1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu cho công ty trách nhiệm hữu hạn nhựa đường Petrolimex

32 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 206,5 KB

Nội dung

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh Đề cương luận văn Sinh viên: Đào Quang Nam GVHD: PGS-TS Nguyễn Quốc Thịnh ***** Tên đề tài :Giải pháp phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu cho công ty trách nhiệm hữu hạn nhựa đường Petrolimex . Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu. 2.1/ Tóm lược lý luận về thương hiệu. 2.1.1 Một số khái niệm về thương hiệu. Ngày nay thuật ngữ thương hiệu xuất hiện rất nhiều trên báo chí, truyền thông, và cả trong cuộc sống hang ngày. Vậy “ thương hiệu” là gì? Thương hiệu là một thuật ngữ phổ biến trong Marketing. Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, Thương hiệu là “ một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”. Một thương hiệu được cấu thành bởi hai phần: Phần phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty, tên sản phẩm, câu khẩu hiệu, đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác. Phần không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng SV: Đào Quang Nam Lớp: K45C1 1 GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh thiết kế, bao bì và các yếu tố nhận biết khác.Thương hiệu có thể là bất kể cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận biết dễ dàng và khác biệt với các sản phẩm cùng loại. Việc đầu tiên trong quá trình tạo dựng thương hiệu là lựa chọn và thiết kế cho sản phẩm hoặc dịch vụ một tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì và các yếu tố phân biệt khác trên cơ sở phân tích thuộc tính của các sản phẩm, thị hiếu và hành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu và các yếu tố khác như pháp luật, văn hóa, tín ngưỡng .v.v… Chúng ta có thể gọi các thành phần khác nhau đó của một thương hiệu là các yếu tố thương hiệu. Các yếu tố thương hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được luật pháp bảo hộ dưới dạng là các đối tượng của sở hữu trí tuệ như: nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp và bản quyền. Các tên đặt cho các sản phẩm cũng có nhiều dạng khác nhau, có tên thương hiệu dựa vào con người, dựa vào địa danh, dựa vào các loài động vật. Một số tên thương hiệu dùng các từ vốn gắn liền với ý nghĩa sản phẩm hoặc gợi lên những thuộc tính hay lợi ích quan trọng. Một số tên thương hiệu khác được thiết kế bao gồm các tiền tố và hậu tố nghe có vẻ khoa học, tự nhiên, hoặc quí giá. Giống như tên thương hiệu, các yếu tố thương hiệu khác như logo và biểu tượng có thể được căn cứ vào con người, địa điểm và các vật, các hình ảnh trừu tượng theo các cách khác nhau. Trong cuốn “Thương hiệu với nhà quản lý” của 2 tác giả PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh và CN. Nguyễn Thành Trung cho rằng: Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hoá, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng và người tiêu dùng. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, biểu tượng, sự thể hiện màu sắc âm thanh… hoặc sự kết hợp các yếu tố đó; dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt của SV: Đào Quang Nam Lớp: K45C1 2 GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh nổi trội bao bì về kiểu dáng. Dấu hiệu là căn cứ để pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh và nó còn là cơ sở giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết hàng hoá của doanh nghiệp trong muôn vàn hàng hoá khác. Hình tượng về hàng hoá, doanh nghiệp là các dấu hiệu tri giác, nó là yếu tố quan trọng làm cho tên thương hiệu và các biểu trưng đi vào trong tâm trí khách hàng, nó là cảm nhận của khách hàng về chất lượng hàng hoá, dịch vụ là cảm nhận về sự an toàn, tin cậy cũng như giá trị cá nhân, sự vượt trội, khác biệt khi tiêu dùng sản phẩm. Ngoài ra hình tượng doanh nghiệp còn được xây dựng thông qua cách ứng xử và giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng và với cộng đồng. Như vậy thương hiệu không chỉ là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá mà còn là hình tượng hàng hoá và doing nghiệp trong tâm trí khách hàng. Có thể nói, thương hiệu là hình thức thể hiện cái bên ngoài, tạo ấn tượng và thể hiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Chức năng của thương hiệu: Chức năng nhận biết và phân biệt. Chức năng thông tin và chỉ dẫn. Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy Chức năng kinh tế 2.1.2 Vai trò của thương hiệu. * Vai trò đối với người tiêu dùng. - Thương hiệu góp phần tạo ra một giá trị cá nhân cho người tiêu dùng, giúp cho người tiêu dùng nó có cảm giác sang trọng và được tôn vinh. ta có thể thấy rất rõ giá trị thương hiệu vói những sản phẩm trên thực tế một người SV: Đào Quang Nam Lớp: K45C1 3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh phụ nữ sẽ cảm thấy sang trọng hơn khi họ mang trên mình một chiếc túi sách D&G,họ sẽ thêm phầm tự tin với mùi nước hoa Channel…thương tiêu dùng lựa chọn một thương hiệu tức họ đã gửi niềm tin vào nó . Một thương hiệu muốn tạo được lòng tin và sự tin tưởng cho khách hàng thì nó luôn phải nỗ lực hết sức hiệu tạo ra một tâm lý yên tâm giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng . - Thương hiệu giúp người tiêu dùng nhận biết nhanh chóng hàng hoá cần mua trong muôn vàn hàng hoá cùng loại khác, góp phần xác định được nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá. Trong thực tế khi mới xuất hiện nhu cầu, người tiêu dùng luôn quan tâm đến công dụng và lợi ích mà hàng hóa dịch vụ mang lại cho họ trong tiêu dùng, nhưng khi quyết định mua sắm thì hầu hết họ lại quan tâm đến thương hiệu của sản phẩm, quan tâm đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá trị gia tăng mà thương hiệu đó mang lại cho người tiêu dùng, cũng như uy tín và hình ảnh của thương hiệu đó có được có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Thương hiệu như một lời giới thiệu, một thông điệp và dấu hiệu quan trọng để người tiêu dùng căn cứ đưa ra quyết định mau sắm cuối cùng, Thông qua thương hiệu người tiêu dùng có thể nhận dạng được sản phẩm một nhà cung cấp trong vô số nhà cung cấp khác. Thông thường tại một điểm bán có nhiều những loại hàng hoá cùng loại được bày bán người tiêu dùng sẽ phải tiến hành những lựa chọn hàng hoá của nhà cung cấp. *Vai trò với doanh nghiệp - Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng : Một khi người tiêu dùng đã lựa chọn sản phẩm thì họ đã gửi niềm tin vào thương hiệu đó , đòng thời thông qua những thông điệp của mình trong quảng cáo ,khẩu hiệu ,logo … luôn tạo sự kích thích lôi cuốn khách hàng đó cũng là lời cam kết ngầm định của nhà sản xuất về chất lương hàng hoá và các lợi ích đi kèm - Thương hiệu tạo dùng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng:Hầu hết người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá thông qua sự SV: Đào Quang Nam Lớp: K45C1 4 GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh cảm nhận của chính mình . Khi một thương hiệu mới xuất hiện nó hoàn toàn chưa có một hình ảnh nào trong tâm trí ngưòi tiêu dùng thế nhưng thông qua nỗ lực của doanh nghiệp thương hiệu dần dần được định vị trong tâm chí khách hàng. Thông qua định vị từng tập khách hàng được hình thành, khi đó giá trị thương hiệu được hình thành và ghi nhận . - Thương hiệu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp: Đó là khả năng tiếp cân thị trường một cách dễ dàng hơn , sâu hơn, ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hoá mới.Một thương hiệu nổi tiếng có thể bán được giá cao hơn ,với số lượng lớn hơn các sản phẩm cùng loại có hất lượng tương tự. Thương hiệu được coi là một tài sản có giá trị rất lớn, bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng. - Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển sản phẩm: Cùng với sự phát triển của sản phẩm cá tính thương hiệu ngày càng được thể hiện rõ rệt thông qua đó các chiến lược sản phẩm sẽ phải phù hợp hơn hài hoà hơn cho từng chủng loại sản phẩm - Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường : Thương hiệu với chức năng nhận biết sẽ giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường , bằng cách tạo ra những thương hiệu cá biệt doanh nghiệp đã thu hút sự chú ý của từng tập khách hang. Thương hiệu đóng một vai trò tích cực trong chiến lược phân đoạn thị trường, đây là công việc đầu tiên của quá trình xây dựng thương hiệu vì nó cho biết thương hiệu muốn gửi gắm thông điệp gì qua sản phẩm và dịch vụ. Các công ty đưa ra một tổ hợp những thuộc tính lý tưởng về các thế mạnh, lợi ích và đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho chúng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể, do đó công ty sẽ phải tạo ra những dấu hiệu và sự khác biệt nhất định trên sản phẩm của mình để thu hút sự chú ý của những khách hàng tiềm năng. - Thu hút đầu tư: Một thương hiệu nổi tiềng không chỉ tạo ra lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ mà SV: Đào Quang Nam Lớp: K45C1 5 GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh còn đảm bảo về thu hút đầu tư và gia tăng mối quan hệ bạn hàng.Một doang nghiệp nổi tiếng thì cổ phiếu của daonh nghiệp đó sẽ được các nhà đầu tư quan tâm hơn - Thương hiệu là tài sản vô hình rất có giá trị của doanh nghiệp: thực tế đã chứng minh giá trị của thương hiệu được đinh giá cao hơn rất nhiều so với giá trị thực bởi sao vậy ? Thực ra thì thương hiệu là tổng hợp của rất nhiều yếu tố ,những thành quả mà doanh nghiệp đã tạo dựng trong xuốt cả quá trình hoạt động của mình. Tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm: Các thương hiệu được biết đến khi sản phẩm được sản xuất và đưa ra thị trường. Thương hiệu đóng vai trò như một tấm lá chắn, bảo hộ cho sự đổi mới dưới dạng bảo hộ sở hữu trí tuệ, biểu hiện cho sự năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới. Đưa sản phẩm khắc sâu vào tâm trí khách hàng: Việc nhận biết một thương hiệu ảnh hưởng đến nhận thức về những sản phẩm trong tương lai. Tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm: Thương hiệu chứa đựng trong nó những thông tin về sản phẩm. Một thương hiệu lớn phải truyền tải được nội dung, phương hướng chiến lược, những cam kết và tạo được danh tiếng trên mọi thị trường. Là một cam kết giữa nhà sản xuất với khách hàng: Những chương trình quảng bá thương hiệu thực sự được xem như một cam kết trước khách hàng. Nếu công ty thực hiện đúng như những gì đã cam kết và đem đến cho khách hàng sự thõa mãn khi tiêu dùng sản phẩm thì chắc chắn thương hiệu sẽ nhận được những cảm nhận tốt đẹp và sự trung thành từ phía khách hàng. Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật và khác biệt hoá các đặc tính cảu sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Cái mà phân biệt một hàng hoá có thương hiệu với một hàng hoá khác giống hệt về chức năng nhưng không có thương hiệu chính là sự đánh giá và cảm nhận của người SV: Đào Quang Nam Lớp: K45C1 6 GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh tiêu dùngvề thuộc tính của sản phẩm cũng như các dịch vụ của doanh nghiệp. Như vậy thương hiệu là tài sản vô hình rất có giá trị của doanh nghiệp, cần được quan tâm và đầu tư thích đáng. Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp với khách hàng: Thương hiệu là hình tượng về một hàng hoá, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng và đối tác của doanh nghiệp, nó bao hàm một mức chất lượng nào đó như một lời đảm bảo về độ tin cậy của hàng hoá, dịch vụ, về sự quan tâm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, và đối tác. Chất lượng hàng hoa là tiền đề người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá, dịch vụ. 2.2.1.3 Vai trò đối với nền kinh tế Khi doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, họ sẽ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với các cơ quan chức năng của nhà nước, các cơ quan quản lý thị trường và nhà nước sẽ có cơ sở pháp lý để tiền hành xử lý việc bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Nhờ vậy cơ quan quản lý thị trường có thể quản lý hiệu quả hơn, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho cá doanh nghiệp. Việc đăng ký tên miền, bắt buộc hàng hóa bán trên mạng hay bất cứ nơi đâu đều phải có nhãn mác chỉ rõ xuất sứ hàng hóa, đơn vị sản xuất sẽ giúp các cơ quan chức năng quản lý hàng hóa hiệu quả hơn, nhằm giảm thiểu nguy hại cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó đăng ký nhãn hiệu còn giúp các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 2.1.3 Các thành tố thương hiệu: SV: Đào Quang Nam Lớp: K45C1 7 GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh - Tên thương hiệu : Là phần quan trọng nhất trong thương hiệu, do thể hiện bằng ngôn ngữ nên được sử dụng rộng rãi và thường xuyên. Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, tên nhãn hiệu là thành tố cơ bản vì nó thường là yếu tố chính hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh tế. Tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm/dịch vụ trong nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng. Vì thế, tên nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm/dịch vụ trong những tình huống mua hàng. Dưới góc độ pháp luật bảo hộ, tên nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợp của từ ngữ hoặc các chữ cái có khả năng phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ và không thuộc các dấu hiệu loại trừ Ðáp ứng các yêu cầu này, tên nhãn hiệu sẽ được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá - Biểu trượng (Logo): Là những dấu hiệu cũng rất quan trọng. Nếu coi tên thương hiệu là trung tâm của thương hiệu thì biểu trưng và biểu tượng là SV: Đào Quang Nam Lớp: K45C1 Các thành tố Thương hiệu Các thành tố Thương hiệu Biểu trưng (Logo) Biểu trưng (Logo) Dáng cá biệt của hàng hoá Dáng cá biệt của hàng hoá Biểu tượng (Symbol) Biểu tượng (Symbol) Khẩu hiệu (Slogan) Khẩu hiệu (Slogan) Nhạc hiệu Nhạc hiệu Tên thương hiệu Tên thương hiệu Sự cá biệt của bao bì Sự cá biệt của bao bì Các yếu tố khác Các yếu tố khác 8 GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh những yếu tố làm cho thương hiệu nổi bật hơn, có tác dụng bổ xung minh hoạ và tạo ra nhưng dấu hiệu riêng biệt Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ hoạ của nhãn hiệu góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu. Thông thường, logo nhằm củng cố ý nghĩa của nhãn hiệu. Dưới góc độ pháp luật, logo gồm các yếu tố hình độc đáo, riêng có tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Logo tạo ra khả năng phân biệt của sản phẩm vì vậy, logo được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu củ hàng hoá - Khẩu hiệu (Slogan/tagline): Là bộ phận cấu thành của thương hiệu, nó chiếm vị trí không kém phần quan trọng trong thương hiệu. Khẩu hiệu truyền đạt được khá nhiều thông tin bổ sung tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận nhanh hơn, dễ hơn với thương hiệu Khẩu hiệu là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin mô tả hoặc thuyết phục về nhãn hiệu theo một cách nào đó. Một số khẩu hiệu còn làm tăng nhận thức nhãn hiệu một cách rõ rệt hơn. Quan trọng nhất là khẩu hiệu giúp củng cố, định vị nhãn hiệu và điểm khác biệt. Ðối với các nhãn hiệu hàng đầu, khẩu hiệu còn là những tuyên bố về tính dẫn đầu/độc đáo của mình. Ví dụ: "biti's - Nâng niu bàn chân Việt"; "Trung Nguyên - Khơi nguồn sáng tạo"; "NIPPON - Sơn đâu cũng đẹp"; "Alpenliebe - Ngọt ngào như vòng tay âu yếm - Sự cá biệt của bao bì: Là vật dụng chứa dựng hàng hoá tránh khỏi những tác động có hại từ bên ngoài giúp bảo vệ, duy trì chất lượng hàng hoá.ngoài chất năng bảo vệ bao bì còn có tác dụng hết sức quạn trọng là dấu hiệu để nhận dạng hàng hoá và nhà cung cấp, nó cung cấp thông tin về hàng hoá chỉ dẫn, cách sử dụng và thành phần. có thể nói bao bì là vật dụng để thể hiện thương hiệu hàng hoá là dấu hiệu quan trọng để nhận diện hàng hoá + Bao bì là 1 yếu tố của thương hiệu. kiểu dáng đặt biệt của bao bì là 1 dấu hiệu đặt trưng để phân biệt và nhận diện hàng hoá, sự trang trí hấp dẫn gợi cảm sẽ thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng SV: Đào Quang Nam Lớp: K45C1 9 GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh - Nhạc hiệu: Ðoạn nhạc được viết riêng cho nhãn hiệu. Những đoạn nhạc thú vị gắn chặt vào đầu óc người tiêu dùng, dù họ có muốn hay không. Cũng giống như khẩu hiệu, đoạn nhạc thường mang ý nghĩa trừu tượng và có tác dụng đặc biệt trong nhận thức nhãn hiệu. Ví dụ: "HENNIKEN - Tell me when you will be mine, tell me wonder wonder wonder "; Ở Viêt Nam có một nhạc hiệu khá thành công như đoạn nhạc trong quảng cáo sữa Zilzil hay đoạn nhạc viết cho quảng cáo của Vinamilk được phối khí như một bài hát. -Các yếu tố khác. - Dáng cá biệt của hàng 2.2/ Các điểm tiếp xúc thương hiệu. 2.2.1. Khái niệm điểm tiếp xúc thương hiệu. Điểm tiếp xúc thương hiệu là một giao điểm vật phẩm truyền tải hình ảnh thương hiệu tới các giác quan của khách hang nhằm thực hiện việc đối thoại với khách hang đó. Nó là điểm mà khách hang trực tiếp tiếp xúc và cảm nhận thương hiệu. Hình ảnh thương hiệu cuả doanh nghiệp đến được với khách hang phải thông qua các điểm trung gian kết nối. Những điểm gặp gỡ này chính là điểm tiếp xúc thương hiệu hay điểm đối thoại thương hiệu. Có thể nhìn nhận điểm tiếp xúc thương hiệu chính là tập hợp tất cả các điểm mà ở đó khách hang hay người tiêu dung, công chúng có thể nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy thương hiệu của doanh nghiệp. Và nó cũng là nơi mà doanh nghiệp tiếp xúc với khách hang, cảm nhận khách hang, đối thoại với khách hang. Nói cách khác tiếp xúc thương hiệu là cầu nối trực tiếp thương hiệu với khách hang của mình. Tập hợp các điểm tiếp xúc thương hiệu hình thành giao diện tiếp xúc, giao diện tiếp xúc càng lớn thì khả năng tiếp xúc thương hiệu càng cao. Doanh nghiệp cần phải ý thức được tầm quan trọng của của các điểm tiếp xúc thương SV: Đào Quang Nam Lớp: K45C1 10 [...]... động phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu tại công ty Ngoài ra, tìm hiểu về trang Web… để có những dữ liệu về hoạt động xúc tiến quảng bá phát triển thương hiệu của công ty, cũng như xây dựng điểm tiếp xuc thương hiệu thông qua thương mại điên tủe tại công ty Từ kết quả phân tích dữ liệu, tôi đã định hình ra giải pháp có thể nhằm phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu tại công ty 3.2 Giới thiệu khái... lãnh đạo trong công ty chưa thực sự hiểu rõ cũng như ý thức rõ trong việc xây dựng phát triển thương hiệu 3.3/ Thực trạng hoạt động phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu tại công ty Nhựa đường Petrolimex hiện nay 3.3.1 Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty Từ khi thành lập đi vào hoạt động được 4 năm, công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex cũng được coi là một thương hiệu mạnh trong...GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh hiệu, phát triển điểm tiếp xúc thương hiệu là cách thức tốt nhất để phát triển thương hiệu của doanh nghiệp Hệ thống các điểm tiếp xúc thương hiệu bao gồm: * Điểm tiếp xúc thông qua quảng cáo Quảng cáo thương hiệu là hoạt động quan trọng trong các hoạt động quảng bá, truyền thông thương hiệu Nó góp phần đưa hình ảnh doanh nghiệp đên công chúng và khách hang, góp phần... về công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex 3.2.1 Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex là Công ty TNHH một thành viên, do Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex đầu tư và là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ được thành lập tại Quyết định số 032/ QĐ-PLC-HĐQT ngày 27/12/2005 của Hội đồng quản trị Công ty CP Hóa dầu Petrolimex - Tên gọi : Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex. .. hình ảnh thương hiệu đi vào vùng trí nhớ lâu dài cảu khách hang Tạo điểm nhấn thông qua sự khác biệt, điểm nhấn mang tính nhắc nhở sẽ giúp củng cố hình ảnh daonh nghiệp trong tâm trí khách hang Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex 3.1 Phương pháp nghiên cứu các điểm tiếp xúc tại công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex. .. ngành kinh doanh nhựa đường Tuy nhiên Nhựa Đường Petrolimex có được điều này không phải do nó tập trung quá nhiều vào phát triển thương hiệu, mà do được thừa hưởng uy tín, hình ảnh thương hiệu của công ty mẹ là Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam Mặc dù quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty phụ thuộc khá nhiều vào công ty mẹ PLC, nhưng không thể phủ nhận những nỗ lực của công ty trong xây... đầu tư cho phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu tại công ty Hiện công ty đầu tư khoảng 1% doanh thu cho chi phí quảng bá thương hiệu Và khoảng 5% chi phí marketing trong tổng chi phí nói chung bao gồm chi phí Quảng cáo trên báo, chi phí tiếp thị, chi phí ngoại giao, chi phí khuyến mại, vật phẩm và tặng phẩm Các hoạt động truyền thông nhằm phát triển thương hiệu chủ yếu phụ thuộc vào công ty mẹ PLC... đầu tư và phát triển thương hiệu của công ty vẫn ở mức thấp, chưa tương xứng với chỉ tiêu khác của công ty Với mục tiêu, các chỉ tiêu về lợi nhuận và doanh số tăng khoảng 10% mỗi năm, cố gắng giữ vững thị trường hiện tại và mở rộng tập khách hang mới Vì vậy công ty cũng đang chú trọng vào các hoạt động marketing, và phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu, đặc biệt là điểm tiếp xúc thông qua điểm bán,... môn và kinh nghiệm cho nhân viên 3.3.3 Thực trạng một số hoạt động phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu Điểm tiếp xúc thông qua điểm bán: Tại các chi nhánh và các kho nhựa đường của Công ty thì khách hang có thể cảm nhận hình ảnh của công ty thông qua hệ thống nhà xưởng, xe bồn và phuy Khách hang được tiếp xúc với chuyên viên kinh doanh và đôi ngũ cán bộ kỹ thuật, được trực tiếp theo SV: Đào Quang... của công ty cũng góp phần lớn cho hoạt động quảng bá thương hiệu của công ty, thông qua trang phục cũng như cách thức giao tiếp, thái độ của nhân viên đều góp phần tạo dựng hình ảnh của công ty Quảng cáo trong phân phối Điểm tiếp xúc thông qua phân phối: thông qua các phương tiện chuyên chở của công ty như: xe bồn, phuy… khách hang và đối tác có thể tiếp cận được và nhận biết thương hiệu Nhựa đường Petrolimex . tài :Giải pháp phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu cho công ty trách nhiệm hữu hạn nhựa đường Petrolimex . Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu. 2.1/. ra giải pháp có thể nhằm phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu tại công ty. 3.2. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex 3.2.1. Lịch sử quá trình hình thành và phát triển. của của các điểm tiếp xúc thương SV: Đào Quang Nam Lớp: K45C1 10 GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh hiệu, phát triển điểm tiếp xúc thương hiệu là cách thức tốt nhất để phát triển thương hiệu của

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w