0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Biên bản phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu 1.

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THPT YÊN MỸ, HUYỆN YÊN MỸ, HƯNG YÊN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIỮA CHA VÀ MẸ TRONG GIA ĐÌNH..DOC (Trang 53 -53 )

Phỏng vấn sâu 1.

Người phỏng vấn: Hạnh

Thời gian: 11h30p đến 12h30p.

Không gian: Quán nước đối diện trường THPT Yên Mỹ Đối tượng được phỏng vấn: Nữ, lớp 10.

H: Chào bạn. Mình là sinh viên năm cuối của trường đại học Công đoàn. Hiện nay mình đang thực hiện một nghiên cứu về ỘThái độ của học sinh THPT Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đối với trình trạng bạo lực giữa cha và mẹ trong gia đình.ỢBạn có thể cho mình chút thời gian để chia sẻ một số thông tin với mình được không?

Đ:Cái này là làm báo hả chị?

H:Không bạn ạ. Đây là bài nghiên cứu của mình phục vụ cho mục đắch học tập và nghiên cứu của trường đại học thôi. Mình xin đảm bảo tắnh khuyết danh cho bạn và cam kết là không sử dụng những thông tin thu được này vào bất kỳ một mục đắch nào khác.

Đ:Vâng. Vậy thì được ạ. Thế chị cứ hỏi đi, trả lời được gì thì em sẽ trả lời. H:Cảm ơn bạn. Trươc hết bạn có thể cho mình biết là nhà bạn có bao nhiêu thành viên được không?

Đ:Nhà em có tất cả là 5 người: bà nội, mẹ, bố, em và anh trai. Nhưng anh trai em đi học ở Hà Nội nên cũng ắt về.

Đ: Có chứ chị. Thường xuyên là đằng khác. Không phải chỉ là mâu thuẫn bình thường. Mà có khi còn chiến tranh lạnh luôn ấy chứ.

H:Vậy bạn đã bao giờ chứng kiến một lần nào cha mẹ xảy ra mâu thuẫn trước mặt bạn chưa?

Đ: Rồi chị ạ. Em có được chứng kiến nhiều lần.

H: Vậy cha mẹ bạn khi xay ra bất hòa thì thường có những hành động như thế nào? Có bao giờ lên đến đỉnh điểm là xúc phạm nhau hay xâm phạm về mặt thể chất như đánh đập, tátẦhay hành động khác không?

Đ: Bố mẹ em thì cũng hay xảy ra bất hòa. Nhưng chỉ là những bất hòa nho nhỏ thôi chị ạ, như là tranh cãi nhau. Còn nếu những lần cãi nhau lớn thì cha mẹ em cũng có sử dụng những từ ngữ xúc phạm nhau, còn xâm phạm thể chất thì bố em mới chỉ tát mẹ em 2 lần. Bình thường thì mẹ em hay nhẫn nhịn nên mới không xảy ra bất hòa lớn hơn, nhưng đôi khi lên đến đỉnh điểm, hai người không có tiếng nói chung thì mới xảy ra xô xát. Tất nhiên, mẹ em lúc nào cũng là người yếu thế hơn.

H: Bạn có thể chia sẻ lại cho mình lần mà cha mẹ bạn xảy ra mâu thuẫn mà bạn nhớ nhất không?

Đ: Mới tháng trước thôi, có lần bố mẹ em tức nhau, ngay trong bữa ăn cơm mà bố ném hết đồ đạc đi, đập vỡ chén đũa trước mặt chúng em. Nói chung ban đầu sự việc cũng chẳng có gì to tát, chỉ là trách cứ nhau chuyện quan tâm đến con cái. Rồi dần dần bố nói, mẹ nói. Thế là xắch mắch thôi.

H: Sau những lần như vậy bạn có bị ám ảnh không? Và nếu có thì nỗi ám ảnh ấy có kéo dài lâu không?

Đ: Có chứ chị. Em bị ám ảnh nặng nề luôn. Bây giờ mỗi lần nhìn thấy bố là em thấy sợ. Mặc dù không đến mức thấy bố là tránh mặt nhưng em ắt khi nói chuyện

với bố. Và hầu như là không lần nào bố mẹ xảy ra mâu thuẫn là em không nhớ cả. Chỉ trừ lúc còn bé quá thôi chị ạ.

H: Bạn có quan tâm đến những nguyên nhân xảy ra bất hòa, mâu thuẫn giữa cha mẹ bạn không?

Đ: Thường thì là chuyện tiền nong, xong rồi chuyện bố em hay uống rượu, đi chơi khuya. Chán lắm chị ạ. Cứ chuyện gì lôi ra mà không hợp ý nhau là lại nói, có khi đang ăn cơm cũng nói xong bố em đập hết bát đũa đi ấy.

H: ở trên bạn có nói là mâu thuẫn giữa cha mẹ bạn là thường xuyên xảy ra. Vậy bạn có thể ước lượng cho mình biết là cha mẹ bạn xảy ra mâu thuẫn (dùng lời lẽ xúc phạm hay xâm phạm thể chất) bao nhiêu lần/tuần hay bao nhiêu lần/tháng được không?

Đ: Nếu như mâu thuẫn nhỏ như đập đồ đạc thì khoảng 1,2 lần/tháng. Còn nếu như là xúc phạm thì ắt hơn chị ạ, chắc là 3 lần/năm gì đó. Còn đánh thì hãn hữu lắm. Như em nói đấy, bố em mới tát mẹ em 2 lần thôi chị ạ.

H: Khi chứng kiễn những xung đột như vậy giữa cha và mẹ, bạn có cảm giác như thế nào?

Đ: Em thường xuyên phải chịu đựng những lúc bố uống rượu say về đánh mẹ. Những lúc như thế em chẳng dám ngủ một mình, em của em thì nửa đêm ngủ cứ giật mình rồi khóc. Thế là 2 chị em lại ôm nhau thức đến sáng. Còn có lần bố đánh cả em, nhốt em ngoài cửa không cho vào nhà. Sợ lắm chị ạ, nói đến bây giờ em vẫn còn thấy run.

H: Vậy bạn hay người thân đã có những hành động gì khi cha mẹ xảy ra những hành vi bạo hành như vậy?

H: Khi bạn có những thái độ hay phản ứng như vậy thì cha mẹ bạn có hành động như thế nào?

Đ: Chẳng phản ứng thế nào cả chị ạ. Vẫn tiếp tục nói nhau, nếu em mà nói vào thì bố em lại quay ra nói cả em nữa. Có khi còn nói em là con nọ con kia. Xong bà em vào can thì bố em cũng chẳng để vào mắt.

H: Khi xảy ra xung đột như vậy, mối quan hệ của em với bố như thế nào? Đ: Em thương mẹ lắm, mẹ lúc nào cũng phải chịu nhiều thiệt thòi. Bố thì hay uống rượu, cứ thấy bố là em lại sợ, chẳng bao giờ dám tâm sự với bố chuyện gì. Có lần bố gọi ra nói chuyện em còn giật mình thon thót ấy. Mà mỗi lần bố mẹ xảy ra bất hòa thì em thấy chẳng vui vẻ gì, xấu hổ với hàng xóm, với bạn bè, chẳng dám tiếp xúc với ai

H: Vậy điều đấy có ảnh hưởng gì đến việc học tập của bạn không?

Đ: Có chứ ạ. Em nghĩ là có. Mỗi lần như vậy là em chẳng muốn làm gì cả. Học hành không, ăn uống không, nói chuyện cũng không nốt.

H: Vậy sau những lần xảy ra mâu thuẫn và xung đột như vậy, cha mẹ bạn có thường hay xao nhãng việc nhà hoặc việc học hành của bạn hay không?

Đ: Có chị ạ. Có lần thì mẹ em cắm cơm không cho nước, có lần thì mẹ em chẳng làm gì cả cứ nằm lỳ trên phòng khóc. Em gọi cũng chẳng xuống. Học hành của em thì lại càng chẳng để ý.

H: Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho buổi nói chuyện này.

Đ: Không có gì ạ. Nói chuyện ra em cũng thấy thoải mái hơn nhiều ạ.

H: Chúc bạn và gia đình năm mới sẽ có nhiều niềm vui và hạnh phúc mới nhé! Đ: Em cảm ơn chị!

Phỏng vấn sâu 2.

Người phỏng vấn: Hạnh Thời gian: 9h00 đến 9h50p.

Không gian: Nhà riêng của đối tượng. Đối tượng được phỏng vấn: Nữ, lớp 12.

H: Chào bạn. Mình là sinh viên năm cuối của trường đại học Công Đoàn. Hiện nay mình đang thực hiện một nghiên cứu về ỘThái độ của học sinh THPT Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đối với trình trạng bạo lực giữa cha và mẹ trong gia đìnhỢ. Bạn có thể cho mình chút thời gian để chia sẻ một số thông tin với mình được không?

Đ:Cái này có ảnh hưởng gì không ạ?

H:Không bạn ạ. Đây là bài nghiên cứu của mình phục vụ cho mục đắch học tập và nghiên cứu của trường đại học thôi. Mình xin đảm bảo tắnh khuyết danh cho bạn và cam kết là không sử dụng những thông tin thu được này vào bất kỳ một mục đắch nào khác.

Đ:Vâng. Vậy thì được ạ. Chị cứ hỏi đi.

H:Cảm ơn bạn. Trươc hết bạn có thể cho mình biết là nhà bạn có bao nhiêu thành viên được không?

Đ:Nhà em có tất cả là 4 người: bố, mẹ, em và em trai học lớp 7.

H:Trong cuộc sống của mỗi gia đình nói chung thì khó tránh khỏi xảy ra những mâu thuẫn và xung đột. Vậy cha mẹ bạn có bao giờ xảy ra mâu thuẫn không?

H:Vậy bạn đã bao giờ chứng kiến một lần nào cha mẹ xảy ra mâu thuẫn trước mặt bạn chưa?

Đ: trong gia đình thì những việc như tranh cãi nhau thì chẳng bao giờ tránh được chị ạ. Gia đình em cũng thế, vừa mới gần tết vừa rồi bố mẹ em cũng xảy ra xắch mắch trước mặt chúng em

H: Vậy cha mẹ bạn khi xảy ra bất hòa thì thường có những hành động như thế nào? Có bao giờ lên đến đỉnh điểm là xúc phạm nhau hay xâm phạm về mặt thể chất như đánh đập, tátẦhay hành động khác không?

Đ: Chủ yếu chỉ là bố mẹ hét vào mặt nhau, có lúc đập chén đũa và đôi khi thì bố em cũng dọa đánh. Nhưng mà chỉ chủ yếu là lời qua tiếng lại chứ chưa hề có bất kỳ hành động nào như là xâm phạm đến thân thể cả, hay có thì em cũng không biết vì chẳng bao giờ nhìn thấy.

H: Bạn có thể chia sẻ lại cho mình lần mà cha mẹ bạn xảy ra mâu thuẫn mà bạn nhớ nhất không?

Đ: Vâng. Hồi cấp 2, hôm ấy là vào ngày nghỉ, lúc cả nhà đang ăn sáng. Ban đầu thì là chỉ đơn thuần tranh luận một chuyện gì đó, sau đấy thì không ai chịu nghe ai, bắt đầu nói to tiếng hơn. Rồi mẹ em có buột miệng nói ra một câu với ý nghĩa đại loại như là nếu không biết thì im mồm ấy. Rồi bố em tức giận, đập chén đũa xuống mâm. Không ăn cơm nữa. Một lúc sau khi đang rửa bát thì em nghe thấy 2 người to tiếng ngoài phòng khách, em trai em thì khóc, rồi nghe cả tiếng bố em đập cái gì đó, rồi xúc phạm mẹ em, sau đấy nghe thấy tiếng xe máy nổ đi.

H: Bố mẹ em có hay xảy ra chiến tranh lạnh với nhau không?

Đ: chiến tranh lạnh trong nhà em là chuyện quá sức bình thường. Có khi cả mấy ngày trời bố mẹ cũng chẳng nói với nhau câu nàoẦCó lần bố em còn đe dọa mẹ em, bảo là đuổi ra khỏi nhà, rồi ly hôn nữa

H: Sau những lần như vậy bạn có bị ám ảnh không? Và nếu có thì nỗi ám ảnh ấy có kéo dài lâu không?

Đ: Em thì ắt thôi. Cũng nhớ nhưng mà không đến nỗi ám ảnh. Nhưng với em trai em thì lại khác chị ạ. Em trai em rất sợ, những lúc chứng kiến bố mẹ cãi nhau nó chỉ khóc thôi, xong cứ đến đêm là lại giật mình.

H: Bạn có quan tâm đến những nguyên nhân xảy ra bất hòa, mâu thuẫn giữa cha mẹ bạn không?

Đ: Nguyên nhân để bố mẹ em hay cãi nhau với đánh nhau chỉ có một chữ thôi Ờ tiền. Lúc nào cũng tiền, tiền với cả tiền. Bố em thì hay cờ bạc nên nhà em cũng chẳng có điều kiện chị ạ. Mỗi lần về nhà là bố lại đòi tiền mẹ, không đòi được thì chửi mẹ, đánh mẹ, có khi còn đánh cả em.

Bố mẹ em có cãi nhau, xô xát nhau cũng là do kinh tế gia đình cả. Chỉ vì túng thiếu, tiền không đủ tiêu đâm ra nóng nảy, chứ bố em cũng không phải người tàn ác. Giận quá thì tát mẹ em vài cái sau đó vài hôm lại tìm cách làm lành. Hoàn cảnh gia đình em khổ quá chứ đầy đủ thì chẳng đến nỗi phải như vậy

H: Vậy bạn có thể ước lượng cho mình biết là cha mẹ bạn xảy ra mâu thuẫn (dùng lời lẽ xúc phạm hay xâm phạm thể chất) bao nhiêu lần/tuần hay bao nhiêu lần/tháng được không?

Đ: Cũng ắt thôi. Nếu chỉ là tranh cãi bình thường thì là 2,3 lần/tuần. Còn những lần lớn hơn thì chắc mấy tháng mới xảy ra 1 lần. Chứ nếu thường xuyên thì chắc là em không sống nổi mất. Cứ tưởng tưởng ngày nào bố mẹ cũng như thế thì đúng là không biết phải nói gì.

H: Khi chứng kiễn những xung đột như vậy giữa cha và mẹ, bạn có cảm giác như thế nào?

Đ: Mỗi lần bố mẹ có xắch mắch rồi to tiếng cãi chửi nhau là em chẳng dám đi đâu ra ngoài. Hàng xóm họ dị nghị rồi thì chơi đùa với bạn bè hay làm bất cứ điều gì em cũng thấy không vui, không thoải mái

H: Vậy bạn hay người thân đã có những hành động gì khi cha mẹ xảy ra những hành vi bạo hành như vậy?

Đ: Thường thì em chỉ làm lơ đi, vì biết là mình có nói thì bố mẹ cũng để ngoài tai. Em trai em thì khóc, rồi cứ ôm mẹ. Bố em thấy thế lại quay ra mắng cả nó. Em cũng chẳng biết làm thế nào. Nên 2 chị em em chỉ biết ôm nhau mà nhìn cảnh bố mẹ đánh chửi nhau thôi

H: Khi bạn có những thái độ hay phản ứng như vậy thì cha mẹ bạn có hành động như thế nào?

Đ: Không để ý đến. Như em nói bên trên rồi đấy.

H: Khi xảy ra xung đột như vậy, không khắ trong nhà như thế nào? Đ: Nặng nề kinh khủng, em chẳng muốn ở nhà vào những lúc như thế. H: Vậy điều đấy có ảnh hưởng gì đến việc học tập của bạn không? Đ: Em nghĩ là cũng có nhưng không nhiều lắm.

H: Bạn có mong muốn gì sau khi đã chứng kiến những xung đột của cha mẹ? Đ: Em chỉ mong gia đình em lúc nào cũng hạnh phúc. Bố mẹ nếu có xung đột gi thì cũng không nên đập cái nọ cái kia, không nên nói to với nhau để chúng em nghe tiếng. Điều ấy không tốt tẹo nào.

H: Vậy nếu trong tương lai, gia đình bạn tiếp tục có xảy ra xung đột, bạn sẽ hành động như thế nào?

Đ: Em nghĩ là em sẽ can ngăn bố mẹ. Nếu như bình thường thì có thể là em sẽ lơ đi.

H: Vậy nếu sau này, bạn và chồng hay vợ bạn có xung đột, bạn sẽ cư xử như thế nào?

Đ: Em sẽ cố gắng giải quyết mà không để con cái chứng kiến. H: Cảm ơn bạn vì đã cung cấp cho mình những thông tin quý giá. Đ: Không có gì chị ạ.

H: Chúc bạn và gia đình năm mới sẽ có nhiều niềm vui và hạnh phúc mới nhé! Đ: Em cảm ơn chị!

Phỏng vấn sâu 2.

Người phỏng vấn: Hạnh Thời gian: 8h00 đến 8h45p.

Không gian: Quán nước cổng trường Đối tượng được phỏng vấn: Nam, lớp 11.

H: Chào em. Chị là sinh viên năm cuối của trường đại học Công Đoàn. Hiện nay chị đang thực hiện một nghiên cứu về ỘThái độ của học sinh THPT Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đối với trình trạng bạo lực giữa cha và mẹ trong gia đìnhỢ. Em có thể cho chị chút thời gian để chia sẻ một số thông tin với chị được không?

Đ:được thôi

H: cảm ơn em. Em cho chị biết trong gia đình mình có hay xảy ra mâu thuẫn giữ bố với mẹ bạn hay chưa?

Q: Có chị ạ, Không phải là chỉ một hai lần đâu. Khá là nhiều lần bố mẹ cãi nhau, xúc phạm lẫn nhau trước mặt bọn em ấy

H: Em có nhớ nguyên nhân vì sao mà họ lại cãi nhau như vậy không?

Q: Bố em học hết lớp 7, mẹ em thì chỉ hết tiểu học thôiẦgia đình em được xét duyệt vào hộ nghèoẦbình thường thì bố mẹ ắt xảy ra mâu thuẫn lắm chị ạ. Nhưng mà cứ khi nào đến tháng phải nộp tiền nọ tiền kia thì bắt đầu bố mẹ em lại nói lẫn nhau. Bố mẹ chửi nhau là vô dụng, rồi thằng nọ con kia. Em chán lắm chị ạ. Có khi em chẳng dám xin tiền nộp học phắ, vì biết bố mẹ cũng chẳng có tiền. Xin chỉ tổ lại làm cho bố mẹ mắng chửi nhau thêm.

H: mỗi lần như vậy, em có tác động như thế nào để giúp bố mẹ làm lành với nhau?

Q: Sau khi gây lộn, thường vào buổi sáng bố em còn không thèm đưa tiến ăn sang cho em mà bỏ đi luôn, có khi đến 2,3 ngày mới về. Cũng có khi chiến tranh lạnh với mẹ em, không nói chuyện một thời gian. Thông thường em luôn là người

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THPT YÊN MỸ, HUYỆN YÊN MỸ, HƯNG YÊN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIỮA CHA VÀ MẸ TRONG GIA ĐÌNH..DOC (Trang 53 -53 )

×