Lý do chọn đề tài: Phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non.Trong đó hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp phát triển cho trẻ về
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO NHỠ HỌC TỐT
MÔN TẠO HÌNH”
Trang 2MỤC LỤC
Mục lục ………… ……… ……….2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục đích của đề tài ……… ……… 5
3 Bản chất cần được làm rõ của đề tài :……… …….5
4 Đối tượng nghiên cứu……… ………….5
5 Phương pháp nghiên cứu……… 5
6 Giới hạn vè không gian của đối tượng nghiên cứu… ……… … 6
7 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu……… …… 6
PHẦN II: NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận ……… ……….7
1.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo nhỡ trong hoạt động tạo hình………… 7
1.2 Kỹ năng của trẻ mẫu giáo nhỡ trong hoạt động tạo hình………… ……….8
1.3 Vai trò của hoạt động tạo hình với sự phát triển của trẻ………8
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 9
2.1 Thuận lợi:……… ……… 9
2.2 Khó khăn……… ……… 9
2.3 Kết quả khảo sát học sinh…… ……… ……… 9
3 Biện pháp thực hiện……… ……….10
3.1 Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp… …… ……… 10
3.2 Tích lũy vốn kinh nghiệm về tạo hình cho trẻ……… …… 11
Trang 33.3 Xây dựng môi trường để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của
trẻ 11
3.4 Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm…………13
3.5 Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình………… ……… 14
3.6 Tích hợp tạo hình thông qua môn học khác…… ………… 15
3.7 Tích hợp tạo hình thông qua hoạt động góc…….………… 16
3.8 Hướng dẫn trẻ học tạo hình mọi lúc, mọi nơi……… 18
3.9 Dạy trẻ tạo hình thông qua hướng dẫn trẻ làm đồ chơi…….… 18
3.10 Bồi dưỡng các đối tượng yếu kém và có năng khiếu tạo hình 19
4 Kết quả đạt được……… ……… 20
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận……… ……… 21
2 Kiến nghị………… ……… ………22
PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo……… ……… ……….23
Trang 4PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài:
Phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non.Trong đó hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp phát triển cho trẻ vềmọi mặt như: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động
Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, ở đó trẻ sử dụngngôn ngữ đặc trưng riêng của nó: màu sắc, hình khối, đường nét, bố cục để phản ánh,miêu tả, từ đó giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua cáchình tượng nghệ thuật
Hoạt động tạo hình trong trường mầm non với mục đích giúp trẻ nhận ra vẻ đẹp củacác sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, từ đó giáo dục trẻ biết ứng xử với cái đẹp, làm nảysinh cho trẻ nhu cầu tái tạo và sáng tạo ra cái đẹp Cũng như các hoạt động khác, hoạtđộng tạo hình cung cấp cho trẻ các biểu tượng về sự vật hiện tượng, phát triển thể lực chotrẻ, giáo dục đạo đức và kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng lao động cho trẻ
Trẻ mầm non có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh bởi thế giới xungquanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vậtxung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc Một bông hoa đẹp, mộtbức tranh sinh động, một đồ chơi ngộ nghĩnh cũng có thể gây cảm xúc cho trẻ Với đặcđiểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ Trẻbiết đánh giá, khái quát, phản ánh ấn tượng của bản thân không phụ thuộc vào thực tế
Trang 5Trẻ rất thích sử dụng màu sặc sỡ mang tính chất phản ánh biểu tượng, mỗi sản phẩm củatrẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau
Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình đã mang lại hiệu quả tới việcphát triển cho trẻ Song phương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và đem lại kết quả mà tôimong đợi Các phương pháp hoạt động tạo hình đang được sử dụng còn mang tính áp đặt.Giáo viên thường chú ý đến sản phẩm trẻ làm ra, ít chú ý đến kỹ năng tạo hình, quá trìnhlàm ra sản phẩm; giáo viên thiếu sự linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức hoạt động tạo hình
Mặt khác sự hứng thú, kĩ năng tạo ra sản phẩm tạo hình của trẻ chưa cao, nhiều trẻchưa biết đặt tên sản phẩm làm ra
Nhận thức rõ trách nhiệm to lớn của giáo viên mầm non trong giai đoạn phát triểnhiện nay “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” (Nghị quyết hội nghị lầnthứ hai Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII), là một giáo viên mầm non tôi với mongmuốn làm như thế nào để trẻ có thể học tốt môn tạo hình, tôi đã nghiên cứu và đưa vào
vận dụng “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ học tốt môn tạo hình”.
2 Mục đích của đề tài:
Đề xuất và lý giải một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ học tốt môn tạo hình
3 Bản chất cần được làm rõ của đề tài:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về khả năng tạo hình của trẻ và thực trạng khả năng tạohình của trẻ
Nghiên cứu đưa ra các giải pháp để giúp trẻ mẫu giáo nhỡ học tốt môn học tạohình
4 Chọn đối tượng cho quá trình nghiên cứu:
Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo nhỡ học tốt môn tạo hình
5 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 6- Phương pháp lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan nhàm xâydựng cơ sở lý luận cho việc viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy tạo hình chotrẻ
- Phương pháp phỏng vấn: Xây dựng phiếu phỏng vấn trẻ về khả năng tạo hình
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động tạo hình của trẻ, qua đó cũng đánh giáđược khả năng tạo hình của trẻ
- Phương pháp toán học: Sử dụng phương pháp toán học để đánh giá kết quả, tínhphần trăm
6 Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu:
Bài sáng kiến lấy đối tượng là học sinh mẫu giáo 4 tuổi A Trường Mầm non LiênChâu – Yên Lạc – Vĩnh Phúc
7 Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu:
Nghiên cứu trong phạm vi trường, thời gian từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 12 năm2012
Trang 7PHẦN II: NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận:
1.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo nhỡ trong hoạt động tạo hình:
Ngay từ tháng đầu tiên của cuộc đời, nhu cầu tiếp nhận ấn tượng từ thế giới bêngoài của trẻ đã được này sinh, trẻ thường chăm chú tìm hiểu thế giới xung quanh, lắngnghe những âm thanh, tiếng động mạnh ở bên ngoài Dần dần lớn lên khả năng tiếp nhậnnhững những ấn tượng từ thế giới bên ngoài ngày càng tốt hơn Trẻ đã bắt đầu sử dụngđôi bàn tay, ngón tay để tạo ra sản phẩm, tất nhiên đằng sau đôi bàn tay là hoạt động cuat
bộ não
Trẻ mẫu giáo nhỡ hoạt động của bàn tay, ngón tay linh hoạt và khéo léo, khả năngquan sát ghi nhớ và chú ý đã có chủ định, các đặc điểm đặc trưng hình thành ở trẻ tươngđối đầy đủ (hình dáng, màu sắc…), lứa tuổi này đang trong giai đoạn phát triển tư duytrực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng Mọi hoạt động diễn ra xung quanhtrẻ đều là những đối tượng gây sự chú ý cho trẻ và kích thích trẻ bắt chước theo do nhucầu tìm tòi khám phá ở trẻ cao Tuy nhiên khả năng của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ dao độngđặc biệt trong hoạt động nặn, vẽ, … quan sát tranh ảnh…
Khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ:
Về cảm giác, tri giác: Ở lứa tuổi này trẻ bước đầu có thể làm chủ tri giác của mình,biết tập chung tri giác của mình theo sự hướng dẫn của người lớn, biết kiểm tra kết quả trigiác của mình và đã có khả năng điều chỉnh tri giác theo hướng đúng
Về ghi nhớ: Mẫu giáo nhỡ ghi nhớ có chủ định bắt đầu hình thành và phát triển
Trang 8Về tư duy: Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế, trẻ giảiquyết các hiện tượng tư duy bằng hành động cụ thể của mình trên cơ sở trẻ được tích lũycác hình ảnh, biểu tượng ở xung quanh trẻ Trong tư duy đã bước đầu suy luận nhưng chỉdựa vào các biểu tượng, các kinh nghiệm cụ thể, vì vậy có thể trẻ suy luận chưa chính xácchưa đúng.
1.2 Kỹ năng của trẻ mẫu giáo nhỡ trong hoạt động tạo hình:
Khi sinh ra không phải ai cũng có những năng khiếu bẩm sinh, nhất là trong lĩnhvực nghệ thuật (tạo hình) Những hoạt động tạo hình của trẻ do người lớn giáo dục vàmôi trường sống xung quanh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tài năng của trẻ
Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo nhỡ mang tính thụ động, kỹ năng thực hiệncác bài tập còn vụng về chưa chính xác, sản phẩm thể hiện theo ý thích chủ quan, thía độcủa trẻ “thực hiện theo ý nghĩ” mang tính chất vui chơi Vì vậy để trẻ có kỹ năng tạo hìnhcần có sự hướng dẫn của cô giáo nhàm phát triển và rèn luyện những kỹ năng cơ bản chotrẻ
Kỹ năng là yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ tạo ra sản phẩm một cách tự tin, có kỹnăng trẻ có khả năng điều khiển điều chỉnh hành động để thực hiện kế hoạch đã định
Tuy vậy kỹ năng của trẻ mẫu giáo nhỡ phát triển còn ở mức độ trung bình, để thuậntiện cho việc phát triển ở giai đoạn lứa tuổi sau thì trước hết trẻ phải trang bị tốt kỹ năng
cơ bản và hành thạo ở giai đoạn lứa tuổi này
1.3 Vai trò của hoạt động tạo hình với sự phát triển của trẻ:
Môn dạy trẻ hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp trẻ:
- Phát triển trí tuệ: Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ; quá trình tâm lý nhận thức củatrẻ; mở rộng vốn từ, cách dùng từ cho trẻ
Trang 9- Giáo dục đạo đức: hình thành cho trẻ những hành vi, thói quen trong giao tiếp,những hành vi chuẩn mực xã hội.
- Giáo dục thẩm mỹ: Hoạt động tạo hình giúp trẻ nhận biết cái đẹp, thèm khát cáiđẹp, qua đó chúng ta giáo dục trẻ biết ứng xử thẩm mỹ với cái đẹp, để rồi ta dạy cho trẻcách tạo ra cái đẹp
- Lao động: thông qua hoạt động tạo hình trẻ biết các tạo ra các sản phẩm, sử dụng,giữ gìn các sản phẩm
- Thể lực: qua hoạt động tạo hình các cơ nhỏ của trẻ được hoạt động và phát triển.Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mìnhvào việc “Giúp trẻ mẫu giáo nhỡ học tốt môn tạo hình
2 Thực trạng hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo:
2.1 Thuận lợi:
- Có sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn của ban giám hiệu về tổ chức hoạt động tạohình cho trẻ
- Luôn nhận được sự giúp đỡ, những kinh nghiệm của đồng nghiệp
- Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học môn tạo hình
- Nhà trường có môi trường cảnh quan sư phạm đẹp góp phần rất lớn cho trẻ quansát, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giớixung quanh
- Bản thân tôi có trình độ đại học sư phạm, nhiều năm được phân công dạy lớp mẫugiáo nhỡ nên đã đúc rút được một số kinh nghiệm từ việc từ việc dạy trẻ môn tạo hình
2.2 Khó khăn:
- Trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ
Trang 10- Nguyên vật liệu thiên nhiên trong hoạt động tạo hình còn nghèo nàn.
- Nhận thức của một số phụ huynh học sinh về môn học chưa đúng
- Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, số ít cháu còn nhút nhát trongkhi thể hiện ý tưởng của mình
2.3 Kết quả khảo sát chất lượng học sinh:
Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng cho trẻ lúc ban đầu để nắm bắt được khả năngtạo hình của trẻ
- Trẻ hứng thú tham gia
- Trẻ tạo được sản phẩm
theo yêu cầu của cô 21/30 70
- Trẻ có kỹ năng khi tham
gia hoạt động tạo hình 20/30 66,7
3.1 Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp.
Trang 11Nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếpthì giờ học không đạt kết quả cao Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa họccủa cô ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượngcho hoạt đông nghệ thuật.
Tôi đã rèn luyện nề nếp bằng cách: Xếp xen kẽ cháu mạnh dạn với cháu nhút nhát,cháu nam xen cháu nữ Chia tổ, đặt tên cho tổ “tổ chim xanh, tổ bướm trắng, tổ ong nâu”
và bầu ra tổ trưởng để tổ trưởng giúp cô quán xuyến, nhắc nhở thành viên của mình Tôiluôn động viên trẻ trong tiết học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, trẻ ngồi đúng tưthế, không nói chuyện, không nói leo, nói phải xin phép cô, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu,
…Với những biện pháp trên trẻ đã có thói quen tốt trong việc xây dựng nề nếp học tập
3.2 Tích lũy vốn kinh nghiệm về tạo hình cho trẻ:
Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh để từngbước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng cáchhuy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lí khác nhau để lĩnh hội cáckhía cạnh khác nhau của sự vật
Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát, nghe, hỏi, tiếp xúc và miêu tả) và
tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng
Tận dụng các thời điểm hợp lí trong ngày cho trẻ tiếp xúc như được ngắm nghía,chăm sóc, vuốt ve, âu yếm với các con vật gần gũi (thỏ, mèo, gà con…) chơi với các đồvật, tri giác tranh ảnh nghệ thuật
Đồng thời thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được chơi với lá cây nên tôi tận dụngluôn các lá cây đó giúp trẻ sáng tạo thể hiện các sản phẩm tạo hình để làm giàu vốn kinhnghiệm cho trẻ và kết hợp rèn luyện các kỹ năng về tạo hình cho trẻ
Trang 12Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đối tượng tạo hình tôi chỉ cho trẻ thấy đượcnhững nét đặc trưng nổi bật , những cái đẹp lý thú gần gũi trẻ Đồng thời giúp trẻ phântích, so sánh tổng hợp tìm ra những đặc điểm riêng, chung của những đồ vật cùng nhóm,cùng loại Từ đó giúp trẻ tìm ra phương thức thể hiện trong những tình huống khác nhau.
Ví dụ : vẽ “Vườn hoa” có bông cao, bông thấp, bông cánh tròn, bông cánh nhọn, bôngmầu vàng, bông màu đỏ… Nếu trẻ đã được ngắm vườn hoa trong thực tế thì khi tạo hìnhtrẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kỹ năng vẽ nét cong, nét cong tròn khép kín, nét xiên, nétthẳng và tô màu để vẽ vườn hoa sinh động và đẹp hơn
3.3 Xây dựng môi trường để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ.
Đặt và xắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để thựchiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích và có thể trưng bày các sản phẩm củamình
Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bầy đồ chơi đẹp, xắp xếp các nguyênvật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt,…Từ đây tạo cho trẻ cảm giác thích thú vàmong muốn được tái tạo.Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấntượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình
Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ điểm, các tiêu đềcủa các góc Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộnghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ
Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ điểm, các tiêu đềcủa các góc Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộnghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ
Trang 13Ví dụ: Mảng chủ điểm thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn dễ thấy Nội dung củamảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ điểm: Như chủ điểm trường Mầmnon: Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt…có cô giáo cùng bé đi dạo…
+ Các góc hoạt động như: Góc gia đình tôi đặt tên là “ Gia đình của bé” trong đó cóhình ảnh Mẹ và bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến Hay góc xây dựngtôi lấy tên “Kỹ sư xây dựng” có hình ảnh các bé đang chuyển các vật liệu xây dựng, đanglàm các bác thợ xây dựng từ các hình ảnh ngộ nghĩnh ở phía trên mảng tường Còn phíamảng tường tôi thường tôi dán các túi mở làm bằng nhựa trong để trẻ trưng bày sản phẩm
do chính tay trẻ làm gài vào làm tranh trang trí cho góc đó
Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ điểm tacần thay đổi nội dung chủ điểm mới Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ điểmmới và tên của góc chơi của mình Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho trẻ về các sảnphẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật vàsay mê nghệ thuật Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia tạo sản phẩm nghệthuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình
Ví dụ: Ở mảng hoạt động tạo hình
Tôi giới thiệu đây là góc để các con hoạt động tạo hình Chúng mình hãy cùng chọnmột cái tên thật hay để đặt cho nó nhé Nào ai có ý kiến cô gợi ý các tên như sau: Hoạ sĩnhí, bé khéo tay, bé tập làm hoạ sĩ, hoạ sĩ tí hon…Cho trẻ thảo luận và lựa chọn nếu trẻnào nghĩ được tên khác hay hơn cô có thể chọn làm tên góc hoạt động
Bây giờ ngôi nhà này đã có tên rồi, bây giờ cô muốn mỗi bạn hãy làm thật nhiềunhững sản phẩm để trang trí cho góc chơi của chúng mình đẹp hơn nhé Từ lời gợi mởnhư vậy đã kích thích trẻ tạo ra sản phẩm mới