1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cho trẻ con em đồng bào dân tộc ở trường Mẫu giáo

24 3,7K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 311 KB

Nội dung

Song do sự phát triển của xã hội nên trẻ đã được gửitới trường Mẫu Giáo để học tập nhằm giúp cha mẹ, các bậc phụ huynh làm việc, thamgia vào lao động xã hội.. Thực tế cho thấy giáo viên

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK LĂK

*****************

Người thực hiện: Võ Thị Cẩm Hoa

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN

TẠO SỰ MẠNH DẠN, TỰ TIN TRONG GIAO TIẾP CHO TRẺ CON EM ĐỒNG BÀO DÂN TỘC Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO

HOA THỦY TIÊN

Đăk Lăk, tháng 03 năm 2013

Trang 2

PHÒNG GIÁO DỤC KRÔNG NĂNG

HOA THỦY TIÊN

Người thực hiện: Võ Thị Cẩm Hoa

Đơn vị: Trường Mẫu Giáo Hoa Thủy Tiên

Krông Năng, tháng 03 năm 2013

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

I PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1

3 Đối tượng nghiên cứu: 2

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 2

5 Phương pháp nghiên cứu: 2

II PHẦN NỘI DUNG 2

1 Cơ sở lý luận 2

2 Thực trạng: 3

a Về thuận lợ i - Khó khăn: 4

b Thành công, hạn chế: 5

c Mặt mạnh, mặt yếu: 6

d Các nguyên nhân yếu tố tác động: 7

3 Giải pháp, biện pháp: 7

a, Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: 7

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp 7- 14 c Điều kiện thực hiện các giải pháp trên 14

d Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp 15

e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: 15

4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 16

III/ PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 17

1 Kết luận 17

2 Kiến nghị 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình1: Hình ảnh về trường Mẫu Giáo Hoa Thuỷ Tiên .5

Hình 2: Hình ảnh đang tổ chức họp bàn các ban nghành đi tuyên truyền vận động thực tế .9

Hình 3: Hình ảnh tài liệu tham khảo và tổ chức chuyên đề 10

Hình 4: Hình ảnh các cháu lớp lá 4 đang tập luyện văv nghệ cho hội thi 13

Hình 5: Hình ảnh cô giáo chủ nhiệm lớp lá 4 đang hướng dẫn các cháu trong hoạt động

tạo hình 15

Trang 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN TẠO SỰ

MẠNH DẠN, TỰ TIN TRONG GIAO TIẾP CHO TRẺ CON

EM ĐỒNG BÀO DÂN TỘC Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO

HOA THỦY TIÊN

I PHẦN MỞ ĐẦU:

1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Ai trong chúng ta sinh ra cũng có tuổi thơ, đó là một giai đoạn tràn đầy hạnh phúctrong vòng tay của ông bà, cha mẹ Song do sự phát triển của xã hội nên trẻ đã được gửitới trường Mẫu Giáo để học tập nhằm giúp cha mẹ, các bậc phụ huynh làm việc, thamgia vào lao động xã hội Điều này cho thấy thời gian sống ở các trường của trẻ rất lâu,bằng 2/3 số thời gian trẻ thức trong ngày

Thực tế cho thấy giáo viên đã được đào tạo ở các trường Sư phạm nên đã thấu hiểu

về sự cần thiết phải xây dựng, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ phù hợp với việcphát triển tâm sinh lý lứa tuổi nhưng trong thực tế hầu hết giáo viên hay chú trọng tớiviệc rèn nề nếp lớp, nề nếp trẻ để luôn trật tự, yên tĩnh, ngoan ngoãn Làm thế nào đểgiúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, ngoan ngoãn hiểu biết mà vẫn hồnnhiên, mạnh dạn, linh hoạt như ở gia đình, đó là nhiệm vụ rất khó khăn của tất giáo viên phụ trách nhóm lớp mà đặc biệt ở đơn vị trường chúng tôi học sinh là đa số con emđồng bào dân tộc tại chỗ sống trên địa bàn

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

Được sự quân tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như các cấp lãnh

đạo và hội phụ huynh Vì vậy từ một tổ mẫu giáo thuộc trường Tiểu Học Nguyễn ThịMinh Khai trường được thành lập có tên gọi là trường Mẫu Giáo Hoa Thủy Tiên Đơn

vị trường được đóng trên Buôn Đliêya A Anh Hùng, giàu truyền thống cách mạng yêu

Trang 6

nước Đó là niềm tự hào lớn nhất của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trường MẫuGiáo Hoa Thủy Tiên Học sinh là con em đồng bào dân tộc chiếm 70% trên tổng số họcsinh toàn trường.

Để khắc phục vấn đề trên, tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể, yêu cầu giáo viên

thực hiện để giúp các cháu phát triển được tính hồn nhiên, chủ động, mạnh dạn, tự tinđúng như lứa tuổi của trẻ Để trong một ngôi trường Mẫu Giáo không phân biệt là trẻngười Kinh hay người đồng bào dân tộc khác

Nhằm giúp trẻ hoà đồng cùng bạn bè, tự tin học tập vui chơi để tạo tiền đề cho sựphát triển ở trẻ một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần Để rút ngắn khoảngcách quan điểm của chúng ta về suy nghĩ con em người Kinh hay người dân tộc

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Đế tài này nghiên cứu cho trẻ ở lứa tuổi từ 3- 5 tuổi ở trường Mẫu Giáo.

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

- Được nghiên cứu dựa trên thực tế trường, lớp, địa phương nơi đơn vị trường phụtrách

- Tích luỹ kinh nghiệm từ các lớp chuyên đề do các cấp tổ chức bồi dưỡng cho cán

bộ , giáo viên Mầm Non tại phòng giáo dục huyện Krông năng và sở giáo dục tỉnh ĐăkLăk

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Vận dụng tình hình thực tiễn của đơn vị trường

- Phương pháp nghiên cứu từ quan sát tự nhiên và trong các hoạt động của cô và trẻ ở

các lớp

- Theo dõi từ các hội thi của trường tổ chức

- Đi tìm hiểu thực tế ở địa phương và các buổi sinh hoạt ở nhà văn hóa cộng đồng tạicác buôn

II PHẦN NỘI DUNG:

1.Cơ Sở Lý luận:

Trang 7

Là một bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để đưa

chất lượng giáo dục của đơn vị trường ngày càng đi lên Làm sao các cháu đồng bàocũng vui tươi, hồn nhiên, mạnh dạn học tập,vui chơi như trẻ người Kinh

Chúng ta phải thừa nhận một điều là trẻ con các đồng bào dân tộc ngày nay đã thôngminh hơn, hoạt bát hơn, lém lỉnh hơn Nhưng khi cháu vào lớp học thì các cháu khôngdám nói lên những điều trẻ thích, không dám mạnh dạn sinh hoạt trong tập thể, giao tiếpvới người lớn theo suy nghĩ của mình Chỉ có một số ít cháu dám nói lên những suynghĩ, trò chuyện cùng cô và khách đến lớp nhưng cũng không thể bằng các cháu ngườiKinh được Đây là trăn trở của một người làm công tác lãnh đạo của một đơn vị trường

đa số học sinh là con em các đồng bào dân tộc vì vậy tôi đã tìm ra các các câu hỏi vàphải có câu trả lời

Vì tiếng Việt là tiếng phổ thông của đất nước con người Việt Nam chúng ta, chỉ cóđến trường lớp trẻ mới có cơ hội giao tiếp bằng tiếng Việt Nhưng thực tế thì trẻ con emđồng bào dân tộc sinh ra chỉ nói bằng tiếng mẹ đẻ của các cháu Môi trường đầu tiên đểtrẻ tiếp xúc là trường lớp Mẫu Giáo

Còn khi đến lớp học, giáo viên không có sự giao tiếp gần gũi giữa cô và trẻ Côthường hay chú ý quan tâm đến các cháu người Kinh Vì không thạo tiếng dân tộc củacác cháu nên giáo viên hỏi trẻ một vài lần mà trẻ không trả lời được nên cô giáo bấtmãn, qua chuyện Vì vậy đã dẫn đến một số nguyên nhân:

+ Gây nên sự thụ động, ít nói, không thích giao tiếp, ỷ lại ở trẻ

Trang 8

+ Trẻ sợ phải giao tiếp khi chưa hiểu tiếng Kinh.

+ Cô ít cùng cháu chuyện trò khi hoạt động hay đàm thoại bàn bạc những vấn đề xảy raxung quanh trẻ Ít hỏi han trẻ nên trẻ không hoà đồng, không vui vẻ khi đến lớp

+ Có lúc giáo viên còn mệnh lệnh ra lệnh cho trẻ Thậm chí muốn cháu vào nề nếpnhanh cô hay rầy la áp đặt, có khi làm thay cho trẻ để xong chuyện

+ Qua một số hoạt động như : Văn học, Âm nhạc, Khám phá khoa học, vui chơi, hay ởcác hoạt động khác cô giáo ít tạo điều kiện cho trẻ được nói và nêu những thắc mắc củamình

a Về thuận Lợi- Khó khăn:

* Thuận lợi:

Tuy thành lập mới được 05 tháng nhưng ban giám hiệu đã tham mưu với các cấp lãnhđạo xây dựng kế hoạch đã tổ chức được 02 lớp bán trú, với hình thức tự phụ huynh nấu

và đem cơm đến, giáo viên cho trẻ ăn Tăng số lớp học cả ngày lên 05 lớp

Trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, hăng say với công tác chămsóc giáo dục trẻ Tỷ lệ trình độ cán bộ, giáo viên trên chuẩn cao so với mặt bằng chung.Luôn bám sát và thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mà nghành đã triển khai một cách chủđộng, sáng tạo dựa trên thực tế trường lớp, địa phương Tổ chức thực hiện các chuyên

đề mà các cấp triển khai có hiệu quả và đạt chất lượng cao

Bên cạnh đó đơn vị trường đã xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong cơ quan lên hàngđầu Chính nhờ điều đó làm nền tảng cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vịtrường vượt qua mọi khó khăn, thách thức để cùng nhau đưa trường lớp ngày càng đilên

* Khó khăn:

- Trường mới thành lập vừa tròn 05 tháng, CSVC, phòng học còn thiếu thốn Hiện tạimới chỉ có 03 phòng học cố định ở trường chính, còn ở phân hiệu đang học nhờ 06 lớptại trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai Vì vậy số lượng học sinh đông hơn so vớiquy định tại điều lệ trường Mầm Non Thiếu phòng học nên chưa tổ chức học hai buổitrên ngày cũng như bán trú đồng bộ Khoảng cách giữa trường chính với phân hiệu qú

Trang 9

xa và heo hút nên rất khó khăn cho công tác quản lý chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhàtrường.

- Trường chưa có chỗ ở cho giáo viên ở xa nên rất khó khăn cho việc đi lại Học sinhcon em các đồng bào các dân tộc chiếm tỷ lệ 70% nên rất khó khăn cho công tác huyđộng cũng như việc dạy và học Kinh tế đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu nên việc họccủa con em chưa được quan tâm Chủ yếu còn phó mặc cho nhà trường và giáo viên chủnhiệm

b Thành công, hạn chế:

Thành công:

- Qua các buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường, họp chuyên môn, qua nhữngbuổi học nói tiếng ÊĐê ở nhà văn hoá cộng đồng và thực tế tại các gia đình phụ huynh

đã có những thành công như sau:

- Đối với tập thể giáo viên trong nhà trường đã có lòng tin tuyệt đối với ngành vàban giám hiệu nhà trường Đã nhận thức được tinh thần yêu nghề mến trẻ, lương tâm,

Trang 10

đạo đức nhà giáo và ý thức phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh vực công tác Có như vậychất lượng dạy và học của nhà trường mới được nâng lên.

- Đối với các ban ngành đoàn thể, qua những đợt thanh tra kiểm tra thì kết quảchất lượng của nhà trường ngày càng được nâng cao và đã được các cấp các nghành ghinhận và từ đó nhà trường đã được sự quan tâm nhiều hơn

- Nhà trường đã xây dựng được một khối đoàn kết nội bộ trong nhà trường Không

có tình trạng quan liêu, đơn thư, tham nhũng, lãng phí và không vi phạm phẩm chất đạođức nhà giáo

* Hạn chế:

- Ban giám hiệu nhà trường chưa được đào tạo nâng cao năng lực quản lý nên cònhạn chế trong công tác chỉ đạo

- Trường mới thành lập nên còn nhiều khó khăn về mọi mặt

- Đa số giáo viên trẻ, mới ra trường nên kinh nghiệm chưa cao

c Mặt mạnh, mặt yếu:

* Mặt mạnh:

- Vận dụng trong công tác chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường, cán bộ giáo viênnhân viên đã tự giác nhận thức được trách nhiệm của mỗi người cần phải làm gì chobản thân, cho tập thể Tuy mới thành lập nhưng nhà trường đã tiến bộ rõ rệt hơn cụ thểlà:

- Chất lương dạy và học của nhà trường càng ngày được nâng cao có hiệu quả tốthơn

- Số lượng giáo viên thi đạt giáo viên cấp trường, cấp huyện đạt tỉ lệ cao

- Nhà trường đang đề ra mục tiêu phấn đấu dạt trường tiên tiến cấp huyện và cơquan văn hoá

- Cán bộ giáo viên nhân viên đều có ý thực tự học tập và rèn luyện nêu cao tình thầnhọc tập và làm theo tấm gường của Bác đã thể hiện qua các việc làm cụ thể qua cácphong trào hoạt động của các ban nghành đoàn thể Cho nên chất lượng dạy học của

Trang 11

nhà trường có nhiều chuyển biến rõ rệt Được cấp trên cũng như phụ huynh học sinhtin tưởng ghi nhận những thành tích mà nhà trường đã đạt.

* Mặt yếu:

Còn một số bộ phận nhỏ giáo viên chưa nêu cao hết tinh thần trách nhiệm của bản thânnên kết qủa của một số tiết dạy về chương trình đổi mới hiệu quả chưa cao

Một số giáo viên trẻ nên chưa có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ

d Các nguyên nhân yếu tố tác động:

Qua việc phát động mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo hayphong trào thi đua cô giáo là “người mẹ thứ hai của trẻ” Bên cạnh đó việc học tập vàlàm theo tấm gương của Bác trong thời gian qua là chủ đề trọng tâm của nhà trường.Cho nên, mọi hoạt động đã đi vào nề nếp có hiệu quả đã tác động rất lớn đến mỗi cán

bộ giáo viên, nhân viên Qua các đợt mà nhà trương đã phát động đã thấm nhuần sâusắc đến từng đống chí để nhận thức được rõ trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vựchoạt động

3 Giải pháp, biện pháp:

a Mục tiêu của các giải pháp:

Chúng tôi lấy phương châm: “Cô giáo là người người mẹ hiền thứ hai của trẻ”, để trẻ

tin yêu, gần gũi và chia sẻ

- Vận dụng thông qua các hoạt động trong nhà trường

- Phối hợp giữa gia đình, nhà trường cùng các ban nghành đoàn thể, trong giáo dục vàcác tổ chức quần chúng khác cùng phát triển cho sự nghiệp giáo dục mầm non

b Nội dung và cách thức thực hiệncác giải pháp, biện pháp:

*Giải pháp thứ nhất: Tổ chức “học và nói tiếng cùng trẻ”:

* Nội dung:

Hàng tuần phối hợp với bộ phận chuyên môn tôi lên kế hoạch thăm lớp, giữ giờ giáo

viên ở mọi hoạt động Qua đó tôi nhận thấy giáo viên trường tôi chỉ biết một vài tiếng

Êđê Vì vậy, khi hoạt động cô giáo chỉ mời các cháu người Kinh tham gia vào các hoạt

Trang 12

động Còn các cháu đồng bào dân tộc với vẻ mặt buồn thiu, ánh mắt vô cảm, thẫn thờnhìn thật đáng thương.

* Cách thực hiện:

Mỗi lần như vậy, cảm giác áy náy của một người mẹ dâng lên trong lòng tôi Tôiphải làm sao đây để ánh mắt đó của các cháu ánh lên niềm vui, các cháu chạy nhảy vuichơi cùng các bạn Tôi trăn trở cuối cùng tôi tổ chức họp giao ban mở rộng thành phầngồm có: Ban giàm hiêụ nhà trường, các tổ khối, ban chấp hành công đoàn, đoàn thanhniên, chi hội phụ nữ thôn - buôn, ban tự quản thôn, mời Già Làng Tôi phân tích những

gì tôi đã nhận thấy ở các lớp học, đồng thời tôi trưng cầu ý kiến của mọi người đóngghóp và cuối cùng chúng tôi đã thống nhất là: một tuần tổ chức cho cán bộ, giáo viên,nhân viên học nói tiếng Êđê một buổi tại nhà văn hoá cộng đồng của buôn Mời đồngchí bi thư đoàn thanh niên của thôn (người đồng bào Êđê) phụ trách Cứ như vậy mỗituần một lần chúng tôi tổ chức học nghiêm túc, đều đặn Và kết quả thật đáng ghi nhận

là chúng tôi đã nói và hiểu được cơ bản về tiếng Êđê

- Hàng tháng trong những buổi họp hội đồng sư phạm tôi thường đưa ra những việcchưa thành công để các cô cùng thảo luận Phân tích cho giáo viên việc học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Làm thế nào để đúng với lương tâm đạo đức nhàgiáo Đó chính là công việc gần gũi, hàng ngày mà giáo viên đang làm Để tạo cho trẻvui tươi,mạnh dạn, tự tin, các cô nên gần gũi trò chuyện cùng trẻ, đừng rầy la khi cháulàm sai Mà ngược lại phải tôn trọng, yêu thương cháu Không phân biệt đối xử bấtcông bằng với trẻ Thường xuyên để ý giao tiếp và tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào cáchoạt động

- Và không chỉ gợi ý cho các giáo viên bằng lời, tôi đã hành động để các cô nắmvững cách : thường xuyên tổ chức theo nhóm, theo tổ, xen kẽ các cháu người Kinh vàcác cháu đồng bào dân tộc Hay những giờ sinh hoạt ngoài trời, giờ vui chơi, nóichuyện với trẻ bằng tình cảm chân tình và gần gũi.Ví dụ như: “ bạn H Mai Niê mới cắttóc phải không, đẹp quá nhỉ, ai đưa cháu đi cắt tóc đó, bạn YĐam Mlô sáng đi học quần

áo, đầu tóc thật gọn gàng đẹp thật đấy phải không các bạn…” Những lần quan tâm hỏi

Trang 13

han trẻ tôi hướng dẫn giáo viên nên ôm trẻ vào lòng, xoa đầu âu yếm trẻ Để trẻ cảmnhận được tình thương yêu của cô giáo đối với mình.

Trong quá trình giao tiếp sử dụng tiếng Kinh trẻ không hiểu thì giáo viên sử dụng cảhai thứ tiếng hoặc vừa nói vừa cho trẻ nhìn, chỉ vào sự vật Qua những câu chuyện đơngiản bằng cách gợi cho cháu trả lời bằng những ngôn ngữ thông dụng, dần dần các cháuhết bị gò bó, không còn nhút nhát nữa và còn thấy rằng cô giáo thật hiền dịu và tin yêu Quả thật như mong đợi, tôi đi thăm lớp giữ giờ tôi nhận thấy rằng giáo viên đã nóithạo tiếng Êđê, trẻ thì nói thạo tiếng Kinh Không còn có tình trạng trẻ ngơ ngác, thẫnthờ như trước nữa Thay vào đó là sự vui vẻ, hòa đồng, chan hoà tình thương giữa cô vàtrẻ

* Giải pháp thư hai: “ Tổ chức đi tuyên truyền, vận động thực tế ”:

* Nội dung:

- Tâm hồn trẻ thơ tựa như trang giấy trắng, người lớn chúng ta hãy vẽ lên trang giấytrắng đó những gì đẹp đẽ,vui tươi, hồn nhiên nhất Để hành trang khi trẻ mang vào đời

Ngày đăng: 14/04/2015, 20:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w