KẾT LUẬN 1 Kết luận

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THPT YÊN MỸ, HUYỆN YÊN MỸ, HƯNG YÊN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIỮA CHA VÀ MẸ TRONG GIA ĐÌNH..doc (Trang 40)

1. Kết luận

Bạo lực gia đình đã và đang xảy ra hàng ngày trong xã hội với hình thức phổ biến nhất diễn ra ở hầu hết các gia đình là bạo lực tinh thần, là vấn đề đang được xã hội rất quan tâm. Nguyên nhân của bạo lực gia đình là do: hiện tượng bất bình đẳng giới, do vấn đề kinh tế, trình độ học vấn, công tác tuyên truyền và tệ nạn xã hội cũng như sự quan tâm của cộng đồng mà đặc biệt là của những tổ chức trực tiếp chịu trách nhiệm hòa giải bạo lực gia đình ở các địa phương.

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về cảm xúc cũng như đánh giá của trẻ về bạo lực giữa cha và mẹ trong gia đình, chúng ta có thể phần nào có được cái nhìn rõ hơn, cụ thể hơn về nhữn tình cảm hay suy nghĩ của trẻ. Bên cạnh phần lớn những trẻ cho rằng việc bạo lực giữa cha và mẹ là không cần thiết thì vẫn còn những trẻ cho rằng đây là việc giúp duy trì kỷ cương trong gia đình. Chắnh vì có những đánh giá như vậy, trẻ mới có những cảm xúc khác nhau, phù hợp với đánh giá của trẻ: từ ngại tiếp xúc, sợ hãi đến thái độ thờ ơ, không quan tâm.

Cảm nhận ở các em lứa tuổi vị thành niên rất tinh tế. Các em bắt đầu nhận thức được và muốn can ngăn vào chuyện của gia đình, muốn mình có tiếng nói trong gia đình, để góp phần xóa đi không khắ của bạo lực. Bởi các em hiểu rằng, nếu cứ tiếp tục diễn ra tình trạng mâu thuẫn ấy, thì gia đình sẽ tan vỡ. Nhưng phản ứng ngay tức thời của các em đối với cha mẹ gần như là vô nghĩa, chắnh điều này cũng dẫn đến một số những phản ứng dự định sau khi các em chứng kiến bạo lực giữa cha và mẹ.

Qua việc tìm hiểu về nhu cầu tìm kiếm sự trợ giúp của trẻ khi gia đình xảy ra bạo lực, ta có thể rút ra một số phát hiện như sau: Trẻ ngay cả việc lựa chọn ai là nhóm giúp đỡ cũng như nhóm để chia sẻ khi gia đình xảy ra bạo lực thì nhóm bạn bè luôn là ưu tiên số một. Nguyên nhân của việc tại sao nhóm tổ hòa giải với chức

năng chắnh của mình là việc giải quyết các xung đột, bạo lực lại là nhóm được trẻ chọn lựa ắt nhất khi cần, chắnh là do nhóm này chưa thể hiện được đúng vai trò của mình.

Khi so sánh mức độ hài lòng của trẻ với các mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã hội giữa hai nhóm: trẻ sống trong gia đình có bạo lực và trẻ sống trong gia đình không có bạo lực (trong 12 tháng trở lại đây). Với trẻ sống trong gia đình có bạo lực lúc nào mức độ hài lòng với các mối quan hệ cũng thấp hơn so với mức độ hài lòng về các mối quan hệ của trẻ sống trong gia đình không có bạo lực.

Bạo lực gia đình cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của con trẻ. Trong nghiên cứu này cũng đã chỉ ra được khi trẻ chứng kiến cảnh cha mẹ xảy ra bạo lực thì trẻ thường có xu hướng bỏ học và kết quả học tập giảm sút. Không những vậy trẻ cũng sẽ xuất hiện môt số suy nghĩ tiêu cực như tự tử, làm ảnh hưởng đến sự phát triển về cả mặt tinh thần và thể chất của trẻ.

Bạo lực gia đình và các hệ quả của nó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của xã hội và làm suy giảm các giá trị nhân văn, đạo đức. Vì vậy cần phải có những giải pháp nhằm hạn chế tối đa bạo lực gia đình. Tuy nhiên để hạn chế nạn bạo lực gia đình thì cả cộng đồng phải chung tay giải quyết. Không coi chuyện bạo lực gia đình là chuyện của mỗi gia đình mà phải hiểu rằng nó là vấn đề được cả xã hội quan tâm.

2.Khuyến nghị.

Cần Xây dựng khung nhân quyền làm cơ sở thực hiện bình đẳng giới, đảm bảo những quyền cơ bản cho con người để không có sự phân biệt đối xử và bạo lực giới trong gia đình.

Tìm sự hỗ trợ bên ngoài; nói ra câu chuyện bạo lực với người thân, hàng xóm, cán bộ tại địa phương để được chia sẻ, tư vấn và hỗ trợ giải quyết. Dặn dò hàng xóm một số dấu hiệu cho biết đang bị bạo hành để họ sang can thiệp kịp thời.

Nhận diện bạo lực và tránh đi: Quan sát một số dấu hiệu cho biết bạo lực sắp xảy ra và tìm cách tránh đi chỗ khác:

Tìm chỗ đứng an toàn: đứng gần cửa ra và cửa ngách khi có tranh luận hay cãi cọ để dễ bề thoát hiểm. Không nên đứng ở góc nhà hay một chỗ nào đó mà không có lối thoát. Không nên trốn vào những nơi chứa vật dụng có thể gây thương tắch. Vắ dụ không nên trốn vào nhà bếp Ờ nơi có những vật dụng như dao, kéo.

Chuẩn bị tạm lánh: nghĩ trước những nơi có thể tạm lánh an toàn. Gửi hàng xóm hoặc người thân tin cậy những giấy tờ cá nhân quan trọng như chứng minh thư, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, một số quần áo tư trang và một ắt tiền. Việc này giúp phụ nữ có đủ giấy tờ và hành lý mang theo khi muốn đi khỏi nhà và tạm lánh một thời gian.

Xử lý tình huống khẩn cấp: Phát tắn hiệu Ộcấp cứuỢ để các con và hàng xóm biết đang bị bạo lực để hỗ trợ kịp thời hoặc gọi ngay các số điện thoại hỗ trợ, gọi 113 trong những trường hợp cần thiết.

Kiềm chế cơn nóng giận: Kiềm chế cơn nóng giận sẽ giúp phụ nữ nói chuyện tỉnh táo, mạch lạc hơn, góp phần hạn chế nguy cơ bị bạo lực.

Tóm lại, hành động thiết thực mà phụ nữ nên áp dụng để hạn chế bạo lực gia đình tiếp diễn: Hiểu rằng việc nói ra khả năng bị bạo lực với những người xung quanh không phải là việc làm xấu hổ và là một việc khôn ngoan để tự cứu mình. Luôn nhớ rằng hành vi bạo lực rất có khả năng sẽ lặp lại thậm chắ có thể nghiệm trọng hơn. Luôn nhớ cho dù có chuyện gì xảy ra phụ nữ không đáng bị bạo hành và hành vi bạo lực là vi phạm pháp luật. Tìm kiếm các địa chỉ hỗ trợ và tư vấn về tâm lý, pháp luật để tâm sự, giải toản ức chế, bàn bạc giải pháp an toàn hiệu quả hơn.

Đối với chính quyền địa phương:

Nâng cao vai trò của hội phụ nữ và các tổ hòa giải ở địa phương. Mở các lớp tập huấn kỹ năng tự bảo vệ mình cho phụ nữ.

Tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt tổ dân phố, sinh hoạt cộng đồng về phòng chống bạo lực gia đình.

Tăng cường công tác tuyên truyền về luật chống bình đẳng giới, luật bảo vệ chăm sóc phụ nữ và trẻ em. Cụ thể như sau:

Tổ chức các chiến dịch truyền thông về giới và luật bình đẳng giới nhằm nâng cao kiến thức, sự quan tâm của cả nam giới và phụ nữ để nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ trong gia đình.

Biên soạn, cấp phát tài liệu về giới, lồng ghép giới, phòng chống bạo lực giới thành những tờ gấp mỏng với những chủ đề thiết thực, nội dung ngắn gọn, sinh động, dễ hiểu.

Treo những Pano, áp phắch ở nơi công cộng như đầu làng, nhà Văn hóa, Ầ với thông điệp cơ bản về bình đẳng giới và bạo lực giới nhằm thu hút sự quan tâm của người dân.

Tập huấn qua các buổi hội thảo về giới, khuyến khắch đối tượng nam giới tham gia để tạo được hiệu quả cao hơn.

Thông qua hệ thống loa truyền thanh của thôn, xã, đăng những tin bài biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, phát tin về bình đẳng giới và bạo lực giới vào thời gian sang sớm và cuối buổi chiều.

Truyền thông trực tiếp với nhóm phụ nữ, nam giới hoặc cá nhân với sự tham gia tư vấn của các cán bộ có hiểu biết và kinh nghiệm về phòng chống bạo lực gia đình.

Thông qua các cuộc họp thôn, xóm đưa nội dung giới, bình đẳng giới vào cuộc họp đó để thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ, nam giới với các vấn đề của xã, cộng đồng.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bình đẳng giới qua các hình thức hái hoa dân chủ, tiểu phẩm hài, ...

Thành lập các câu lạc bộ/nhóm tại thôn, xóm hướng đến vấn đề giới, bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực gia đình.

Ban chấp hành hội phụ nữ thôn xóm tăng cường tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng ngừa để giảm thiểu hậu quả của tình trạng bạo lực gia đình.

Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các hoat động kinh tế xã hội, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho lực lượng lao động nữ để họ tăng thu nhập góp phần ổn định kinh tế gia đình.

Cần phải đẩy mạnh vai trò của các tổ chức chắnh quyền, đoàn thể trong việc can thiệp kịp thời, giải quyết và hòa giải những xung đột trong gia đình.

Huy động sức mạnh dư luận xã hội vào phòng chống bạo lực gia đình.

Tuyên truyền luật phòng chống bạo lực gia đình, luật bình đẳng giới nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân.

Cuối cùng là phải xây dựng một hệ thống luật pháp với những chế tài xử phạt nghiêm khắc với những đối tượng gây ra bạo lực gia đình nhằm hạn chế tối đa tình trạng này trong xã hội.

Danh mục tài liệu tham khảo

1.Từ điển Bách khoa Việt Nam.

2.Từ điển xã hội học Oxford.

3.Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X (kỳ họp 7, ngày 09/06/2000), ỘLuật hôn nhân và gia đìnhỢ, Hà Nội.

4.Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2004), ỘBáo cáo Việt Nam 2004Ợ.

5.Tổng cục thống kê (2009), ỘNghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt NamỢ.

6.Báo cáo của Bộ Công an, 2006, 2007, 2008.

7.Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao năm 2006, 2007, 2008.

8. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2004), Kỷ yếu hội thảo ỘKhoa học sức khỏe sinh sảnỢ, Hà Nội.

9.Bộ Văn hóa thể thao và du lịch (2012), ỘĐiều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải pháp có tình đột phá nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình trong năm 2001 và giai đoạn 2012 Ờ 2016Ợ.

10.Phùng Thị Kim Anh (2001), ỘMột số tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu bạo lực gia đìnhỢ, tạp chắ gia đình và giới, số 6/2001.

11.Nguyễn Tuấn Anh Ờ Nguyễn Bắch Hòa (2004), ỘMâu thuẫn, xung đột trong gia đình trẻ qua một số cuộc khảo sát tại quận Ba Đình, Hà NộiỢ. Tạp chắ Khoa học về Phụ nữ - số 2/2004, tr. 20 Ờ 26.

12.Phùng Thị Kim Anh (2003), ỘBạo lực gia đình ở Việt Nam, Tạp chắ khoa học về phụ nữ. Số 5/2003.

13.Nguyễn Thị Kim Dung (2008), ỘCưỡng bức tình dục trong hôn nhânỢ, Hà Nội,.

14.Ngô Thị Mai Diên (2012), ỘTác động của bạo lực gia đình tới đời sống của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nayỢ.

15.Đặng Mỹ Hạnh (2008), ỘSự khác biệt giữa thái độ và hành vi về bạo lực giữa vợ và chồng của cán bộ trong tổ chức phi chắnh phủỢ, ĐHQGHN.

16.Bùi Thị Hằng (2001), ỘBạo lực trong gia đìnhỢ. Tạp chắ Khoa học về phụ nữ. Số 2/2001.

17.Phan Thị Thu Hiền (2003), ỘCưỡng bức tình dục trong hôn nhân tại một vùng nông thôn của Quảng TrịỢ.

18.Hội đồng dân số (2000), ỘDiễn tiến hội thảo chống bạo lực gia đìnhỢ, Hà Nội.

19.Vũ Mạnh Lợi (1999), ỘViệt Nam Ờ bạo lực trên cơ sở giớiỢ, Hà Nội, 11/1999.

20.Phan Thị Thanh Mai (2007), ỘVề bạo lực của bố mẹ đối với conỢ, tạp chắ gia đình và giới, số 5/2007.

21.Nguyễn Thị Thu Nam (2008), ỘQuan niệm của phụ nữ về ép buộc tình dục trong hôn nhânỢ, tạp chắ gia đình và giới, số 5/2008.

22.Sandra M.Smith (2008), ỘPhòng ngừa bạo lực gia đìnhỢ, NXB Haworth, tạp chắ gia đình và giới, số 6/2008..

23.Trịnh Thái Quang (2007), ỘMột số vấn đề về mâu thuẫn giữa vợ chồng và bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nông thônỢ, số 3.

24.Lê Thị Quý (1999), ỘBạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó đến việc hình thành nhân cách của trẻỢ. Tạp chắ Khoa học về phụ nữ - số 4/1999.

25.Lê Thị Quý (2000), ỘBạo lực gia đình, bất bình đẳng trong quan hệ giớiỢ,

tạp chắ Khoa học về phụ nữ - số 4/2000.

26.Lê Thị Quý, Đặng Cảnh Khanh (2009), ỘGia đình họcỢ, NXB Chắnh trị hành chắnh quốc gia, Hà Nội.

28.Nguyễn Hồng Thái (2000), ỘMột số vấn đề về quan hệ gia đình qua báo chắỢ, Tạp chắ Xã hội học, số 4.

29.Vũ Thị Thanh (2011), ỘẢnh hưởng của một số nguồn lực trong việc hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đìnhỢ, Tạp chắ Xã hội học, quyển 21, số 3.

30.Lê Thi (2001), ỘBạo lực đối với phụ nữ là nguyên nhân hạn chế sự tiến bộ và phát triểnỢ, Tạp chắ khoa học về phụ nữ, số 2/2001.

31.Hoàng Bá Thịnh (2005), ỘBạo lực giới trong gia đình Việt Nam và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữỢ. Trung tâm nghiên cứu Giới Ờ Gia đình và Môi trường trong phát triển. NXB Thế giới.

32.Hoàng Bá Thịnh (2008), ỘGiáo trình xã hội học về giớiỢ, XNB ĐHQGHN, Hà Nội.

33.World Health Organization (2002), ỘWorld report on violence and healthỢ, Sumary, Geneva.

Phiếu trưng cầu ý kiến

Chào bạn. Mình là sinh viên của khoa Xã hội học, trường đại học Công đoàn. Mình đang thực hiện một đề tài nghiên cứuvềỘThái độ của học sinh THPT Yên Mỹ đối với hành vi bạo lực giữa cha và mẹ trong gia đìnhỢ. Rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn. Câu trả lời của bạn sẽ đảm bảo tắnh bắ mật. Mình xin chân thành cảm ơn!

Các bạn đọc những câu hỏi sau đây, nếu chọn phương án nào, bạn đánh dấu nhân (X) vào trước phương án mình chọn.

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THPT YÊN MỸ, HUYỆN YÊN MỸ, HƯNG YÊN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIỮA CHA VÀ MẸ TRONG GIA ĐÌNH..doc (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w