5. 1 Các biện pháp quản lý chất lượng không khí.
5.1.1 Tăng cường hiệu lực pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
Các tiêu chuẩn về chất lượng không khí cần được hoàn thiện để phù hợp với điều kiện của từng khu vực. Các tiêu chuẩn được đưa ra nhằm bảo vệ sức khỏe con người.
a. QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
b. QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
c. QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
d. QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
e. QCVN 02:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế
f. QCVN 04:2009/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới
g. QCVN 05:2009/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới
h. Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Hiện nay ở Việt Nam đang áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng không khí, khí thải công nghiệp theo quyết định số 68/2001/QĐ-BKHCNMT ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2001. Trong đó bao gồm các tiêu chuẩn cho từng vùng, cụ thể như sau:
TCVN 6991: 2001 Chất lượng không khí - Khí thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất vô cơ trong khu công nghiệp
QCVN 19:2009/BTNMTQCVN 19:2009/BTNMT
thải lượng của các chất vô cơ trong vùng đô thị TCVN 6993: 2001
Chất lượng không khí - Khí thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất vô cơ trong vùng nông thôn và miền núi
TCVN 6994: 2001 Chất lượng không khí - Khí thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất hữu cơ trong khu công nghiệp TCVN 6995: 2001 Chất lượng không khí - Khí thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải
theo thải lượng của các chất hữu cơ trong vùng đô thị TCVN 6996: 2001
Chất lượng không khí - Khí thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất hữu cơ trong vùng nông thôn và miền núi
5.1.2 Biện pháp kiểm soát hành chính
Những biện pháp thanh tra trên phạm vi quốc gia hoặc địa phương do các cơ quan chuyên trách quản lý môi trường thực hiện. Các doanh nghiệp phải đăng ký các nguồn ô nhiễm, các chất độc hại sử dụng và phát thải và tự áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường làm giảm lượng khí thải. Các cơ quan thanh tra có quyền thu thuế, xử phạt tùy theo mức độ đối với các trường hợp chất thải phát sinh vượt quá giới hạn cho phép.
5.1.3 Quan trắc chất lượng không khí
Hệ thống quan trắc chất lượng không khí thường được bố trí ở các khu vực, vị trí có nhiều khả năng xuất hiện các chất ô nhiễm không khí như khu vực gần khu công nghiệp. Có hai hình thức xác định mức độ ô nhiễm không khí:
Quan trắc ngắn hạn: xác định các giá trị tức thời, trong khoảng thời gian ngắn. Xác định để báo hiệu khi mức độ ô nhiễm đạt tới những giá trị nguy hiểm tới người dân trong vùng hay công nhân trong khu vực.
Quan trắc dài hạn: xác định được xu thế của mức độ ô nhiễm tăng, giảm hay ổn định từ đó giám sát hiệu quả hoạt động của các chương trình kiểm soát ô nhiễm.
QCVN 19:2009/BTNMTQCVN 19:2009/BTNMT
5.2 Các biện pháp quy hoạch
Bao gồm quy hoạch mặt bằng độ thị, khu công nghiệp, quy hoạch đường giao thông, trồng cây xanh.
5.3 Các biện pháp kỹ thuật
5.3.1 Biện pháp công nghệ sạch hơn
− Lựa chọn công nghệ hiện đại kèm theo các thiết bị xử lý ô nhiễm.
− Hoàn thiện công nghệ sản xuất: vừa nâng cao năng suất lao động vừa giảm phát sinh chất ô nhiễm.
− Thay đổi các công đoạn sản xuát gây ô nhiễm bằng các công nghệ khác ít ô nhiễm hơn.
− Thay thế các chất gây ô nhiễm, độc hại bằng các chất ít độc hại hơn. 5.3.2 Biện pháp xử lý không khí
Thiết bị kiểm soát môi trường chia làm hai loại: Thiết bị lọc bụi và thiết bị khử khí độc hại.
5.4 Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí trong nhà
5.4.1 Giảm thiểu tối đa các chất gây ô nhiễm không khí
− Nhiều biện pháp cần thực hiện để giảm thiểu tối đa các chất gây ô nhiễm bao gồm: tăng cường thông gió, giảm nhiệt độ và độ ẩm trong phòng, bố trí khu vực riêng cho hút thuốc lá, vệ sinh hàng ngày bàn ghế, thảm, vệ sinh định kỳ hệ thống thông gió.
− Chỉ sử dụng các loại chất tẩy rửa và diệt côn trùng trong danh mục cho phép.
− Sắp xếp hợp lý các thiết bị văn phòng. Ví dụ: các loại máy có khả năng phát sinh ozone, bức xạ như máy photocopy, máy in, lò vi sóng nên bố trí vào khu vực riêng có thông hút gió.
5.4.2 Nâng cao hiệu quả của hệ thống điều hoà không khí.
− Định kỳ vệ sinh hệ thống điều hòa không khí, đặc biệt là lõi lọc để đảm bảo hiệu quả của hệ thống và ngăn ngừa ô nhiễm không khí trong phòng.
QCVN 19:2009/BTNMTQCVN 19:2009/BTNMT
− Trong thời gian đầu sau khi toà nhà được đưa vào sử dụng nên sử dụng toàn bộ là không khí bên ngoài do lượng chất khí độc như các hợp chất bay hơi hữu cơ phát sinh từ vật liệu xây dựng và trang trí nội thất có rất nhiều trong không khí.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
1. Hãy trình bày các tầng khí quyển và sự biến thiên nhiệt độ ở các tầng này.
2. Liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí
QCVN 19:2009/BTNMTQCVN 19:2009/BTNMT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2006). Sức Khỏe Môi Trường, Nhà xuất bản Y học
2. Hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường. Nhà xuất bản Lao động Xã hội.2008
3. Hoàng Văn Bính (2004). Giáo trình Sức khỏe Môi trường, Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP.HCM.
4. Annalee Yassi (2001). Basic Environmental Health. Oxford university Press.
5. Gary S. Moore (2007). Living with the Earth. CRC Press.
6. Health and Environment in Sustainable Development – WHO/EHG/97.8
7. Megan Landon (2006). Environment, Health and Sustainable Development, Open University Press
8. Robert H. Friis (2007). Essentials of Environmental Health, Jones and Bartlett Publishers, 2007.