Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty KAM

40 422 2
Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty KAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài : Từ khi nước ta thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN thì vấn đề cạnh tranh bắt đầu xuất hiện và len lỏi vào từng bước đi của doanh nghiệp. Điều kiện môi trường mà doanh nghiệp gặp phải luôn biến động. Những biến đổi nhanh thường tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Việc phân tích và dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai gần cũng như tương lai xa giúp cho các nhà quản trị nắm bắt tốt hơn các cơ hội, tận dụng được hết các cơ hội đó và giảm bớt nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường kinh doanh và từ đó đưa ra các quyết định mang tính chủ động. Mặt khác, điểm mạnh và điểm yếu luôn luôn tồn tại trong các tổ chức, do đó nếu như doanh nghiệp không quan tâm hoặc thực hiện phân tích môi trường chiến lược không tốt sẽ dẫn đến điểm mạnh nhanh chóng trở thành điểm yếu và có nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh khai thác. Quá trình quản trị chiến lược là một tập hợp các quyết định và hành động được thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược, được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức. Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết định nhằm khai thác kịp thời các cơ hội và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong môi trường bên ngoài, phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp. Và phân tích môi trường chiến lược là bước đầu tiên cũng như quan trọng nhất trong xây dựng và thực hiện chiến lược Phân tích môi trường sẽ cho một cách nhìn bao quát về các điều kiện khách quan có thể đưa đến những khó khăn, thuận lợi gì cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các yếu tố môi trường có ảnh hưởng sâu rộng đến việc xây dựng chiến lược. Môi trường tổng quát mà tổ chức gặp phải có thể chia thành ba mức độ, có liên hệ với nhau, đó là môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và hoàn cảnh tác nghiệp. Chính vì vậy cho nên, các doanh nghiệp phải hết sức quan tâm, chú ý đến việc phân tích môi trường chiến lược này. Đối với Công ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế Kiến Trúc – Nội Thất và Cảnh Quan KAM được thành lập từ năm 2001, đã được ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội và Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0803000507. Qua hơn 11 năm xây dựng, hình thành và phát triển, vượt qua nhiều gian nan vất vả công ty đã đạt được những thành tựu đánh kể. Cùng với sự phát triển của đất nước, Công ty KAM đang dần hoàn thiện và nâng cao hình ảnh của mình. Những năm gần đây, thị trường của công ty có những bước phát triển đáng kể và không ngừng được mở rộng. Trong quá trình hoạt động của mình, mặc dù đã gặt hái được nhiều thành công nhưng công ty vẫn còn những tồn tại, hạn chế làm giảm hiệu quả làm việc. Qua thời gian thực tập tại công ty tác giả nhận thấy việc phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty vẫn còn nhiều tồn tại, chưa phù hợp nên đã dẫn đến công ty đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, thời cơ đến với mình. Do đó, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề: “Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty KAM” là đề tài khóa luận của mình. 2. Xác lập các vấn đề nghiên cứu : Để giải quyết được tính cấp thiết của đề tài, kết quả đề tài có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến : Một là: Tổng hợp, hoàn thành lý thuyết về nội dung phân tích môi trường chiến lược kinh doanh, gồm những lý luận cơ bản liên quan đến quản trị chiến lược, hoạch định chiến lược, phân tích môi trường chiến lược, ảnh hưởng của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài tới quá trình ra quyết định chiến lược, các mô hình sử dụng trong việc phân tích môi trường chiến lược và mô hình sử dụng trong quản trị chiến lược… Hai là: Sử dụng các công cụ như điều tra trắc nghiệm, thu nhập, thống kê và phân tích môi trường chiến lược. Từ đó làm rõ được thực trạng quá trình phân tích môi trường chiến lược tại công ty KAM, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức liên quan đến công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm định hướng phát triển cho công ty trong thời gian tới. 3. Mục tiêu nghiên cứu : Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về phân tích môi trường chiến lược của công ty kinh doanh Phân tích thực trạng công tác phân tích môi trường chiến lược tại công ty KAM Đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược của công ty KAM 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 4.1. Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố, điều kiện ràng buộc môi trường bên trong và điều kiện môi trường bên ngoài có ảnh hưởng tới chiến lược của công ty KAM. 4.2. Phạm vi giới hạn không gian : Đề tài được triển khai thực hiện tại công ty KAM với thị trường mục tiêu là là khu vực Hà Nội, với sản phẩm dịch vụ chính là hoạt động tư vấn thiết kế. 4.3. Giới hạn về thời gian : Các thông tin, dữ liệu trong đề tài về công ty cũng như thị trường hoạt động được thực hiện trong 3 năm gần nhất, từ 2009-2010-2011, các giải pháp đề xuất cho 3 năm tiếp theo (2012 – 2015), tầm nhìn năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu : 5.1. Phương pháp luận chủa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hệ thống quan điểm lý luận được xác định trên cơ sở giải quyết theo quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề của triết học. Trên cơ sở giải quyết 2 mặt vấn đề cơ bản của triết học, khẳng định vật chất quyết định ý thức và khả năng nhận thức của con người, vai trò to lớn của ý thức trong sự tác động trở lại vật chất, chủ nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứu những mối liên hệ phổ biến, những quy luật vận động phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được vận dụng trong lĩnh vực xã hội, vạch ra vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, những quy luật phát triển chung nhất của xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, là sự vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào vào việc nghiên cứu lĩnh vực đời sống xã hội, vạch ra cấu trúc và quy luật phát triển của xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu Là các phương pháp nhằm chọn lọc, xử lý dữ liệu thu được từ quá trình thu thập dữ liệu nhằm làm rõ ràng hơn và tăng độ chính xác của các vấn đề được đề cập đến. Có 2 phương pháp chính được sử dụng: Phương pháp định lượng: sử dụng phần mềm excel Phương pháp định tính: căn cứ vào số liệu thực tế tiến hành đưa ra nhận xét khái quát. 6. Kết cấu đề tài : Kết cấu chung của đề tài : Nội dung của khóa luận được chia làm 3 chương : Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phn tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty KAM Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng về phân tích môi trường chiến lược kinh doanh cảu công ty KAM Chương 3: Các kết luận và đề xuất về phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty KAM. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 . CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC : 1.1.1. Các khái niệm cơ bản: 1.1.1.1. Khái niệm chiến lược: Theo Alfred Chandler (1962): “Chiến lược bao hàm việc ấn định mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đông thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”. Có thể thấy khái niệm chiến lược này được hiểu theo nghĩa tổng quát, nó mới chỉ ra được chiến lược bao hàm việc xác định các mục tiêu của doanh nghiệp, để rồi từ đó có các hoạt động để thực hiện được các mục tiêu. Theo Johnson và Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mang đợi của các bên liên quan”. Nếu như Alfred Chandler đưa ra khái niệm về chiến lược chung chung thì Johnson và Scholes lại đưa ra khái niệm chiến lược hướng chủ yếu là về chiến lược cạnh tranh. Theo ông thì chiến lược được hình thành chủ yếu để giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Qua 2 quan điểm về chiến lược trên, có thể hiểu được: Chiến lược là một kế hoạch toàn diện chỉ ra những cách thức mà doanh nghiệp có thể đạt được nhằm đạt được nhiệm vụ và mục tiêu của nó, đáp ứng tương thích với những thay đổi của tình thế, cũng như xảy ra các sự kiện bất thường. Chiến lược nhằm tối đa hóa lợi thế cạnh tranh và tối thiểu hóa những bất lợi của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Các cấp chiến lược: Chiến lược có thể được quản lý ở nhiều cấp khác nhau trong cùng một doanh nghiệp nhưng thông thường có 3 cấp chiến lược cơ bản: a- Chiến lược cấp công ty: Xác định những định hướng của tổ chức trong dài hạn nhằm hoàn thành nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu tăng trưởng. Ví dụ: chiến lược tăng trưởng tập trung (thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển thị trường mới), chiến lược tăng trưởng hội nhập (phía trước, phía sau)… Trên cơ sở chiến lược cấp công ty, các tổ chức sẽ triển khai các chiến lược riêng của mình. b- Chiến lược cấp kinh doanh: Chiến lược này nhằm định hướng phát triển từng ngành hay từng chủng loại sản phẩm, góp phần hoàn thành chiến lược cấp công ty, phải xác định rõ lợi thế của từng ngành so với đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược phù hợp với chiến lược cấp công ty. c- Chiến lược cấp chức năng: Các công ty đều có các bộ phận chức năng như: marketing, nhân sự, tài chính, sản xuất… Các bộ phận này cần có chiến lược để hỗ trợ thực hiện chiến lược cấp kinh doanh và cấp công ty. Chiến lược cấp chức năng thường có giá trị trong từng giai đoạn của quá trình thực hiện cấp kinh doanh và cấp công ty. 1.1.1.3. Quản trị chiến lược: Quản trị chiến lược được định nghĩa là một tập hợp các quyết định và hành động được thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược, được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức. 1.1.1.4. Hoạch định chiến lược: Hiểu một cách chung nhất, hoạch định chiến lược là quá trình nghiên cứu các nhân tố bên ngoài, bên trong doanh nghiệp để xác định mặt yếu, mặt mạnh, thời cơ cũng như thách thức, hợp nhất phân tích tổng hợp bằng công cụ thích hợp, xác định mục tiêu, lựa chọn và quyết định chiến lược. 1.1.2. Các lý thuyết liên quan trực tiếp: 1.1.2.1. Cấu trúc môi trường chiến lược: a- Môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Môi trường bên ngoài doanh nghiệp là một tập phức hợp và liên tục các yếu tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại, vận hành và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: môi trường ngành (môi trường nhiệm vụ) và môi trường xã hội (môi trường vĩ mô). - Môi trường ngành: bao gồm nhà phân phối, tổ chức tín dụng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, cổ đông, công chúng, công đoàn và nhóm quan tâm đặc biệt. - Môi trường xã hội: bao gồm nhóm kinh tế, nhóm chính trị pháp luật, nhóm văn hóa xã hội và nhóm công nghệ. b- Môi trường bên trong doanh nghiệp: Môi trường bên trong doanh nghiệp được nhận dạng dựa trên cơ sở là nguồn lực của doanh nghiệp. Đó là nguồn lực về tài chính, vật chất, con người hay những kinh nghiệm sản xuất, danh tiếng, giá trị thương hiệu… mà doanh nghiệp đạt được. Các yếu tố này tác động qua lại với nhau tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào kết hợp, hay sử dụng hợp lý các nguồn lực này sẽ dễ dàng cạnh tranh và đứng vững trong nền kinh tế. 1.1.2.2. Lý thuyết về ngành kinh doanh: a- Khái niệm: Ngành kinh doanh là một nhóm những doanh nghiệp cùng chào bán một loại sản phẩm hay một lớp sản phẩm có thể hoàn toàn thay thế cho nhau. b- Mô hình lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: Michael.Porter đã đưa ra mô hình gồm 5 tác lực cạnh tranh như sau: Hình 1.1. Mô hình lực lượng cạnh tranh (Nguồn: slide quản trị chiến lược ) 1.1.2.3. Công cụ phân tích cấu trúc môi trường chiến lược: Để có thể tiến hành phân tích cấu trúc môi trường chiến lược một cách hiệu quả nhất, ta cần phải sử dụng các mô thức : a- Mô thức TOWS: Trên cơ sở nhận dạng các nhân tố chiến lược môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp để từ đó hoạch định các chiến lược thế vị phù hợp. Gia nhập tiềm năng Đe dọa gia nhập mới 4. Quyền lực thương lượng của người mua Người mua Các đối thủ cạnh tranh trong ngành 6. Cạnh tranh giữa các DN hiện tại 5. Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác Các bên liên quan khác Người cung ứng 3. Quyền lực thương lượng của người cung ứng 2. Đe dọa của các sản phẩm, dịch vụ thay thế Sự thay thế b- Mô thức PEST: Nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô, giúp loại bỏ những nhận định vô thức, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với môi trường thực tại mới. c- Mô thức EFAS: Đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. d- Mô thức IFAS: Phân tích tổ chức công ty và rà soát nội bộ công ty. 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI: 1.2.1. Trong nước: Một số đề tài luận văn nghiên cứu liên quan đến môi trường kinh doanh của công ty: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quản trị công ty cổ phần XNK tạp phẩm”, SV thực hiện: Lê Thị Thanh Thủy, giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan. Luận văn đã đánh giá môi trường vĩ mô, từ đó đánh giá những bất ổn và biến động khó lường của thị trường, có ảnh hưởng nhiều đến tình hình SXKD của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị tại công ty. “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quản trị công ty cổ phần may Bắc Giang”. SV thực hiện: Nguyễn Trang Nhung. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích Loan. Luận văn hệ thống hóa các lý luận cơ bản về môi trường kinh doanh đặc thù và ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh đến công tác quản trị doanh nghiệp. Từ đó phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố này đến công tác quản trị của công ty. Và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị của mình. PGS.TS Lê Thế Giới – TS Nguyễn Thanh Liêm, giáo trình quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống Kê. Giáo trình đã cung cấp cho người đọc những nền tảng ban đầu về quản trị chiến lược trong một doanh nghiệp, làm cơ sở để ứng dụng vào thực tế, nhằm giúp hoàn thiện hơn công tác quản trị chiến lược tại doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. 1.2.2. Trên thế giới: Garry D.Smith, D.R.Arnold, B.G.Bizzell (2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội. Michael E.Porter (2006), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. 1.3. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG CỦAVẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Mô hình nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu ta sử dụng mô hình nghiên cứu sau: Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả) 1.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài: 1.3.1.1. Môi trường vĩ mô: Môi trường kinh tế Bao gồm: tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát. Đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng cao của nước sở tại luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tăng lên về khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khi tăng trưởng cao khả năng tích tụ tập trung tư bản cao do đó khả năng sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng cao. Môi trường công nghệ Công nghệ, máy móc, thiết bị … là những yếu tố quyết định đến chất lượng, giá cả hàng hóa. Khoa học công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt của doanh nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao, khoa học kỹ thuật, công nghệ ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp theo hướng sau: Tạo ra những thế hệ công nghệ tiếp theo nhằm trang bị và trang bị lại toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật. Giúp các doanh nghiệp trong quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Phân tích MTBT Phân tích MTBN Xây dựng các định hướng chiến lược Môi trường tự nhiên Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý của quốc gia, môi trường thời tiết khí hậu…các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp theo hướng tích cực hay tiêu cực. Chẳng hạn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, có điều kiện khuyêch trương sản phẩm, mở rộng thị trường… Bên cạnh đó, những khó khăn ban đầu do điều kiện tự nhiên gây ra làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường văn hóa – xã hội Phong tục tập quán, thị hiếu, lối sống, thói quen tiêu dùng, tôn giáo tín ngưỡng ảnh hưởng đến cơ cấu nhu cầu của thị trường doanh nghiệp tham gia và từ đó ảnh hưởng đến chính sách kinh doanh của doanh nghiệp khi tham gia vào các thị trường khác nhau . Môi trường chính trị - luật pháp Chính trị và luật pháp là cơ sở nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính trị ổn định, pháp luật rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả . 1.3.1.2. Môi trường ngành: Micheal Porter đã đưa ra khái niêm cạnh tranh mở rộng, theo đó cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào các lực lượng: Các đối thủ tiềm năng, sản phẩm thay thế, người cung ứng, khách hàng, các bên liên quan và những đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành. Các lực lượng đầu được xem như là các lực lượng bên ngoài và cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh trong một ngành được xem là cạnh tranh quyết liệt nhất. Các lực lượng cạnh tranh này kết hợp với nhau xác định cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận ngành. Lực lượng nào mạnh nhất sẽ thống trị và trở thành trọng yếu theo quan điểm xây dựng chiến lược. Môi trường ngành gồm các yếu tố ảnh hưởng: Đối thủ tiềm năng Đối thủ tiềm năng là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yêu tố sau:  Sức hấp dẫn của ngành: yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong nganh.  Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn như: kỹ thuật, vốn, các yếu tố thương mại, các nguồn lực đặc thù Việt Nam là một nước đang phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém và đang trong quá trình hoàn thiện, các khu đô thị mọc lên ngày càng nhiều , đi kèm theo [...]... đây: Hoạt động kinh doanh chính của công ty, thị trường mục tiêu của công ty, phương hướng của công ty trong thời gian tới, tầm quan trọng của phân tích và đánh giá môi trường chiến lược trong hoạch định chiến lược kinh doanh, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường chiến lược của công ty, công cụ mà công ty thường sử dụng để phân tích, đánh giá môi trường chiến lược kinh doanh, đánh giá... tích, đánh giá môi trường chiến lược kinh doanh của công ty KAM Ngày nay, môi trường chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các công ty Hầu hết các công ty đều chú trọng đến công tác phân tích môi trường chiến lược của mình Đầu tiên hãy xem xét mức độ đánh giá tầm quan trọng của công tác phân tích, đánh giá môi trường chiến lược kinh doanh tại công ty, được thể hiện qua... HƯỞNG NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KAM 2.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty KAM 2.3.1.1 Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh chung: Việt Nam bước vào năm 2012 với những thành tựu đạt được về kinh tế, xã hội và những hoài vọng về một bước tiến phát triển lên công nghiệp... của các yếu tố môi trường bên trong đến hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty KAM 2.3.2.1 Danh tiếng, thương hiệu Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế kiến trúc cho đến nay được 11 năm, công ty KAM đã đạt được những thành tựu đáng kế, sự biết đến của khách hàng cũng như uy tín của công ty trên thị trường Hiện tại góp phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của công ty, ... là sự đánh giá khách quan từ phía các nhân viên cho thấy công ty đã đánh giá khá cao sự quan trọng của công tác phân tích, đánh giá môi trường chiến lược kinh doanh của mình Tiếp theo với sự đánh giá cao mức độ quan trọng của công tác phân tích, đánh giá môi trường chiến lược kinh doanh của công ty thì thực tế công ty đã thực hiện việc phân tích, đánh giá này với tần suất ra sao, được thể hiện qua... có thể thấy công ty chưa hoàn toàn quan tâm đến công tác phân tích môi trường chiến lược của mình, đây là một nhân tố làm giảm sút hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Trả lời cho vấn đề này, ông Kim Anh Mạnh – giám đốc công ty KAM đã đưa ra kết luận như sau: “đối với công tác phân tích, đánh giá môi trường chiến lược công ty hết sức chú trọng và đánh giá cao mức độ ảnh hưởng của công tác này... công ty lựa chọn chiến lược phù hợp với công ty là phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm cho riêng mình Qua đó, có thể thấy rằng các nhà quản trị cấp cao của công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của mình Có thể việc đi phân tích môi trường chiến lược kinh doanh đã có những đóng góp đáng kể trong thời gian qua, hiệu quả của công ty. .. chưa phân tích kỹ những cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp phải đối diện với những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng vào công ty Mặt khác công ty quá chú trọng vào những điểm mạnh của công ty, ít quan tâm đến những điểm yếu đang tồn tại lâu nay Chính vì vậy đã dẫn đến gây giảm sút hiệu quả kinh doanh Công ty đã xây dựng phân tích môi trường chiến lược kinh doanh Việc phân tích môi trường chiến lược kinh doanh. .. tổng quát, cũng như cụ thể Từ đó đưa ra chiến lược bằng việc phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của mình 3.2 CÁC DỰ BÁO THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 3.2.1 Các dự báo thay đổi môi trường kinh doanh 3.2.1.1 Dự báo về khó khăn, thách thức đối với lĩnh vực kinh doanh của công ty Hiện tại, thị trường chủ yếu của công ty là khu vực Hà Nội Bối cảnh chung hiện... KAM cũng có những bước đầu nghiên cứu, phân tích và hoàn thiện môi trường chiến lược cạnh tranh của công ty Công ty cũng có những thành công trong việc đi phân tích môi trường bên trong (IFAS) xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Từ những nhân tố này tạo cho doanh nghiệp thấy những lợi thế cạnh tranh của mình, cho phép doanh nghiệp xác định mục tiêu và định hướng chiến lược tương lai của doanh . về phân tích môi trường chiến lược của công ty kinh doanh Phân tích thực trạng công tác phân tích môi trường chiến lược tại công ty KAM Đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược. TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KAM 2.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công. kết quả phân tích thực trạng về phân tích môi trường chiến lược kinh doanh cảu công ty KAM Chương 3: Các kết luận và đề xuất về phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty KAM. CHƯƠNG

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan