1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn Ứng dụng một số phương pháp “Sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 2

39 1,1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ XUYÊNTrường Tiểu học Khai Thái SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Ứng dụng một số phương pháp “Sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 2” Môn: Toán T

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ XUYÊN

Trường Tiểu học Khai Thái

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Ứng dụng một số phương pháp “Sơ đồ đoạn thẳng

để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 2”

Môn: Toán Tên tác giả: Nguyễn Thúy Hà Chức vụ: Giáo viên

Năm học: 2013 - 2014

Trang 2

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 3

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

MỤC LỤC

thường dùng ở tiểu học

7

để giải các bài toán đơn lớp 2 - chương trình tiểu

học mới

9

PP Sơ đồ đoạn thẳng ở lớp 2 hiện nay

26

A - PHẦN MỞ ĐẦU

I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trang 4

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

1/ Xuất phát từ vai trò học môn toán ở trường tiểu học:

Đối với mỗi người giáo viên nhất là giáo viên tiểu học, việc phát triển vàbồi dưỡng những học sinh yêu thích và học giỏi toán là một trong những nhiệm

vụ quan trọng Vì muốn học tốt môn Toán ở các lớp trên thì ngay từ đầu cấphọc, các em phải có kiến thức vững chắc về môn toán Chính vì vậy, việc nângcao kiến thức cho học sinh giỏi toán phải được tiến hành thường xuyên, liên tục

và ngay từ lớp 1, lớp 2, lớp 3 Trong chương trình toán nâng cao lớp 2 có nhiềudạng toán đòi hỏi tư duy sáng tạo của học sinh Nhưng tuổi các em còn nhỏ tưduy trực quan là chủ yếu, khi làm toán các em nhanh hiểu nhưng lại dễ quên.Vậy, mỗi người giáo viên phải có phương pháp dạy sao cho các em hiểu sâu sắccách giải từng loại toán Trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 2,

có một bài toán dạng điền số vào ô trống trên các cạnh của hình tam giác, hìnhvuông, hình chữ nhật Dạng toán này dưới dạng trò chơi trí tuệ, rèn luyện kĩnăng tính toán, nhận biết so sánh phân tích tổng hợp, đòi hỏi phát triển óc tư duysáng tạo của các em Các em biết dựa vào mối quan hệ giữa các dữ kiện, giữacái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán Nhưng đối với học sinhlớp 2 nhận biết bài toán để tìm ra cách giải đúng là một việc làm khó khăn Vậylàm thế nào để học sinh nhận dạng và có phương pháp giải đúng, giải nhanh vàhiểu sâu sắc dạng toán này đó là điều mà tôi suy nghĩ và tìm cách

giải quyết

Mục đích của quá trình dạy học ở bậc Tiểu học là nhằm cung cấp tới học sinh những kiến thức cơ bản, toàn thể về tự nhiên và xã hội Nhằm giúp học sinhtừng bước hình thành nhân cách, từ đó trang bị cho học sinh các phương phápban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn

Mục tiêu đó được thực hiện thông qua việc dạy học các môn và thực hiệntheo định hướng yêu cầu giáo dục, nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹnăng cần thiết để trẻ tiếp tục học ở bậc Trung học hay cho công việc lao độngcủa trẻ sau này

Trong chín môn học, môn Toán đóng vai trò quan trọng, nó cung cấpnhững kiến thức cơ bản về số học, các yếu tố hình học, đo đại lượng, giải toán,môn Toán Tiểu học thống nhất không chia thành môn khác Bên cạnh đó khảnăng giáo dục của môn Toán rất phong phú còn giúp học sinh phát triển tư duy,khả năng suy luận, trau dồi trí nhớ, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, chínhxác Nó còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo,

Trang 5

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện một phong cách làm việc khoahọc Yêu cầu đó rất cần thiết cho mọi người, góp phần giáo dục ý chí, đức tínhtốt chịu khó, nhẫn nại, cần cù trong học tập

2/ Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giải toán trong dạy và học Toán ở Tiểu học:

Giải toán nói chung và giải toán ở bậc Tiểu học nói riêng là hoạt độngquan trọng trong quá trình dạy và học Toán, nó chiếm khoảng thời gian tươngđối lớn trong nhiều tiết học cũng như toàn bộ chương trình môn toán

Việc dạy và học giải toán ở bậc Tiêu học nhằm giúp học sinh biết cáchvận dụng những kiến thức về toán, được rèn kỹ năng thực hành với những yêucầu được thực hiện một cách đa dạng phong phú

Thông qua việc giải toán giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá, củng cố cáckiến thức và kỹ năng đã học Học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 1,2,3 chưa

có đủ khả năng lĩnh hội kiến thức qua lý thuyết thuần tuý Hầu hết các em phải

đi qua các bài toán, sơ đồ trực quan Từ đó mới dễ dàng rút ra kết luận, các khái niệm và nội dung kiến thức cơ bản Các kiến thức đó khi hình thành lại được củng cố, áp dụng vào bài tập với mức độ nâng dần từ dễ đến khó, từ đơn giảnđến phức tạp

Thông qua hoạt động giải toán hình thành nhịp cầu nối toán họctrong Nhà trường và ứng dụng toán học trong đời sống xã hội Các kiến thứcgiải toán rất thực tế và gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh Qua các

ví dụ cụ thể giúp học sinh nhận biết số và hình, phản ánh các mối quan hệ về sốlượng và hình dạng không gian của thế giới hiện học Tổ chức các hoạt độngthực hành tính, đo lường, giải toán có nội dung thực tế để giúp học sinh nhậnbiết toán học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn

Qua các hoạt động giải toán, học sinh được luyện tập những kiến thức tổng hợpmôn toán và các môn học khác như Tiếng việt, Địa lý, Lịch sử, Khoa học…

3/ Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của việc lựa chọn phương pháp giải toán trong hoạt động giải toán:

Việc giải toán có một vị trí quan trọng trong chương trình môn toán Tiểuhọc Để giải được toán, học sinh cần phải biết phương pháp giải toán

Giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác: Xác lập được mốiquan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bàitoán, chọn được phép tính thích hợp trả lời đúng câu hỏi của bài toán

Trang 6

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

Khi giải toán ta quan tâm đến hai vấn đề lớn:

+ Nhận dạng bài toán

+ Lựa chọn phương pháp giải thích hợp

Khi học sinh đã nhận được dạng bài toán tức là học sinh đã hiểu và xáclập được mối liên hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điềukiện của bài toán Từ đó lựa chọn phương pháp giải phù hợp, ngắn gọn, độc đáo

Mỗi bài toán có lời văn, để tìm được kết quả đúng thì học sinh có thể tìm

ra nhiều phương pháp giải khác nhau

Đối với học sinh Tiểu học phương pháp cho các em dễ hiểu hơn cả làphương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng Phương pháp này các em đã được làmquen ở lớp 1 và ít sử dụng Đến lớp 2, 3, 4, 5 các dạng toán có lời văn phongphú hơn, các đại lượng có trong bài toán đa dạng và phức tạp hơn Nên dùng sơ

đồ đoạn thẳng để giải sẽ giúp các em giải được một cách dễ dàng hơn

4/ Xuất phát từ thực trạng của việc dạy và học giải toán bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng ở trường Tiểu học hiện nay:

Ở trường Tiểu học hiện nay, ngay từ lớp 1, 2, 3 các em đã được gặp rấtnhiều dạng toán được giải bằng sơ đồ đoạn thẳng Nhưng vì trường Tiểu học quátrình nhận thức và tiếp cận với giải toán còn hạn chế, do đó mà giáo viên chỉ vẽtóm tắt lên bảng rồi hướng dẫn các em giải, không hướng dẫn kỹ các em vẽ sơđồ.Do đó lên lớp 3, 4, 5 nhiều bài toán có đại lượng toán học đa dạng, phức tạphơn cần biểu thị bằng đoạn thẳng cho dễ hiểu Nếu không có hình vẽ cho họcsinh sẽ khó hình dung được cách giải nên bắt buộc các em phải vẽ sơ đồ Quathực tế giảng dạy tôi đã thấy các em chưa có kỹ năng biểu thị bài toán bằng sơ

đồ đoạn thẳng, nếu có thì cách biểu diễn đó cũng chưa chính xác, nên khi nhìnvào sơ đồ chưa toát lên được nội dung cần biểu đạt

Xuất phát từ những lý do thực tế đã nêu và cùng phần nào hỗ trợ cho việcdạy giải toán đơn cho học sinh lớp 2 đạt kết quả cao hơn nên tôi đã chọn đề tài :

Ứng dụng phương pháp“Sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp2 ”

Tôi không tham vọng để đưa ra được vấn đề lớn mà chỉ mong muốn gópphần nhỏ nhằm nâng cao tính tích cực sáng tạo của học sinh trong việc học toángóp phần phát triển tư duy toán học cho học sinh lớp 2

II- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

Trang 7

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

1.Đối tượng nghiên cứu học sinh lớp 2D có 27 em.Lớp 2C có 19 em

2.Thời gian thực hiện đề tài :Trong năm học 2013-2014

III- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

1/ Tìm hiểu và hệ thống các phương pháp giải toán thường dùng ở Tiểu học.2/ Tìm hiểu khái niệm và ứng dụng của phương pháp sơ đồ đoạn thẳng đểgiải toán đơn cho học sinh lớp 2 - chương trình Tiểu học mới

3/ Trên sơ đồ tìm hiểu và phân tích thực trạng nhằm đề xuất một số ý kiến vàứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để dạy giải toán đơn có lời văn ở lớp 2góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở Tiểu học

VI- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1/ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc giáo trình, tài liệu có liên quan đếnnội dung nghiên cứu trong đề tài

2/ Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, tìm hiểu thực trạng của việcdạy toán lớp 2- chương trình Tiểu học mới

3/ Phương pháp thực nghiệm: Kiểm tra tính khả thi của việc ứng dụngphương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho học sinh lớp 2-chương trình Tiểu học mới

V- TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài gồm có 3 phần:

Chương I, Chương II, Chương III

Chương I: Tìm hiểu các phương pháp giải toán thường dùng ở Tiểu học.

Chương II: ứng dụng một số phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải toán đơnlớp 2 chương trình Tiểu học mới

Chương III: Thực trạng của việc giải toán bằng phương pháp sơ đồ đoạnthẳng ở lớp 2 hiện nay

Đồng thời tôi nêu lên được một số ý kiến đề xuất thông qua việc tìm hiểuthực trạng dạy của giáo viên và thực trạng của học sinh trong truường Tiểu họchiện nay cũng như quá tình thử nghiệm hai tiết dạy

VI- MỘT SÔ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG ĐỀ TÀI:

Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, đề tài này đã tổng kết, hệ thống các nộidung, các yêu cầu của mạch giải toán đơn lớp 2 ứng dụng sơ đồ đoạn thẳng Tìmhiểu nội dung và phương pháp dạy học về giải toán lớp 2 Tìm hiểu một số bàiđược thiết kế theo cách dạy ứng dụng sơ đồ đoạn thẳng để giải toán, tìm hiểu

Trang 8

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

thực trạng việc triển khai dạy học giải toán có lời văn, phát hiện ra những ưuđiểm, khuyết điểm còn tồn tại để tìm hướng khắc phục

Qua quá trình thực nghiệm, tôi đã đưa ra một số đề xuất và nội dung,phương pháp về giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 bằng ứng dụng sơ đồđoạn thẳng vào giải toán và mong muốn góp phần hoàn thiện hơn về phươngpháp giải toán

VII- TRIỂN VỌNG NGHIÊN CỨU SAU ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu tìm hiểu ứng dụng một số phương pháp sơ đồ đoạn thẳng vàogiải các bài toán có lời văn một cách hoàn thiện ở Tiểu học

B- NỘI DUNG CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN

THƯỜNG DÙNG Ở TIỂU HỌC

Việc giải toán trong chương trình môn toán ở Tiểu học có vị trí quan trọng

Để giải được toán học sinh cần phải biết lựa chọn phương pháp giải toán phùhợp

Dưới đây là một số phương pháp giải toán thường dùng ở Tiểu học

1/ Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng ( sẽ được nêu rõ ở chương II)

2/ Phương pháp rút về đơn vị - phương pháp tỷ số:

Là một phương pháp giải toán dùng để giải các bài toán về tỷlệ thuận và tỷ lệnghịch

5/ Phương pháp khử:

Trang 9

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

Để giải được bài toán bằng phương pháp này ta điều chỉnh cho hai giá trị của một đại lượng trong hai cặp là như nhau.Dựa vào sự chênh lệch giữa hai giá trị của đại lượng còn lại,ta tìm được giá trị tương ứng với một đơn vị của đại lượng này

6/ Phương pháp giả thiết:

Dùng để giải các bài toán về tìm hai số khi biết tổng của hai số và kết quả củaphép tính thực hiện trên cặp số hiệu của hai số cần tìm

7/ Phương pháp thế:

Dùng để giải các bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu giữa các số đó

8/ Phương pháp ứng dụng nguyên lý Di Ric Lê:

Dùng để giải các bài toán về lý luận.

9/ Phương pháp diện tích và các bài toán có nội dung hình học:

Phương pháp diện tích dùng để giải các bài toán về tính diện tích bằng cáchvận dụng các tính chất của diện tích, bài toán về nhận dạng các hình học, bài toán

về chu vi và diện tích các hình , bài toán về cắt và ghép hình, bài toán về thể tích

10/ Phương pháp tính ngược từ cuối:

Khi giải các bài toán này bằng phương pháp tính ngược từ cuối, ta thực hiện

liên tiếp các phép tính ngược với các phép tính đã cho trong bài toán Kết quảtìm được trong các bước trước chính là thành phần đã biết của phép tính liềnsau đó Sau khi thực hiện hết dãy các phép tính ngược với các phép tính đã chotrong đề bài, ta nhận được kết quả cần tìm Phương pháp này tính ngược từ cuối

để giải các bài toán số học toán có lời văn, toán vui và toán cổ

11/ Phương pháp ứng dụng sơ đồ:

Trong một số bài toán ở Tiểu học, ta gặp các đối tượng hoặc một số nhómđối tượng khác nhau mà giữa chúng có mối quan hệ nào đấy Để giải được cácbài toán này người ta dùng hình vẽ để biểu diễn mối quan hệ giữa các đốitượng…

Khi thực hiện lời giải bằng cách sử dụng sơ đồ nói trên ta nên gọi là giảibằng phương pháp sơ đồ

Phương pháp này dùng để giải các bài toán số học, toán có văn, toán suy luậnlogic

12/ Phương pháp dùng chữ thay số:

Trong khi giải các bài toán, số cần tìm được ký hiệu với biểu tượng nàođó( có thể là? hoặc các chữ a, b, c , x, y…) Từ cách chọn số liệu nói trên, theo

Trang 10

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

điều kiện của đề bài, người ta đưa về một phép tính hay dãy tính chứa các biểutượng này Dựa vào quy tắc tìm thành phần chưa biết phép tính ta tính được sốcần tìm

Phương pháp này dùng để tìm thành phần chưa biết của một phép tính, các bàitoán về điền chữ số vào phép tính, tìm các chữ số chưa biết của một số tự nhiên,giải toán có văn

13/ Phương pháp lập bảng:

Thường xuất hiện hai nhóm đối tượng( chẳng hạn tên học sinh và loạihoa, tên người và nghề nghiệp, giải thưởng…) khi giải các bài toán này bằngphương pháp lập bảng, ta thiết lập một bảng gồm các hàng và cột, các cột ta liệt

kê các đối tượng thuộc nhóm thư nhất, còn các hàng ta liệt kê các đối tượngthuộc nhóm thứ hai

Dựa vào điều kiện đã cho trong đề bài, ta loại dần (ghi số 0) các ô (là giaocủa mỗi hàng và cột) trong bảng Những ô còn lại (không bị loại bỏ) sẽ là kếtquả của bài toán

14/ Phương pháp biểu đồ ven:

Khi giải một số bài toán, người ta thường dùng những đường cong kín để

mô tả mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán Nhờ sự mô tả này, ta điđến lời giải của bài toán một cách tường minh và thuận lợi Những đường congnhư thế gọi là biểu đồ ven Phương pháp giải toán dùng biểu đồ ven ta gọi làphương pháp biểu đồ ven

15/ Phương pháp suy luận đơn giản:

Suy luận đơn giản là những lý luận không dùng công cụ của lôgic mệnh

đề Khi giải bài toán bằng phương pháp suy luận đơn giản chỉ đòi hỏi học sinh biết vận dụng sáng tạo những kiến thức toán học đơn giản, những hiểu biết vềthiên nhiên, xã hội và phong tục tập quán trong sinh hoạt hàng ngày để từ nhữngđiều kiện đã cho trong đề bài, phân tích và lập luận lời giải của bài toán

16/ Phương pháp lựa chọn tình huống:

Trong một số bài toán, người ta đưa ra một số tình huống có thể xảy ra và

yêu cầu ta lựa chọn và yêu cầu ta chọn tình huống hợp lý nhất theo điều kiện của

đề bài

Khi giải bài toán bằng phương pháp lựa chọn tình huống ta dần loại bỏ

Trang 11

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

các tình huống đã cho trong đề bài bằng cách chỉ ra các mâu thuẫn với tìnhhuống khác Tình huống cuối cùng không bị loại bỏ ra sẽ chỉ ra nó thoả mãn cácyêu cầu của đề bài

Trong các phương pháp trên thì phương pháp sơ đồ đoạn thẳng được ứngdụng để giải rất nhiều dạng toán ở Tiểu học Chẳng hạn như các bài toán đơngiản, các bài toán hợp và một số dạng toán có lời văn điển hình

CHƯƠNG II :

ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG ĐỂ GIẢI CÁC BÀI TOÁN ĐƠN LỚP 2-CHƯƠNG TRÌNH TIÊU HỌC MỚI.

I- Khái niệm về phương pháp sơ đồ đoạn thẳng

Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng là một phương pháp giải toán ở Tiểu học,trong đó mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và đại lượng phải tìm trong bàitoán được biểu diễn bởi các đoạn thẳng

Việc lựa chọn độ dài của các đoạn thẳng để biểu diễn các đại lượng và sắpxếp thứ tự của các đoạn thẳng trong sơ đồ hợp lý sẽ giúp học sinh tìm được lờigiải một cách tường minh

Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng dùng để giải rất nhiều dạng toán khácnhau, chẳng hạn các bài toán đơn, các bài toán hợp và một số dạng toán có lờivăn điển hình

Ví dụ 1: Bài toán đơn

Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam.Hỏi hàng dưới có mấy quả cam? (bài toán trang 24 SGK toán 2)

ở bài toán này chỉ đề cập đến cách dùng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng

? quả

Trang 12

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

Số quả cam hàng dưới là:

5 + 2 = 7 (quả)

Đáp số: 7 quả

Ví dụ 2: Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà

Mai 7 cây Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam? (Bài 1 trang 30 SGK)

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy: Vườn nhà Hoa có ít cam hơn vườn nhà Mai Vậy

số cam vườn nhà Hoa được biểu thị như sau:

Số cam Vườn nhà Hoa là:

Trang 13

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng trên ta thấy:

+ Nhà Hương nuôi được 10 con gà mái

+ Số gà trống ít hơn 3 con

Bài toán yêu cầu? Tìm tất cả số con gà nhà bạn Hương nuôi được

Dựa vào sơ đồ trên ta dễ dàng suy luận được cách giải bài toán như sau:

Để tìm được số gà trống (bằng cách lấy số gà mái trừ đi 3) Sau đó cộng số gàmái và gà trống đã tìm được ta được tất cả số gà của nhà bạn Hương nuôi được

Bài toán giải bằng hai phép tính như sau:

Ví dụ 5: Dạng toán có văn điển hình

Tuổi của hai cha con là 42 Biết rằng cha gấp 5 lần tuổi con Tính tuổi của mỗingười (Bài 7 trang 83 sách toán chọn lọc Tiểu học)

Trang 14

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

Ta thấy khi nhìn vào sơ đồ trên: Muốn tính được số tuổi cha thì phải tìmđược tuổi con trước ( tức là tuổi của một phần bằng nhau là bao nhiêu)

Dựa vào sơ đồ trên ta có:

II - Các bước giải toán bằng sơ đồ đoạn thẳng:

Để giải bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng ta thường thực hiện qua bốn bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán

Việc tìm hiểu nội dung bài toán( đề toán) thường thông qua đọc bài

(dù bài toán cho dưới dạng có lời văn hoàn chỉnh hoặc bằng dạng tóm tắt sơ đồ)

Học sinh cần phải đọc kỹ , hiểu rõ đề toán cho biết gì ? Cho biết điềukiện gì ? Bài toán hỏi gì ? Từ đó học sinh xuất hiện hoạt động trí tuệ lôgíc để tìm

ra cách giải bài toán

Bước 2: Tìm cách giải bài toán.

a/ Tóm tắt nội dung bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng:

Tức là dùng các đoạn thẳng cho các số (số đã cho, số phải tìm trong bàitoán) để minh hoạ rõ các mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và đại lượngphải tìm của bài toán

Nhìn vào sơ đồ tóm tắt ta có thể đọc lại được nội dung đề toán

b/ Lập kế hoạch giải toán:

Tức là xác định trình tự, tự giải quyết, thực hiện các phép toán số học dựatrên sơ đồ tóm tắt Phải xác định xem để giải được bài toán này phải cái gìtrước , cái gì sau

+ Dựa vào sơ đồ tóm tắt xem bài toán cho biết cái gì? (yếu tố đã biết)+ Dựa vào sơ đồ xem xét bài toán yêu cầu tìm cái gì? (yếu tố chưa biết).+ Muốn tìm được yếu tố chưa biết phải dựa trên yếu tố đã biết và phải xácđịnh lời giải phù hợp vơí phép tính

Trang 15

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

Bước 3: Thực hiện cách giải bài toán.

Hoạt động này bao gồm việc thực hiện các phép tính đã nêu trong kếhoạch giải toán và trình bày bài toán

Bước 4: Kiểm tra cách giải bài toán.

Việc kiểm tra này nhằm phân tích cách giải đúng hay sai, nếu sai ở chỗnào sửa chữa (về cách đặt lời giải, đặt phép tính và tính), sau đó nêu cách giải đúng thì ghi đáp số Gồm có các hình thức thực hiện như sau:

+ Thiết lập tương ứng các phép tính giữa các số tìm được trong quá trìnhgiải với các số đã cho của bài toán

+ Xét tính hợp lý của đáp số

Ví dụ: Bao ngô cân nặng 35kg, bao gạo nặng hơn bao ngô 9 kg Hỏi bao

gạo cân nặng bao nhiêu kg? (Bài 4 trang 100- SGK toán 2)

Bước 1: Tìm hiểu nội dung đề toán (Đọc kỹ đề toán xác định cái đã cho

và cái phải tìm).ở đây bài toán cho biết 2 điều kiện:

2/ Bao gạo cân nặng hơn bao ngô là: 9kg

Bài toán gỏi gì? (Hỏi bao gạo cân nặng bao nhiêu kg)

Ở đây ta cần chú ý đến điều kiện thứ 2 là:Số bao gạo nặng hơn số bao ngô

là 9kg

Bước 2: Tìm tòi cách giải bài toán

a/ Tóm tắt nội dung bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng:

b/ Lập kế hoạch giải toán: ?

Dựa vào sơ đồ ta thấy:

+ Số bao ngô nặng 35kg

+ Số bao gạo nặng hơn số bao ngô 9kg

Bài toán yêu cầu tìm gì?

Muốn tìm được số bao gạo nặng hơn bao nhiêu kg ta làm tính gì? (Ta làmphép tính cộng lấy 35 + 9)

9 kg

Trang 16

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

Bước 3: Thực hiện cách giải bài toán

Giải

Bao gạo cân nặng là:

35 + 9 = 44 (kg)

Đáp số: 44kg Bước 4: Kiểm tra kết quả

+ Xét tính hợp lý của đáp số: Bao gạo cân nặng 44kg nhiều hơn bao ngô

là 9kg Như vậy bài giải trên là đúng Ghi đáp số: 44kg

III - Các ví dụ minh họa về cách ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải toán đơn lớp 2:

* Ví dụ1: Đội một trồng được 90 cây,đội hai trồng được 48 cây Hỏi cả

hai đội trồng được bao nhiêu cây?

Bước 1: Tìm hiểu ND bài Toán

- Bài toán cho biết gì? - Đội 1 trồng được 90 cây

- Đội 2 trồng được 48 cây

- Bài toán hỏi gì? (Tìm số cây của cả 2 đội)

Bước2: Tìm cách giải bài toán

Bước 3: Trình bày bài giải

Giải

Cả 2 đội trồng được số cây là:

90 + 48 = 138 (cây)

Đáp số: 138 cây

Bước 4: Kiểm tra kết quả

Thiết lập phép tính tương ứng giữa số tìm được và các số đã cho hoặc:

90 cây

48 cây

? cây

Trang 17

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

138 - 48 = 90 cây

138 - 90 = 48 câyNhư vậy đáp số đúng  ta ghi đáp số

* Ví dụ2: Đặt bài toán theo tóm tắt rồi giải

92m

Vải hoa:

Vải xanh:

Hướng dẫn học sinh giải theo các bước sau:

Đề toán dạng này nhằm nâng cao một bước năng lực của học sinh trong hoạt độnggiải toán

Bằng hệ thống câu hỏi phát vấn, giáo viên dẫn dắt học sinh đến với đề toán.Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán dựa trên tóm tắt Nhìn vào sơ đồ tóm tắt trên, suy nghĩ xem bài toán cho biết gì?

Bài toán yêu cầu tìm gì? (Cả 2 tấm vải dài bao nhiều mét)

Đây là dạng toán tìm gì? (Tìm tổng của 2 số)

Dựa vào tóm tắt trên ta phải đặt đề toán như thế nào?

Ta có thể đặt bài toán theo nhiều cách (nhiều văn cảnh khác nhau nhưng số liệu

cụ thể đã cho không được thay đổi)

Chẳng hạn ta đặt đề toán như sau:

Đặt đề: Tấm vải hoa dài 92m, tấm vải xanh dài 90m Hỏi cả 2 tấm vải dài baonhiêu mét?

Bước 2: Tìm cách giải toán

Theo sơ đồ trên thì bài toán được giải bằng phép tính gì? (Tính cộng)

Bài toán này thuộc dạng nào? Tìm tổng của 2 số)

Trong dạng toán đơn tìm tổng của 2 số ta thường dùng lời giải như thế nào?(Tất cả hoặc “cả 2”…)

Bước 3: Trình bày bài giải

Trang 18

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

Bước 4: Kiểm tra kết quả

Thiết lập phép tính tương ứng giữa số đã tìm và số đã cho trong bài toán:

182 - 90 = 92(m)Hoặc 182 - 92 = 90(m) Vậy đáp số đúng

* Ví dụ3: : Đặt thành đề toán theo sơ đồ sau rồi giải bài toán đó:

Hướng dẫn học sinh:

ở dạng sơ đồ này chúng ta có thể đặt đề toán theo nhiều tình huống, văncảnh, số liệu khác nhau Chẳng hạn:

Đề 1: Bạn Lan có cuốn truyện rất hay, ngày thứ nhất Lan đọc được 30

trang sách truyện, ngày thứ 2 Lan đọc được 20 trang nữa Hỏi cả 2 ngày Lan đọcđược bao nhiêu trang sách truyện?

Đề 2: Tuấn được bà mừng tuổi 50.000đồng, ông mừng thêm cho 20.000

đồng nữa Hỏi Tuấn có tất cả mấy chục ngàn đồng?

Các bước giải bài toán thực hiện tương tự như ví dụ 2

Chú ý: Các đề ở ví dụ 2 và ví dụ 3 vừa nêu trên là dạng toán nhằm nângcao một bước năng lực của học sinh trong hoạt động giải toán mà trong SGK

Khi giải dạng toán này trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh nhận dạngbài toán trên sơ đồ cho sẵn, sau đó lựa chọn văn cảnh (Tình huống) số liệu đểđặt đề phù hợp Nên khuyến khích học sinh đặt đề theo nhiều tình huống khácnhau để phát triển trí thông minh của các em Giáo viên sửa lại thành các đềhoàn chỉnh trước khi cho học sinh giải

b/ Các bài toán đơn giản bằng một phép tính trừ:

1/ Bài toán “ít hơn một số đơn vị”

Trang 19

“Ứng dụng một số PP sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán đơn cho hs lớp 2

VD 1: Bình cân nặng 32kg, An nhẹ hơn Bình 6kg Hỏi An cân nặng baonhiêu kg? (Bài 2 trang 88 SGK toán 2)

Hướng dẫn học sinh giải bài toán theo các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu đề toán

An nhẹ hơn bình 6kg

Bước 2: Tìm tòi cách giải

- Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:

Lập kế hoạch giải: Nhìn vào sơ đồ ta thấy bạn An nhẹ hơn bạn Bình là 6kg Đểtìm được An cân nặng bao nhiêu kg ta làm thế nào? (lấy số kg cân nặng củaBình trừ đi 6kg) Lời giải ra sao? (An cân nặng là…)

Bước 3: Trình bày bài giải

Giải

An cân nặng số kg là:

32 - 6 = 26 (kg)

Đáp số: 26 (kg)

Bước 4: Kiểm tra kết quả

Lập phép tính tương ứng giữa số tìm được và các số đã cho của bài toán:

26 + 6 = 32

32 - 26 = 6

Vậy đáp số đúng  ghi kết quả

Ghi chú: Sau khi hướng dẫn xong cách giải bài toán ở ví dụ 1 này, giáo

viên nên cho học sinh nhìn vào sơ đồ để nhận dạng bài toán

Nhìn vào sơ đồ ta thấy cần tìm số nào? (Cân nặng của An)

Bạn An so với bạn Bình như thế nào? Nhẹ hơn 6kg tức là ít hơn 6 đơnvị

?

BìnhAn

6kg

Ngày đăng: 14/04/2015, 15:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w