Điều 3, công ước viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao quy định: một trong những chức năng chính của cơ quan đại diện ngoại giao là “bảo vệ những quyền lợi của nước cử đại diện và của nhữn
Trang 1MỤC LỤC
2 Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo
hộ công dân.
1
2.1 Quy định của pháp luật quốc tế về bảo hộ công dân 1 2.2 – Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ công dân 3
3.Thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong thời
kỳ hội nhập.
5
4 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ công dân 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BHCD Bảo hộ công dân
Trang 2LĐ-TBXH Lao động – Thương binh xã hội CQĐD Cơ quan đại diện
ĐƯQT Điều ước tế
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các yếu tố cấu thành quốc gia, dân cư là yếu tố có vai trò quan trọng Không thể hình thành nên một quốc gia nếu như không có dân cư cư trú thường xuyên trên lãnh thổ quốc gia Quốc gia sẽ đảm bảo cho công dân được hưởng những quyền và ngược lại công dân cũng phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định Một trong những vấn đề đã
và đang rất được quan tâm hiện nay là bảo hộ công dân Đây là một vấn đề
có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với mỗi quốc gia mà còn có vai trò quan trọng trên phạm vi toàn thế giới Vậy vấn đề này được pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Thực tiễn của hoạt động bảo hộ công dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập ra sao?
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Bảo hộ công dân là gì?
Trong Luật Quốc tế hiện đại, bảo hộ công dân, theo nghĩa hẹp, được hiểu là việc quốc gia, thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tiến hành các hoạt động nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích này bị xâm hại hoặc
có nguy cơ bị xâm hại ở nước ngoài đó
Theo nghĩa rộng, bảo hộ công dân không những là việc quốc gia can thiệp để bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài
Trang 4khi các quyền và lợi ích này bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại mà còn bao gồm cả các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà quốc gia dành cho công dân của nước mình khi ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vi xâm hại nào tới công dân của nước này
2 Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo hộ công dân.
2.1 Quy định của pháp luật quốc tế về bảo hộ công dân
2.1.1 Cơ sở của bảo hộ công dân
Cơ sở pháp lý: Hoạt động bảo hộ công dân được tiến hành dựa trên cơ
sở các quy định của pháp luật quốc tế Dưới góc độ pháp luật quốc tế, các quy định về bảo hộ công dân được quy định khá rõ trong công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và công ước viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự Điều 3, công ước viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao quy định:
một trong những chức năng chính của cơ quan đại diện ngoại giao là “bảo
vệ những quyền lợi của nước cử đại diện và của những người mang quốc tịch nước đó tại nước nhận đại diện, trong phạm vi được Luật Quốc Tế thừa nhận” Điều 5, công ước Viên năm 1963 cũng quy định chức năng
tương tự của cơ quan lãnh sự
Cơ sở thực tiễn: Quốc gia chỉ thực hiện sự bảo hộ đối với công dân của
quốc gia hay nói cách khác người được bảo hộ phải mang quốc tịch của
Trang 5quốc gia tiến hành bảo hộ Tuy nhiên, trong thực tiễn quan hệ quốc tế có những trường hợp công dân của quốc gia nhưng không có được sự bảo hộ cần thiết của quốc gia mà họ mang quốc tịch như đối với người hai hay nhiều quốc tịch, hoặc ngược lại cũng có trường hợp cá nhân không mang quốc tịch của quốc gia nhưng vẫn được quốc gia bảo hộ như đối với những
cá nhân được hưởng tư cách “công dân Liên minh Châu Âu” Có hành vi
vi phạm pháp luât quốc tế của quốc gia sở tại gây thiệt hại cho công dân của quốc gia thực hiện bảo hộ Tính bất hợp pháp của hành vi gây thiệt hại
sẽ được xác định trên cơ sở các ĐƯQT song phương hoặc đa phương được
ký kết giữa các bên hoặc tập quán quốc tế, chủ yếu là các ĐƯQT, tập quán quốc tế trong lĩnh vực quyền con người
2.1.2 Thẩm quyền bảo hộ công dân theo pháp luật quốc tế
Về nguyên tắc, thẩm quyền bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài thuộc về cơ quan đại diện ngoại giao - lãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đại diện
Thẩm quyền của cơ quan đại diện ngoại giao - lãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đại diện được quy định trong Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự
Điểm b Điều 3 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao quy định:
“1 Những chức năng chính của một cơ quan đại diện ngoại giao là:
Trang 6b) Bảo vệ những quyền lợi của nước cử đại diện và của những người thuộc quốc tịch nước đó tại nước nhậm đại diện, trong phạm vi được luật pháp quốc tế thừa nhận.”
Vậy, việc bảo vệ quyền lợi của nước cử đại diện và của những người thuộc quốc tịch nước đó tại nước nhậm đại diện thuộc chức năng chính của
cơ quan đại diện ngoại giao
Không chỉ thế, điểm a Điều 5 Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự cũng có quy định:
“Các chức năng lãnh sự gồm có:
a) Bảo vệ tại nước tiếp nhận lãnh sự các quyền của nước lãnh sự và của người dân nước đó, cá nhân cũng như pháp nhân trong phạm vi luật quốc tế cho phép;”
Như vậy, việc bảo hộ ngoại giao không chỉ thuộc thẩm quyền của cơ quan ngoại giao mà còn là chức năng của cơ quan lãnh sự của nước cử đại diện tại nước nhận đại diện
2.1.3 Biện pháp bảo hộ công dân
Theo Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự, một số chức năng của
cơ quan lãnh sự đó là áp dụng các biện pháp về bảo hộ công dân Theo đó, Điều 5 Công ước Viên 1963 quy định:
Trang 7“d) Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi đường cho người dân nước cử lãnh sự, cũng như cấp thị thực và các tài liệu thích ứng cho những người muốn đến nước cử lãnh sự;
e) Cứu trợ và giúp đỡ những công dân, cá nhân cũng như pháp nhân của nước cử lãnh sự;
f) Hoạt động như một công chứng viên, một hộ tịch viên và làm những chức năng tương tự, cũng như thi hành một số chức năng có tính chất hành chính, miễn là không trái với luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự;
g) Bảo vệ lợi ích của người dân, cá nhân cũng như pháp nhân của nước cử lãnh sự trong trường hợp có thừa kế di sản trên lãnh thổ nước tiếp nhận lãnh sự, theo đúng luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự;
h) Trong phạm vi luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự cho phép, bảo vệ lợi ích của những vị thành niên và những người không đủ năng lực mà là người dân của nước cử lãnh sự; nhất là trong trường hợp lập sự giám hộ hoặc uỷ thác tài sản đối với họ;
i) Với điều kiện phải tôn trọng tập quán và thủ tục hiện hành ở nước tiếp nhận lãnh sự làm đại diện hoặc bố trí việc đại diện thích ứng cho người dân của nước cử lãnh sự trước Toà án và cơ quan khác của nước tiếp nhận lãnh sự, nhằm mục đích làm cho những biện pháp tạm thời để bảo vệ quyền lợi của người dân được áp dụng theo đúng luật lệ của nước tiếp nhận lãnh sự, trong trường hợp vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào
Trang 8khác những người dân đó không thể kịp thời đảm nhiệm việc bảo vệ quyền lợi của họ;”
Như vậy, cơ quan lãnh sự ở nước ngoài ngoài nhiệm vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của công dân nước mình tại nước
sở tại trong nhiều trường hợp như: cứu trợ, thừa kế di sản, bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, đại diện cho người dân nước mình trước Tòa án và cơ quan khác nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người dân Cơ quan lãnh sự còn có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động công chứng, cấp hộ chiếu, hộ tịch, các hoạt động có tính chất hành chính khác để phục vụ cho người dân nước mình tại nước sở tại Tuy nhiên, Luật quốc tế cũng có những giới hạn cụ thể cho việc áp dụng các biện pháp bảo hộ công dân Cụ thể là: các biện pháp bảo hộ được giới hạn ngay trong các ĐƯQT mà các quốc gia ký kết hoặc tham gia, trong trường hợp không có ĐƯQT, quốc gia có thể giới hạn các biện pháp bảo hộ công dân bằng tập quán quốc tế
2.2 – Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ công dân
2.2.1 Cơ sở của bảo hộ công dân
Bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của Nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam từ ngày lập nước đến nay và hoàn toàn phù hợp với pháp luật cũng như tập
Trang 9quán quốc tế Pháp luật Việt Nam quy định khá nhiều điều khoản về bảo hộ
công dân Việt Nam Điều 75 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài Nhà nước tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan
hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương đất nước” Quy định này tiếp tục được cụ thể hóa tại Điều 6 Luật quốc tịch
Việt Nam năm 2008
Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao cũng đã đề cập nhiệm vụ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam của Bộ
như sau: “Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế” (Điều 2, khoản 7 Nghị định 15) Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 thành lập Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, do Bộ Ngoại giao quản lý, có nhiệm vụ cấp kinh phí hàng năm cho các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện công tác bảo hộ công dân Trước đó, ngày 26/3/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đã nêu một trong những nhiệm vụ
mà hệ thống chính trị thực hiện là công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài Nghị quyết và các văn bản pháp quy nêu trên cho thấy Đảng,
Trang 10Chính phủ ta tiếp tục khẳng định bảo hộ công dân Việt Nam là một nhiệm
vụ chính trị quan trọng
Nhà nước ta đã ký kết hoặc tham gia nhiều ĐƯQT, đáng chú ý là Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh
sự cũng như gần 20 hiệp định lãnh sự, hiệp định kiều dân mà ta đã ký với
các nước
Chính phủ đã mở khoảng 100 CQĐD (các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán và Cơ quan Lãnh sự danh dự) ở khắp các châu lục Với bộ máy này, công tác bảo hộ, giúp đỡ công dân ở nước ngoài đã và chắc chắn sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực Tại các Đại sứ quán ở địa bàn có đông lao động VN như: Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Qatar, UAE, CH Séc…,
đều đã thành lập Ban Quản lý lao động
Bộ Ngoại giao quán triệt công tác BHCD Việt Nam ở nước ngoài là một trong những trọng tâm công tác của Bộ và của CQĐD Việt Nam ở nước ngoài Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội rà soát ký kết Hiệp định lao động với các nước: Lào năm 1995, Oman năm 2007, Qatar năm 2008, LB Nga năm 2008, Kazakstan năm
2008, UAE năm 2009, Canada năm 2010… Đây là những hành lang pháp
lý quan trọng, là cơ sở để bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của người lao
động VN ở nước ngoài
Về hợp tác quốc tế, để bảo vệ người lao động VN ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép VN trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tháng 11/2007,
Trang 11tham gia tích cực các hoạt động tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng như
tham gia các diễn đàn trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này
Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự và di cư quốc tế do Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao quản lý (địa chỉ lanhsuvietnam.gov.vn và dicu.gov.vn) cũng đã đi vào hoạt động nhằm đáp ứng các yêu cầu cập nhật
và chia sẻ thông tin, giúp mọi công dân tiếp cận và có kiến thức cần thiết khiđi nước ngoài đồng thời góp phần đưa công tác BHCD ngày càng
chuyên nghiệp hơn
2.2.2 Thẩm quyền bảo hộ công dân
Cơ quan trong nước: Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối thực hiện
nhiệm vụ bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, được ghi nhận trong Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao
Cơ quan ở nước ngoài: ở nước ngoài, việc bảo hộ công dân Việt Nam
được thực hiện bởi các cơ quan đại diện của Việt nam cử tại quốc gia nhận đại diện như Đại sứ quán, Lãnh sự quán, văn phòng đại diện và đây cũng là
chức năng chính của các cơ quan này
2.2.3 Biện pháp bảo hộ công dân
Các biện pháp bảo hộ công dân mà Việt Nam thực hiện được thể hiện trong chức năng nhiệm vụ của Bộ ngoại giao và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài Các hoạt động giúp đỡ và quản lý công dân từ đơn giản đến phức tạp Được tiến hành khi công dân chưa xuất cảnh khỏi biên giới Việt Nam như việc cấp hay trang bị những thông tin về quốc gia mà
họ sắp tới Hay như bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam
Trang 12trước các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại trong hoạt động kinh doanh hoặc trong các lĩnh vực khác, Hầu hết các biện pháp bảo hộ công dân Việt nam tại nước ngoài đều đã được quy định tại các văn bản pháp luật như Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao, Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân ở nước ngoài quy định về
hoạt động của quỹ bảo hộ công dân: “Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho công dân trong trường hợp bị bắt, bị tạm giam, bị tạm giữ do vi phạm pháp luật nước ngoài; Trợ giúp những công dân, pháp nhân trong khu vực xảy ra chiến tranh, xung đột, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, khủng bố, bắt cóc, ; Trợ giúp những công dân đặc biệt khó khăn, bị tai nạn, gặp rủi ro nghiêm trọng, khi tự họ không thể khắc phục được; Trợ giúp những công dân trong những trường hợp ốm đau đột xuất, bị tai nạn giao thông, mà đương sự chứng minh là hoàn toàn không có khả năng tài chính để chi trả
và không có thân nhân, tổ chức đứng ra bảo lãnh; Tạm ứng thanh toán tiến viện phí, thuốc men, vé tàu xe về nước, tiền ăn, ở cho công dân trong thời gian chờ làm thủ tục xuất cảnh về nước ”, cũng như các văn bản quy
định nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Đại sứ quán, Lãnh sự quán, các văn phòng đại diện của Việt Nam tại nước ngoài
Các biện pháp bảo hộ công dân chủ yếu được thực hiện theo phương
Trang 13để bảo hộ công dân của mình Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp mạnh như rút đại sứ hoặc toàn bộ viên chức ngoại giao của mình khỏi quốc gia vi phạm hoặc đưa vụ việc ra các cơ quan tài phán quốc tế Vấn đề sử dụng biện pháp bảo hộ ở mức độ nào hoặc áp dụng biện pháp gì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quyền nào đã bị vi phạm, mức độ vi phạm, tầm quan trọng của quyền bị vi phạm đối với cá nhân và lợi ích của quốc gia mình Đồng thời việc bảo hộ công dân cũng được thực hiện tùy thuộc vào quan
hệ giữa hai quốc gia, bối cảnh quốc tế và các ĐƯQT mà Việt Nam đã ký
kết hoặc tham gia
3.Thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân của Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập.
Những năm qua, công tác bảo hộ luôn được thực hiện theo phương
châm “Bảo hộ chủ động, kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả” Theo thống kê
mới đây của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, lao động Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 500.000 người, tập trung chủ yếu ở một số thị trường như: Malaysia có khoảng 77.000 người, Hàn Quốc có 70.000 người, Đài Loan có 95.388 người, Nhật Bản có 18.000 người, Ả-rập Xê-út có 10.000 người, Ma Cao 8.388 người, Brunei 1000 người, Séc 6000 người, Algeria 1000 người, Israel 1000 người, Síp 13.000 người, Nga có khoảng 14.500 người Người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài một mặt giải quyết được vấn đề việc làm, giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống cho cá nhân và gia đình, đóng góp cho đất nước, mặt khác cũng xảy ra