Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 107 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
107
Dung lượng
769,71 KB
Nội dung
TIỂU LUẬN:
BẢO Đ
ẢM CÔNGBẰNGXÃHỘIVÌ
SỰ PHÁTTRIỂNBỀNVỮNG
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
coi côngbằngxãhội là mục tiêu và động lực của sựpháttriểnxã hội. Để có được
công bằngxãhội trong điều kiện kinh tế thị trường, cần phải xác định và thực
hiện đúng nguyên tắc phân phối phù hợp như Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đề ra. Để phát huy vai trò động lực của côngbằngxã hội, theo tác giả,
cần khắc phục những thiếu sót trong việc thực hiện côngbằngxãhội hiện đang
còn tồn tại. Công tác lý luận cần hướng vào việc nghiên cứu và giải quyết nhiệm
vụ đó.
Mở đầu
Sự pháttriển của một quốc gia không chỉ thể hiện ở sựpháttriển về kinh tế, mà
còn thể hiện ở sựpháttriển về xã hội. Sựpháttriển về kinh tế và sựpháttriển về
mặt xãhội có liên quan mật thiết với nhau. Côngbằngxãhội là một nội dung
quan trọng trong sựpháttriển về mặt xã hội. Trong một xãhội có tình trạng bất
công bằng, người bị đối xử bất công sẽ không thể phát huy hết tính tích cực của
mình; hơn nữa, họ luôn đấu tranh đòi công bằng, cuộc đấu tranh này không tránh
khỏi gây bất ổn định xã hội. Vì vậy, nếu quốc gia nào chỉ chú trọng pháttriển về
kinh tế mà không chú trọng bảođảmcôngbằngxã hội, thì sựpháttriển về kinh tế
của quốc gia đó sẽ không bền vững.
1. Quan điểm coi côngbằngxãhội là mục tiêu và động lực của sựpháttriển
xã hội ở Việt Nam
Công bằngxãhội luôn được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam coi vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sựphát triển. Trong thời kỳ phong kiến và thuộc
địa, tình trạng bất côngbằng rất nghiêm trọng. Nhờ giương cao ngọn cờ công
bằng mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần
chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phong kiến và thuộc địa, xây
dựng chế độ xãhội chủ nghĩa. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành
công, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện ngay hàng loạt chính sách nhằm xoá bỏ
tình trạng bất công do xãhội trước để lại, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân. Giống như các nước xãhội chủ nghĩa khác trước đây, trước thời kỳ
đổi mới, Việt Nam cũng chủ trương quốc hữu hoá và tập thể hoá các tư liệu sản
xuất chủ yếu với hy vọng vừa có tăng trưởng kinh tế, vừa có côngbằngxã hội.
Vào những năm đầu của thời kỳ này, thành tựu trong việc xoá bỏ bất côngbằngxã
hội là rất to lớn. Đặc biệt, nhờ chính sách cải cách ruộng đất nên ước mơ “người
cày có ruộng” của hàng triệu nông dân đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, sau một
thời gian không lâu, sản xuất lại trở nên trì trệ, do đó đời sống nhân dân thấp kém
và đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nguyên nhân của tình
hình sản xuất trở nên trì trệ là gì? Chắc chắn nó có nguyên nhân ở chỗ người lao
động không hoàn toàn phấn khởi để phát huy hết tính tích cực của mình. Nhưng vì
sao người lao động lại không hoàn toàn phấn khởi để phát huy hết tính tích cực
của mình? Đó là vì lợi ích chính đáng của họ chưa được đảm bảo, hay nói cách
khác, vì vẫn còn sự bất côngbằngxã hội. Sự bất công của chế độ thực dân và
phong kiến được xoá bỏ thì bất công mới lại nảy sinh, đó là sự phân phối bình
quân, cào bằng.
Từ năm 1986, nhờ thực hiện chủ trương pháttriển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, Việt Nam đã thoát ra khỏi cuộc
khủng hoảng kinh tế - xãhội và có được sựpháttriển vượt bậc về nhiều mặt: kinh
tế pháttriển với tốc độ cao, xãhội ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cải
thiện hơn. Sở dĩ chủ trương pháttriển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường đem lại sựpháttriển vượt bậc như vậy là vì chủ
trương đó đã góp phần khắc phục sự bất công của chính sách phân phối bình quân,
cào bằng.
Xoá bỏ sự bất công của chính sách phân phối bình quân, cào bằng đương nhiên sẽ
làm cho khoảng cách giàu nghèo tăng hơn. Do đồng nhất sự bình đẳng với sự
công bằng, một số người cho rằng sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo là biểu
hiện của tình trạng bất công gia tăng. Cũng theo quan niệm của họ, hai mục tiêu
công bằngxãhội và tăng trưởng kinh tế không thể đồng thời đạt được; muốn có
tăng trưởng kinh tế thì phải chấp nhận sự bất côngbằngxãhội và trong điều
kiện hiện nay, cần phải ưu tiên cho sự tăng trưởng kinh tế(1).
Khác với quan niệm trên đây, Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng, để đạt được
mục tiêu tăng trưởng kinh tế không nhất thiết phải hy sinh mục tiêucôngbằngxã
hội. Côngbằngxãhội không phải là nhân tố kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế; trái
lại, nó là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Bởi vì, nếu có côngbằngxã
hội thì lợi ích chính đáng của mỗi người được bảo đảm, mỗi người được hưởng
tương xứng với cống hiến của mình; điều đó sẽ kích thích mọi người ra sức cống
hiến cho xãhội một cách tự nguyện nhất, từ đó kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, chúng ta không những có thể mà còn cần phải
thực hiện côngbằngxã hội. Về điều này, Văn kiện Đại hội X của Đảng viết:
“Thực hiện tiến bộ và côngbằngxãhội ngay trong từng bước và từng chính sách
phát triển: tăng trưởng kinh tế đi đôi với pháttriển văn hoá, y tế, giáo dục… giải
quyết tốt các vấn đề xãhộivì mục tiêupháttriển con người”(2). Quan điểm này
phù hợp với quan điểm của Hồ Chí Minh cho rằng, “Không sợ thiếu, chỉ sợ không
công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”(3).
Trong điều kiện kinh tế thị trường, côngbằngxãhội có thể và cần được bảo đảm.
Khi thừa nhận như vậy thì cần chú ý hai điểm sau đây. Thứ nhất, côngbằngxãhội
không đồng nhất với bình đẳng xã hội, côngbằng không phải là cào bằng; do đó,
không phải càng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là càng công bằng, cũng không
phải càng gia tăng khoảng cách giàu nghèo là càng gia tăng sự bất công bằng. Sự
đồng nhất côngbằngxãhội với bình đẳng xãhội đã từng là cơ sở lý luận của chủ
nghĩa bình quân, đồng thời là cơ sở lý luận của quan niệm sai lầm cho rằng không
thể đồng thời đạt được hai mục tiêucôngbằngxãhội và tăng trưởng kinh tế. Thứ
hai, để có được côngbằngxãhội trong điều kiện pháttriển kinh tế thị trường thì
cần phải xác định và thực hiện đúng nguyên tắc phân phối phù hợp. Về nguyên tắc
phân phối phù hợp này, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ
nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng
thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh
doanh và thông qua phúc lợi xã hội"(4). Tiếp tục tinh thần đó, Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Thực
hiện tiến bộ và côngbằngxãhội ngay trong từng bước và từng chính sách phát
triển: tăng trưởng kinh tế đi đôi với pháttriển văn hoá, y tế, giáo dục…, giải quyết
tốt các vấn đề xãhộivì mục tiêupháttriển con người. Thực hiện chế độ phân phối
chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn
cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội”(5).
Quan điểm trên thể hiện sự thay đổi quan trọng trong nhận thức của Đảng Cộng
sản Việt Nam so với thời kỳ trước đổi mới về nguyên tắc phân phối bảođảmcông
bằng xã hội. Vì sao? Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xãhội trước đổi mới, Việt
Nam cũng như các nước xãhội chủ nghĩa khác quan niệm rằng, nguyên tắc phân
phối bảođảmcôngbằngxãhội là nguyên tắc phân phối theo lao động (làm nhiều
hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng). Nguyên tắc phân phối
theo lao động đòi hỏi giá trị của tổng sản phẩm xãhội được chia thành hai phần:
phần thứ nhất được dành để tái sản xuất, để giải quyết các vấn đề xãhội chung, để
đóng góp vào quỹ phúc lợi xãhội và từ đó, phân phối thông qua phúc lợi xã hội;
phần thứ hai sẽ được phân phối cho các cá nhân theo mức cống hiến bằng sức lao
động của họ cho xãhội (bao gồm cả cống hiến bằng sức lao động chân tay và
cống hiến bằng sức lao động trí óc, cống hiến của người lao động quản lý và
người lao động không tham gia quản lý, cống hiến trực tiếp và cống hiến gián tiếp
cho quá trình sản xuất của xã hội, cống hiến của tất cả những người làm việc trong
mọi lĩnh vực không thể thiếu của xã hội). Nguyên tắc phân phối theo lao động
không dành phần nào để phân phối theo nguồn vốn.
Từ khi chủ trương pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa,
Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam thực hiện nguyên tắc phân phối “theo kết
quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và
các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội”. Với
việc thực hiện nguyên tắc phân phối đó, Việt Nam đã xoá bỏ đáng kể sự bất công
do phân phối bình quân. Việc xoá bỏ sự bất công này là một nguyên nhân đưa đến
những thành công ngoạn mục của Việt Nam về kinh tế và xã hội, được cộng đồng
thế giới thừa nhận. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục với tốc độ cao. Bên
cạnh đó, Việt Nam cũng đạt được nhiều tiến bộ về văn hoá và xã hội: đời sống của
đa số nhân dân được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh chóng, xãhội không có
sự phân cực gay gắt, giáo dục và đào tạo tiếp tục pháttriển và được đầu tư nhiều
hơn, trình độ dân trí được nâng lên, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân
dân đạt nhiều kết quả, tuổi thọ trung bình của dân số tăng từ 67,8 (năm 2000) lên
71,5 (năm 2005), chính trị và xãhội ổn định(6). So với thời kỳ trước đổi mới, Việt
Nam đã tiến được một bước dài trên con đường thực hiện và đi tới mục tiêucông
bằng xã hội.
2. Một số thiếu sót trong việc bảođảmcôngbằngxãhội hiện nay
Bên cạnh những thành công đó, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề
xã hội nan giải, trong đó có vấn đề bảođảmcôngbằngxã hội. Trong những năm
gần đây, nhiều người giàu lên nhanh chóng. Một số người giàu lên bằngsự kinh
doanh chính đáng, hợp pháp. Một số người khác giàu lên bằng việc lợi dụng sơ hở
của hệ thống pháp luật để làm ăn một cách phi pháp. Nếu trong thời kỳ bao cấp
tình trạng bất côngbằngxãhội xuất hiện do sự phân phối cào bằng, thì ngày nay
nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng bất công là sự làm giàu bất hợp pháp, đặc
biệt là tham nhũng(7). Tham nhũng đang là quốc nạn ở Việt Nam, là mầm mống
gây ra sự bất ổn định xã hội, là một nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế.
Cơ chế thị trường không phải là nguyên nhân gây ra tham nhũng. Nếu có một hệ
thống pháp luật phù hợp và sự thực thi pháp luật nghiêm minh thì tham nhũng
không thể tồn tại trong cơ chế thị trường. Như vậy, để xoá bỏ bất công thì phải
xoá bỏ sự làm giàu bất hợp pháp của một số người, nhưng muốn làm được điều đó
thì phải xây dựng được một hệ thống pháp luật phù hợp và phải thực thi pháp luật
một cách nghiêm minh.
Một nguyên nhân quan trọng khác gây ra tình trạng bất côngbằng là sự bất hợp lý
trong phân phối của cải và cơ hộiphát triển. Vìsự bất hợp lý đó mà có tình trạng
một số người có thu nhập cao hơn nhiều so với một số người khác mặc dù họ cùng
làm một công việc và với cường độ như nhau. Một số người giàu lên rất nhanh
nhờ lợi dụng được sự bất hợp lý trong chính sách của Nhà nước. Một số người vẫn
phải sống trong cảnh quá nghèo khổ trong khi thu nhập bình quân một người một
năm ở Việt Nam đã đạt khoảng 1000 USD(8). Trong số những người nghèo, nhiều
người không đáng phải chịu cảnh nghèo vì nguyên nhân gây ra sự nghèo là khách
quan chứ không phải do họ lười biếng.
Trong thời kỳ trước đổi mới, Việt Nam có một hệ thống giáo dục và y tế không
mất tiền, vì được nhà nước bao cấp. Còn hiện nay? Bên cạnh các cơ sở giáo dục
và y tế công lập, còn có các cơ sở giáo dục và y tế tư nhân. Các cơ sở giáo dục và
y tế tư nhân thì hoạt động theo cơ chế thị trường: người bỏ vốn ra kinh doanh có
mục đích thu lợi nhuận từ nguồn học phí của người học và viện phí của người
bệnh. Đó là điều bình thường. Các cơ sở giáo dục và y tế công lập, ngoài kinh phí
do nhà nước cấp, còn thu thêm học phí và viện phí. Điều này dẫn đến tình trạng là
chỉ những người có tiền đóng học phí và viện phí mới được hưởng dịch vụ giáo
dục và chữa bệnh từ các cơ sở giáo dục và y tế công lập. Các cơ sở giáo dục và y
tế công lập là tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Mọi người đều có quyền được hưởng
một phần dịch vụ giáo dục và y tế từ các cơ sở giáo dục và y tế này. Nhưng trên
thực tế, nhiều người có nhu cầu học tập hoặc chữa bệnh đã không được hưởng
quyền lợi từ các cơ sở giáo dục và y tế công lập do không có tiền đóng học phí và
viện phí. Đây là một biểu hiện của tình trạng bất công còn tồn tại ở Việt Nam.
Nhận diện sự bất công hợp pháp thường phức tạp hơn nhận diện sự bất công phi
pháp. Trong thời kỳ trước đổi mới, khi thực hiện sự phân phối bình quân để xoá
bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư, chúng ta tưởng rằng như thế
là xoá bỏ được bất công nhưng thực ra lại là tạo ra sự bất công. Còn trong thời kỳ
đổi mới, tuy đã xoá bỏ sự phân phối bình quân, nhưng trên thực tế chúng ta vẫn
chưa thực hiện được sựcôngbằngvìsự bất hợp pháp và sự bất hợp lý trong phân
phối của cải và cơ hộiphát triển. Khắc phục sự bất công này trước hết là trách
nhiệm của nhà nước.
Chúng ta không thể xoá bỏ kinh tế thị trường vì điều đó triệt tiêu động lực của sự
tăng trưởng kinh tế. Chúng ta cũng không thể để cho kinh tế thị trường hoạt động
tự phát mà không có sự điều tiết của nhà nước. Nhưng, điều tiết như thế nào để có
sự hợp lý trong phân phối của cải và cơ hộipháttriển cho mọi người? Về vấn đề
này, Văn kiện Đại hội X của Đảng đã viết: “Lý luận chưa giải đáp được một số
vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xãhội ở nước ta, đặc biệt là
trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và chất lượng
phát triển; giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện côngbằngxã hội; giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị; giữa đổi mới với ổn định và phát triển; giữa độc lập
tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”(9). Do lý luận chưa giải
đáp được vấn đề nói trên, nên chúng ta vẫn chưa có những chính sách hợp lý để
khắc phục hoàn toàn sự bất côngbằng đang tồn tại.
Kết luận
So với thời kỳ bao cấp, Việt Nam về cơ bản đã khắc phục được sự bất công do
phân phối bình quân. Tuy nhiên, tình trạng bất công ở Việt Nam hiện nay vẫn còn
khá nhức nhối. Để bảođảmcôngbằngxãhội trong điều kiện pháttriển kinh tế thị
trường và còn thiếu thốn như hiện nay, điều quan trọng đầu tiên là cần phải xoá bỏ
được tình trạng nghèo khổ của một bộ phận dân cư do những nguyên nhân khách
quan. Nếu không làm được điều này thì đất nước ta sẽ chưa thể có sựpháttriển
bền vững.r
(*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Phó viện trưởng Viện Triết học, Viện Khoa học xãhội
Việt Nam.
(1) Chẳng hạn, có ý kiến cho rằng, nước ta hiện nay có sự bóc lột hợp pháp và sự
bóc lột bất hợp pháp, loại bóc lột hợp pháp thì không thể xoá bỏ được trong điều
kiện hiện nay. Bóc lột là bất công. Vì vậy, theo ý kiến này thì trong điều kiện hiện
nay, chúng ta chưa thể xoá bỏ được sự bất công.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.77-78
(3) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.12. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.185.
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.88.
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.77-78.
(6) Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X. Sđd., tr.57-59.
(7) Hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu nào về thực trạng
tham nhũng ở Việt Nam. Tuy nhiên, một số tổ chức cũng đã có đánh giá bước đầu
về tình hình tham nhũng ở Việt Nam. Chẳng hạn, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (có
trụ sở ở Đức) từ năm 1995 đã khảo sát, cho điểm và xếp hạng tham nhũng của các
quốc gia. Năm 2004 Việt Nam được 2,6 điểm trên 10 và xếp hạng 102 trong 146
nước được đánh giá. Đứng đầu danh sách này là Phần Lan với 9,7 điểm. Đứng
cuối danh sách này là Haiti với 1,5 điểm. Không có nước nào đạt điểm tuyệt đối
(điểm 10). Nguồn: Vietnamnet ngày 5/12/2004.
(8) Khoảng cách giàu nghèo gia tăng giữa các bộ phận dân cư và tỷ lệ nghèo phần
nào nói lên tình trạng bất công của xã hội. Nếu xét theo nhóm dân cư, khoảng
cách giàu nghèo giữa nhóm có thu nhập thấp nhất và cao nhất ở Việt Nam đang
ngày một cách biệt. Khoảng cách này năm 1996 là 7,31 lần; năm 2001 - 2002 là
8,10 lần, năm 2003-2004 là 8,34 lần, còn bộ ba con số này giữa vùng Đông Nam
Bộ giàu nhất và vùng Tây Bắc Bộ nghèo nhất là 2,18 lần; 3,15 lần và 3,14 lần. Ở
thời điểm hiện nay, cùng với việc gia nhập WTO và động thái của thị trường thế
giới sắp tới, khoảng cách giàu nghèo có thể còn tiếp tục nới rộng ra nhanh hơn
nữa. Theo tiêu chí giai đoạn 2006 - 2010, hộ có thu nhập dưới 230.000
đồng/người/tháng ở thành thị và 200.000 đồng/tháng ở nông thôn là thuộc hộ
nghèo. Ở thời điểm cuối năm 2007, cả nước còn 14,8% hộ nghèo. Xu thế giảm
nghèo tuy rõ rệt ở tất cả các vùng, các đối tượng, song tỷ lệ nghèo và tốc độ giảm
nghèo có sự khác nhau khá rõ giữa các vùng miền. Đến cuối năm 2006, cả nước
còn 58 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50%. Trong đó có 27 huyện có tỷ lệ hộ nghèo
trên 60%, 10 huyện trên 70% và 1 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 80%. Nguồn:
Báo: Người lao động, ngày 13-1-2008.
(9) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X. Sđd., tr.69.
DIỄN VĂN C
ỦA CHỦ TỊCH VIỆN KHOA HỌC XÃHỘI VIỆT NAM CHÀO
MỪNG HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
“TRÁCH NHIỆM XÃHỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG”
GS.TS.Đỗ Hoài Nam, Uỷ viên Trung ương Đảng,
Chủ tịch Viện Khoa học xãhội Việt Nam
Kính thưa: GS.Sayer, Tổng Giám đốc MISEREOR
Kính thưa các quý vị đại biểu
Kính thưa các học giả Việt Nam và quốc tế thân mến!
Trước hết, xin cho phép tôi được thay mặt Viện Khoa học xãhội Việt Nam nhiệt liệt
chào mừng các quý vị đại biểu, các học giả của các nước đến tham dự Hội thảo khoa
học quốc tế tổ chức tại Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng với chủ đề “Trách
nhiệm xãhội trong điều kiện kinh tế thị trường” - một chủ đề có ý nghĩa lý luận quan
trọng và giá trị thực tiễn đặc biệt to lớn. Có thể khẳng định rằng, trong bối cảnh hiện
nay, vấn đề trách nhiệm xãhội là một trong những mối quan tâm hàng đầu không chỉ
của những nhà hoạt động chính trị, những nhà khoa học, mà của toàn nhân loại, của
tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Kính thưa các quý vị đại biểu
Kính thưa các học giả!
Cách đây hơn 1 năm, tại Hà Nội, Viện Khoa học xãhội Việt Nam đã phối hợp với
MISEREOR lần đầu tiên đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về chủ đề “Công
bằng xã hội, trách nhiệm xãhội và đoàn kết xã hội” với sự tham dự của đông đảo các
học giả trong nước và quốc tế. Để tiếp tục thúc đẩy sựpháttriển quan hệ hợp tác trên
lĩnh vực khoa học nhằm trao đổi các kết quả nghiên cứu cũng như chia sẻ những
kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn của mỗi bên, hôm nay, chúng ta lại cùng tổ
chức một diễn đàn khoa học mới đề cập tới một vấn đề cụ thể, mang tính chuyên sâu
hơn, có tính thực tiễn hơn - đó là trách nhiệm xãhội trong điều kiện kinh tế thị
trường.
Như chúng ta đã biết, sựpháttriển của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,
đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, đã làm cho sức mạnh của
con người được nhân lên gấp bội. Biết baophát minh, thành tựu to lớn của khoa học
công nghệ trong thế kỷ XX đã thể hiện năng lực sáng tạo phi thường của con người,
[...]... vậy về trách nhiệm xãhội thì việc thực hiện trách nhiệm xãhội của doanh nghiệp không chỉ làm cho doanh nghiệp pháttriểnbền vững, mà còn góp phần vào sự pháttriểnbềnvững của xãhội nói chung Như chúng ta đều biết, ở Việt Nam, pháttriểnbềnvững đã trở thành mục tiêu chiến lược và được đề ra từ những năm 80 của thế kỷ XX Cùng với thời gian, khái niệm pháttriểnbềnvững đã có sự thay đổi về nội... của sự tăng trưởng như vậy là nhằm giải quyết ngày càng tốt hơn vấn đề dân sinh, bảođảm cho mọi người dân có cuộc sống ấm no và hạnh phúc Trên thực tế, chiến lược pháttriển nhanh, bềnvững là phương thức hữu hiệu bảođảm cho sựpháttriển đất nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xãhộicông bằng, dân chủ, văn minh” Rõ ràng là, với mục tiêu của pháttriểnbền vững. .. và xã hội; ngược lại, cộng đồng và xãhội cũng phải có trách nhiệm đối với các thành viên của mình Chỉ có như vậy mới tạo nên sự đồng thuận, pháttriển hài hoà và bềnvững của xãhội với tư cách một chỉnh thể thống nhất Sựpháttriển trách nhiệm của con người không chỉ là một tiêu chí quan trọng thể hiện trình độ pháttriển của xã hội, mà hơn thế, còn là nền tảng, là cơ sở và động lực của sựphát triển. .. chất của sự pháttriểnbềnvững là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên, bảođảmsựcôngbằng giữa các thế hệ trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngoài nội dung trên đây, khái niệm pháttriểnbềnvững còn được bổ sung thêm nhiều nội dung mới Việt Nam đang chủ trương xây dựng chiến lược pháttriểnbềnvững phù... ta có thể nhận thấy rằng: Thứ nhất, yếu tố ổn định chính trị - xãhội được xem là tiền đề, điều kiện để pháttriển nhanh và bềnvững Thứ hai, chiến lược pháttriển nhanh, bềnvững tập trung nâng cao chất lượng phát triển, kết hợp giữa pháttriển kinh tế với việc pháttriển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và côngbằngxã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu... ngữ phát triểnbềnvững ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XX và bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu về môi trường và pháttriển quốc tế nhờ sự ra đời của công trình Chiến lược bảo tồn thế giới(1980)(2) Sau đó, tư tưởng về pháttriểnbềnvững được trình bày trong một loạt công trình, như Tương lai chung của chúng ta (1987), Chăm lo cho trái đất (1991)(3) Khi nói về sự pháttriểnbền vững, ... thi trách nhiệm xãhội của các doanh nghiệp ở Việt Nam Theo tác giả, việc các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xãhội không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp pháttriểnbền vững, mà còn góp phần vào sự pháttriểnbềnvững của xãhội Trên cơ sở làm rõ những lợi ích to lớn từ việc thực hiện trách nhiệm xãhội của các doanh nghiệp và đánh giá khái quát tình hình thực thi trách nhiệm xãhội của các doanh... trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước pháttriển Thứ ba, chiến lược pháttriểnbềnvững của Việt Nam đã đề cập một cách khá toàn diện các khía cạnh khác nhau của sựphát triển, trong đó nổi lên việc giải quyết hài hòa các mối quan hệ, như hài hòa giữa pháttriển nhanh và bền vững, giữa tăng trưởng về số lượng và nâng cao chất lượng, giữa pháttriển theo chiều rộng và phát triển. .. chúng ta, pháttriểnbềnvững được hiểu là sựpháttriển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai; còn trong cuốn Chăm lo cho trái đất, pháttriểnbềnvững được xác định là việc nâng cao chất lượng đời sống con người khi đang tồn tại trong khuôn khổ bảođảm các hệ sinh thái Nhìn chung, cả hai định nghĩa đó đều quy pháttriểnbềnvững về... mà còn làm tăng sự quan tâm của họ tới lợi ích của người khác, của xã hội, nghĩa là gia tăng trách nhiệm xãhội của các chủ thể Nói cách khác, trách nhiệm xãhội được coi là chìa khoá của sựpháttriểnxãhội trong bối cảnh hiện nay Trách nhiệm phản ánh mối quan hệ qua lại giữa cá nhân với cộng đồng (nhóm, tập thể) và xãhội Mỗi cá nhân, bên cạnh những quyền được thừa nhận và bảođảmbằng pháp luật, . về xã hội. Sự phát triển về kinh tế và sự phát triển về mặt xã hội có liên quan mật thiết với nhau. Công bằng xã hội là một nội dung quan trọng trong sự phát triển về mặt xã hội. Trong một xã. ổn định xã hội. Vì vậy, nếu quốc gia nào chỉ chú trọng phát triển về kinh tế mà không chú trọng bảo đảm công bằng xã hội, thì sự phát triển về kinh tế của quốc gia đó sẽ không bền vững. 1 TIỂU LUẬN: BẢO Đ ẢM CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam coi công bằng