1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY XNK INTIMEX SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

62 374 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 601 KB

Nội dung

Đề tài này sẽ tập trung đi sâuvào việc nghiên cứu các hoạt động cung ứng như việc mua hàng, dự trữ hàng để cónguồn cà phê ổn định đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng qua đó đưa ra cá

Trang 1

I Tổng quan nghiên cứu đề tài

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn hai mươi năm đổi mới và phát triển, Việt Nam được thế giới nhìn nhận làmột nền kinh tế năng động và giàu tiềm năng với các chính sách thương mại đa dạng

và rộng mở Việt Nam đã và đang tích cực hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế quốc

tế, thiết lập được mối quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và khu vực lãnh thổcủa thế giới Với trên một trăm hiệp định thương mại song phương và đa phương, hoạtđộng ngoại thương của Việt Nam đã được thúc đẩy phát triển đáng kể Đặc biệt là hiệpđịnh thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc Hiệp định này đã có tầm ảnh hưởng rấtlớn đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Có thể nói, trong các thị trường xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam, thị trường TrungQuốc luôn được quan tâm và chú trọng Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang TrungQuốc được đẩy mạnh và tăng trưởng hàng năm Trong các mặt hàng xuất khẩu sangTrung Quốc của Việt Nam, nông sản vẫn là mặt hàng chính, chiếm giá trị đáng kể vàđem lại nguồn ngoại tệ khá lớn cho đất nước Với gần 70% dân số hoạt động trongngành nông nghiệp thì hàng hóa nông sản được coi là thế mạnh và có nhiều ưu thếxuất khẩu của Việt Nam so với các mặt hàng khác Do đó, việc đẩy mạnh xuất khẩuhàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là một chiến lược quan trọngtrong phát triển kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Trong đó mặthàng nông sản xuất khẩu đó thì cà phê là một trong những mặt hàng chủ đạo của ViệtNam Đó cũng là một lợi thế lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nôngsản của Việt Nam trong xu thế cạnh tranh toàn cầu Và Công ty XNK INTIMEXcũng nằm trong số đó

Tuy nhiên, với một thị trường có nhiều điểm tương đồng về cơ cấu hàng hóa xuấtkhẩu như Trung Quốc, cà phê Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức hơn là cơhội Trong thời gian vừa qua việc nhãn hiệu cà phê Buôn Mê Thuột bị mất thương hiệutại Trung Quốc là một bài học to lớn cho Công ty XNK INTIMEX trong quá trình xâydựng kế hoạch cung ứng để đảy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốcsao cho được liên tục và giữ được thương hiệu của mình Để tận dụng được những cơhội, lợi ích và vượt qua những thách thức nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sảnsang thị trường Trung Quốc, Công ty XNK INTIMEX cần có định hướng hợp lý vàhiệu quả từ bộ máy công ty cho đến Chính phủ tới cộng đồng kinh doanh, hiệp hội cà

Trang 2

phê Việt Nam đồng thời phải có các giải pháp cụ thể và khả thi để đẩy mạnh tình hình

cung ứng mặt hàng cà phê Đó cũng chính là lý do mà vấn đề : “HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY XNK INTIMEX SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC” được chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tôi

2 Tình hình nghiên cứu

Hiện nay có khá nhiều để tài đề cập đến vấn đề cung ứng mặt hàng cà phê để xuấtkhẩu sang thị trường Trung Quốc như Tuy vậy, các đề tài này mới chỉ đề cập đếnviệc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê như thế nào mà không nhắc đến việc đẩymạnh hoạt động cung ứng của từng doanh nghiệp cụ thể Đề tài này sẽ tập trung đi sâuvào việc nghiên cứu các hoạt động cung ứng như việc mua hàng, dự trữ hàng để cónguồn cà phê ổn định đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng qua đó đưa ra các địnhhướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động cung ứng mặt hàng cà phê để xuất khẩucủa doanh nghiệp INTIMEX sang thị trường Trung Quốc để từ đó có được cái nhìnchung cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận chung và đánh giá tình hình thực tiễn về thực trạng cung ứngmặt hàng cà phê của Công ty INTIMEX Việt Nam nhằm xuất khẩu sang thị trườngTrung Quốc, nghiên cứu những định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh cung ứngmặt hàng này để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của công ty INTIMEX ViệtNam

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích thị trường cà phê của Trung Quốc

- Phân tích thực trạng hoạt động cung ứng cà phê để xuất khẩu mặt hàng nàycông ty INTIMEX Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

- Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoàn thiện hoạt độngcung ứng mặt hàng cà phê để xuất khẩu của công ty INTIMEX Việt Nam sangthị trường Trung Quốc mà vẫn giữ được thương hiệu, chất lượng vốn có của càphê Việt Nam

Trang 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cung ứng mặt hàng cà phê để xuất khẩu của công

ty XNK INTIMEX sang thị trường Trung Quốc., trong đề cập cụ thể tới hoạt độngmua hàng và dự trữ

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động cung ứng cà phê nhưngười mua, người bán, kho bãi, dự trữ trong giai đoạn 2008 – 2011 để từ đó đề ra cácgiải pháp nhằm thúc đẩy cung ứng mặt hàng này đến năm 2020 để đạt được lợi nhuậncao

5 Kết cấu của nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu chia làm 4 chương:

Chương 1 - Tổng quan nghiên cứu đề tài.

Chuong 2 – Một số vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động cung ứng.

Chương 3 – Thực trạng hoạt động cung ứng cà phê của công ty XNK ITIMEX

sang thị trường Trung Quốc.

Chương 4- Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động

hoàn thiện cung ứng cà phê nhằm xuất khẩu cà phê của công ty XNK INTIMEX Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Trang 4

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động cung ứng

1.Một số khái niệm cơ bản về hoạt động cung ứng.

Khái niệm cung ứng.

Cung ứng hàng hóa là việc tổ chức nguồn hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại thực chất là việc mua hàng,sau đó thêm vào chi phí tăng thêm như bao gói, bao bì sản phẩm hay phân chia, hoànthiện sản phẩm; sau đó bán sản phẩm Hoạt động kinh doanh của doanh nhiệp thươngmại chỉ diễn ra tốt đẹp khi khâu cung ứng và tiêu thụ được thực hiện tốt Việc cungứng hàng hóa là khâu đầu tiên và cũng rất quan trọng, nó bao gồm mua hàng và dự trữ,giúp cho doanh nghiệp có đủ hàng để bán cho khách hàng chính là một nhiệm vụ củacung ứng

Khái niệm dự trữ:

Dự trữ là việc lưu giữ những hàng hoá hay nguyên liệu trong kho của chính doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp cũng như nhu cầu sản phẩm của khách hàng.

Dự trữ là một trong những nhân tố của hoạt động cung ứng nó là yếu tố góp phầnnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Làm tốt khâu dự trữ giúp cho doanhnghiệp không lâm vào tình trạng thừa hay thiếu hàng, dự trữ tốt cũng giúp làm giảmchi phí dự trữ nhằm giúp hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng hàng dự trữ, giúpdoanh nghiệp có thể cạnh tranh về giá cũng như về chất lượng

Khái niệm mua hàng:

Mua hàng được định nghĩa là hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp thương mại sau khi xem xét chào hàng, doanh nghiệp thương mại cùng với đơn vị bán hàng (nhà sản xuất kinh doanh hoặc của doanh nghiệp thương mại khác) thỏa thuận điều kiện mua bán, giao nhận, vận chuyển, thanh toán tiền hàng bằng hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc trao đổi hàng – tiền.

Trang 5

2 Phân định nội dung nghiên cứu.

2.1: Quá trình mua hàng

Mua hàng là một phần của hoạt động cung ứng, mua hàng là quá trình doanhnghiệp chuẩn bị hàng để từ đó có hàng bán ra cho doanh nghịệp bán buôn hoặc báncho người tiêu dùng cuối cùng Hoạt động mua hàng là quá trình tiến hành các côngviệc như: phân tích, lựa chọn và đi đến quyết định về mua hàng (Mua cái gì, mua baonhiêu, mua của ai, giá cả và các điều kiện thanh toán như thế nào?)

Quá trình mua hàng có thể được khái quát hóa bằng sơ đồ sau:

 Khâu đầu tiên trong quá trình mua hàng là việc xác định nhu cầu Để cóđược số lượng hàng cần mua cũng như cơ cấu hàng thì ta phải xác định được nhu cầu

về hàng, từ đó mới có quyết đinh về cơ cấu cũng như số lượng hàng cần đặt tối ưu.Nhu cầu này thường được xác định bằng điều tra hoặc dựa theo số liệu tiêu thụ nhữngnăm trước đó Kế hoạch mua hàng được tính nhờ công thức sau:

Mua vào = bán ra + dự trữ cuối kì - dự trữ đầu kì

 Khâu tiếp theo trong quá trình mua hàng là tìm và lựa chọn nhà cung ứng.việc tìm và lựa chọn nhà cung ứng này có thể thông qua các bạn hàng, hội chợ triểnlãm, các tạp chí, các phương tiện truyền thông, cataloge… sau khi tìm được người

Xác định

nhu cầu

Theo dõi và kiểm tra giao nhận hàng hóa

Thương lượng

và đặt hàng

Tìm và lựa chọn người cung ứng

Đánh giá kết quả

Không thỏa mãn Thỏa mãn

Sơ đồ quá trình mua hàng trong doanh

nghiệp thương mại

Hình 1

Trang 6

cung ứng rồi, doanh nghiệp nên phân tích, đánh giá cẩn thận từng người cung ứng vềcác mặt sau:

+ Sự tín nhiệm của nhà cung ứng đó trên thị trường

+ Khả năng cung ứng của nhà cung ứng cho các khách hàng và cho doanh nghiệp.+ Chất lượng hàng hóa, mẫu mã sản phẩm

+ Xác định các tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm (chú ý về mặt chất lượng và mẫu

mã hàng hóa bên trong và bên ngoài)

+ Xác định giá cả và những điều khoản được xem xét lại khi thị trường có biếnđộng

+ Xác định những hình thức trả tiền: trả ngay, trả chậm, trả bằng tiền mặt, chuyểnkhoản

+ Điều kiện giao hàng: giao hàng tại kho của người cung ứng hay giao hàng tại nơimua, thời hạn nên ghi rõ ràng

+ Chịu trách nhiệm vật chất khi giao hàng không theo đúng những điều kiện kí kếttrong hợp đồng

Sau khi đã thỏa thuận các điều khoản trong thương lượng, doanh nghiệp phải tiếnhành kí hợp đồng Hợp đồng là cơ sở pháp lý ràng buộc giữa người mua và người bán.Hợp đồng được in thành nhiều bản để bên mau và bên bán cùng theo dõi và thực hiệncác điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng

 Trong bước theo dõi và kiểm tra giao hàng, hàng hóa nhập kho phảiđược kiểm tra, nghiệm thu cẩn thận và đúng thời gian giao hàng của người cung ứng.Làm tốt khâu này hany không sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh sau này của doanh nghiệp,ngăn ngừa thất thoát tài sản, ngăn chặn các hàng hóa kém phẩm chất nhập kho, nhằmnâng cao uy tín của doanh ngiệp

Trong kiểm tra hàng nhập kho ta thường kiểm tra hai yếu tố:

Trang 7

+ Kiểm tra số lượng: căn cứ theo hợp đồng mua, đối chiếu chứng từ, kiểm trakiện hàng, kiểm tra số lượng Nếu không có gì sai sót thì kí biên bản nhận hàng.

+ KIểm tra chất lượng: căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, mẫu mã chất lượng.Nếu phát hiện hàng hóa và đơn hàng không phù hợp như hàng bị hỏng, bao bì bịthủng, từ chối nhận hàng, đồng thời lập biên bản báo cáo ngay cho người cung ứng

Sau khi làm các thủ tục nhập hàng hóa xong, người quản lý kho hàng kí vàobiên bản nhập hàng, kho giữ một bản, kế toán giã một bản và gửi một bản cho ngườicung ứng Đây là khâu kết thúc quá trình mua hàng

2.1.1: Mục tiêu mua hàng

Mua hàng là một trong hai quá trình của hoạt động cung ứng, vì vậy các mục tiêucủa mua hàng phải nhằm thực hiện được mục tiêu chung của cung ứng hàng hóa là đưađến cho doanh nghiệp những hàng hóa nhằm thỏa mãn thường xuyên đầy đủ nhất chonhu cầu tiêu dùng về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa với chi phí thấp.Mục tiêu của mua hàng gồm: mục tiêu chi phí, mục tiêu chất lượng và mục tiêu antoàn

Mục tiêu chất lượng.

Chất lượng hàng hóa ngày càng trở thành yếu tố quan trọng, quyết định đến thànhbại của doanh nghiệp thay cho yếu tố giá cả Nó là yếu tố quan trọng quyết định lượngtiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trước những người tiêu dùng ngày càng khó tínhhơn về chất lượng chú trọng nhiều hơn đến chất lượng nhất là trong điều kiện hiệnnay, số lượng các doanh nghiệp cạnh tranh trong cùng một ngành hàng nagyf càngtăng và sự lựa chọn của người tiêu dùng cũng đa dạng phong phú hợn Vì vậy, hànghóa cần đảm bảo được chất lượng tối ưu, đó là chất lượng phù hợp nhất với giá cảhàng hóa

Trang 8

Mục tiêu an toàn.

Trong kinh doanh, mỗi khi doanh nghiệp bị gián đoạn kinh doanh, không có hàng

để cung cấp cho khách hàng là một phần mất đi uy tín kinh doanh Vì vậy doanhnghiệp phải đảm bảo chọn được nhà cung ứng uy tín, không để xảy ra hiện tượng thiếuhàng cung ứng hay chậm trễ giao hàng là một điều quan trọng để gây dựng uy tins chodoanh nghiệp Để đảm bảo an toàn, các doanh nghiệp thường phải luôn có phương án

dự phòng, không nên chỉ đặt hàng ở một nhà cung ứng duy nhất, phải tạo mối quan hệtốt đẹp với các nhà cung ứng tiềm năng, đồng thời phải luôn quan tâm đến tình hìnhkinh doanh của các nhà cung ứng để có những điều chỉnh sớm nhất khi nhà cung ứngnào đó có khả năng không thể đảm nhận cung ứng tiếp tục

2.1.2: Chọn người cung ứng.

Như đã phân tích ở trên, việc chọn nhà cung ứng là một việc rất quan trọng để đảmbảo mục tiêu an toàn, cũng là mục tiêu lâu dài mà các doanh nghiệp hướng đến, cácdoanh nghiệp thương mại thường cân nhắc rất kĩ lưỡng Các doanh nghiệp có hai cácvẫn thường chọn đó là chọn một nhà cung ứng duy nhất hoặc chọn nhiều nhà cungứng

Với phương án chọn một nhà cung ứng (thường được các doanh nghiệp nhỏ lựachọn) Phương án này có ưu điểm là dẽ dàng tạo quan hệ tốt đẹp với nhà cung ứng; dễdàng theo dõi tình trạng kinh doanh của họ cũng như dễ trong việc kiểm tra hàng, nhậphàng…tuy nhiên nó có nhược điểm lớn là dễ bị nhà cung ứng ép giá và không bảo đảm

an toàn khi nhà cung ứng xảy ra sự cố

Với phương án chọn nhiều nhà cung ứng (thường được các doanh nghiệp lớn lựachọn) Phương án này có những ưu điểm: có nhiều sự lựa chọn hơn cho doanh nghiệp

vì vậy có sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng về giá cả, chất lượng cúng như nhữngđiều kiện khi giao hàng, điều này có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí muahàng; an toàn hơn trong kinh doanh, dễ thay đổi được người cung ứng khi có một nhàcung ứng không cung ứng được hàng thì cũng có nhieeif nhà cung ứng khác thay thế.Tuy nhiên khi có nhiều nhà cung ứng thì quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung ứngkhông được tốt như chỉ có một nhà cung ứng và đòi hỏi cần có nhiều nhân lực hơntrong việc theo dõi tình hình của bên cung ứng cũng như mất chi phí nhiều hơn choviệc vận chuyển vì vận chuyển tà nhiều nhà cung ứng với số lượng đã bị chia lẻ

Trang 9

Để lựa chọn một nhà cung ứng tốt cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần chú ýnhứng điểm sau:

+ Không hoàn toàn lệ thuộc vào một người cung ứng để có sự lựa cọn tối ưu.+ Cần theo dõi thường xuyên về tình hình tài chính, khả năng sản xuất và khảnăng cung ứng hàng hóa của nhà cung ứng

2.1.3: Chọn nhân viên mua hàng.

Chọn nhân viên mua hàng là một khâu rất quan trọng trong hoạt động mua hàng,chọn người mua hàng sao cho phải phù hợp để việc mua hàng diễn ra suôn sẻ luôn làyêu cầu đối với chọn người mua vì mua hàng là một khó khăn và là hoạt động dễ xảy

ra sai lầm nhất.mua hàng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Có mua được hàng chất lượng với mức giá hợp lý cùng vớiđiều kiện có lợi cho bên mình hay không đều phụ thuộc cả vào người mua hàng Mộtnhân viên mua hàng giỏi cần phải có những điều kiện sau:

+ Kiến thức phong phú: người mau hàng cần phải có hiểu biết sâu về mặt hàngmình cần đặt mua, cũng như những thông tin liên quan về các nahf cung ứng, giá cả…phải nắm được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nắm được chính sách kinh tếcủa nhà nước, hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong thu mua và có hiểu biết vềtình hình thị trường

+ Năng động tỉnh táo:có đầy đủ thông tin, nắm kịp thời tình hình trên thị trường vềnhu cầu tiêu dùng, giá cả…, thông tin đối tác

+ Có khả năng giao tiếp tốt: khả năng gió tiếp tốt là một trong những yếu tố cầnthiết và rất có lợi trong khi đàm phán kí kết đặt hàng

2.1.4: Các hình thức mua hàng.

Trong hoạt động mua của doanh nghiệp, có một số hình thức mua hàng thườngđược doanh nghiệp sử dụng như sau:

+ Tập trung thu mua: hình thức này thường được những doanh nghiệp lớn áp dụng

Họ thường có những bộ phận chuyên trách thu mua theo những nhóm hàng, mặt hàng.Hình thức tập trung thu mua có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí do có bộ phậnchuyên nghiệp đảm nhận và phí vận chuyển cũng được tiết kiệm hơn, nhưng nhượcđiểm của nó là hoạt động mua bán tách rời nhau nên nhiều khi mua hàng về nhưng

Trang 10

không bán được do không nhập đúng mẫu mã được ưa chuộng hay một số nhữngnguyên nhân khác.

+ Phân tán thu mua: đó là khi doanh nghiệp dặt mức khoán cho từng quầy hàng, họphải tự lo vốn và nguồn hàng kinh doanh Hình thức thu mua này có ưu điểm là ngườimua và người bán thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhau nên có thể dặt mua đúngtheo nhu cầu của thị trường, dễ dàng tiêu thụ hơn, nhưng nhwocj điểm của nó là khidặt mua phân tán với số lượng ít thì sẽ mất chi phí lớn hơn khi đặt nhiều do khôngđược giảm chiết khấu nhiều, giá cả cao, cộng thêm phải tăng thêm nhiều chi phí kí kếthợp đồng và vận chuyển…

+ Liên kết thu mua phân tán tiêu thụ: cúng trong điều kiện vốn ít và dặt hàng với sốlượng ít như nhau, để tiết kiệm chi phí trong mua hàng, các quầy hàng liên kết lại vớinhau để cùng thu mua hàng hóa để nhận được ưu đãi khi mua đồng thời giảm các chiphí như đã kể trên với phương pháp thu mua phân tán Nhưng nhược điểm là muanhiều sau đó phải phân ra cho các cửa hàng, đại lý nên có độ hao hụt nhất định

Ba hình thức thu mua trên là ba hình thức phổ biến nhất, thường được cácdoanh nghiệp áp dụng Mỗi doanh nghiệp căn cứ vào tình hình cụ thể của doanhnghiệp mình để quyết định những hình thức thu mua cho phù hợp

2.2: Quá trình dự trữ hàng hóa

Dự trữ là quá trinh doanh nghiệp chuẩn bị sẵn trước hàng hóa để đảm bảo cho việclưu thông hàng hóa được diễn ra liên tục.Dự trữ hàng hóa bao gồm toàn bộ hàng hóacòn nằm trong kho của sản xuất, hàng hóa đang đi trên đường, hàng hóa đang nằmtrong kho của doanh nghiệp, hàng nằm ở các trạm, các cửa hàng, quầy hàng, hàng hóa

có thể mang bán ngay, cũng có thể hàng hóa phải chọn lọc, chỉnh lý, bao gói Dự trữhàng hóa là rất cần thiết để doanh nghiệp luôn có hàng để bán cho khách hàng đồngthời giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường, nhưng dự trữ đó cũng phải ở mức hợp lý để không xảy ratình trạng tồn đọng hàng quá nhiều

2.2.1: Phân loại dự trữ.

Theo mục đích sử dụng thì dự trữ được phân thành 3 loại sau:

+ Dự trữ thường xuyên: loại dự trữ này đảm bảo cho hàng hóa được lưu thôngliên tục, đều đặn Loại dự trữ này yêu cầu các hàng hóa thường xuyeenphair có các

Trang 11

quầy và cửa hàng của doanh nghiệp Đó là bộ phận dự trữ lớn nhất được sử dụng vàđổi mới thường xuyên Khối lượng dự trữ này tăng lên tỷ lệ thuận với mức lưu chuyển.+ Dự trữ thời vụ và chuyển chở đến trước: có những mặt hàng được sản xuấtquanh năm nhưng cũng có những mặt hàng chỉ sản xuất theo mùa vụ và việc tiêu dùngchúng cũng như vậy vì vậy có những loại hàng hóa chỉ có thể thu mua được theo thời

vụ Loại chuyên chở đến trước do điều kiện khí hậu thời tiết khó khăn cho việc vậnchuyển ví dụ như trong mùa mưa bão Vì vậy cần vận chuyển hàng hóa trước khi thờitiết khó khăn cho việc vận chuyển

+ Dự trữ chuyên dùng nhằm phục vụ cho một mục đích nhất định như ngày khaitrương, ngày tết …

Theo thời gian lại phân thành:

+Dự trữ đầu kì kế hoạch: đó là dự trữ để kđảm bảo bán ra ở đầu kì kế hoạch(là dự trữ ở cuối kì báo cáo chuyển sang)

+ Dự trữ ở cuối kì kế hoạch: là dự trữ phục vụ cho việc bán ra ở cuối kì sau.(là

dự trữ ở đầu kì kế hoạc sau)

Theo quy mô dự trữ phân thành:

+ Dựu trữ cấp thấp nhất là mức dự trữ tối thiểu cần thiết, là hàng rào ngăn chặnhiện tượng thiếu hàng cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh bình thường.Doanh nghiệp không thể chờ hết hàng vì như vậy sẽ bị gián đoạn kinh doanh, vì vậydoanh nghiệp cần phải dự trữ một lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người tiêudùng từ thời điểm đặt hàng đến thời điểm được nhận hàng Khối lượng hàng hóa dựtrữ này phụ thuộc vào lượng hàng bán ra bình quân trong một ngày, lượng hàng chuẩn

bị bán ra và lượng hàng dự trữ bảo hiểm

+ Dự trữ cao là chất lượng tối đa, là hàng rào ngăn ngừa tình trạng ứ đọng hànghóa, là dự trữ ở vào thời điểm hàng mới nhập vào kho

+dự trữ bình quân: là bình quan của dự trữ cao nhất và thấp nhất.Đay là dự trữtrung bình hợp lý trong kinh doanh

2.2.2: Mục tiêu của quản lý kinh tế dự trữ.

Dự trữ là một hoạt động cần thiết đối với doanh nghiệp song việc dự trữ

cơ cấu mặt hàng như thế nào và dự trữ bao nhiêu thì lại là một việc khó để tính toán racon số chính xác Nếu dự trữ không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì khôngnhững doanh nghiệp không có hàng để bán, không thu lời mà còn chiuj một khoản lỗ

Trang 12

vô hình như đã nói đến ở trên, nếu doanh nghiệp dự trữ quá nhiều thì dẫn đến tồnđọng, phải tốn nhiều chi phí bảo quản hàng hóa, mà hàng tồn kho lâu sẽ dẫn đễn lỗithời không bán được hoặc dẫn đến hỏng, kém phẩn chất Muốn hoạt động dự trữ đạthiệu quả cao thì doanh nghiệp cần phải đạt được các mục tiêu sau:

 Mục tiêu an toàn: mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng dựtrữ đủ để có thể bán ra thường xuyên liên tục

 Mục tiêu kinh tế: đảm bảo cho chi phí dự trữ là thấp nhất có thể

3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước

Trong những năm gần đây,nghiên cứu về những hoạt động của Công Ty XNKINTIMEX được chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo thực tập là khá nhiềunhưng xét đến tính cấp thiết của việc cung ứng hàng hóa trong doanh nghiệpINTIMEX nói riêng, cũng như đối với các doanh nghiệp nói chung Đây là cơ sơ đểchúng em tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.Sau đây là một số đề tài đã được thực hiện liên quan đến vấn đề mà bài nghiên cứukhoa học của chúng em đang nghiên cứu:

Đề tài: “Hoàn thiện công tác thu mua cà phê nguyên vật liệu tại công ty XNK INTIMEX.”

Đề tài này đã chỉ ra được những thành công cũng như những khó khăn trong thu muanguyên liệu cà phê của công ty XNK INTIMEX giai đoạn 2000 – 2003, từ đó đề ranhững giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua cà phê nguyên liệu trong 5 năm 2003 –

2007, giai đoạn Việt Nam chưa gia nhập WTO do vậy nhưng biện pháp hoàn thiệncũng như thúc đẩy các hoạt động thu mua trong doanh nghiệp không còn phù hợptrong giai đoạn mở cửa hiện nay

Với đề tài “ Hoàn thiện hoạt động cung ứng mặt hàng cà phê của công ty XNK INTIMEX sang thị trường Trung Quốc” của chúng tôi đã đề cập những thuận lợi và

khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty XNK INTIMEX nóiriêng đang phải đối mặt từ đó đề, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp để đối vớicông ty để hoàn thiện hoạt động mua hàng và một số đề xuất đối với nhà nước nhằm

có những chính sách tốt để giúp công ty INTIMEX nói riêng và các doanh nghiệp nóichung đang hoạt động trong lĩnh vực này có điều kiện cạnh tranh tốt hơn đối với cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Trang 13

2 Đề tài: “ Các giải pháp để giảm chi phí dự trữ hàng nông sản của công ty TNHH Thái Hòa”

Ở đề tài này của sinh viên Lê Thị Hoa, trường Đại học kinh tế Thành Phố Hồ ChíMinh, các giải pháp đưa ra còn mang tính chung chung, chưa sát thực tế, không bámsát vào các hạn chế của đơn vị nghiên cứu, thực tập để đề xuất kiến nghị và giải pháphợp lý

Trang 14

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích hoạt động cung ứng mặt hàng cà phê sang thị trường Trung Quốc của công ty XNK

Intimex

1 Phương pháp nghiên cứu

1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Nhằm thu thập được các dữ liệu và tài liệu như giáo trình, sách tham khảo, các

đề tài luận văn, chuyên đề có liên quan đề về các hoạt động cung ứng của các doanhnghiệp thương mại và các dữ liệu,tài liệu liên quan đến hoạt động cung ứng của Công

ty trong ba năm gần đây, từ đó lựa chọn được các dữ liệu,tài liệu phù hợp phục vụ choviệc nghiên cứu vấn đề hoàn thiện hoạt động cung ứng mặt hàng cà phê để xuất khẩucủa Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng em đã tìm được những dữ liệu cầnthiết từ Phòng Hành chính, Phòng Kinh doanh, Phòng kế toán… bao gồm: các thôngtin liên sơ lược về công ty, tổng vốn đầu tư ban đầu và hiện tại, số cán bộ công nhânviên, sơ đồ tổ chức, cấu trúc và nhiệm vụ của các phòng ban, ngành nghề kinh doanh,báo cáo kết quả hoạt động 2010

1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp

Đây là phương pháp phân tích dựa trên kết quả dữ liệu đã qua xử lý nhằm mụcđích so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây để

từ đó so sánh hiệu quả quá trình cung ứng của công ty, so sánh số liệu của các năm vơinhau để đánh giá tình hình tăng giảm của các chỉ tiêu đề ra để tìm ra được khâu nào làquan trọng cần phải thực hiện tốt trong hoạt động cung ứng Các phương pháp được sửdụng phân tích đó là:

- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để so sánh số liệu qua các

năm của các chi tiêu, so sánh sự tăng giảm của số lượng thu mua, dự trữ cũng như xuấtkhẩu của mặt hàng cà phê, qua đó Công ty XNK INTIMEX có những hướng giảiquyết cụ thể trong tương lai Phương pháp này được tiến hành qua việc tổng hợp các

số liệu và đem ra đối chiếu để thấy sự thay đổi qua các năm Ví dụ như về chỉ tiêudoanh thu và lợi nhuận của từng năm, so sánh để thấy sự chênh lệch giữa các năm vớinhau nhằm đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh doanh

Trang 15

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Dùng phương pháp phân tích tổng hợp để

có cái nhìn tổng quan nhất về quá trình cung ứng của Công ty XNK INTIMEX từ đó

có thể thấy được những thành công, những tồn tại và nguyên nhân, dự báo được tìnhhình phát triển của Công ty trong thời gian tới

- Phương pháp quan sát tổng hợp: Đây là phương pháp dựa trên những quan

sát tổng hợp của người điều tra Những quan sát này có được trong quá trình tham giavào các công việc thực tế của Công ty XNK INTIMEX

1.3: Phương pháp thu nhập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp điều tra điều tra,khảo sát (xem phụ lục 1)

Xây dựng phiếu điều tra cho các đối tượng là cán bộ công nhân viên trong Công

ty XNK INTIMEX bao gồm ban lãnh đạo và các nhân viên trong công ty

Phương pháp điều tra khảo sát là phương pháp điều tra thực tế, nhằm có được nhữngkết quả về thực trạng cung ứng tại Công ty XNK INTIMEX Để tiến hành điều tra,chúng em đã phát ra 10 phiếu cho ban lãnh đạo cũng như các nhân viên và thu lại 10phiếu, mục đích phát các phiếu này nhăm tìm hiểu quá trình cung ứng của công ty vàqua đó cũng thấy được những phản ứng của những người ra quyết định về quá trìnhcung ứng

Phương pháp điều tra sử dụng những câu hỏi được thiết kế dựa trên nội dung lý thuyết

cề quá trình cung ứng bao gồm mua và dự trữ hàng hóa, nhận thức của những ngườitrực tiếp tham gia tại Công ty XNK INTIMEX….các câu hỏi bao gồm các đáp án đểlựa chọn Mục đích của việc điều tra nhằm đánh giá được thực trạng của quá trìnhcung ứng của Công ty XNK INTIMEX để từ đó có thể tìm ra được nguyên nhân và đềxuất được giải pháp phù hợp

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi để phỏngvấn mà không có đáp án cũng như những ý kiến gợi mở nhằm mục đích để người đượcphỏng vấn vẫn có thể tự do đưa ra các ý kiến đánh giá một cách khách quan về hoạt

Trang 16

động kiểm soát của công ty Các câu hỏi phỏng vấn có nội dung tập trung chủ yếu vàovấn đề về quá trình mua và dự trữ của Công ty XNK INTIMEX ,hình thức mua hàng,

….Đồng thời nêu lên những khó khăn về quá trình cung ứng tại công ty trong thời giantới

1.4: Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp

Là việc tổng hợp các chỉ tiêu bằng cách tiến hành đánh giá các kết quả điều tra thuthập được và từ đó đưa ra nhận xét Phân tích dữ liệu sơ cấp dựa trên kết quả phiếuđiều tra và tính tỷ lệ % trên tổng mẫu và tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên giadựa trên kết quả phỏng vấn để có cái nhìn sâu sắc hơn về quá trình cung ứng của công

ty, từ đó nhận thấy những khó khăn trong hoạt động cung ứng mà Công ty xuất nhậpkhẩu thương mại và dịch vụ INTIMEX đang gặp phải để có hướng giải quyết phù hợp

2 Khái quát về công ty INTIMEX

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX được thành lập tháng 10/1979 lúc đó có tên

là Tổng Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã trực thuộc Bộ NgoạiThương, gọi tắt là Công ty xuất nhập khẩu nội thương

Ngày 22/10/1985 do việc điều chỉnh các tổ chức kinh doanh trực thuộc Bộ Nộithương thông qua nghị định số 225/HĐBT chuyển Công ty xuất nhập khẩu nội thương

và Hợp tác xã trực thuộc Bộ Nội thương thành Tổng Công ty xuất nhập khẩu nộithương và Hợp tác xã

Ngày 8/3/1993 căn cứ vào Nghị định 387/HĐBT và theo Nghị định của Tổnggiám đốc Công ty xuất nhập khâủ nội thương và Hợp tác xã Bộ trưởng Bộ Thươngmại ra quyết định tổ chức lại Công ty thành hai Công ty trực thuộc Bộ:

- Công ty xuất nhập khẩu nội thương và Hợp tác xã Hà Nội

- Công ty xuất nhập khẩu nội thương và Hợp tác xã thành phố Hò Chí MinhTháng 3/1995 Bộ trưởng Bộ Thương mại đã quyết định hợp nhất công tythương mại - dịch vụ Việt Kiều và Công ty xuất nhập khẩu nội thương và Hợp tác xãtrực thuộc Bộ Căn cứ pháp lý để Bộ thương mại hợp nhất hai công ty là Nghị định 59/

CP ngày 4/12/1993 của Chính phủ, quyết định số 629/TM - TCCB ngày 25/9/1993quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy và thành lập lại Công tyxuất nhập khẩu nội thương và Hợp tác xã - dịch vụ phục vụ Việt Kiều của Bộ Thươngmại

Trang 17

Do biến động của lịch sử, xã hội lúc bấy giờ khi mà các nước xã hội chủ nghĩaĐông Âu tan rã, việc trao đổi hàng hoá theo hệ thống nội thương không còn phù hợpnữa Công ty xuất nhập khẩu nội thương và Hợp tác xã Hà Nội hoạt động không phùhợp với bối cảnh kinh tế xã hội Cho nên ngày 8/6/1995 căn cứ vào Nghị định 59/CPngày 4/12/1993 của Chính phủ và văn bản số 192/UB-KH ngày 19/1/1995 của Uỷ ban

Kế hoạch Nhà nước và theo đề nghị của Công ty xuất nhập khẩu nội thương và Hợptác xã Hà Nội tại công văn số 336/IN-VP ngày 25/5/1995 đã đổi tên công ty thànhcông ty xuất nhập khẩu - dịch vụ thương mại trực thuộc Bộ Thương mại

Trước đà tăng trưởng kinh tế của đất nước cùng với bắt đầu quá trình tham giahội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới Ngày 24/6/1995 BộThương mại chính thức ra quyết định công nhận công ty là doanh nghiệp Nhà nướctrực thuộc Bộ Thương mại Phê duyệt điều lệ, tổ chức và hoạt động của công ty và lấytên là Công ty xuất nhập khẩu thương mại và dịch vụ INTIMEX Công ty thực hiệnchế độ hạch toán độc lập, tự mình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo chínhsách và pháp luật của Nhà nước

Căn cứ quyết định số 1078/2000/QĐ-BTM ngày 1/8/2000 của Bộ Thương mạiphê duyệt đổi tên công ty thành: Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX, trực thuộc BộThương mại và quy định các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy củacông ty

Ngày nay, Công ty có trụ sở chính tại 96 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm,thành phố Hà Nội Số điện thoại: 942 4565 Tên giao dịch: Foreign Trade Enterprise.Tên viết tắt: INTIMEX - Hanoi

Công ty có quyền tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân được mở tài khoảntại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo thể thức Nhà nước quy định Với sốvốn đăng ký ngày 09/2004 là 25.040.229.868 đồng

Vốn cố định : 4.713.927.284 đồng

Vốn lưu động : 20.326.302.584 đồng

Ngay từ khi mới thành lập công ty đã bắt tay vào nhiệm vụ của mình là đổihàng trong khối xã hội chủ nghĩa, trong khối nội thương và hợp tác xã của các nước,xuất nhập khẩu qua thị trường khu vực 2 để cung hàng về phục vụ cho cung cầu trongnước Công ty kết hợp với ngành ngoại thương thực hiện giao hàng xuất khẩu Từ một

cơ sở nhỏ bé ở Minh Khai công ty mở thêm các chi nhánh và trực thuộc dải từ Hải

Trang 18

Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Đồng Nai, Vinh… Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ chỗ chỉ quan hệ với 2 hay 3 nước nay Tổng Công ty đã trở thành bạn hàng tin cậycủa nhiều công ty hàng đầu trên thế giới và khu vực, quan hệ với hầu hết các nước ởChâu lục Kim ngạch xuất khẩu ban đầu chỉ có 20 triệu USD/năm thì nay kim ngạchhàng năm lên tới 200 triệu USD/năm

Trải qua những biến cố thăng trầm lịch sử, nền kinh tế nước ta bước vào thời kỳ

cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Tổng công ty cũng đã có rất nhiềunhững thay đổi để phù hợp với từng bối cảnh cụ thể Đưa ra những chính sách, nhữngnhân viên tạo cho mọi người có tinh thần trách nhiệm và hăng say với công việc… như

sử dụng tiền lương để khuyến khích vật chất đối với người lao động, trả lương theothời gian, trách nhiệm, trình độ, điểm xếp loại lao động…

Ngày nay Công ty xuất nhập khẩu thương mại và dịch vụ INTIMEX là mộttrong những Nhà nước có tốc độ tăng trưởng khá cao và bền vững Dưới sự dìu dắt củanhững nhà lãnh đạo đầy kinh nghiệm và tài năng, chịu sự giám sát chỉ bảo của BộThương mại, luôn làm theo định hướng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.Chắc chắn rằng công ty sẽ phát triển mạnh hơn nữa

2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty xuất nhập khẩu

INTIMEX

* Chức năng của Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX

- Tổ chức sản xuất, lắp ráp và gia công, liên doanh, liên kết hợp tác, đầu tư vớicác tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng…

- Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư, máy mócthiết bị, công nghệ, nguyên liệu hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải…

- Dịch vụ phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài, kinh doanh khách sạn, du lịch,kinh doanh các loại đá quý, gia công lắp ráp, bán buôn, bán lẻ…

Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các loại mặt hàng nông lâm thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến tạp phẩm, khoáng sản, giống thuỷsản… và các mặt hàng do công ty sản xuất như: may mặc, gia công chế biến, liêndoanh liên kết tạo ra…

-* Nhiệm vụ của công ty

- Xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo kế hoạch vàmục tiêu của Công ty đã đề ra

Trang 19

- Lập các chiến lược kinh doanh để tạo ra một chiến lược hoàn hảo cạnh tranh

và đối phó được với đối thủ cạnh tranh đồng thời tổ chức nghiên cứu khoa học, côngnghệ và nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến côngnghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu khách hàng đưa ra sản phẩm phù hợp vớithị hiếu của khách hàng

- Xây dựng, tổ chức các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về các lĩnh vực kinh doanhcủa công ty như: Kinh doanh xuất nhập khẩu khách sạn du lịch, tổ chức sản xuất, giacông hàng xuất khẩu, và ngoài nước, phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài… theođúng luật pháp hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thương mại

- Thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức trongnước và ngoài nước khác đúng với thời gian, tiến độ và hợp lý

- Kinh doanh theo đúng pháp luật Nhà nước, thực hiện chính sách, quản lý và

sử dụng tiền vốn, vật tư, nguồn lực, tài sản, thực hiện hạch toán kế toán theo đúngpháp luật, bảo tồn và phát triển vốn, thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Nhà nước

- Quản lý một cách toàn diện, đào tạo và phát triển cán bộ công nhân viên chứctheo pháp luật, chính sách Nhà nước Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Thương mạithực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chăm lo đời sống công nhân, tạo điều kiệnthuận lợi cho người lao động, thực hiện phân phối công bằng, vệ sinh môi trường, bảo

vệ doanh nghiệp Giữ gìn an ninh chính trị của pháp luật và phạm vi quản lý của công

ty

* Hệ thống quản lý của Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX

Hoạt động theo chế độ một thủ trưởng Đứng đầu là Giám đốc do Bộ Thươngmại bổ nhiệm và miễn nhiệm Giám đốc Công ty điều hành mọi hoạt động của công ty

và chịu trách nhiệm các vấn đề của công ty trước pháp luật, Bộ Thương mại và cán bộcông nhân viên trong Công ty

Để hỗ trợ cho Giám đốc là 3 phó Giám đốc Phó Giám đốc do Giám đốc lựachọn và đề nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm và miễn nhiệm

Người có trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ côngtác kế toán, thống kê, thông tin kế toán và hạch toán kế toán của Công ty là kế toántrưởng Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và có nhiệm vụ phântích kế toán, báo cáo kết quả hoạt động của Công ty theo quy định hiện hành của Nhànước (tháng, quý, năm)

Trang 20

Để công ty hoạt động một cách có hiệu quả tốt nhất thì phải có sự phối hợp chặtchẽ giữa các phòng ban Khi có nghiệp vụ phát sinh các phòng ban phải nhanh chóngđưa giấy tờ, hoá đơn lên phòng kế toán để phòng kế toán phản ánh một cách trung thực

và hiệu quả nhất tình hình của doanh nghiệp để giám đốc có những chiến lược kinhdoanh tốt nhất

Bộ máy quản lý gồm 1 giám đốc, 3 phó giám đốc trong đó 1 phó giám đốc ởkhu vực phía Nam, hai phó giám đốc ở khu vực phía Bắc Khối các phòng quản lýgồm: phòng kế toán, phòng kinh tế tổng hợp, phòng thông tin và tin học, phòng tổchức cán bộ, phòng quản trị, văn phòng Khối các phòng kinh doanh gồm 4 phòngkinh doanh tại công ty và 11 chi nhánh và trực thuộc dải từ Hải Phòng, Thanh Hoá,Nghệ An… đến thành phố Hồ Chí Minh Các phòng thì có 1 cấp trưởng, hai cấp phó

Sơ đồ hệ thống quản lý công ty

Trang 21

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX

PHÒNG THÔNG TIN VÀ TIN HỌC

PHÒNG QUẢN TRỊ

PHÒNG

TỔ CHỨC CÁN BỘ

VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH

hàng thuỷ

sản

Nhà máy tinh bột sắn

Xí nghiệp TMDV lắp ráp

xe máy

Thanh Hoá

Nghệ An

Đà Nẵng

Đồng Nai

Phòng

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 22

* Nhiệm vụ của các phòng ban của Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX.

* Phòng Kế toán: Thực hiện toàn bọ công tác kế toán thống kê, thông tin kếtoán, hạch toán kế toán, báo cáo chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước theo định

kỳ về chế độ tài chính kế toán Chấp hành tốt các quy định về sổ sách kế toán và thống

kê bảng biểu theo quy định của Nhà nước Các hoá đơn chứng từ, sổ sách rõ ràng vàhợp lệ Là nơi phản ánh toàn cảnh về tài sản, nguồn vốn của công ty, nơi đề xuất vớicấp trên về chính sách ưu đãi, trợ cấp, lương, thưởng… của người lao động, chế độ kếtoán hỗ trợ, đáp ứng và giúp cho công ty kinh doanh hiệu quả

* Phòng kinh tế tổng hợp: Là nơi tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các nghiệp

vụ như kế hoạch thống kê, đối ngoại pháp chế, và một số công việc chung của công ty

Là nơi đề xuất những định hướng, chiến lược phát triển kinh doanh, tổng hơp, nơinghiên cứu các phương hướng, biện pháp, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.Đồng thời phối hợp với các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu để thực hiện hoàn chỉnhquá trình kinh doanh, tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch của công ty tham giađấu thầu, quảng cáo, hội chợ triển lãm,… Nơi hướng dẫn thực hiện công tác đối nội,đối ngoại hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế áp dụng vào quá trình sản xuất kinhdoanh

* Phòng Hành chính quản trị và phòng Tổ chức lao động tiền lương

Quản lý các loại công văn, giấy tờ, hồ sơ của cán bộ công nhân viên và củacông ty Chịu trách nhiệm về các thủ tục hành chính, văn phòng, công văn đến, đi, condấu của công ty, quản lý đồ dùng văn phòng Liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các tổchức lao động để giải quyết các chế độ về chính sách, tiền lương, đời sống vật chất,tinh thần, đào tạo cán bộ và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong côngty

* Phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu: Tổ chức hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại dịch vụ theo điều lệ và giấy phép kinh doanhcủa công ty Được uỷ thác trực tiếp đám phán, giao dịch ký kết hợp đồng cùng với cácđối tác kinh doanh Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thươngmại dịch vụ và tổ chức thực hiện kế hoạch đó Trực tiếp xuất nhập khẩu với các tổchức kinh tế trong và ngoài nước, nhận làm đại lý tiêu thụ hàng hoá và bán hàng kýgửi Liên doanh liên kết trong kinh doanh xuất nhập khảu, kinh doanh thương mại vàdịch vụ với các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước

Trang 23

Các phòng ban cơ sở luôn chịu sự giám sát trực tiếp của giám đốc và tất cả đều

có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ chứng từ cho phòng kế toán tài chính để phòng có thểphản ánh một cách chính xác, kịp thời tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo ra bứctranh đầy đủ về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh một cách nhanh nhất để đemlại hiệu quả kinh doanh cho công ty

3.Thực trạng hoạt động cung ứng nguyên vật liệu cà phê tại công ty

3.1 Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty XNK INTIMEX sang thị trường Trung Quốc

Với 1,3 tỉ dân, người dân có thói quen uống cà phê hòa tan, Trung Quốc được coi là thịtrường rất tiềm năng Nên chỉ cần tiếp cận và xâm nhập thị trường tại một số tỉnh củaTrung Quốc giáp biên giới với VN, doanh nghiệp cà phê trong nước đã có được mộtthị trường rộng lớn

Bảng 3: tình hình xuất khẩu cà phê thô của Việt Nam, nửa đầu niên vụ 2009/2010

và niên vụ 2010/2011 sang thị trường Trung Quốc

Thị

trường

2009/2010 (T10/2009–

T3/2010)

2010/2011 (T10/2010–

T3/2011)

% thay đổi của niên

vụ 2010/11 so với niên vụ 2009/10

Khối lượng (nghìn tấn)

Giá trị (nghìn USD)

Khối lượng (nghìn tấn)

Giá trị (nghìn USD)

Khối lượng Giá trị

Trung

Thế

giới 515 725.401 601 1.194.183 17% 65%

Nguồn: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam

Bảng 4 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2010 ,2011

Trang 24

Nhu cầu cà phê của người dân Trung Quốc rất cao hàng năm trên 100 ngàn tấn.Việt Nam chủ yếu xuất khẩu robusta dưới dạng thô.

3.1.1: Môi trường kinh tế

- GDP 4400 tỷ USD (2011), tăng 9% Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2012

của Trung Quốc sẽ thấp hơn 8%

- Tổng GDP tính theo PPP: 7.043 tỷ USD

- TRUNG QUỐC là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong vòng

10 năm trở lại đây (tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn từ năm 2000-2005 đạt trên

10 %)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc đã tăng mạnh trong năm 2010, mộtphần do sức kéo của giá lương thực và thực phẩm dưới ảnh hưởng của thời tiết xấu vàthiên tai Bên cạnh đó, tình trạng dư thừa thanh khoản trong nền kinh tế cũng được cho

là một nguyên nhân chính phía sau tình trạng tăng giá Theo một báo cáo của WB rahồi tháng 11/2010, lạm phát của Trung Quốc sẽ còn giữ ở mức trên 3% trong một thờigian trong năm 2011 do giá thực phẩm còn cao

Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc dự báo chỉ số CPI của nước sẽ tăng 3,3% trongnăm 2011, trong khi ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ dự báo, mức tăng sẽ là 4,3%

Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011- 2015).

Kế hoạch này nhấn mạnh các điều chỉnh cơ cấu trong nền kinh tế và mô hình tăngtrưởng của Trung Quốc “Đi lên trong chuỗi giá trị” là thông điệp chính mà kế hoạchnêu ra cho lĩnh vực công nghiệp Nội dung của khẩu hiệu bao gồm cải thiện khoa học-

kỹ thuật, thu hẹp các ngành sản xuất truyền thống và phát triển những ngành chiếnlược mới

- Trung Quốc sẽ tiếp tục đứng ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng các nền kinh tếhùng mạnh nhất thế giới

3.1.2: Môi trường chính trị pháp luật

Năm

Mức tăngtương đối

Mức tăngtuyệt đốiTrung Quốc (triệu USD) 21 31,5 + 50% + 10,5

Thế Giới (tỷ USD) 1,9 2,1 + 10,53% + 0,2

Trang 25

Tên nước : Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Quốc khánh : 01/10/1949

Nhà lãnh đạo hiện nay: Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào

Hiến pháp hiện hành được ban hành 14/12/1982 và được sửa đổi 4 lần (năm

1988, 1993, 1999 và 2004) Trung Quốc theo thể chế Cộng hoà dân chủ Nhân dân, chế

độ một viện (từ năm 1949)

Trung Quốc đang tiến hành xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.Theo dự đoán, đến năm 2010 sẽ hoàn thiện cơ bản và đến năm 2020, sẽ xây dựng hoànchỉnh

Chế độ chính đảng của Trung Quốc chính là chế độ hợp tác đa đảng và hiệpthương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc Đảng Cộng sản vàcác đảng dân chủ khác làm việc chặt chẽ, cùng hợp tác và giám sát lẫn nhau trên tinhthần hoà hợp trong công cuộc xây dựng CNXH mang bản sắc Trung Quốc (theo “Chế

độ chính đảng của Trung Quốc”, Quốc vụ viện Trung Quốc,15/11/2007)

Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế (MOFTEC : Ministry Of Foreign Trade andEconomic Cooperation) được Hội đồng Nhà nước trao quyền ban hành các luật ngoạithương, các chính sách, quy định và là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm thực hiệnchúng MOFTEC xem xét và phê chuẩn việc thành lập, hợp nhất, hay xoá bỏ các công

ty ngoại thương và chịu trách nhiệm phân bổ giấy phép và hạn ngạch MOFTEC là cơquan duy nhất có thể kí các hiệp định thương mại cấp chính phủ thay mặt cho Nhànước Trung Quốc

Các chính sách: Ủng hộ tự do mậu dịch, tích cực phát triển quan hệ thương mạivới các nước trên thế giới.Trung Quốc có cả một quốc sách về biên mậu với tất cả cácnước Trung Quốc cũng thực hiện chính sách ưu đãi và giảm 50% thuế VAT đối vớihàng nhập khẩu từ Việt nam vào các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây củaTrung Quốc

Hiệp định hợp tác kinh tế khung và thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN –Trung Quốc (ACFTA) được đề xuất tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 lần 3(11/2000) và chính thức kí kết 04/11/2002 (Phnôm Pênh , Campuchia)

3.1.3: Môi trường cạnh tranh

Trang 26

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê sang thị trườngTrung Quốc là Brazil, với vị thế là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới,cà phêBrazil nổi tiếng với chất lượng cà phê cao được nhiều người ưa chuộng.

Lợi thế của Brazil:

- Brazil có giống tốt và đồng bộ, quy trình kĩ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến

- Brazil đã xây dựng và phát triển hệ thống ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệuquả và có tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội ngành hàng (Coffee intelligence centre)chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin về thị trường cà phê thế giới

- Brazil còn có các tổ chức hỗ trợ khác như Nhóm các tổ chức nghiên cứu cà phê

Chủng loại phong phú: kinh doanh tất cả 3 loại cà phê được trồng

a) Robusta: Việt Nam luôn được xem là nước có sản lượng cà phê

Robusta lớn nhất thế giới, hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê cả nước.Robusta mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt,nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài

b) Arabica: hai loại đang trồng tại Việt Nam là Moka và Catimor

- Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượngrất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được, vì trồng không đủ chi phínên người nông dân ít trồng loại cà phê này

- Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hailần Robusta, nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chíntrong mùa mưa và không tập trung nên chi phí hái rất cao, hiện nay tại Quảng Trị đangtrồng thí nghiệm đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt

c) Cheri: Không phổ biến lắm vì vị rất chua, chịu hạn tốt Công chăm

sóc đơn giản, chi phí rất thấp, nhưng thị trường xuất khẩu không chuộng kể cả trongnước nên ít người trồng loại này

Trang 27

Chủ yếu là cung ứng cà phê nhân.

Mỗi năm công ty xuất khẩu trung bình khoảng 120.000 – 150.000 tấn/năm racác thi trường như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp…

Chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố tự nhiên:

Cà phê là một loại cây công nghiệp, vì vậy sản lượng cung ứng hằng năm ra thịtrường cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố thời tiết

Do thời tiết mưa kéo dài trong thời gian ra hoa và thu hoạch cây cà phê tại Đắk Lắk

và Lâm Đồng nên sản lượng cà phê nước ta niên vụ 2009/2010 dự báo sẽ giảm xuốngcòn 17,7 triệu bao (tương đương, giảm 3% so với niên vụ trước Việc cây cà phê rahoa muộn và không đồng đều cũng là nguyên nhân khiến việc thu hoạch gặp nhiều khókhăn, nhất là khi hạt cà phê đã chín và còn xanh cùng mọc trên cùng một cây Điềukiện thời tiết không thuận lợi cũng làm cho chất lượng và kích thước hạt cà phê khôngđược đồng đều Ngoài ra, thiếu nhân lực cũng khiến cho chi phí thuê nhân công thuhoạch cao hơn so với niên vụ trước Mưa xối xả tại một số vùng trong thời gian thuhoạch cũng khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc sấy khô cà phê Sảnlượng trung bình niên vụ 2009/2010 là khoảng 2,09 mét tấn/ha, thấp hơn 3% so vớiniên vụ trước

3.2.2 Cơ sở vật chất của doanh nghiệp:

Cơ sở vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn cung ứng của doanhnghiệp Hàng hóa của doanh nghiệp một khi đã được thu mua đặc biệt là hàng nôngsản như cà phê thì việc bảo quản trong nhà kho tốt là việc hết sức quan trọng, vì nhữnghàng hóa như vậy rất dễ bị mốc, hỏng, kém phẩm chất điều cần thiết khi lưu kho làdoanh nghệp phải tìm hiểu về đặc điểm loại hàng để bố trí kho cùng với những cơ sởvật chất trong kho cho phù hợp có thể bảo quản hàng hóa một cách tốt nhất, tránh haohụt trong khi bảo quản Công ty XNK INTIMEX luôn hướng tới đầu tư cơ sở vật chấttại mỗi chi nhánh cụ thể: diện tích kho bãi 21.300m2 cho dự trữ cà phê bãi đảm bảotiêu chuẩn do nhà nước quy định: kho phải dựng nơi cao ráo, thoáng sáng, tránh ẩmướt, nên và tường kho phải cách âm tốt, không dột, kho phải làm bằng vật liệu khócháy Cần có chế độ thông gió thích hợp cho từng mùa đảm bảo sản phẩm tốt Cà phêđược bảo quản an toàn & khoa học trong kho, được bốc xếp bằng xe nâng, băngchuyền theo một quy trình khép kín

Trang 28

3.2.3 Khả năng tài chính.

Vốn là yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động cung ứng cũng như các haotjđộng bình thường khác của công ty Nguồn vốn lưu động nhiều giúp doanh nghiệp chủđộng hơn trong việc mua hàng Thiếu vốn thì có thể dẫn đến tình trạng lượng dự trữphải cắt giảm do không thể cá đủ vốn thu mua, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh,đình trệ các hoạt động của doanh nghiệp

3.2.4 Lao động:

Trong quá trình mua hàng cũng như vận chuyển và lưu kho, mỗi công ty đềucần một số lượng khá lớn đội ngũ lao động làm các công việc như thương lượng đặthàng, thu mua, chuyên chở, khuân vác… việc dự báo trước được lượng lao động cầnthiết để có kế hoạch thêu hoặc điều động sao cho hợp lý , không để đình trệ hàng làđiều mà doanh nghiệp phải tính đến để công tác cung ứng đạt hiệu quả cao Intimexđặc biệt quan tâm và chú trọng đến nhân tố con người Đội ngũ cán bộ nhân viên củacông ty không ngừng được trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ và năng lực chuyênmôn Những thành tựu mà Intimex đã đạt được hôm nay có sự đóng góp hết mình củaBan Giám đốc và cán bộ CNV Công ty Công ty có hai phương án thường chọn là:thuê ngoài hoặc tự xây dựng hệ thống nhân lực cho công tác tổ chức nguồn hàng và dựtrữ

3.2.5 Tiến bộ khoa học kĩ thuật

Áp dụng những công nghệ mới vào khâu chế biến và bảo quản góp phần làm nâng caochất lượng hàng hóa và bảo quản được sản phẩm một cách tốt hơn với chất lượng đượcduy trì lâu hơn trong khi bảo quản

Công ty đã đưa một số loại máy móc công nghệ cao vào trong chế biến cà phê các cácxưởng chế biến đã và đang xây dựng Có thể kể đến như:

Trang 29

3.2.6: Các chính sách và quy định của nhà nước

Nhà nước đã ban các thông tư , nghị quyết và các văn bản luật khác có liên quan đểquản lý và hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động có liên quan như thumiua nguyên vật liệu, thành lập các trụ sở, chi nhánh của các công ty Có thể kể đếnnhư: Thông tư 176/1999 QĐ-TTG, nghị định 12/2006 NĐ-CP…

Một số loại thuế đối với mặt hàng cà phê:

- Cà phê nhân chưa qua xử lý hoặc được làm sạch, bóc vỏ, phơi, sấy khô, phânloại, bắn màu, đánh bóng và đóng gói do tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra thuộc đốitượng không chịu thuế giá trị gia tăng

- Cà phê nhân chưa trải qua hoặc đã trải qua các công đoạn : làm sạch, bóc vỏ,phơi, sấy khô, phân loại, bắn màu, đánh bóng và đóng gói bán ra ở khâu kinh doanhthương mại áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%

- Việt Nam có chính sách khuyến khích xuất khẩu nên các sản phẩm cà phêxuất khẩu đều hưởng mức thuế xuất khẩu là 0%

Bảng 5

Trang 30

 Mục tiêu an toàn: đây là mục tiêu dài hạn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũnghướng tới Nhận thức rõ được điều này, công ty cũng đã đẩy mạnh hoạt động thu muatheo hướng đạt mục tiêu an toàn Việc lựa chọn nhà cung ứng cũng được tuyển chọn kĩlưỡng, chủ yếu dựa vào các thông tin nội bộ, tự công ty đã và đang thiết lập hệ thôngsthu mua tận cơ sở do chính công ty quản lý Thị trường thu mua cũng rất rộng gồncác tỉnh: Buôn Ma Thuột, Tây Ninh , Đăk Lăk, Lâm Đồng… chứ không tự giới hạnkhu vực thu mua, như vậy sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu mua Tuy

Các nhà cung ứng địa phương

Hộ gia đình

sản xuất

bộ phận thu mua của công ty

Bảng 6

Trang 31

nhiên vẫn có những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đến việcthực hiện mục tiêu an toàn này mà hoạt động thu mua đủ số lượng hàng cần thiết cũnggặp khó khăn hơn (đó là trình độ nhân viên thu mau, hệ thống thu mua chưa chặt chẽ,hạn hán xảy ra năm vừa qua làm cho chất lượng hạt cũng như sản lượng giảm…)

Bảng 7 Tỷ trọng từng loại cà phê xuất khẩu sang Trung Quốc-2011

Loại cà phê Dạng thô chưa rang xay Tách hạt rang xay

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Cà phê hạt của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc nói riêng, thế giới nóichung, vẫn chưa đạt chuẩn các chỉ tiêu của Hiệp hội Cà phê quốc tế (ICO) về độ ẩm,tạp chất, hạt hư (non, lép, đen) do khâu sơ chế còn dựa nhiều vào tự nhiên (phơi nắng)hoặc sấy thủ công Hầu hết cà phê Việt Nam phải qua chế biến tiếp ở khâu trung gian

để đạt các tiêu chuẩn giao dịch trước khi xuất sang Trung Quốc

Qua đó, có thể thấy được chất lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang TrungQuốc còn thấp, chưa đạt được các tiêu chuẩn mà thị trường này đề ra Do đó, Công TyXNK INTIMEX luôn đặt ra mục tiêu về chất lượng cà phê thu mua cần được đảm bảonhững yêu cầu sau: Cà phê quả hái về chế biến phải đảm bảo đúng độ chín, cà phêxanh, cà phê chùm, cà phê khô, tạp chất không quá tỷ lệ cho phép theo tiêu chuẩn đãqui định :

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w