1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn ngăn cho học sinh lớp 2 trường tiểu học hoàng hoa thám

20 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 185,5 KB

Nội dung

Để làm được một bài tập làm văn, học sinh cần phải huy động các kiến thức về tập đọc, từ và câu, về những kiến thức đã học, về môi trường xung quanh, về vốn hiểu biết,… Nói chung, phân m

Trang 1

MỤC LỤC

8 1.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 2 2

9 1.2 Đặc điểm về chương trình, sách giáo khoa 2

10 1.3 Vị trí, nhiệm vụ, nội dung của phân môn Tập làm văn

lớp 2

3

11 2 Thực trạng của việc dạy học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn

trong giờ Tập làm văn ở trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám

4

14 3 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn cho học

15 3.1 Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình Tập làm văn trong

sách giáo khoa Tiếng Việt 2

5

16 3.2 Xác định mục tiêu, chuẩn kiến thức kỹ năng của phân

17 3.3 Chú trọng lồng ghép khi dạy phân môn Tập làm văn 6

18 3.4 Sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt động học tập trong

tiết tập làm văn, dạy học theo hướng tập trung vào học sinh,

19 3.5 Thực hành rèn luyện về kĩ năng diễn đạt (nói, viết) 8

20 3.6 Thực hiện nghiêm túc việc chấm, chữa bài và nhận xét

I MỞ ĐẦU

Trang 2

1 Lí do chọn đề tài:

Trong trường tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới Môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh, bởi đó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hằng ngày

Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phẩn rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới

Dạy học Tiếng Việt là dạy tiếng mẹ đẻ Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người Với cộng đồng

đó là phương tiện để giao tiếp và tư duy Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ càng có vai

trò quan trọng K.A.V Sin – Xki chỉ rõ “Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh qua nó chỉ thông qua công cụ này” Do đó trẻ em cần được học tiếng mẹ đẻ một cách khoa học, cẩn thận trong

các giờ học Tiếng Việt

Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kĩ năng trên Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một phân môn khó, bởi ở lứa tuổi của các em vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp Bên cạnh đó còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của học sinh như bố mẹ chỉ lo làm ăn buôn bán, con cái giao cho người giúp việc, một số học sinh bố mẹ đi làm ăn xa, không có điều kiện quan tâm đến con cái, việc diễn đạt ngôn ngữ của các em còn hạn chế, việc tiếp thu kiến thức còn chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ,… Điều này ảnh hưởng đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng Để làm được một bài tập làm văn, học sinh cần phải huy động các kiến thức về tập đọc, từ và câu, về những kiến thức đã học, về môi trường xung quanh, về vốn hiểu biết,… Nói chung, phân môn Tập làm văn đòi hỏi tổng hợp các kiến thức mà học sinh đã được học ở các phân môn Tiếng Việt khác Bởi vậy, Tập làm văn mang tính thực hành toàn diện, tổng hợp Tập làm văn còn mang tính hiện thực sáng tạo vì một bài tập làm văn thể hiện sự suy nghĩ, tư duy của cá nhân, là tác phẩm không trùng lặp của mỗi học sinh

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em đựơc làm quen với đoạn văn và được rèn kỹ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu Trong quá trình làm bài, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, có em viết không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý

Khi dạy Tập làm văn, giáo viên thường gặp khó khăn là học sinh thụ động, ít phát biểu, có chăng cũng chỉ là những học sinh có năng khiếu hoạt động hoặc các em chỉ trả lời câu hỏi mà không có sự liên kết thành đoạn, diễn đạt lủng củng, … nói đã khó, viết càng khó hơn Do đó, tôi suy nghĩ nên làm cách nào để giúp các em hứng thú khi học phân môn này

Với mong muốn được đóng góp kinh nghiệm nhỏ của mình trong việc

hướng dẫn học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn Tôi đã mạnh dạn tìm ra “Một số

Trang 3

giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 – Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám”

2 Mục đích nghiên cứu:

- Tìm ra phương pháp tốt nhất để giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói, viết văn Trau dồi vốn Tiếng việt, vốn văn học, phát triển tư duy, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cho học

sinh Đáp ứng với mục tiêu đào tạo của bậc Tiểu học “Giáo dục con người phát triển toàn diện”.

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Nội dung, chương trình, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, đặc biệt là phân môn Tập làm văn lớp 2 và một số tài liệu tham khảo

- Một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn trong giờ Tập làm văn

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thực nghiệm hướng dẫn học sinh

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận.

Việc rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 liên quan đến một

số vấn đề lý luận mà chúng ta cần quan tâm:

1.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 2:

Học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2, các em vừa chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập Các em hiếu động, ham chơi, sự tập trung cho học tập và chú ý chưa cao Tư duy của các em nặng về trực quan cụ thể, tư duy trừu tượng chưa phát triển Do đó, khi tổ chức dạy học, giáo viên phải linh hoạt sáng tạo thì mới có hiệu quả

1.2 Đặc điểm về chương trình, sách giáo khoa:

Như chúng ta đã biết, ở lớp 1 học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ tập nói hoặc viết câu có nội dung theo chủ đề bài học hoặc tìm tiếng nói có âm vần vừa học Các em được ghép tiếng và nói những câu đơn giản, riêng lẻ có nội dung gần gũi với cuộc sống của các em hoặc ở các bài tập đọc Đến lớp 2, các em đã phải viết đoạn từ 2 đến 3 câu rồi cao hơn từ 4 đến 5 câu kể về một sự việc đơn giản mình cũng chứng kiến (tham gia) hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh các em Ở học kỳ I, chủ yếu các em được viết đoạn từ 3 đến 5 câu kể về người thân như: Cô giáo, ông, bà, anh, chị, em và rộng hơn là toàn thể gia đình Song đến học kỳ II, các em được viết đoạn tả con vật (chim), tả cảnh (biển), tả cây cối, tả người (ảnh Bác Hồ) Tuần 34 và 35 học sinh được kể về những việc làm

mà bản thân chứng kiến hoặc tham gia, …

Trang 4

Xen kẽ giữa các bài tập có yêu cầu kể (tả) nói trên có 2 dạng bài kể (tả) con vật được viết đầy đủ song sáo trộn trật tự câu nhằm mục đích củng cố về liên kết câu, gắn kết ý …

Mở đầu ngay ở tuần 1, sách giáo khoa đã giới thiệu cách kể theo nội dung tranh sau đó viết thành đoạn Đây chính là hình thức giúp học sinh vận dụng linh hoạt kỹ năng vốn hiểu biết khi học phân môn kể chuyện vào viết đoạn văn ngắn

1 3 Vị trí, nhiệm vụ, nội dung của phân môn tập làm văn lớp 2:

1.3.1 Vị trí:

Ở tiểu học nhất là lớp 2, Tập làm văn là một trong những phân môn có tầm quan trong đặc biệt (ở lớp 1 các em chưa được học, lên lớp 2 học sinh mới bắt đầu được học, được làm quen)

Phân môn Tập làm văn giúp học sinh có kỹ năng sử dụng Tiếng Việt được phát triển từ thấp đến cao, từ luyện đọc cho đến luyện nói, luyện viết thành bài văn theo suy nghĩ của từng cá nhân Tập cho các em ngay từ nhỏ có những hiểu biết sơ đẳng đó cũng là rèn cho các em tính tự lập, tự trọng Con người văn hóa

sẽ hình thành từ các em từ những việc nhỏ nhặt, tưởng như không quan trọng đó

1.3.2 Nhiệm vụ:

Làm văn có nghĩa là tạo lập văn bản Nhiệm vụ chính của phân môn Tập làm văn là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản Ở đây thuật ngữ “văn bản” được dùng để chỉ sản phẩm hoàn chỉnh của lời nói trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Đó không nhất thiết là một bài văn gồm nhiều câu; nhiều đoạn; cũng không nhất thiết phải ở dạng viết; càng không phải chỉ là loại văn kể chuyện hay miêu tả theo phong cách nghệ thuật Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, sản phẩm lời nói mà một người tạo lập được có thể chỉ là một câu chào, một lời cảm ơn hay một vài dòng thăm hỏi, chúc mừng trên tấm thiếp,… Đối với lớp

2, dạy Tập làm văn là trước hết là rèn luyện cho học sinh kỹ năng phục vụ học tập và giao tiếp hàng ngày, cụ thể là:

- Dạy các nghi thức lời nói tối thiểu, như: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành,…

- Dạy một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống, như: khai bản tự thuật ngắn, viết những bức thư ngắn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh,…

Cuối cùng cũng như các phân môn và môn học khác, phân môn Tập làm văn, thông qua nội dung dạy học của mình, có nhiệm vụ trau dồi cho học sinh thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh cho các em

1.3.3 Nội dung:

Nội dung các bài học về Tập làm văn ở lớp 2 giúp các em thực hành rèn luyện các kỹ năng nói, viết, nghe phục vụ cho học tập và giao tiếp hàng ngày, cụ thể :

- Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm

ơn, xin lỗi,…

- Thực hành về kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày, như: viết bản tự thuật ngắn, lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, …

Trang 5

- Thực hành rèn kỹ năng diễn đạt (nói, viết) như: kể về người thân, tả biển, tả cây cối, …

- Thực hành rèn kỹ năng nghe

Với cách biên soạn này, giờ dạy Tập làm văn trở nên linh hoạt hơn, gắn với cuộc sống đời thường hơn và giúp học sinh hứng thú trong học tập

2 Thực trạng của việc dạy học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn trong giờ tập làm văn ở trường tiểu học Hoàng Hoa Thám.

2.1 Về phía giáo viên:

Đội ngũ giáo viên dạy khối 2 của trường trẻ, nhiệt tình, say mê công việc

và luôn có tinh thần học hỏi Tất cả giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn

và trên chuẩn Song vẫn còn có giáo viên năng lực còn hạn chế, việc cập nhật, đổi mới phương pháp dạy học chưa thường xuyên; sự đầu tư nhiều thời gian cho việc nghiên cứu bài dạy để khai thác kiến thức và tìm ra phương pháp dạy phù hợp cho học sinh chưa nhiều mà còn lệ thuộc vào đáp án, gợi ý, dẫn đến học sinh ngại học phân môn này Có giáo viên khi dạy môn này hướng dẫn còn qua loa, đại khái, thậm chí còn hướng dẫn một cách chủ quan, không dựa trên một

cơ sở khoa học, nên đã dẫn đến tình trạng học sinh nói còn rụt rè, viết câu lủng củng hoặc sai Nói chung, giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho phân môn này

2.2 Về phía học sinh:

Hầu hết các em đều tiếp thu bài tốt, hiểu bài ngay Tuy nhiên, kỹ năng nghe, nói của các em không đồng đều, có một số em nói còn nhỏ, khả năng diễn đạt suy nghĩ, diễn đạt bài học còn chậm, yếu

Mặt khác, do thực tế học sinh ở lớp 2 mới được làm quen với phân môn Tập làm văn nên các em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học tập phân môn một cách khoa học và hợp lý Vốn từ vựng của học sinh chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hành độc lập Cụ thể là: các em viết câu rời rạc, trình bày ý lộn xộn, chưa liên kết, lủng củng, thiếu lôgic; tính sáng tạo trong thực hành viết văn chưa cao, thể hiện ở bố cục bài văn, cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động

Hơn nữa, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn

có quan điểm “trăm sự nhờ thầy, trăm sự nhờ cô” cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của phân môn này

Ngay từ tháng 9, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp 2A về viết đoạn văn ngắn và thu được kết quả như sau:

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 4-6 câu) nói về em cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em.

Tổng số

học sinh

Kết quả khảo sát

Hoàn thành tốt Hoàn Thành Chưa hoàn thành

Qua khảo sát cho thấy học sinh chưa biết cách diễn đạt câu văn có hình ảnh, vốn từ vựng chưa nhiều, hiểu biết thực tế còn ít, do vậy chất lượng bài viết của các em chưa cao, ý văn nghèo nàn, câu văn lủng củng Kết quả này cũng thể

Trang 6

hiện phương pháp dạy học của giáo viên chưa phát huy được tính tích cực của

học sinh trong giờ học.Vì vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm mà

bản thân tôi rút ra được từ thực tế giảng dạy để đồng nghiệp tham khảo, vận dụng vào quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giờ dạy

3 Một số giải pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 3.1 Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2.

Theo tôi, muốn hướng dẫn học sinh lớp 2 rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn hiệu quả, hay thì việc đầu tiên là giáo viên phải nghiên cứu kĩ, nắm vững chương trình Tập làm văn lớp 2 Phân môn Tập làm văn là phân môn vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các phân môn khác trong môn Tiếng Việt Nội dung quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở lớp 2, được dạy chính thức ở

31 tiết học Nội dung cụ thể:

- Các nghi thức lời nói tối thiểu như: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn,… Biết sử dụng chúng trong một số tình huống giao tiếp ở gia đình, trong trường học và nơi công cộng

- Các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày như: khai bản tự thuật ngắn, viết những bức thư ngắn để nhắn tin, chia vui hoặc chia buồn, nhận

và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh, đọc thời khóa biểu, đọc và lập thời gian biểu,…

- Nói, viết về những vấn đề thuộc chủ điểm: kể một sự việc đơn giản, tả

sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi

Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn được sắp xếp một cách khoa học, hợp lí Mức độ kiến thức được nâng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Chính vì vậy, trong dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 2, giáo viên muốn dạy kiến thức mới thì cần dựa trên cơ sở những kiến thức học sinh đã được học, được biết ở phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, để tổ chức tốt các hoạt động dạy học, giúp học sinh được trải nghiệm, phân tích, khám phá, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới

Nắm vững nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn lớp 2 giúp giáo viên có cái nhìn tổng thể về nội dung môn học, các kiến thức và kĩ năng cần đạt của học sinh Từ đó, giáo viên lựa chọn, sử dụng các biện pháp và hình thức dạy học phù hợp giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn

3.2 Xác định mục tiêu, chuẩn kiến thức kỹ năng của phân môn và của mỗi tiết dạy.

Sau khi nắm nội dung chương trình phân môn Tập làm văn, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt trong mỗi bài dạy Phân môn Tập làm văn trong chương trình Tiếng Việt ở lớp 2 nhằm giúp học sinh:

- Rèn luyện kĩ năng nói, viết, nghe, đọc, phục vụ cho việc học tập và giao tiếp

- Trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc; bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp

Trong mỗi tiết dạy, sự thành công của giáo viên có hay không thể hiện ở việc giáo viên xác định đúng mục tiêu của bài học đối với các loại bài Vì vậy,

Trang 7

tôi xác định rõ mục tiêu của từng bài dạy, tiết dạy để có những yêu cầu cụ thể cho học sinh cần phải đạt được sau khi dạy

Ví dụ: Khi dạy tiết Tập làm văn ở tuần 2, sau bài học, học sinh biết cách

chào hỏi và tự giới thiệu; viết được một bản tự thuật ngắn

Hay khi dạy tiết Tập làm văn ở tuần 23, sau bài học, học sinh biết đáp lại lời xin lỗi trong giao tiếp đơn giản; Biết sắp xếp các câu đã cho thành một đoạn văn hợp lí

Khi đã nắm vững mục tiêu của từng bài dạy, giáo viên sẽ lựa chọn được các phương pháp và kĩ thuật dạy học, hình thức dạy học tốt nhất, phù hợp nhất giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu giờ học, có kĩ năng viết đoạn văn hay

3.3 Chú trọng lồng ghép, tích hợp khi dạy phân môn Tập làm văn.

Khi dạy tập làm văn giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân môn của Tiếng Việt: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập viết để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tốt phân môn Tập làm văn Mối quan hệ này thể hiện rất rõ trong cấu trúc của sách giáo khoa, các bài học được biên soạn theo chủ đề, chủ điểm hay đơn vị học xoay quanh một chủ điểm ở tất cả các phân môn Việc làm này cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về sự vật hiện tượng để học sinh có kiến thức, không bị bỡ ngỡ khi gặp những đề bài mới chưa được luyện tập trên lớp

Tăng cường củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh: Qua các phân môn được học trong cùng một chủ điểm, giáo viên kết nối nội dung kiến thức có liên quan trong chủ điểm đó Giúp học sinh có hiểu biết về đề tài, vận dụng kĩ năng thực hành để bài viết đạt kết quả

Ví dụ: Khi học về chủ đề ‘‘Ông bà”; ‘‘Cha mẹ”; ‘‘Anh em” (từ tuần 10 đến tuần 15) với rất nhiều những bài học thắm đượm tình cảm thương yêu trong

gia đình, cùng với những tiết học phân môn Luyện từ và câu cung cấp, mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh, ngoài việc giúp học sinh hiểu rõ và biết chắc người thân của mình là những ai, ngoài việc khai thác và giáo dục tình cảm cho học sinh thông qua các nhân vật trong bài tập đọc, nhấn mạnh cái hay, cái đẹp của nội dung bài, hướng cho học sinh liên hệ đến bản thân, gia đình, người thân của mình, tôi còn cung cấp thêm từ ngữ, hướng dẫn các em hệ thống, lựa chọn, ghi nhớ các từ ngữ phù hợp với đề tài (ông bà, cha mẹ, anh em) để chuẩn bị cho bài tập làm văn sắp tới (viết về người thân) Tôi luôn nói với các em sự cần thiết phải học thuộc và lựa chọn những từ ngữ đã học để các em vận dụng vào bài tập làm văn, khơi gợi và kích thích tinh thần học tập của các em

Chẳng hạn, khi học Tập làm văn (tuần 10): Kể về ông bà (hoặc một người thân) của em Trước hết, tôi cho học sinh nắm rõ yêu cầu bài bằng cách cho học

sinh đọc kĩ các gợi ý như:

a) Ông bà (hoặc người thân) của em bao nhiêu tuổi?

b) Ông bà (hoặc người thân) của em làm nghề gì?

c) Ông bà (hoặc người thân) của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào? Với gợi ý (a), (b) học sinh sẽ nói được ngay không mấy khó khăn Nhưng với gợi ý (c) tôi sẽ gợi ý để học sinh nhớ lại trong bài tập đọc, luyện từ và câu có những từ ngữ nào nói về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ, nguời thân đối với con cái để các em có thể vận dụng những từ ngữ đó để có một bài nói

Trang 8

hoàn chỉnh, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lôgic, câu văn có hình ảnh cảm xúc Trên

cơ sở đó bài luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc, đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt hoạt trong cuộc sống, hình thành cho học sinh kiến thức về mối quan hệ yêu thương gắn bó giữa những người trong gia đình

Khi viết bài, tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ, hình ảnh phù hợp

mà các em vừa sử dụng ở bài luyện nói để viết đoạn văn hoàn chỉnh theo đúng luật chính tả Xuất phát từ các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết xoay quanh chủ đề “Ông bà”, học sinh biết kể về ông bà (hoặc một người thân) của em (Tập làm văn - Tuần 10) và viết được đoạn văn hoàn chỉnh, thể hiện tình cảm, thái độ đối với người trong gia đình qua việc sử dụng từ ngữ, câu văn có hình ảnh

Đối với các chủ điểm khác tôi cũng dạy học theo quan điểm này

3.4 Sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt động học tập trong tiết tập làm văn, dạy học theo hướng tập trung vào học sinh, chú trọng hình thức dạy học cá nhân.

Tổ chức tốt các hình thức dạy học sẽ cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ động tích cực Muốn rèn kĩ năng cho học sinh thì giáo viên phải tổ chức giờ học theo hướng tập trung vào học sinh, tạo nhiều cơ hội cho học sinh hoạt động Giáo viên sử dụng các hình thức dạy học như: Thảo luận nhóm, đàm thoại với nhau, với chính thầy cô hoặc hoạt động cá nhân (độc thoại)

về một vấn đề Các hình thức tổ chức hoạt động học có thể là: Đóng hoạt cảnh, chơi trò chơi, thi tiếp sức Qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức tích cực, tự giác

“học mà chơi, chơi mà học” Không khí học tập thoải mái khiến học sinh mạnh

dạn, tự tin khi nói Các em dần có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá trước đông người một cách lưu loát, rành mạch, dễ hiểu

Trong chương trình lớp 2, mỗi tiết Tập làm văn là một hệ thống bài tập có tính định hướng, gợi mở, với nhiều dạng bài Vì vậy, giáo viên vẫn bám sát mục tiêu của tiết dạy, bài dạy nhưng linh hoạt, chủ động hơn trong cách tổ chức các hoạt động day-học, phân bố thời gian hợp lý tạo được không khí học tập phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh

Ví dụ: Khi dạy bài Tâp làm văn (Tuần 10) Kể về ông bà (hoặc một người thân) của em Ở bài này tôi tiến hành như sau:

+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Xác định yêu cầu: Kể về ông, bà (hoặc một người thân ) của em

+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm bài:

Em kể về người thân của mình theo các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa theo nhóm đôi dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Giáo viên cho một vài học sinh nói trước lớp Các bạn nhận xét, giáo viên hướng dẫn sửa từ, câu

Học sinh có thể viết được đoạn văn hoàn chỉnh như sau: Bé Bống nhà em sắp sửa được hai tuổi Bé có đôi mắt đen, tròn xoe và nước da trắng hồng Mái tóc của bé màu đen hơi nâu, loăn xoăn trông thật mềm mại Bé đang bi bô tập nói Cả nhà em ai cũng rất yêu bé.

Trang 9

Sau đó để cho nhiều em được nói hơn giáo viên tổ chức trò chơi học tập cho học sinh

* Ở phần này có thể cho học sinh chơi trò chơi: Thi kể về người thân.

- Hình thức chơi: Mỗi lượt khoảng 10 em lên hái hoa Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm (treo trên cây hoa ) kể về người thân theo yêu cầu trong các lá thăm:

Kể về ông nội (hoặc ông ngoại) của em

Kể về bà nội (hoặc bà ngoại) của em

Kể về bố em Kể về mẹ em

Kể về anh (hoặc chị) của em

Kể về em của em…

Theo các câu hỏi gợi ý sau: Người thân là ai? Khoảng bao nhiêu tuổi? Thường làm gì ở nhà? Yêu thích gì nhất?

- Trình tự chơi:

+ Học sinh bốc thăm (hái hoa)

+ Học sinh về chỗ viết đoạn kể theo yêu cầu trong khoảng 5 – 7 phút

- Thu 10 bài hoàn thành sớm nhất

- Người viết đọc to bài làm

- Lớp bình chọn bài làm tốt nhất

- Trao phần thưởng cho học sinh làm bài tốt

Chú ý: Nếu học sinh bốc được lá thăm không phù hợp với mình (Ví dụ

không có bà mà bốc được lá thăm yêu cầu kể về bà) thì cho học sinh đó được đổi lá thăm khác (hái hoa khác)

3.5 Thực hành rèn luyện về kĩ năng diễn đạt (nói, viết)

Để thực hành nói, viết đạt hiệu quả trước hết giáo viên giúp học sinh có một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng Trong chương trình, hầu hết các bài đều có câu hỏi gợi ý rõ, đầy đủ Đối với những bài không có câu hỏi, giáo viên có thể soạn, cung cấp những câu hỏi gợi mở cho các em

* Hướng dẫn học sinh hình thành đoạn văn trên cơ sở các câu hỏi gợi ý:

Các bước tiến hành:

+ Hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời miệng từng câu hỏi Gợi ý cho học sinh trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau

+ Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng; cung cấp và gợi ý để các em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thế cho từ cũ, có thể hướng dẫn mẫu các câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hoá để bài văn sinh động hơn (khuyến khích học sinh năng khiếu vận dụng, không bắt buộc tất cả đối tượng học sinh thực hiện vì đây là phần kiến thức chưa học, giáo viên hướng dẫn mẫu và cung cấp các từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá nhưng không đưa ra những thuật ngữ này đối với học sinh lớp 2)

+ Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lí để hoàn chỉnh bài làm miệng

+ Cho một số học sinh làm miệng cả bài Sau đó hướng dẫn học sinh viết liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn

+ Giới thiệu những bài văn hay của học sinh ở năm học trước nhằm kích thích tinh thần học tập của học sinh

Trang 10

Trong khi học sinh trình bày miệng đoạn văn, giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh nhận xét bài của bạn Đồng thời, giáo viên cũng chú ý quan sát, lắng nghe để giúp học sinh nhận xét, sửa các lỗi về dùng từ, đạt câu, diễn đạt rõ ý, lưu loát Giáo viên cũng chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh, giúp học sinh nói mạch lạc, tự tin, rõ ràng đoạn văn của mình

* Giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn: Học

sinh dựa vào bài đã làm miệng viết thành đoạn văn hoàn chỉnh theo các bước:

- Viết câu mở đầu: Giới thiệu đối tượng cần viết (có thể diễn đạt bằng một câu)

- Phát triển đoạn văn: kể về đối tượng: có thể dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý có thể diễn đạt bằng một hoặc hai câu tuỳ theo năng lực học sinh

- Câu kết thúc: có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ, mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đó với cuộc sống, với mọi người

- Hướng dẫn học sinh viết bài: Giáo viên nêu yêu cầu của bài viết: Chỉ viết câu trả lời Câu phải có đủ bộ phận chính Đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải có dấu kết thúc câu Giữa các câu (nếu có thể) dùng dấu phẩy hoặc viết từ nối ở đầu câu sau nhằm giúp cho bài làm thêm liền mạch

- Cuối cùng, giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bài đã viết để sửa chữa, bổ sung Giáo viên chấm bài

Sau đây là một số kiểu bài viết đoạn văn ngắn trong chương trình Tập làm văn lớp 2:

3.5.1 Quan sát tranh - trả lời câu hỏi:

Trong giờ Tập làm văn, học sinh được học kể sáng tạo qua tranh vẽ Việc

kể chuyện theo tranh vừa kích thích trí tưởng tượng vừa giúp các em tập đặt câu cho rõ ràng, mạch lạc để diễn đạt được ý mình muốn nói Việc kể chuyện không theo bài tập đọc có trước này là kiểu kể chuyện sáng tạo Ở tuần 1, các bức tranh liên hoàn khuyên bạn không hái hoa ở công viên (trang 12), dắt cụ già qua đường (trang 150) giúp học sinh nhận thức và xử lý được nhiều tình huống, đồng thời rèn khả năng sáng tạo Nhưng các bài khuyên bạn không vẽ bậy lên tường (trang 47), Bút của cô giáo (trang 62) lại đơn giản hơn vì có lời thoại

a Hoạt động chính của học sinh khi học kiểu bài này:

- Quan sát tranh có định hướng: Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác quan sát tranh

- Diễn đạt những điều quan sát được bằng ngôn ngữ có tính tạo hình: Hướng dẫn học sinh tìm từ ngữ để thể hiện một cách có hình ảnh những điều đã quan sát được

- Diễn đạt thành lời văn có hình ảnh về những điều quan sát đã được tổ chức theo một lôgíc: Hướng dẫn học sinh nói thành câu văn kể (tả) những điều

đã quan sát

b Cách làm bài văn quan sát tranh-trả lời câu hỏi:

- Học sinh quan sát kĩ bức tranh (toàn cảnh và từng chi tiết) Dựa vào vốn hiểu biết thực tế, học sinh tưởng tượng các màu sắc, hình thù, âm thanh, mùi vị… để khi viết câu trả lời nêu được một ý trọn vẹn, gắn bó với nhau và câu văn

Ngày đăng: 17/10/2019, 11:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w