1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bài giảng vệ sinh không khí và ô nhiễm không khí

35 2,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 81,15 KB

Nội dung

MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong, học viên có khả năng: 1. Định nghĩa môi trường không khí, mô tả được vai trò của không khí đối với sự sống con người và sinh vật. 2. Liệt kê được các chỉ số đánh giá vệ sinh trong môi trường không khí, tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí cho phép ngưỡng tối đa của một số chất khí. 3. Định nghĩa được thế nào là ô nhiễm không khí, nêu khái quát về lịch sử của sự ô nhiễm không khí. 4. Nêu được các nguồn gây ô nhiễm, các tác nhân gây ô nhiễm, và quá trình gây ô nhiễm, các tác hại của ô nhiễm không khí. 5. Đề xuất được các biện pháp bảo vệ và khống chế sự ô nhiễm môi trường không khí. NỘI DUNG TỪ KHÓA: Ô nhiễm không khí, tầng khí quyển, tiêu chuẩn không khí, nhiên liệu hóa thạch, ô nhiễm không khí bên ngoài, ô nhiễm không khí trong nhà, đánh giá chất lượng không khí, quan trắc không khí, tác hại sức khỏe NỘI DUNG: 1. Lịch sử ô nhiễm không khí Từ lâu ô nhiễm không khí đã đóng góp vào bệnh tật của con người. Cùng với việc khám phá ra lửa, con người bắt đầu gây ô nhiễm không khí ở nơi mình sống và không khí bên ngoài. Những tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe của con người cũng được ghi nhận từ rất sớm. Vào thế kỷ thứ 13, tại Luân Đôn ô nhiễm không khí đã gây vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên vào lúc này ô nhiễm không khí chỉ ở mức độ địa phương từ những lò nung và lò sưởi. Sau đó sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa và gia tăng những phương tiện vận chuyển bằng nhiên liệu hóa thạch đã làm thay đổi tính chất của ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí được chuyên chở đi xa đồng nghĩa với việc những nơi xảy ra tác hại thường xa nguồn ô nhiễm. Vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay xảy ra với nhiều mức độ khác nhau ở những vùng khác nhau. Năm 1930, ở thung lũng Meuse, Bỉ trong suốt thảm họa ô nhiễm không khí nghiêm trọng làm hơn 60 người chết, gấp 10 lần tỷ lệ tử vong bình thường (Firket, 1936; Nemery, Hoet, và Nemmar, 2001). Cuối tháng 10 năm 1948, ô nhiễm công nghiệp ở Donora, thị trấn nhỏ ở vùng tây nam Pennsylvania làm 20 người chết. (Davis, 2002; Schrenk và cộng sự, 1949) Một thảm họa ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trên thế giới xảy ra ở Luân Đôn 1952, các chất ô nhiễm không khí trở nên phổ biến với nồng độ cao vượt xa tiêu chuẩn ngày nay. Từ ngày 5 đến ngày 9, tháng 12 năm 1952 một thảm họa ô nhiễm không khí chưa từng có trong lịch sử xảy ra thu hút sự chú ý của cộng đồng các nhà khoa học, phương tiện truyền thông và chính phủ. Than được sử dụng chủ yếu để sưởi ấm trong nhà đặc biệt là vào mùa đông. Chính không khí ứ đọng đã ngăn cản sự giải thoát của khí ô nhiễm và tạo điều kiện cho chúng tích lũy trong thành phố. Mức độ sulfur dioxide (SO2) và tổng các hạt cực nhỏ tăng cao vượt xa tiêu chuẩn đánh giá của Anh. Theo báo cáo thì số người chết lên đến 3000 – 4000 người. Để đáp ứng với những thảm họa này các quốc gia, đặc biệt là Mỹ và Anh đã ban hành pháp luật để cải thiện chất lượng không khí và bắt đầu nghiên cứu để gia tăng sự hiểu biết về những nguy cơ có thể có đối với sức khỏe. Ngày nay hầu hết các nước đã phát triển hiếm khi xảy ra thảm họa lớn như thảm họa sương mù Anh, 1952, nhưng nồng độ cao quá mức vẫn còn tồn tại ở những vùng đang phát triển. Mặc dù việc đo lường, kiểm soát thường xuyên đã làm giảm mức nồng độ quá cao các chất ô nhiễm nhưng ô nhiễm không khí tiếp tục gây hại cho sức khỏe ở thế giới công nghiệp hóa. Năm 2002, Tổ chức Y tế thế giới dự đoán mỗi năm ô nhiễm không khí ngoài trời gây ra 800000 ca chết sớm.

Trang 1

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Sau khi học xong, học viên có khả năng:

1 Định nghĩa môi trường không khí, mô tả được vai trò của không khí đối với sự sống con người và sinh vật

2 Liệt kê được các chỉ số đánh giá vệ sinh trong môi trường không khí, tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí cho phép ngưỡng tối

đa của một số chất khí

3 Định nghĩa được thế nào là ô nhiễm không khí, nêu khái quát về lịch

sử của sự ô nhiễm không khí

4 Nêu được các nguồn gây ô nhiễm, các tác nhân gây ô nhiễm, và quá trình gây ô nhiễm, các tác hại của ô nhiễm không khí

5 Đề xuất được các biện pháp bảo vệ và khống chế sự ô nhiễm môi trường không khí

NỘI DUNG

TỪ KHÓA: Ô nhiễm không khí, tầng khí quyển, tiêu chuẩn không khí,

nhiên liệu hóa thạch, ô nhiễm không khí bên ngoài, ô nhiễm không

Trang 2

khí trong nhà, đánh giá chất lượng không khí, quan trắc không khí, tác hại sức khỏe

13, tại Luân Đôn ô nhiễm không khí đã gây vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên vào lúc này ô nhiễm không khí chỉ ở mức độ địa phương từ những lò nung và

lò sưởi Sau đó sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa và gia tăng những phương tiện vận chuyển bằng nhiên liệu hóa thạch đã làm thay đổi tính chất của ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí được chuyên chở đi xa đồng nghĩa với việc những nơi xảy ra tác hại thường xa nguồn ô nhiễm Vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay xảy ra với nhiều mức độ khác nhau ở những vùng khác nhau

Năm 1930, ở thung lũng Meuse, Bỉ trong suốt thảm họa ô nhiễm không khí nghiêm trọng làm hơn 60 người chết, gấp 10 lần tỷ lệ tử vong bình thường (Firket, 1936; Nemery, Hoet, và Nemmar, 2001)

Cuối tháng 10 năm 1948, ô nhiễm công nghiệp ở Donora, thị trấn nhỏ ở vùng tây nam Pennsylvania làm 20 người chết (Davis, 2002; Schrenk và cộng

sự, 1949)

Trang 3

Một thảm họa ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trên thế giới xảy ra ở Luân Đôn 1952, các chất ô nhiễm không khí trở nên phổ biến với nồng độ cao vượt

xa tiêu chuẩn ngày nay Từ ngày 5 đến ngày 9, tháng 12 năm 1952 một thảm họa ô nhiễm không khí chưa từng có trong lịch sử xảy ra thu hút sự chú ý của cộng đồng các nhà khoa học, phương tiện truyền thông và chính phủ Than được sử dụng chủ yếu để sưởi ấm trong nhà đặc biệt là vào mùa đông Chính không khí ứ đọng đã ngăn cản sự giải thoát của khí ô nhiễm và tạo điều kiện cho chúng tích lũy trong thành phố Mức độ sulfur dioxide (SO2) và tổng các hạt cực nhỏ tăng cao vượt xa tiêu chuẩn đánh giá của Anh Theo báo cáo thì số người chết lên đến 3000 – 4000 người

Để đáp ứng với những thảm họa này các quốc gia, đặc biệt là Mỹ và Anh đã ban hành pháp luật để cải thiện chất lượng không khí và bắt đầu nghiên cứu để gia tăng sự hiểu biết về những nguy cơ có thể có đối với sức khỏe

Ngày nay hầu hết các nước đã phát triển hiếm khi xảy ra thảm họa lớn như thảm họa sương mù Anh, 1952, nhưng nồng độ cao quá mức vẫn còn tồn tại ở những vùng đang phát triển Mặc dù việc đo lường, kiểm soát thường xuyên đã làm giảm mức nồng độ quá cao các chất ô nhiễm nhưng ô nhiễm không khí tiếp tục gây hại cho sức khỏe ở thế giới công nghiệp hóa Năm

2002, Tổ chức Y tế thế giới dự đoán mỗi năm ô nhiễm không khí ngoài trời gây ra 800000 ca chết sớm

Trang 4

2 Khí quyển – Thành phần không khí

2.1 Khí quyển

Khí quyển hay môi trường không khí là một hỗn hợp các khí bao quanh

bề mặt trái đất, có khối lượng khoảng 5,2.1018 kg (0,0001% khối lượng Trái đất) Khí quyển đóng vai trò quyết định trong việc duy trì cân bằng nhiệt của trái đất, thông qua quá trình hấp thụ bức xạ hồng ngoại từ mặt trời và tái phát

xạ khỏi trái đất Khí quyển được chia thành nhiều tầng khác nhau theo sự thay đổi chiều cao và chênh lệch nhiệt độ

2.2 Các tầng khí quyển

- Tầng đối lưu (Troposphere): từ bề mặt trái đất tới độ cao 7-17 km, phụ thuộc theo vĩ độ (ở 2 vùng cực là 7-10km) và các yếu tố thời tiết, nhiệt độ giảm dần theo độ cao đạt đến -50°C Không khí trong tầng đối lưu chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm ngang rất mạnh làm cho nước thay đổi cả

3 trạng thái, gây ra hàng loạt quá trình thay đổi vật lý Những hiện tượng mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù, đều diễn ra ở tầng đối lưu

- Tầng bình lưu (Stratosphere): từ độ cao trên tầng đối lưu đến khoảng 50

km Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định Nhiệt độ và áp suất của tầng này tăng theo chiều cao Các nhà khoa học giải thích rằng sự gia tăng nhiệt độ là do càng lên cao càng gần với lớp ozone Lớp ozone là lớp không khí nơi đó có hàm lượng khí ozone rất cao, có khả năng hấp thu tia cực tím của mặt trời Lớp ozone xuất hiện ở độ cao 18-30 km Nồng độ ozone cao nhất ở độ cao 20-25 km, cao hơn 1000 lần so với tầng đối lưu (khoảng 10 ppm)

Trang 5

- Tầng trung lưu (Mesosphere): từ khoảng 50 km đến 80-85 km, nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến -75°C Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây dạ quang

- Tầng nhiệt (Thermoshpere): từ 80–85 km đến khoảng 640 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.000°C hoặc hơn Ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion, vì thế gọi là tầng điện li Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi nào

đó trên vùng bề mặt Trái đất phải qua sự phản xạ của tầng điện li mới truyền đến các nơi trên thế giới Tại đây, do bức xạ môi trường nhiều phản ứng hóa học xảy ra đối với ôxy, nitơ, hơi nước, CO2 chúng bị phân tách thành các nguyên tử và sau đó ion hóa thành các ion như NO+, O+, O2+, NO3-, NO2- và nhiều hạt bị ion hóa phóng xạ sóng điện từ khi hấp thụ các tia mặt trời vùng tử ngoại xa

- Tầng ngoài (Exosphere): từ 500–1.000 km đến 10.000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500°C Đây là vùng quá độ giữa khí quyển Trái Đất với khoảng không vũ trụ Vì không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ lại rất cao, một số phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao cố thoát ra khỏi

sự trói buộc của sức hút Trái đất lao ra khoảng không vũ trụ Do đó tầng này còn gọi là tầng thoát ly Tuy nhiên, các nhiệt kế, nếu có thể, lại chỉ các nhiệt

độ thấp dưới 0°C do mật độ khí là cực kỳ thấp nên sự truyền nhiệt ở mức độ

có thể đo đạc được là rất khó xảy ra

Một phần Hydro của Trái Đất (khoảng vài nghìn tấn/năm) được tách ra

đi vào vũ trụ đồng thời các dòng plasma do môi trường thải ra là bụi vũ trụ (khoảng 2g/km²) cũng đi vào Trái Đất Giới hạn trên của đoạn khí quyển và đoạn chuyển tiếp với vũ trụ rất khó xác định, ước đoán khoảng 1.000 km Nhiệt độ trung bình của khí quyển tại bề mặt Trái Đất là khoảng 14°C

Trang 6

Không khí ẩm thường có thêm

Hơi nước Dao động mạnh; thông thường khoảng 1%

3 Ô nhiễm không khí

3.1 Khái niệm

Ô nhiễm không khí là kết quả của việc thải ra không khí những chất độc hại ở một tỷ lệ vượt quá khả năng của khí quyển (mưa, gió) trong việc chuyển đổi, phân hủy và hòa tan các chất độc này

Trang 7

3.2 Các nguồn gây ô nhiễm

3.2.1 Ô nhiễm do công nghiệp:

Ô nhiễm không khí do các hoạt động sản xuất công nghiệp được tạo ra khi ngành công nghiệp thải các loại khí, các dạng hơi, khói mù…vào khí quyển

Các ngành công nghiệp khác nhau sản sinh ra các loại chất ô nhiễm khác nhau

Ví dụ: Ngành nhiệt điện, các chất ô nhiễm không khí chính là: bụi than,

SO2, CO, CO2, NOX…

Ngành luyện kim tạo ra các chất ô nhiễm như SO2 , CO, HCN, phenol,

NH3…

Ngành công nghiệp hóa chất và luyện kim: các hơi acid, hợp chất hữu

cơ bay hơi, florua, xyanua…

3.2.2 Ô nhiễm không khí do giao thông

Khí carbon monoxide là nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu tạo ra

do giao thông Ô nhiễm không khí do giao thông có thể chiếm 50% ô nhiễm không khí Ngày nay, các xe ô tô được sản xuất có gắn thêm các máy chuyển đổi xúc tác đã làm giảm đáng kể lượng CO thải vào môi trường

3.2.3 Ô nhiễm không khí do nông nghiệp

Hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng đã làm tăng lên sản lượng mùa màng nhưng đồng thời cũng góp phần gây ra ô nhiễm không khí Bên cạnh đó việc phân hủy các chất thải nông nghiệp cùng tạo ra các chất ô nhiễm như metan (CH4), hydro sulfur (H2S)

Trang 8

3.2.4 Ô nhiễm không khí trong nhà

Các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà: thảm, nệm ghế, sơn tường, đồ vật dụng, các chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng, xe máy, các thiết bị văn phòng, ống khói, hệ thống dẫn nước thải, quá trình nấu nướng,… đều có thể tạo ra các chất gây ô nhiễm không khí Đặc biệt là từ thói quen hút thuốc

lá của người trong gia đình Ngoài ra còn có bụi, phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc … phát tán ra trong quá trình quét nhà, sân

Trang 9

3.3 Các chất gây ô nhiễm không khí

hướng dẫn (WHO, 2000)Chì Con người : chì trong nhiên liệu, chì trong

pin, chế biến kim loại

Tích lũy trong cơ quan và mô

Có thể gây tàn tật, ung thư, tổn hại

hệ thống thần kinh

Thường xuyên: 0.50 µg/m3

Sulfur dioxide Từ con người: sự đốt cháy nhiên liệu hóa

thạch (kể cả cây cối), nồi hơi công nghiệp,

sử dụng than đá trong nhà và nhà máy lọc dầu

Tự nhiên: sự phân hủy các chất hữu cơ, sự phun trào núi lửa

Làm suy giảm chức năng của phổi, triệu chứng hô hấp

Đóng góp vào hiện tượng mưa acid

Trung bình 10 phút: 500 µg/m3

Trung bình 24 giờ: 125 µg/m3

Thường xuyên: 50 µg/m3

Trang 10

Phân tử(Hạt ) cực

nhỏ

Con người: đốt cháy nhiên liệu hóa thạch,

gỗ, nguồn gốc tự nhiên (như phấn hoa), biến đổi các chất (NOx, SOx, các hợp chất bay hơi hữu cơ)

Tự nhiên: bão bụi, cháy rừng, bụi đường

Hội chứng hô hấp, suy giảm chức năng phổi, làm trầm trọng các bệnh

về hô hấp và tim mạch (ví dụ như hen suyễn), tử vong

Không có hướng dẫn chi tiết, nên dựa theo liều lượng đáp ứng

Nitrogen oxides Con người: đốt cháy các nhiên liệu hóa

thạch (động cơ, sản xuất điện, công nghiệp), bếp dầu lửa

Tự nhiên: tiến trình sinh học trong đất, sấm sét

Làm giảm chức năng phổi, tăng các nhiễm trùng hô hấp

Chỉ báo cho tầng ozone

Đóng góp vào hiện tượng mưa acid

Trung bình 1 giờ:

200 µg/m3

Thường xuyên: 40 µg/m3

Ozone ở tầng đối

lưu

Nguồn gốc thứ phát từ phản ứng hóa học của những chất chỉ báo (hợp chất bay hơi hữu cơ và NOx) dưới ánh sáng mặt trời

Làm giảm chức năng phổi, tăng các hội chứng tiêu hóa, kích thích mắt,

bay hơi hữu cơ)

Con người: hoạt động công nghiệp, dung môi, chất pha loãng sơn, xăng dầu

Ung thư, tổn hại cơ quan sinh sản, tổn hại thần kinh và hệ hô hấp

Hợp chất bay hơi Con người: dung dịch, keo dán, khói thuốc Ảnh hưởng tùy theo hợp chất

Trang 11

hữu cơ ( như

benzene,

terpenes, toluene)

lá, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch

Tự nhiên: cây cối, cháy rừng

Kích thích hệ thống hô hấp, nônUng thư

Chỉ báo cho tầng ozone

Gây phản ứng dị ứng, hội chứng hô hấp, mệt mỏi, hen suyễn

Trang 12

QCVN 19:2009/BTNMTQCVN 19:2009/BTNMT

4 Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí

4 1 Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

4.1.1 Phạm vi áp dụng

Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh đioxit (SO2), cacbon (CO), nitơ oxit (NOx), ôzôn (O3), bụi lơ lửng, bụi PM10 (bụi ≤ 10μm) và chì (Pb) trong không khí xung quanh

Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí

Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ

sở sản xuất hoặc không khí trong nhà

4.1.2 Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 1

- Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục

- Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm)

- Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm

4.1.3 Quy chuẩn kỹ thuật

Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh được quy định tại Bảng 1

Trang 13

QCVN 19:2009/BTNMTQCVN 19:2009/BTNMT

Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh

Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m 3 )

bình 1 giờ

Trung bình 3 giờ

Trung bình 24 giờ

Trung bình năm

- TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980) Chất lượng không khí Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit trong không khí xung quanh Phương pháp trắc quang dùng thorin

- TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990) Không khí xung quanh Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit Phương pháp tetrachloromercurat (TCM)/Pararosanilin

- TCVN 7726:2007 (ISO 10498:2004) Không khí xung quanh Xác định Sunfua điôxit Phương pháp huỳnh quang cực tím

- TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989) Không khí xung quanh Xác định nồng độ khối lượng của carbon monoxit (CO) Phương pháp sắc ký khí

- TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000) Không khí xung quanh Xác định carbon monoxit Phương pháp đo phổ hồng ngoại không phân tán

Trang 15

QCVN 19:2009/BTNMTQCVN 19:2009/BTNMT

- Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 1

- Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục

- Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm)

- Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm

4.2.3 Quy chuẩn kỹ thuật

Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh quy định tại Bảng 1

Bảng 1: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh

Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m 3 )

học

Thời gian trung bình

Nồng độ cho phép

7 Bụi chứa amiăng Chrysotil Mg3Si2O3(OH) - 1 sợi/m3

8 Cadimi (khói gồm ôxit và Cd 1 giờ 0,4

Trang 17

QCVN 19:2009/BTNMTQCVN 19:2009/BTNMT

Các chất gây mùi khó chịu

- TCVN 6502:1999 (ISO 10312:1995) Không khí xung quanh Xác định sợi amiăng Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền dẫn trực tiếp

Các thông số quy định trong Quy chuẩn này chưa có tiêu chuẩn quốc gia hướng dẫn phương pháp phân tích thì áp dụng các tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế

4.2.5 Tổ chức thực hiện

Quy chuẩn này áp dụng thay thế tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5938:2005 – Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh ban hành kèm

Trang 18

Khí thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng.

4.3.3 Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp

- Bụi là những hạt chất rắn nhỏ, thông thường là những hạt có đường kính nhỏ hơn 75

µm, tự lắng xuống do trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng một thời gian [theo TCVN 5966:2009 (ISO 4225-1994)]

- Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối

760 mm thủy ngân

- Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng khí thải của cơ sở sản xuất,

chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp

- Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp phát sinh khí thải vào môi trường không khí

- P (m3/h) là tổng lưu lượng khí thải của các ống khói, ống thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp

Ngày đăng: 14/04/2015, 08:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế (2006). Sức Khỏe Môi Trường, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Sức Khỏe Môi Trường
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
3. Hoàng Văn Bính (2004). Giáo trình Sức khỏe Môi trường, Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Sức khỏe Môi trường
Tác giả: Hoàng Văn Bính
Năm: 2004
4. Annalee Yassi (2001). Basic Environmental Health. Oxford university Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Basic Environmental Health
Tác giả: Annalee Yassi
Năm: 2001
5. Gary S. Moore (2007). Living with the Earth. CRC Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Living with the Earth
Tác giả: Gary S. Moore
Năm: 2007
7. Megan Landon (2006). Environment, Health and Sustainable Development, Open University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environment, Health and Sustainable Development
Tác giả: Megan Landon
Năm: 2006
8. Robert H. Friis (2007). Essentials of Environmental Health, Jones and Bartlett Publishers, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Essentials of Environmental Health
Tác giả: Robert H. Friis
Năm: 2007
2. Hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường. Nhà xuất bản Lao động Xã hội.2008 Khác
6. Health and Environment in Sustainable Development – WHO/EHG/97.8 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w