Đối với học sinh lớp 5, tuy các em đã được rèn luyện về chính tả ở các lớp dưới nhưng nếu không duy trì được việc rèn chính tả liên tục thì sẽ dẫn đến tình trạng các em viết sai, đọc sai
Trang 1
MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn sáng kiến: Trang 2
2 Mục đích nghiên cứu: Trang 2
3 Đối tượng nghiên cứu: Trang 3
4 Phương pháp nghiên cứu: Trang 3
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lý luận Trang 4
2 Thực trạng nghiên cứu: Trang 4
3 Một số các giải pháp thực hiện: Trang 4
4 Hiệu quả của sáng kiến: Trang 17
III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1 Kết luận: Trang 17
2 Kiến nghị: Trang 17
Trang 2
I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn sáng kiến:
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng trong nhà trường nhằm
mục đích giáo dục và phát triển nhân cách cho học sinh Cuối bậc tiểu học, yêu cầu về kiến thức kĩ năng học sinh phải đạt được là đọc thông, viết thạo, sử dụng được ngôn ngữ nói và viết trong giao tiếp Phân môn Chính tả cùng với các phân môn khác như Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, giúp cho người đọc chiếm lĩnh được môn Tiếng Việt là công cụ cần thiết trong giao tiếp, tư duy và học tập Ở tiểu học riêng phân môn Chính tả có vị trí vô cùng quan trọng Vì đây
là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh Nhiệm vụ phân môn Chính tả là giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành các kĩ năng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực Bên cạnh đó phân môn Chính tả còn rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, bồi dưỡng lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt Vì vậy phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong môn tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung Tuy nhiên thực tế hiện nay, hiện tượng học sinh viết sai lỗi chính tả còn rất phổ biến cần phải tự độc lập suy nghĩ, tự nghiên cứu, sáng tạo trong quá trình dạy học Đối với học sinh lớp 5, tuy các em đã được rèn luyện về chính tả ở các lớp dưới nhưng nếu không duy trì được việc rèn chính tả liên tục thì sẽ dẫn đến tình trạng các em viết sai, đọc sai, hiểu sai
Để khắc phục tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả, chúng ta đang cố gắng
sử dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức dạy chính tả nhằm giúp học sinh Tiểu học hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt văn hóa
Là một giáo viên dạy lớp 5 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng và quan tâm rèn cho học sinh viết đúng chính tả Thấy các em viết sai lỗi chính tả nhiều, tôi rất buồn lòng Đặc biệt là khi chấm bài tập làm văn của các em thì thật là khổ sở Các em viết thì không dài nhưng để đọc và sữa lỗi cho các em thì thật là vất vả Chất lượng học tập, tỉ lệ các em lên lớp cao hay thấp phần lớn là dựa vào việc viết đúng chính tả Có viết đúng chính tả thì các em mới học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác Việc dạy học sinh viết đúng chính tả là một việc làm vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi sự kết hợp vận dụng linh hoạt và sáng tạo nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, phương pháp và hình thức dạy học Nhưng việc
gì càng khó khăn thì nó lại càng quan trọng Mà đã là quan trọng thì chúng ta lại càng phải làm và quyết tâm làm bằng được Cũng vì những lí do trên mà tôi đã
chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm là: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5 Mong rằng những biện pháp mà tôi đã làm và đã
thành công sẽ được nhiều thầy cô biết đến và cùng chia sẻ
2 Mục đích nghiên cứu:
Tôi viết Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm:
Trang 31 Giải quyết những khó khăn trong việc dạy chính tả, rèn cho học sinh ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng chính tả, nhằm nâng cao chất lượng mônTiếng Việt
2 Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp bản thân và các giáo viên trong khối dạy tốt phân môn Chính tả
3 Làm cho tất cả các giáo viên Tiểu học thấy rõ tầm quan trọng của phân môn Chính tả, kiên trì rèn luyện cho các em viết đúng chính tả ngay từ các lớp dưới
4 Đẩy mạnh phong trào thi đua viết đúng chính tả, rèn luyện chữ viết sạch đẹp trong học sinh khối 4, 5
5.Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về dạy chính tả cho học sinh Tiểu học
3 Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối lớp 5, đặc biệt là học sinh lớp 5B trường Tiểu học Hoằng Đại
4 Phương pháp nghiên cứu:
1 4 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyếtđể tìm ra cơ sở khoa học chi
phối việc lựa chon nội dung và xác định hệ thống nguyên tắc,phương pháp dạy học Tiếng Việt
2.4 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
-Phương pháp khảo sát điều tra thực tế.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích số liệu
II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận nghiên cứu
Giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành các kĩ năng chính
tả, để đáp ứng các nhu cầu học tập, giao tiếp Nên việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh càng được coi là quan trọng không được bỏ qua.
Việc rèn viết đúng chính tả ở tiểu học là rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, bồi dưỡng lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt Đáp ứng với mục tiêu đào tạo của bậc tiểu học: giáo dục con người phát triển toàn diện
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Để có biện pháp phương pháp dạy -học tốt môn chính tả chúng ta hãy nhìn lại và đánh giá hiện trạng năm học
1.2 Thuận lợi :
-Trong chương trình và sách giáo khoa cải cách giáo dục, chính tả được tách thành phân môn độc lập, có tiết dạy riêng Trong chương trình và sách giáo khoa tiểu học, nhiệm vụ phân môn Chính tả là giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành các kĩ năng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn cơ sở Học sinh tiến hành luyện tập qua 2 tiết/ tuần trong vở ô li và các kiểu bài tập như điền từ,điền âm,
Trang 4vần…trong “Vở bài tập Tiếng việt” Tóm lại, có thể nói chính tả được tổ chức dạy riêng, trong khuôn khổ của một phân môn Tiếng việt là một bước tiến đáng
kể của chương trình và sách giáo khoa cải cách giáo dục
Trong năm học, các trường đều được học về vấn đề “Đổi mới SGK Tiếng việt” và từ đó đến nay, chúng ta đã thực hiện nhiều chuyên đề dạy Tiếng việt theo phương pháp mới “Lấy học sinh làm trung tâm”, các chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng việt ở tiểu học”
Hiện nay, nhà trường đã trang bị hệ thống máy chiếu ở tất cả các phòng học tạo điều kiện để giáo viên có thể đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức
Đội ngũ giáo viên phần lớn đạt trình độ đại học, có tâm huyết với nghề, luôn không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn
Một số phụ huynh rất quan tâm, sát sao việc học của con và mua sắm đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập cho con
Tất cả các điều trên tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy tốt phân môn chính tả
2.2 Khó khăn:
Trình độ học sinh không đồng đều, ít có học sinh hứng thú với môn học này
Có những em, trong suốt một năm học chỉ đạt loại C trong vở Chính tả Các em viết sai chính tả nhiều thì không thể viết được một bài tập làm văn đạt yêu cầu, không thể làm tốt các bài kiểm tra Khoa học, Lịch sử, Địa lí, dẫn đến việc học yếu và phải thi lại là đương nhiên Khi hỏi ý kiến các em cho rằng môn này khô
và khó
Giáo viên chưa chú ý đến đặc trưng của phân môn chính tà, vốn kiến thức của giáo viêncòn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn học sinhviết đúng,viết đẹp Cách dạy của nhiều giáo viên trong giờ Tiếng Việt còn đơn điệu,
lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh Nhiều khi giáo viên còn nặng về áp đặt, giảng khô khan Học sinh tiếp thu bài giảng thụ động, dễ mỏi mệt, ngại học Điều kiện giảng dạy của giáo viên có nhiều khó khăn Ngoài cuốn sách giáo viên và sách học sinh các tài liêu tham khảo phục vụ việc dạy học chính tả hầu như có rất ít
Tất cả những nguyên nhân đó nảy sinh tâm lý ngại dạy - học
3 Một số giải pháp thực hiện:
3.1 Phương pháp khảo sát điều tra thực tế:
Muốn đề ra biện pháp thực hiện, trước hết ta phải tìm ra các nguyên nhân
dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả Theo tôi, học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều là do 5 nguyên nhân chính sau đây:
1.Học sinh sinh chưa có động cơ và thái độ đúng đắn trong việc rèn chính tả khi viết, các em còn lơ là, thiếu tập trung, cẩu thả, chữ viết xấu Cụ thể là những tiếng, từ có sẵn trong SGK hoặc giáo viên đã ghi trên bảng và những từ thường xuyên sử dụng nhưng vẫn viết sai.Có những giáo viên đã sửa nhiều lần nhưng nhiều em vẫn viết sai
Trang 52 Học sinh đọc còn yếu, nhiều tiếng phải dừng lại đánh vần Vì thế các em không nhớ chữ ghi âm, tiếng và từ, dẫn đến việc thông hiểu nội dung còn hạn chế.Và việc biến hình thức âm thanh thành chữ viết sẽ rất khó khăn
3.Học sinh không nắm vững các qui tắc chính tả đã học nên viết tùy tiện, nghĩ sao viết vậy
4.Vốn từ vựng của các em còn rất hạn chế Các em chưa hiểu được nghĩa từ nên hay viết lẫn lộn các âm đầu, âm cuối, vần và thanh
5.Hiện nay, với sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa và xã hội; việc nghe, nói, đọc xem của học sinh thì rất nhiều nhưng viết thì ngày càng giảm Học sinh chịu sự tác động của kênh hình trong học tập nhiều hơn kênh chữ và việc lạm dụng các vở bài tập, các câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra, trong thi cử làm cho học sinh rất ít có cơ hội được viết, được rèn chính tả
Căn cứ vào các nguyên nhân trên, tôi đề ra các biện pháp thực hiện sau đây:
* Phát động phong trào: “ Nói chuẩn –Viết chuẩn” trong giao tiếp
* Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết chính tả
* Vận dụng qui tắc dạy chính tả theo khu vực
* Kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm,
* Hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi
* Tuyên dương khen thưởng kịp thời những học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập
3.2 Phát động phong trào “Nói chuẩn -Viết chuẩn” trong giao tiếp
Trong năm học 2015-2016 hưởng ứng phong trào “Nói chuẩn-Viết chuẩn” của phòng Giáo dục thành phố Thanh Hóa, tôi đã có cuộc nói chuyện với học sinh lớp 5B Tôi hỏi các em :
- Các con đã bao giờ ăn cơm mà gặp phải hạt sạn chưa ?
- Rồi a
- Vậy cảm giác như thế nào?
- Rất khó chịu và ăn cơm mất ngon
- Cách phát âm sai và cách viết sai lỗi chính tả cũng “chướng tai” “gai mắt” như ăn cơm gặp hạt sạn vậy Nó có thể làm sai ý đồ của người nói, người viết,và bản thân người nghe và đọc sẽ chẳng muốn đọc, chẳng muốn nghe rồi còn hiểu sai nội dung của văn bản nữa
Qua cuộc trao đổi này, tôi làm cho các em hiểu rằng cũng như ăn cơm đụng hạt sạn vậy, việc đọc sai ,viết sai lỗi chính tả sẽ làm cho người đọc, người nghe không hiểu đúng những gì mình đã nói,đã viết, thậm chí còn làm cho người đọc cảm giác khó chịu và xem thường người nói,người viết Có viết đúng chính tả thì mới học tốt môn Tiếng việt và mới học tốt các môn học khác Nếu như các
em viết sai lỗi chính tả nhiều thì sẽ không hoàn thành môn Tiếng Việt Và cuối năm sẽ bị thi lại, thậm chí sẽ phải ở lại lớp.Việc rèn luyện kĩ năng viết chính tả không phải là một việc làm dễ dàng nhưng chỉ cần các em chú ý khi đọc, khi viết, có ý thức viết đúng chính tả và làm theo hướng dẫn của cô thì nhất định các
em sẽ thành công
Trang 6Sau đó, tôi cho các em xem một số cuốn tập chính tả tiêu biểu (chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ, ít sai lỗi chính tả) của học sinh năm trước để tác động vào ý thức của học sinh Tôi cùng các em phát động phong trào thi đua: “Nói chuẩn-Viết chuẩn” giữa các tổ ,cuối tuần có tổng kết đánh giá
3.3 Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết chính tả
Như chúng ta đã biết: đọc thông thì mới viết thạo Học sinh đọc còn chậm và
sai nhiều thì không thể viết đúng chính tả.Vì đọc chưa thông nên khi viết chính
tả các em thường mắc các lỗi do không nắm vững chính tự và cấu trúc âm tiết Tiếng Việt Vì vậy, đối với những học sinh này, trước hết tôi phải chú trọng khâu luyện đọc cho các em
- Đầu năm học, lớp tôi có 5 em viết sai nhiều lỗi chính tả, đó là các em:
- Nguyễn Thị Hà
- Nguyễn Văn Đức
- Lê Văn Dũng
- Nguyễn Văn Nam
- Vũ Nhật Minh
- Hàng ngày trên lớp, tôi chú ý rèn đọc cho các em bằng cách:
- Gọi các em đọc bài nhiều lần không chỉ ở phân môn tập đọc mà cả ở các môn học khác, kiên trì sửa lỗi cho từng em
-Tổ chức cho các em đọc bài trong nhóm trong 15 phút đầu giờ ( 4 lần/ tuần).Phân công học sinh tốt đọc bài cùng các em khi luyện đọc trong nhóm
- Giáo viên đọc một đoạn văn cho học sinh viết cá nhân Sau đó, tôi kiểm tra và nhận xét chỉ cho em thấy lỗi và hướng khắc phục
- Khuyến khích các em học thuộc lòng một đoạn văn hay một vài khổ thơ, rồi nhớ- viết đoạn văn hay khổ thơ đã thuộc
- Ngoài ra, mỗi tuần, tôi giành một buổi chiều (chiều thứ năm nghỉ) để tổ chức cho các em luyện đọc, luyện viết
3.4 Dạy chính tả theo khu vực
Cách phát âm theo phương ngữ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc viết đúng chính tả của học sinh Tiểu học.Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều Cùng với việc luyện cho các em đọc đúng chính âm chúng ta có thể khắc phục lỗi chính tả cho học sinh ở mỗi vùng miền khác nhau
bằng cách“ Dạy chính tả theo khu vực” Nghĩa là, chúng ta phải xác định được
“trọng điểm chính tả’’ cần dạy cho học sinh, nội dung về giảng dạy chính tả
phải sát hợp với tình hình thức tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở địa phương đó Hiện nay, SGK Tiếng Việt đã có những bài tập chính tả cho giáo viên lựa chọn hoặc giáo viên có thể tự soạn nội dung bài tập sao cho phù hợp với học sinh thuộc vùng miền mình đang dạy Đó là điều kiện thuận lợi cho giáo viên, nhưng cũng là những khó khăn đòi hỏi sự sáng tạo, sự đầu tư nhiều cho bài dạy ở mỗi giáo viên
Để dạy chính tả theo khu vực, tôi tiến hành như sau
+ Điều tra, phát hiện và tổng hợp những lỗi chính tả cơ bản của học sinh
*Lỗi mà đa số học sinh lớp tôi mắc phải chủ yếu là lỗi do ảnh hưởng của
Trang 7cách phát âm theo phương ngữ Cụ thể:
- Lẫn lộn các phụ âm đầu( v/d/gi; r/g; x/s; tr/ch;g/gh;ng/ngh;c/k/qu)
- Lẫn lộn 2 âm chính ( o/ô; ă/â )
- Lẫn lộn các vần ( iu/iêu; in/ inh; ui/ uôi; un/uôn; êu/iêu; in/iên )
- Lẫn lộn các âm cuối ( n/ng; t/c; i/y; o/u)
- Lẫn lộn thanh hỏi, thanh ngã
* Ngoài các lỗi phổ biến trên, một số học sinh lớp tôi còn mắc một số lỗi riêng biệt( lỗi chính tả do không nắm vững chính tự và cấu trúc âm tiết Tiếng Việt)
Cụ thể:
- Em Nguyễn Thị Hà và em Vũ Nhật Minh thường xuyên lẫn lộn 2 âm th và
nh Ví dụ: nhanh nhẹn thì viết thành thanh thẹn…
- Em Nguyễn Văn Đức lẫn lộn thanh sắc và thanh huyền
- Em Nguyễn Văn Nam lại viết âm cuối nh thành ng Ví dụ : cành cây thì viết
là càng cây, chàng màng viết thành chành mành
- Em Lê Văn Dũng thường xuyên viết vần ây thành âi thành Ví dụ: đám
mây thì viết là đám mâi, nhìn thấy viết thành nhìn thấi,…
Căn cứ vào kết quả điều tra, tôi tiến hành lập bảng tổng hợp sau đây và phát đến từng học sinh
BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG MẮC PHẢI
1 Lẫn lộn âm đầu
- d/g/r;
- x/s;
- tr/ch
- c/k
rộn ràng, gia cảnh xôn xao, xinh xắn trung thực, chung thủy
- cái kẹo, kêu gọi,…
dộn dàng, da cảnh sôn sao, sinh sắn chung thực , chung thủy
- cái cẹo, cêu gọi
2 Lẫn lộn các vần:
- iu/ iêu
- in/ inh
- in/ iên
- ui/ uôi
- êu/ iêu
- dịu dàng líu lo -tin tưởng , mít tinh
- chín chắn, đàn kiến
- sống mũi, chuối chín cùng
- đều đặn, kêu gọi,…
- diệu dàng, líu lo -tinh tưởng, mít tin
- chính chắn, đàn kín
- sống muỗi, chúi chín
- điều đặn, kiêu gọi
3 Lẫn lộn các âm cuối:
Trang 8
- t/c
- y/ i
- u/o
- đôi mắt, ăn mặc
- may máy, ngày mai
- tro bếp, mai sau
- đôi mắc, ăn mặt
- mai mái ,ngài mai
- trua bếp,mai sao
4 Lẫn lộn thanh hỏi,
thanh ngã
- vẽ tranh ,nhớ mãi kỉ niệm ,chỉ trỏvỉ thuốc, mãnh liệt/ mảnh vải, nỗi buồn/ nổi trôi, cái mũi/
mủi lòng,
- vẻ tranh ,nhớ mải ,kĩ niệm chĩ trõ
vỉ đại, vĩ thuốc, mảnh liệt, mãnh vải,nổi buồn, nỗi trôi, cái mủi, mũi lòng,…
5 Lỗi riêng biệt
Ở hàng ngang thứ sáu, em nào mắc lỗi, tôi mới ghi vào Mặt sau của bảng tổng hợp này, tôi lập bảng theo dõi việc sữa lối của học sinh trong nửa học kì I ( một năm 4 lần )
BẢNG THEO DÕI VIỆC SỬA LỖI
Số
TT
Tên bài
chính tả
Tổng
1 Việt Nam
thân yêu
…
………
………
………
………
………
………
… 2 Lương Ngọc Quyến ……
………
………
………
………
… 3 Thư gửi các học sinh ……
………
………
………
………
Trang 94 Anh bộ đội
Cụ Hồ gốc
Bỉ
……
………
………
………
………
………
………
5 Một chuyên gia máy xúc ……
………
………
………
………
………
………
6 Ê- mi- li, con ……
………
………
………
………
7 Dòng kinh quê hương ……
………
………
………
………
………
………
8 Kì diệu rừng xanh ……
………
………
………
………
9 Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà ……
………
………
………
………
………
………
Sau khi trả bài chính tả, tôi hướng dẫn các em cách ghi các lỗi và sửa lại cho
đúng (ghi từ chứa tiếng sai để hiểu nghĩa rồi viết lại đúng chính tả), sửa trong vở chính tả, sau đó ghi vào bảng tổng hợp Mấy tuần đầu, những em viết sai nhiều, tôi nhắc nhở và khuyến khích các em về nhà chép lại bài cho đẹp và đúng chính
tả Hết nửa kì, tôi thu bảng tổng hợp và vở chính tả của học sinh để kiểm tra-đánh giá, chọn ra 7 học sinh tiến bộ nhất để khen thưởng Nhờ có bảng tổng hợp này, các em có ý thức hơn trong việc rèn luyện chữ viết, thi đua viết đúng chính tả
3.5 Kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ
Việc nắm nghĩa từ rất quan trọng Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ
sở giúp học sinh viết đúng chính tả Đó là đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt, nó sẽ giúp học sinh giải quyết được những lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm theo phương ngữ Vì vậy có thể nói rằng chính tả Tiếng Việt còn gọi là chính tả ngữ nghĩa
Học sinh lớp tôi viết sai chính tả, một phần lớn là do các em không nắm được nghĩa của từ Vì thế, khi dạy chính tả hoặc dạy các phân môn học khác của môn Tiếng Việt, tôi luôn chú ý giúp các em:
Trang 10- Hiểu nghĩa của từ, phân biệt từ này với từ khác để các em ghi nhớ cách viết của mỗi từ
Ví dụ: Nếu tôi đọc một từ có hình thức ngữ âm là “ trung“ thì học sinh sẽ
lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này Nhưng nếu tôi đặt
nó vào một ngữ cảnh hay gắn cho nó một nghĩa xác định như : Em vui tết trung thu cùng các bạn /Chung tay góp sức xây dựng quê hương./ Như vậy học sinh
sẽ dễ dàng viết đúng chính tả
- Khi đọc chính tả cho học sinh viết, tôi đọc từng cụm từ ( diễn đạt một ý nhỏ); tôi luôn nhắc nhở các em chú ý lắng nghe , hiểu nghĩa từ để viết đúng chính tả
- Khi học sinh sửa lỗi trong bài chính tả, tôi yêu cầu các em ghi từ chứa tiếng sai rồi sửa lại cho đúng; không nên chỉ ghi một tiếng sai rồi sửa lại, sửa như vậy các em sẽ không ghi nhớ các từ đã viết sai Giáo viên cần giúp học sinh hiểu cấu trúc của âm tiết tiếng Việt Vì học sinh không hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết tiếng Việt nên các em thường viết thừa hoặc thiếu con chữ
Ví dụ :
- "quét nhà" học sinh viết "quyét nhà"
- "khúc khuỷu" học sinh viết "khúc khủy"
- "ngoằn ngoèo" học sinh viết "ngoằn ngèo"
Trong trường hợp này, giáo viên phải phân tích cho học sinh thấy :
- Tiếng "quét " trong từ " quét nhà" phần vần gồm có âm đệm "u", âm chính
"e", âm cuối là "t" Vì vậy học sinh viết "quyét" là thừa con chữ "y".
- Tiếng "khuỷu" trong từ "khúc khuỷu" có phần vần gồm âm đệm "u", âm chính "y" và âm cuối là 'u" Vì vậy nếu học sinh viết "khủy" là thiếu con chữ "u"
thể hiện âm cuối
- Trong các tiết Tập đọc, tôi tập cho các em tìm cách ngắt giọng ở những câu dài, ngắt nghỉ đúng các dấu câu, giải nghĩa các từ khó
- Khi học sinh làm bài tập chính tả, tôi chọn các bài theo phương ngữ Trung
Bộ, tập trung vào các “ trọng điểm chính tả” để khắc phục các lỗi chính tả do cách phát âm của địa phương Ngoài việc hướng dẫn các học sinh làm các bài tập trong SGK, tôi còn thay đổi hình thức và nội dung bài tập bằng cách vận
dụng nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực Nghĩa là tôi hướng dẫn học sinh làm các bài tập chính tả với những trường
hơp viết sai chính tả ,hướng dẫn học sinh phát hiện ,sửa chữa ,rồi từ cái sai dẫn đến cái đúng Theo cách này, tôi đã điều chỉnh và thay đổi nội dung và hình thức một số bài tập trong SGK nhưng vẫn bám sát yêu cầu cần đạt của bài học
Ví dụ: Bài tập chính tả tuần 16 ( SGK trang 115 ) yêu cầu tìm các từ ngữ
chứa các tiếng vàng- dàng; vào-dào, vỗ- dỗ Thay vì cho các em tìm từ chứa
các tiếng đã cho, tôi cho sẵn các từ và yêu cầu các em tìm các từ viết sai chính
tả, rồi sửa lại cho đúng
Chẳng hạn : Tìm các từ viết sai chính tả trong bảng dưới đây:
vàng- dàng vào- dào vỗ- dỗ