Suy thoái đất

Một phần của tài liệu Chuyên đề quản lý tài nguyên và môi trường đất (Trang 26)

3. Các vấn đề môi trường trong sử dụng đất

3.1. Suy thoái đất

Việc sử dụng đất chưa hợp lý đã và đang làm cho đất bị suy thoái. Theo FAO, Suy thoái đất là quá trình làm suy giảm khả năng sản xuất ra hàng hóa và các nhu cầu sử dụng đất của con người. Đất suy thoái là đất bị mất đi một số thành phần và tính chất vốn có ban đầu như: độ phì đất (các chất dinh dưỡng, cấu trúc đất, tầng dày đất…), khả năng sản xuất cây trồng và hệ sinh vật đất (thực vật, động vật, vi sinh vật). Ngoài nguyên nhân do con người, suy thoái đất còn có nguyên nhân do tự nhiên.

Các nguyên nhân tự nhiên bao gồm:

• Vận động địa chất của trái đất: động đất, sóng thần, sông suối thay đổi dòng chảy, núi lở, biển xâm nhập mặn…

• Do thay đổi khí hậu, thời tiết: mưa, nắng, nhiệt độ, gió, bão… Các nguyên nhân nhân tạo như:

• Chặt đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc theo phương pháp bản địa lạc hậu: Làm sạch đất (đốt), chọc lỗ bỏ hạt, không có biện pháp chống rửa trôi xói mòn đất vào mùa mưa và giữ ẩm đất vào mùa khô. Chỉ sau vài ba năm, đất bị thoái hóa không còn khả năng sản xuất do đất không còn chất dinh dưỡng, tầng đất mỏng, trơ sỏi đá, thiếu nước.

• Trong quá trình trồng trọt, không có biện pháp bồi dưỡng, bảo vệ đất như bón phân hữu cơ, trồng xen hoặc luân canh các loài cây phân xanh, cây họ đậu, trồng độc canh. Với đất phù sa phì nhiêu màu mỡ, sau một thời gian canh tác độc canh sẽ dẫn đến đất bị thoái hóa theo con đường bạc màu hóa hoặc bạc điền hóa (đất chua, mất phần tử cơ giới limon và sét trên tầng mặt, mất chất hữu cơ, mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng), làm giảm khả năng sản xuất, năng suất cây trồng thấp và bấp bênh.

• Đất bị thoái hóa do bị ô nhiễm chất độc bởi các hoạt động khác của con người như rác và nước thải từ sinh hoạt và công nghiệp. Đặc biệt nghiêm trọng khi đất bị nhiễm kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn đo lường quốc gia.

• Đất bị thoái hóa theo hướng nhiễm mặn do con người gây nên. Tại một số vùng trồng rau, hiện nay vẫn còn tập quán sử dụng phân cá chưa qua xử lý. Kết quả làm cho đất

bị thoái hóa nghiêm trọng. Khi bón phân cá vào đất, do trong phân có chứa Na+ tích lũy cao gây thay đổi lý tính của đất, phá hủy cấu trúc đoàn lạp làm đất bị chai cứng, bí chặt, không thoát nước người dân phải thay đất sau một thời gian canh tác.

3.1.1. Xói mòn và sạt lở đất

Hiện tượng xói mòn và sạt lở đất thường xảy ra vào mùa mưa lũ, làm suy thoái đất và gây nhiều hậu quả xấu đối với môi trường và con người.

Tùy thuộc vào quá trình tác động mà có các hình thức xói mòn khác nhau.

Xói mòn bề mặt: Đây là hiện tượng xói mòn và rửa trôi bề mặt đất, cuốn đi các

chất mùn, chất dinh dưỡng... gây ra tình trạng bạc màu và thoái hoá đất. Sự xói mòn bề mặt tạo nên những vùng đất trống, đồi núi trọc hoặc đất trơ sỏi đá.

Xói mòn xẻ rãnh: Khi vượt quá độ thấm nước của đất, nước mưa sẽ tập trung

thành các dòng chảy nhỏ đổ vào suối và sông. Theo thời gian tạo thành các đường rãnh nhỏ và ngày càng sâu (có khi sâu tới hàng chục mét). Đây chính là nguyên nhân gây sạt lở đất và lũ quét.

Quá trình xói mòn bề mặt và xẻ rãnh do tác động của mưa. Khi mưa liên tục, cường độ lớn gây lũ quét, xói mòn trên vùng đồi núi và ngập úng ở vùng trũng thấp. trên vùng đất dốc, quá trình xói mòn diễn ra mạnh mẽ tạo nên đất trơ sỏi đá hoặc mất lớp đất mặt cùng mùn và chất hữu cơ. Ngược lại, vùng trũng thấp ngập nước liên tục sẽ tạo đất sình lầy, úng trũng. Hậu quả làm đất thoái hóa, mất khả năng sản xuất.

Xói mòn do gió: Tốc độ gió vùng ven biển thuờng khá lớn, làm dịch chuyển cát

ven bờ thành các cồn cát hoặc cuốn cát bay vào sâu trong đất liền, che phủ đất canh tác màu mỡ, che phủ các tuyến đường giao thông và cả các công trình dân sinh... gây hậu quả làm giảm chất lượng đất, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Mặt khác, gió cuốn đi bụi đất vùng bị bạc màu, phá vỡ cấu trúc tầng mặt và tạo những cơn lốc bụi. Các đám bụi bị bóc mòn từ nơi này được gió di chuyển đến lắng đọng tại nơi khác.

Sạt lở đất là hiện tượng chuyển động của các khối đất, đá, các tảng, các mảnh vụn, bị tách khỏi nền gốc ở trên cao, di chuyển xuống phía chân sườn ở dưới thấp. Sạt lở đất xảy ra rộng rãi ở địa hình sườn dốc, đồi núi, các bờ sông, suối, ven biển.

Quá trình xói mòn và sạt lở đất thường xảy ra ở vùng địa hình đồi núi dốc vào mùa mưa lũ. Lượng đất mất do xói mòn là rất lớn và phụ thuộc vào độ dốc, chiều dài sườn dốc. Hiện nay, lớp phủ trên mặt đất dao động hàng năm từ 100 đến 5000 tấn đất/ha. Theo nghiên cứu của Hội Khoa Học Đất Việt Nam về lượng xói mòn trên đất canh tác rẫy ở Tây Bắc:

Bảng 4. Lượng xói mòn trên nương lúa sau 3 vụ ở Tây Bắc

Lượng đất mất (tấn/ha)

Trung bình hàng năm lượng chất dinh dưỡng của đất bị mất đi gồm chất hữu cơ 5600 tấn/năm, nitơ 199.2 kg/năm, lân 163.2 kg/năm, Ca và Mg 33 kg/năm.

Theo số liệu khảo sát của Bộ Nông nghiệp, đất đồi núi miền bắc nước ta trung bình hàng năm mất khoảng 1cm tầng đất mặt (100 m3/ha), trong đó có khoảng 6 tấn mùn (tương đương 100 tấn phân chuồng) và 300 kg đạm (tương đương khoảng 1.5 tấn sunphat amon). Riêng Tây Bắc hàng năm mất khoảng 3cm đất mặt, tương đương 150- 300 tấn đất/ha. Mặt khác, mỗi năm nước biển cuốn đi khoảng 250 triệu tấn phù sa màu mỡ, riêng lưu vực sông Hồng mất khoảng 80 triệu m3/năm. Quá trình xói mòn làm thay đổi tính chất hóa lý của đất được thể hiện ở Bảng 5.

Bảng 5. Sự thay đổi tính chất hóa lý của đất Chỉ tiêu Hạt lớn

hơn 1mm

Hạt nhỏ

hơn 1mm N P2O5 K2O Mùn

% bị trôi 21 79 0.48 0.23 5.8 11

Nguồn: Thổ Nhưỡng Học, NXB Nông Nghiêp, 1979

Bên cạnh đó vấn đề sạt lở đất cũng thường xuyên xảy ra ở khu vực bờ sông do tác động của chế độ thủy văn, dòng chảy con sông. Kết quả từ trạm khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết nạn sạt lỡ đất xảy ra nhiều và nghiêm trọng ở dọc sông Tiền: bờ phía An Giang sụp khoảng 5-10 m/năm, còn phía Đồng Tháp từ 10-20

m/năm. Những năm gần đây, khu vực sông Hâu có nhiều diễn biến phức tạp, hình thành nhiều bãi bồi mới và sạt lỡ đất ven bờ xảy ra nhiều hơn.

3.1.2. Sa mạc hóa

Sa mạc hóa thường xảy ra ở vùng khô hạn và bán khô hạn, thể hiện rõ nhất ở vùng đất trống đồi núi trọc, không còn lớp phủ thực vật, địa hình dốc, chia cắt mạnh, nơi có lượng mưa thấp (700-1500 mm/năm), lượng bốc hơi tiềm năng đạt 100-1800 mm/năm (Ninh Thuận, Bình Thuận, Cheo Reo, sông Mã, Yên Châu). Nguyên nhân chính là do thời tiết khô hạn và quá trình sử dụng môi trường đất không hợp lý. Ở Việt Nam do hậu quả của việc phá rừng, đốt rừng bừa bãi, sử dụng đất không bền vững qua nhiều thế hệ (du canh, du cư, độc canh, quãng canh…) nên đất bị thoái hóa nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả năng sản xuất và khả năng sa mạc hóa ngày càng tăng.

Sa mạc cục bộ tạo các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận (419.000 ha) và ở đồng bằng sông Cửu Long là 43.000 ha. Theo thống kê của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển (chiếm khoảng 1.4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc) và 87.800 ha trong số này là các đụn cát, đồi cát lớn di động.

Trong 40 năm qua, quá trình sa mạc hóa do cát di động rất nghiêm trọng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn. Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, thời tiết đặc biệt khô nóng vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm một số nới chỉ đạt khoảng 700mm (vùng nóng hạn nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận). Theo kết quả khảo sát mới nhất của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, trong số 21 triệu ha đất canh tác nông nghiệp đã có đến 9.34 triệu ha đất sa mạc hóa. Ở Bình Định, tổng diện tích đất tự nhiên là 602 506 ha, trong đó 425 835 ha là đất xám bạc màu.

3.1.3. Laterit hóa

Quá trình laterit hóa (còn được gọi là đá ong hóa) xảy ra ở vùng khí hậu nhiệt đới. Là quá trình rửa trôi và tích tụ các cation Fe3+, Fe2+, Al3+, Mn6+. Các cation này có sẵn trong đất nhiệt đới nhưng dưới sự tác động của nước mưa, dòng thấm, nước ngầm, chúng bị rửa trôi và tập trung lại tại một khu vực với mật độ cao. Các cation này hấp thụ vào nhóm mang điện tích âm (hạt keo đất, oxit sắt…) hoặc hấp phụ vào tác nhân

khác để tạo sự kết dính nhằm tạo liên kết bền vững. Khi nhiệt độ môi trường lên cao, độ ẩm giảm thấp, các liên kết này mất nước, sẽ tạo nên các oxit kim loại rất cứng chắc làm đất trở nên chai sạn mất khả năng trồng trọt và sử dụng.

Theo điều tra khảo sát quá trình laterit hóa đã và đang diễn ra mãnh liệt ở Đông Nam Bộ và các vùng đất dốc đồi núi Việt Nam đối với hầu khắp các loại đất. Riêng ở khu vực Đông Nam Bộ với 357 176 ha đất bị laterit hóa, chiếm tỉ lệ 15.14% đất toàn miền Nam. Mặt khác đất bị laterit hóa còn gọi là đá ong và đang được khai thác để sử dụng trong xây dựng vì đây là loại đá vô cùng rắn chắc và có giá trị về mặt thẩm mĩ.

3.1.4. Nhiễm mặn

Nhiễm mặn là quá trình xâm nhiễm mặn, tích tụ muối và các kim loại kiềm trong môi trường đất, biến đất chưa mặn thành đất mặn. Nguyên nhân là do nước mặn xâm nhập, sự di chuyển của nước ngầm theo mao quản và sự bay hơi của nước bề mặt làm cho muối tập trung với nồng độ cao, quá trình mặn hóa diễn ra thường xuyên. Nhiễm mặn làm: năng suất cây trồng giảm mạnh khi nồng độ muối trên 4 g/l; nồng độ muối từ 20-25 g/l gây chết ở thực vật, đất trở nên nhão và ướt, nứt nẻ khi khô; và dễ dẫn đến nhiễm phèn.

Các loại đất mặn ít và trung bình thường xuyên phân bố ở địa hình trinh bình từ 0,8 đến 1,2m cách xa biển và sông lớn. Loại đất này được canh tác khá lâu đời, mùa khô kiệt bị bỏ trống, chế độ bốc hơi rất mạnh, nên đất đã bị kết vón ở độ sâu từ 80-100 cm. Loại đất mặn nhiều, mặn từng thời kỳ thường phân bố ở địa hình thấp hơn, kki triều cường tràng lên, khiến tầng đất mặt có độ mặn cao rất khó răt nhanh vào đầu mùa mưa. Ở tầng đất sâu 50-80 cm thường có lớp cát xám xanh của bải thủy triều, có chứa mica và nhiều mảnh vỡ vôi gốc biển. Loại đất mặn nhiều thường xuyên dưới rừng ngập mặn, phân bố thành dải dọc ven biển Bến Tre, dưới các thảm rừng sú, vẹt, mắm mà ngày nay đã bị tàn phá không thuận lợi cho các loại cây trồng nông nghiệp.

3.1.5. Nhiễm phèn

Những vùng đất ngập nước, vùng có trầm tích xác bã thực vật nước mặn tích tụ 4.000 đến 5.000 năm là môi trường thuận lời hình thành pyrete (FeS2) là hoạt chất chủ yếu gây ra phèn hóa đất. Có hai dạng phèn:

• Dạng phèn tiềm tang: do đất chưa nhiền FeS2 (khoáng pyrite) do các liệu có S kết hợp với sắt từ oxyt sắt bị oxy hóa -> H+ làm đất rất chua

• Dạng phèn hoạt động:

FeS2 + O2 + H2O + K+ KFe3(SO4)2(OH)6 + SO42- + 3H+ KFe3(SO4)2(OH)6 3FeO.OH + K+ + 3H+ + 2SO42- FeO.OH  Fe2O3 + H2O

Nhiếm phèn làm cho:

• pH không thích hợp cho cây trồng

• Ion sắt, nhôm gây độc cho cây

• Giảm động vật và vi sinh vật có lợi trong đất

• Giảm khả năn tự làm sạch của đất

Trên thế giới có khoảng 12 triệu ha đất phèn (Van Wijk và cộng sự; 1992). Tại Việt Nam, diện tích đất phèn vào khoảng 1.863.128 ha, bao gồm đất phèn tiềm tang là 652.244 ha và đất phèn hoạt động với 1.210.884 ha (Chiều và cộng sự, 1996); trong đó vùng hạ lưu châu thổ sông Mekong chiếm đến khoảng 1,5 triệu ha (Sterk, 1992) phần lớn tập trung vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau và một phần của Tây Nam Sông Hậu. Ở Miền Bắc đất phèn chủ yếu tập trung ở vùng Kiến An – Hải Phòng. Đất phèn ở An Giang phân bố nhiều ở vùng tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang, thuộc địa phận huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần ủa Châu Phú, với tổng diện tích khoảng 30.136 ha, trong đó Tri Tôn chiếm 67%.

Một phần của tài liệu Chuyên đề quản lý tài nguyên và môi trường đất (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w