0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Thái độ của học sinh THPT Yên Mỹ đối với tình trạng bạo lực giữa cha mẹ trong gia đình.

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THPT YÊN MỸ, HUYỆN YÊN MỸ, HƯNG YÊN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIỮA CHA VÀ MẸ TRONG GIA ĐÌNH..DOC (Trang 26 -26 )

cha mẹ trong gia đình.

Khi các em chứng kiến bất cứ một hành vi nào giữa cha và mẹ, chúng đều có những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau. Trong đề tài này, tôi nghiên cứu về cảm xúc của trẻ sau khi chứng kiến bạo lực giữa cha và mẹ, với kết quả như sau:

Bảng 2.3. Cảm xúc của học sinh THPT Yên Mỹ sau khi chứng kiến bạo lực giữa cha và mẹ trong gia đình.

Cảm xúc Số

lượng

Tỷ lệ %

2. Sợ bóng tối 46 46,0 3.Có tâm lý ngại tiếp xúc với người ngoài 76 76,0

4.Chơi đùa không thấy vui vẻ 73 73,0

5.Cảm thấy mọi quy định của gia đình và nhà trường là vô nghĩa

21 21,0

6.Thờ ơ, không quan tâm 13 13,0

Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài

Qua biểu đồ trên, có thể nhận thấy đa số cảm xúc của các em là ngại tiếp xúc với người ngoài (76,0 %), sau đó là đến tâm lý chơi đùa không cảm thấy vui vẻ (73,0 %), khi ngủ hay gặp ác mộng (54,0 %), sợ bóng tối (46,0%).Tuy vậy cũng có 13,0 % các em thờ ơ, không quan tâm đến việc cha mẹ mình xảy ra bạo lực. Và điều quan trọng là có đến 21,0 % trẻ em sau khi chứng kiến những lần cha mẹ mình có hành vi bạo lực thì trở nên không coi trọng những quy định của gia đình, nhà trường. Chắnh điều này vô hình chung đã dẫn tới những ảnh hưởng không nhỏ của bạo lực giữa cha và mẹ đối với sự phát triển của trẻ vị thành niên về nhiều mặt: tâm lý, nhân cách và học tập.

Điều này cũng được thể hiện qua một số phỏng vấn sâu: ỘMỗi lần bố mẹ có xắch mắch rồi to tiếng cãi chửi nhau là em chẳng dám đi đâu ra ngoài. Hàng xóm họ dị nghị rồi thì chơi đùa với bạn bè hay làm bất cứ điều gì em cũng thấy không vui, không thoải máiẦỢ (PVS, nữ, lớp 12,THPT Yên Mỹ).

Hay như: ỘTuần trước, em với một bạn cũng lớp có xảy ra xô xát, ban đầu em chỉ chửi nhau thôi, nhưng sau đấy bạn ấy xúc phạm em, thế là em lao vào đánh luôn, vì tức quá không thể chịu đựng được. Em cũng biết như thế là sai nhưng em không thể kìm chế được hành động của mình mặc dù bạn bè đã can ngănỢ(Học sinh nam, lớp 11, THPT Yên Mỹ).

Em thường xuyên phải chịu đựng những lúc bố uống rượu say về đánh mẹ. Những lúc như thế em chẳng dám ngủ một mình, em của em thì nửa đêm ngủ cứ giật mình rồi khóc. Thế là 2 chị em lại ôm nhau thức đến sáng. Còn có lần bố đánh cả em, nhốt em ngoài cửa không cho vào nhà. Sợ lắm chị ạ, nói đến bây giờ em vẫn còn thấy runẦỢ (PVS, nữ, lớp 10,THPT Yên Mỹ).

Trong nghiên cứu này, tôi cũng tìm hiểu về các em đánh giá thế nào khi cha và mẹ có xảy ra bạo lực thể chất và tinh thần. Có rất nhiều cách đánh giá khác nhau của trẻ về hiện tượng bạo lực gia đình. Có người cho đây chỉ là việc bình thưởng xảy ra trong gia đình, thậm chắ có những gia đình thì đây đã là việc ngày nào cũng phải diễn ra. Tuy nhiên, có những trẻ sau khi chứng kiến bạo lực giữa cha và mẹ lại có những suy nghĩ khác như: thấy đây là hành động không nên, không muốn hành động này tiếp diễn. Xem xét đánh giá của trẻ về bạo lực thể chất và tinh thần giữa cha và mẹ, là một trong những tiền đề để chúng ta có thể hiểu được hơn về phản ứng của trẻ khi chứng kiến bạo lực giữa cha và mẹ chúng.

Biêu đồ 2.3. Đánh giá của học sinh THPT Yên Mỹ về bạo lực giữa cha và mẹ trong gia đình.

Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, hầu như các em đều không ủng hộ cho hành vi bạo lực của người cha đối với mẹ trong gia đình. Có tới 65/100 em được hỏi hoàn toàn không ủng hộ với hành vi trên. Chỉ có 9 em (9,0%) là cho rằng có lúc cần thiết, có lúc không. Hoàn toàn không có ai lựa chọn quan điểm là cần thiết và có thể chấp nhận được. Chỉ có 26,0% cho rằng việc bạo lực là không cần thiết lắm.

Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong quá trình tôi tiến hành PVS với các em học sinh.

ỘẦtheo em thì không cần thiết bố mẹ phải có những hành động như chửi bới, mắng mỏ hay là phải đấm đá nhau thì mới có thể giải quyết được mọi chuyện. Có

con cáiẦỢ (PVS, nữ, lớp 12). Hay như: ỘĐành rằng cha mẹ nóng giận, nhưng em hoàn toàn không đồng tình với chuyện xảy ra bạo lực!Ợ(PVS, nữ, lớp 10,THPT Yên Mỹ)

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về cảm xúc cũng như đánh giá của trẻ về bạo lực giữa cha và mẹ trong gia đình, chúng ta có thể phần nào có được cái nhìn rõ hơn, cụ thể hơn về nhữn tình cảm hay suy nghĩ của trẻ. Phần lớn những trẻ cho rằng việc bạo lực giữa cha và mẹ là không cần thiết và hầu hết các em không đồng ý với việc cha mẹ xảy ra mâu thuẫn và dẫn tới hành vi bạo lực. Chắnh vì có những đánh giá như vậy, trẻ mới có những cảm xúc khác nhau, phù hợp với đánh giá của trẻ: từ ngại tiếp xúc, sợ hãi đến thái độ thờ ơ, không quan tâm.

2.4. Phản ứng của học sinh trường THPT Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ,tỉnhHưng Yên với tình trạng bạo lực giữa cha mẹ trong gia đình. Hưng Yên với tình trạng bạo lực giữa cha mẹ trong gia đình.

Cảm xúc, đánh giá của trẻ về bạo lực giữa cha và mẹ khác nhau, thì phản ứng của trẻ khi chứng kiến cha và mẹ xảy ra bạo lực cũng khác nhau. Trong nghiên cứu này, tôi đã tìm hiểu và thấy được, những phản ứng cơ bản của trẻ vị thành niên tại địa bàn nghiên cứu khi chứng kiến bạo lực giữa cha và mẹ như sau:

Bảng 2.4. Phản ứng của học sinh THPT Yên Mỹ khi chứng kiến bạo lực giữa cha và mẹ trong gia đình.

Phản ứng Số lượng Tỷ lệ %

1.Bỏ nhà đi 19 19,0

2.Khóc 90 90,0

3.Lao vào can ngăn cha/mẹ 83 83,0

4.Trốn vào một chỗ nào đó. 52 52,0

5.Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác

66 66,0

Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài

Qua bảng trên, ta có thể nhận thấy, hầu hết các em có phản ứng đầu tiên là khóc (90,0%), sau đó là lao vào can ngăn (83,0%) và tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác (66,0%). Tuy nhiên, vẫn có đến 52,0 % các em chọn cách trốn vào một chỗ nào đó và 19,0 % chọn cách bỏ nhà đi.

Em chẳng dám làm gì. Chỉ khóc thôi chị ạ. Đến bà nội em can ngăn còn chẳng được thì em làm được gìỢ. (Học sinh nữ, lớp 10, THPT Yên Mỹ).

ỘThường thì em chỉ làm lơ đi, vì biết là mình có nói thì bố mẹ cũng để ngoài tai. Em trai em thì khóc, rồi cứ ôm mẹ. Bố em thấy thế lại quay ra mắng cả nó. Em cũng chẳng biết làm thế nào. Nên 2 chị em em chỉ biết ôm nhau mà nhìn cảnh bố mẹ đánh chửi nhau thôiỢ(PVS, nữ, lớp 12, THPT THPT Yên Mỹ).

Hầu như, hành vi bạo lực trong gia đình là một nguyên nhân khiến trẻ có xu hướng rời bỏ gia đình. Phản ứng cả chúng đầu tiên là rời bỏ tất cả và lảng tránh để không nhìn thấy cảnh tượng bố mẹ chúng cãi vã hay đánh nhau nữa. Ban đầu thì lảng tránh sự lục đục của người lớn, xa lánh những cuộc cãi vã, gây lộn thường xuyên và gần như là vô bổ của bố mẹ. Khi những cuộc cãi vã ngày càng nhiều và nặng nề đến mức không thiể chịu đựng được thì chúng sẽ bất lực, xa lánh gia đình:

ỘNhiều hôm đi học về đến cửa đã thấy bố mẹ cãi nhau, em thấy rất chán nên dắt xe đạp quay ra đạp xe đi lang thang cho đỡ buồn, em chẳng muốn về nhà để chứng kiến những cuộc cãi vã nhiều như vậy của bố mẹ nữaỢ(Học sinh nam, lớp 11, THPT Yên Mỹ).

Để nghiên cứu thêm về việc bạo lực giữa cha mẹ có xu hướng thay đổi như thế nào khi con cái mình có phản ứng như trên, tôi đã tiến hành thu thấp số liệu với kết quả như sau:

Biểu đồ 2.3: Phản ứng của học sinh TPHT có ảnh hưởng đến hành vi bạo lực giữa cha và mẹ trong gia đình

Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài

Qua biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy được phản ứng của các em và tác động của nó đến hành vi bạo lực giữa cha và mẹ. có tới 33,0% trả lời khi có sự phản ứng và tác động của các em thì hành vi bạo lực trong gia đình giảm xuống. 7,0% là tỷ lệ bạo lực dừng lại hẳn sau khi có sự tác động của các em. Tuy nhiên, cũng có tới 46% cho rằng việc can ngăn và phản ứng của các em chẳng có tác dụng gì cả. Thậm chắ một số em còn bị bố bạo lực ngược lại, hay được gọi là trút giận sang các em (4,0%).

Vậy, ta có thể thấy được rằng cha mẹ khi có hành vi bạo lực gần như không quan tâm đến phản ứng của trẻ. Bạo lực thậm chắ không thuyên giảm mà còn có phần gia tăng, thậm chắ là bạo lực ngược lại chắnh trẻ.

Có trường hợp khi phỏng vấn sâu, có em còn kể, khi thấy bố mẹ đánh nhau, liền lao vào can ngăn nhưng lại bị bố cho ăn tát vì không phải chuyện của con nắt có thể can thiệp được: ỘEm ức lắm, bố mẹ em cứ đánh nhau ngay cả khi có em ở nhà, em không thể chịu đựng đươc, nhìn cảnh mẹ ôm mặt khóc rồi chịu những cú đấm của bố, em lao vào, lúc đầu là muốn ngăn lại, nhưng lại muốn đấm cho bố mấy phát, nhưng chẳng làm được gì lại còn bị bố cho ăn mấy bạt tai, đẩy ngã rúi rụi, rồi bị chửi là đồ mất dậy. Lúc ấy, em chỉ muốn đập nát tất cả cho tan tành.Ợ

(Học sinh nam, lớp 11, THPT Yên Mỹ).

Ngoài những hành vi phản ứng ngay tức khắc, các em nhỏ còn có hiện tượng bỏ nhà đi, chỉ vì chán gia đình, và không muốn thấy cảnh tượng bố mẹ xung đột. Trong khảo sát, tôi hỏi các em về phản ứng dự định sau khi chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình, kết quả thu được như sau:

Qua biểu đồ trên ta thấy các em đều có những phản ứng trong đầu khác nhau khi chứng kiến hành vi bạo lực trong gia đình. Cụ thể:

Có tới 26,0% em khi được hỏi trả lời rằng có ý định bỏ nhà đi, và 23,0 % có ý định bỏ học, không muốn đi học. Thậm chắ là gây hấn với bạn bè và những người khác (16%) hay các em còn có ý định muốn gây hấn với bố/mẹ, người gây ra hành vi bạo lực (10%). Nguy hiểm hơn, một số học sinh còn có ý định muốn tự tử bởi các em không chịu được việc này và cảm thấy tủi hổ (9,0%).

Như vậy, bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ vị thành niên có xu hướng rời bỏ gia đình và do vậy chúng càng dễ dàng tiếp thu những ảnh hưởng tiêu cực từ ngoài xã hội. Đây cũng là những phản ứng thường thấy ở những trẻ sống trong những gia đình mà cha mẹ xung đột, mâu thuẫn thường xuyên. Ban đầu thì chúng xa lánh những cuộc cãi vã, xô xát của bố mẹ, vì chúng bất lực. Nhưng sau đó, tình trạng bạo lực xảy ra liên tục, thường xuyên và ngày càng nặng nề, chúng sẽ tìm cách xa lánh cả cuộc sống gia đình.

Tuổi vị thành niên là một trong những giai đoạn nhạy cảm trong sự phát triển của mỗi cá nhân. Giai đoạn này rất dễ chịu những tác động của gia đình, xã hội. Do vậy, nếu như trẻ trong giai đoạn này đã sớm hình thành lối suy nghĩ tiêu cực như bỏ nhà đi hay gây hấn với cha mẹ, bạn bè, những người xung quanhẦthì trong tương lai, sự phát triển nhân cách của trẻ cũng sẽ có nhiều sự ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.

Trên đây là kết quả nghiên cứu của tôi về phản ứng thực tế cũng như phản ứng dự định của trẻ khi chứng kiến bạo lực giữa cha và mẹ. Chủ yếu trẻ thường có phản ứng khóc, sau đó can ngăn nhưng bất lực, không làm thay đổi được gì thậm chắ còn bị bạo hành ngược lại bản thân. Do đó trẻ sẽ hình thành những phản ứng dự kiến sau khi chứng kiến bạo lực gia đình, mà chủ yếu là bỏ nhà đi và không kiềm chế cảm xúc, dễ nóng giận, gây hấn với những người xung quanh.

2.5. Ảnh hưởng của tình trạng bạo lực giữa cha mẹ đến các mối quan hệcủa học sinh trường THPT Yên Mỹ. của học sinh trường THPT Yên Mỹ.

2.5.1. Sự thay đổi mối quan hệ với gia đình và xã hội của các em sốngtrong gia đình có bạo lực. trong gia đình có bạo lực.

Trong nghiên cứu này, tôi cũng tiến hành đánh giá mức độ các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội của các em học sinh sống trong gia đình có bạo lực (trong vòng 12 tháng qua). Và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá mối quan hệ của học sinh với gia đình và xã hội sau khi xảy ra bạo lực gia đình

Các mối quan hệ tình cảm Mức độ (%)

1 2 3 4 5

Giữa bố - mẹ 38 50 11 1 0

Giữa bạn với bố 27 56 13 4 0

Giữa bạn với mẹ 2 11 29 48 10

Giữa bạn với bạn bè xung quanh 2 8 75 0 15

Giữa bạn với hàng xóm 1 16 49 30 4

Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài

Qua bảng số liệu trên ta thấy, có sự thay đổi trong mối quan hệ gia đình và xã hội khi các em học sinh chứng kiến việc bạo lực trong gia đình, cụ thể:

- Về khắa cạnh gia đình: ta thấy hầu hết các em đều cho rằng sau khi xảy ra bạo lực gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có sự thay đổi, cụ thể:

Quan hệ giữa bố và mẹ: có tới 50% các em cho rằng giữa cha và mẹ có quan hệ xấu đi sau khi xảy ra bạo lực, 38% cho rằng mối quan hệ đó trở nên rất tệ. Chỉ có 11% cho rằng bình thường và 1% là tốt.

Về quan hệ của các em với bố: có tới 56% cho rằng mối quan hệ với bố xấu đi sau khi có bạo lực, 27% là rất xấu. Chỉ có 13% cho rằng bình thường và 4% là tốt.

Đối với mẹ, các em lại giành nhiều sự thông cảm hơn. 48% có quan hệ tốt với mẹ sau khi xảy ra bạo lực. 10% là rất tốt. Chỉ có 11% là quan hệ xấu đi và 29% là bình thường.

Qua đây ta thấy, hầu hết các em không ủng hộ hành vi bạo lực của người cha với mẹ. Điều đó thể hiện ở mối quan hệ giữa các em với cha và với mẹ là khác nhau.

- Đối với mối quan hệ xã hội, ta thấy sau khi xảy ra tình trạng bạo lực gia đình, các em vẫn giữ mối quan hệ xã hội bình thường. Điều đó cho thấy nó cũng không ảnh hưởng nhiều tới việc quan hệ của các em với môi trường bên ngoài.

Đối với bạn bè xung quanh, 75% các em vẫn có quan hệ bình thường với các bạn. Chỉ có 8% là mối quan hệ trở nên xấu đi mà thôi.

Đối với hàng xóm, mối quan hệ đó chủ yếu ở mức bình thường (49%) và tốt (30%). Chỉ có 16% cho rằng xấu đi.

ỘẦEm thương mẹ lắm, mẹ lúc nào cũng phải chịu nhiều thiệt thòi. Bố thì hay uống rượu, cứ thấy bố là em lại sợ, chẳng bao giờ dám tâm sự với bố chuyện gì. Có lần bố gọi ra nói chuyện em còn giật mình thon thót ấy. Mà mỗi lần bố mẹ xảy ra bất hòa thì em thấy chẳng vui vẻ gì, xấu hổ với hàng xóm, với bạn bè, chẳng dám tiếp xúc với aiẦỢ (PVS, nữ, lớp 10, THPT Yên Mỹ).

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THPT YÊN MỸ, HUYỆN YÊN MỸ, HƯNG YÊN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIỮA CHA VÀ MẸ TRONG GIA ĐÌNH..DOC (Trang 26 -26 )

×