con người trước bao điều huyền diệu mà họ chẳng thể nào lý giải Như vậy, thần thoại ra đời là chỗ dựa để dịu bớt những lo âu, nó trở thành niềm tin, thành cứu cánh cho con người

- Giai đoạn thứ hai là thời cận – hiện đại (từ thế kỷ XVI – hết thế kỷ XIX) Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người không còn tin vào những tư duy tưởng tượng huyễn hoặc, ma quỷ thánh thánh thần nữa mà tin vào tư duy lý trí Giai đoạn này, các nhà nghiên cứu đã biết định danh mảng

sáng tác văn học kỳ ảo (fantastisc literature) Các nhà sáng tác giai đoạn này

luôn cố thuyết phục người đọc rằng câu chuyện mình đang kể là hoàn toàn có thực với mục đích gây nỗi hoang mang, sợ hãi trong lòng người đọc Khác với giai đoạn trước, ở giai đoạn này, cái kỳ ảo ra đời gắn với việc thể hiện sức

mạnh của ý thức cá nhân Cái kỳ ảo không phải là chỗ dựa của con người

trước nỗi sợ hãi như cái huyễn tưởng mà nó trở thành mà nó trở thành công cụ thăm dò, thành thước đo bản chất tâm lý cũng như kiểm nghiệm khả năng tư duy của con người phong phú đến chừng nào Cái kỳ ảo luôn dựa trên sự phát triển của luật nhân quả Các nhà kỳ ảo muốn khẳng định, ngoài sự thật con người có thể nắm bắt, cắt nghĩa còn có một sự thật khác dẫu không thể cắt nghĩa, nhận thức được vẫn tồn tại

- Giai đoạn thứ ba được gọi là thời hiện đại – hậu hiện đại với sự phát

triển của cái huyền ảo (từ thế kỷ thứ XX đến nay) Nếu như hai giai đoạn

trước, ít nhất con người còn niềm tin vào đối tượng cụ thể nào đó thì giai đoạn này con người trở nên hoài nghi lý trí và hoài nghi ca sự tồn tại của Chúa lẫn thánh thần, ma quỷ… Bởi vậy, cái huyền ảo xuất hiện ở giai đoạn này luôn

mang tính đối thoại mà thực chất là biểu hiện của sự bất tín về thế giới Hàng

Trang 38

loạt những cái chết xuất hiện trong quan niệm của con người thời kỳ này: cái chết của Chúa, cái chết lý trí, cái chết của tác giả, cái chết của nhân vật… Đây

là giai đoạn niềm tin sụp đổ, chỉ còn tồn tại những đứt gãy, những đổ vỡ và con người bỗng trở nên bơ vơ, cô đơn hơn bao giờ hết Đây là thời đại con người hoài nghi vào những điều được coi là chân lý ở thời đại trước đó Luật

nhân quả và quy luật logic bị phá sản Cái huyền ảo không còn là cứu cánh, là

công cụ thăm dò mà trở thành đối tượng bị nhạo báng, bị xem thường, rẻ rúng

và bị định giá lại Giai đoạn này, cái huyền ảo được sáng tạo ra để chế ngự

nỗi lo âu – những lo âu không xuất phát từ sự mênh mang của đất trời mà có căn tính từ chính xã hội, con người Con người lo âu, bất tín trước chính con người Nó là thời đại của sự đổ vỡ các mối quan hệ, niềm tin vào thế giới

Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một khái niệm có nội hàm mới dựa

trên sự phát triển của văn học huyễn ảo từ lâu đời Nói về nguồn gốc của chủ

nghĩa hiện thực huyền ảo có rất nhiều ý kiến khác nhau Nhiều tài liệu khẳng

định, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo gắn bó với những huyền thoại cổ xưa của người Mỹ Latin, của người da đen Châu Phi, của người da trắng Châu Âu,

chủ nghĩa siêu thực ở Châu Âu Theo Angel Flores, chủ nghĩa hiện thực

huyền ảo có nguồn gốc từ sáng tác của nhà văn thiên tài Franz Kafka – người

đã trộn cái thường nhật với cái hoang đường làm nên lối văn mang màu sắc rất riêng Còn theo Luis Leal, khuynh hướng này được Arturo Uslar Pietri (1906 – 2001), nhà văn người Venezuela là người mở đường, người khai

sinh… Những bất đồng trong nhận định về nguồn gốc không làm cho chủ

nghĩa hiện thực huyền ảo không co cụm trong những giới hạn mà ngược lại

sự lan tỏa của nó mang tầm thế giới Năm 1940, khái niệm chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đã được giới nghiên cứu và sáng tác Hoa Kỳ biết đến cùng với

tư tưởng của khuynh hướng văn học độc lập Vào cuối năm 1940, nhà văn Áo George Saiko đã cho in cuốn tiểu thuyết viết theo phong cách huyền ảo cùng

Trang 39

những phát biểu thể hiện rõ quan niệm của mình về chủ nghĩa hiện thực

huyền ảo năm 1952 Kể từ đó, khái niệm chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đã

được giới nghiên cứu sử dụng rộng rãi và trở thành nhãn hiệu vững chắc cho một hình thức văn xuôi hư cấu

Nhìn nhận khái niệm chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, giới nghiên cứu thế giới đã đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau Franz Roh xác định chủ nghĩa hiện

thực huyền ảo “là những tác phẩm làm cho những điều bình thường nào đó

trở nên phi thường” Trong khi đó, Angel Flores lại tuyên bố “các nhà hiện thực huyền ảo chuyển dời những cái bình thường và những cái thường nhật thành cái khủng khiếp và dị thường” Điều này có nghĩa: chủ nghĩa hiện thực

huyền ảo là thế giới nằm giữa hiện thực và hoang đường Ngược lại, Luis Leal

đưa ra nhận định: chủ nghĩa hiện thực huyền ảo như là “một thái độ đối với

hiện thực” “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo cũng không phải là văn học huyền

ảo Mục tiêu của nó, không phải là ma thuật, mà là để diễn tả cảm xúc chứ không khơi gợi chúng Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo hơn bất kỳ một khuynh hướng nào khác, là một thái độ đối với hiện thực mà có thể được diễn tả bằng những hình thức đại chúng hoặc những hình thức bác học, bằng phong cách tinh tế hoặc thô mộc, bằng cấu trúc mở hoặc cấu trúc đóng Vậy thái độ của nhà hiện thực huyền ảo đối với hiện thực là gì? Tôi đã nói rõ rằng anh ta không sáng tạo ra một thế giới tưởng tượng mà chúng ta có thể ẩn trốn hiện thực hàng ngày Trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, nhà văn đối diện với hiện thực và cố gỡ rối cho nó, để khám phá ra những điều bí mật trong sự vật, trong cuộc sống và trong hành động của con người”

Hiện nay, giới nghiên cứu cho rằng, nhà văn nào có tác phẩm sử dụng trộn lẫn các chi tiết, nhân vật thực - ảo thì được gọi là nhà văn hiện thực huyền ảo Nghĩa là, họ dựa trên tiêu chí xuất hiện yếu tố hoang đường, huyền

ảo để kết luận tác phẩm thuộc hay không thuộc khuynh hướng chủ nghĩa hiện

Trang 40

thực huyền ảo Tuy nhiên, không phải bất cứ tác phẩm văn học nào được nhà văn hiện thực huyền ảo viết ra đều thuộc phong cách này Đồng thời, có những tác phẩm không có yếu tố huyền ảo nhưng vẫn thuộc khuynh hướng

hiện thực huyền ảo Trong Vụ án, Kafka không trực tiếp xây dựng nhân vật

kẻ thống trị nhưng người đọc vẫn nhận ra sự hiện diện của y trong tác phẩm

Như vậy, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là khuynh hướng văn học sử dụng các yếu tố siêu nhiên, huyễn ảo, hoang đường… làm cho hiện thực khác lạ, hấp dẫn người đọc, song đằng sau vẻ li kì đó, tác phẩm vẫn đảm bảo một thực trạng cơ bản của thời đại Các vấn đề xã hội được họ quan tâm thường là nạn độc tài, nỗi cô đơn, thói tự mãn tách li, tính tò mò, sự ích kỷ… Họ ưa dùng những hình tượng ẩn dụ siêu phàm tới mức kì quái tạo tầng ý nghĩa sâu sắc cho tác phẩm Lối viết hiện thực huyền ảo tôn trọng tính gợi mở hơn là áp đặt một cách tiếp nhận nhằm khơi gợi khả năng cắt nghĩa cho độc giả Trong thế giới thẩm mỹ của văn học hiện thực huyền ảo, những điều không có thực được đối xử như những điều có thực, ngược lại những điều bình thường lại được phản ánh theo kiểu không có thực Cốt truyện là sự đan xen những yếu

tố thực và những điều kì lạ, hoang đường, những nhân vật huyền thoại, những bối cảnh dị thường… tất cả trông có vẻ hợp lí nhưng lại xuất phát từ thế giới siêu thực với những hư cấu tưởng tượng

Trong thời gian ấp ủ luận thuyết về Cái kỳ diệu Mỹ Latin, Carpentier khẳng định: “Sự thật, châu Mỹ Latin là một thế giới kỳ diệu và là một kho tài

liệu còn mới nguyên đối với nhà tiểu thuyết nói riêng và cho các nhà nghệ thuật nói chung…dù sao đi nữa, Mỹ Latin vẫn là chất liệu mới nguyên, một nguồn của cải giàu vô tận” Khi bàn luận về khuynh hướng hiện thực huyền

ảo trong không gian chất liệu mới nguyên ấy, giới nghiên cứu đã tốn không ít

giấy mực cho việc giải đáp câu hỏi: cái kỳ diệu trong văn chương Mỹ Latin là một hiện tượng tiếp thu từ bên ngoài hay là một hiện tượng văn học hoàn toàn

Ngày đăng: 16/08/2016, 09:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Tuấn Anh, Nghệ thuật hậu hiện đại trong tiểu thuyết Gabriel García Márquez, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật hậu hiện đại trong tiểu thuyết Gabriel García Márquez
2. Phan Tuấn Anh, Gabriel García Márquez và nỗi cô đơn huyền thoại, Nxb Văn học, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gabriel García Márquez và nỗi cô đơn huyền thoại
Nhà XB: Nxb Văn học
3. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Văn học, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Văn học
4. Lê Huy Bắc, Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel García Márquez, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel García Márquez
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
5. Lê Huy Bắc, Văn học Âu – Mỹ thế kỷ XX, Nxb Đại học Sư phạm, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Âu – Mỹ thế kỷ XX
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
6. Lê Huy Bắc, Văn học hậu hiện đại – lý thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại – lý thuyết và tiếp nhận
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
7. Lê Huy Bắc, Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam, Nxb Tri thức, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam
Nhà XB: Nxb Tri thức
8. Lê Nguyên Cẩn, Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac, Nxb Giáo dục Việt Nam, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
9. Trương Đăng Dung, Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
10. Trương Đăng Dung, “Phương thức tồn tại tác phẩm văn học” , Tạp chí Văn học, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Phương thức tồn tại tác phẩm văn học” , Tạp chí "Văn học
11. Trương Đăng Dung, “Khoa học văn học hiện đại, hậu hiện đại”, tạp chí nghiên cứu văn học (8), 2011, trang 12 – 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học văn học hiện đại, hậu hiện đại
12. Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại Phưowng Tây, Nxb Giáo dục Việt Nam, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại Phưowng Tây
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
13. Khuất Đẩu, “Yêu ở tuổi chín mươi”, Tienve.org, 10/2014 14. Trần Thái Đỉnh, Triết học hiện sinh, Nxb Văn học, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yêu ở tuổi chín mươi”, Tienve.org, 10/2014 14. Trần Thái Đỉnh, "Triết học hiện sinh
Nhà XB: Nxb Văn học
15. Trần Thái Đỉnh, Những suy niệm siêu hình học, Nxb Văn học, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những suy niệm siêu hình học
Nhà XB: Nxb Văn học
16. Hà Minh Đức chủ biên, Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
17. Ngân Hà, “Trò chuyện về nhà văn Kafka”. http://sgtt.vn, 14/62013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chuyện về nhà văn Kafka
18. Lê Huy Hòa (biên soạn), Những bậc thầy văn chương, Nxb Lao động, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bậc thầy văn chương
Nhà XB: Nxb Lao động
19. Đoàn Tử Huyến, các nhà văn đạt giải Nobel, Nxb Văn học, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: các nhà văn đạt giải Nobel
Nhà XB: Nxb Văn học
20. Phạm Mi Lăng, Những chủ đề cơ bản của triết học Phương Tây, Nxb Văn hóa thông tin, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chủ đề cơ bản của triết học Phương Tây
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
21. Phương Lựu, Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây đương đại, Nxb Giáo dục Việt Nam, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây đương đại
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w