Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
88,5 KB
Nội dung
PHỤ LỤC Trang A.Phần mở đầu: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 I.Lý do chọn đề tài: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 II.Mục đích và phương pháp nghiên cứu: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1 III.Giới hạn của đề tài:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 IV.Kế hoạch thực hiện :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1 B.Phần nội dung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1 III. Thực trạng và những mâu thuẫn:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1 IV.Các biện pháp giải quyết vấn đề:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 V.Hiệu quả áp dụng:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4 C.Kết luận:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4 I.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4 II.Khả năng áp dụng:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 III.Bài học kinh nghiệm,hướng phát triển:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 IV.Đề xuất ,kiến nghị:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 Tài liệu tham khảo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 A.PHẦN MỞ ĐẦU: I. Lí do chọn đề tài: Học sinh lớp 1 học môn Học vần hiện nay chỉ được tiếp xúc với một số tranh ảnh có trong SGK.Tranh trong SGK chỉ minh họa cho từ khóa,còn một số từ ứng dụng nếu không có tranh ảnh hoặc vật thật thì học sinh khó có thể hình dung được sự vật cụ thể,nhất là đối với những từ ngữ miền Bắc (VD: cá diếc,trái nhót. . .) Đối với môn toán ,khi học về các đoạn thẳng hoặc nhận biết hình ,học sinh khó có thể hình dung để nhận biết có bao nhiêu đoạn thẳng,bao nhiêu hình tam giác hoặc bao nhiêu hình vuông trong một hình cho sẳn. Điều đó làm tôi trăn trở làm thế nào để học sinh có thể hiểu các từ ngữ ,đọc hiểu các bài tập đọc hay tìm được hình chính xác.Sau khi được sự hỗ trợ từ phía 2 BGH nhà trường cùng Hội cha mẹ học sinh,tôi đã tìm tòi và đã thực hiện đề tài :Nâng cao hứng thú và kết quả học tập thông qua việc sử dụng hình ảnh bằng phương pháp dạy trình chiếu powerpoint . II.Mục đích và phương pháp nghiên cứu: 1.Mục đích: Mục đích của sáng kiến này là nâng cao hứng thú và kết quả học tập thông qua việc sử dụng hình ảnh bằng phương pháp dạy trình chiếu powerpoint . 2.Phương pháp: - Phương pháp điều tra - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục III.Giới hạn của đề tài: Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đọc hiểu từ ngữ Tiếng Việt ,nhận biết các hình ,tìm hiểu các sự vật xung quanh ta. IV.Kế hoạch thực hiện: - Chọn đề tài. - Xây dựng đề cương nghiên cứu. - Thu thập thông tin. - Thâm nhập thự tế. - Hoàn thành sáng kiến. B.PHẦN NỘI DUNG: I.Cơ sở lí luận: Xã hội hiện nay,học sinh rất phát triển cả về thể lực và trí óc.Các em luôn muốn khám phá ,tìm tòi những cái mới.Chính vì thế ,các phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng phải luôn đổi mới để các em hứng thú hơn trong học tập. Các SGK lớp 1 hiện nay tuy đã đổi mới về hình thức,có nhiều tranh ảnh hơn SGK cũ nhưng vẫn còn thiếu so với thực tế giảng dạy.Mà đồ dùng dạy học thì không phải bài nào cũng có,trường nào cũng có thể mua được. 3 II.Cơ sở thực tiễn: Hơn hai mươi năm giảng dạy ở khối lớp Một , tôi nhận thấy đồ dùng dạy học lúc nào cũng thiếu,giáo viên phải tự làm thêm đồ dùng dạy học hoặc tìm thêm những tranh ảnh trực quan để lên lớp .Từ thực tế trên, tôi thấy có sự cần thiết phải bổ sung những hình ảnh sinh động cho tiết dạy để học sinh hứng thú trong học tập.Vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài này. III.Thực trạng và những mâu thuẫn: 1.Thuận lợi: - Học sinh phần lớn được học mẫu giáo nên sự tiếp thu của các em dễ dàng,thuận lợi hơn so với nơi khác. - Được sự quan tâm của cha mẹ học sinh. - Cơ sở vật chất ,trường lớp khang trang. - Được sự hỗ trợ ,quan tâm của BGH nhà trường. 2.Khó khăn: Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát lớp 1C Trường tiểu học An Thạnh 1 Với nội dung sau : - Tìm hiểu số lượng học sinh có đi học mẫu giáo và số học sinh không đi học mẫu giáo. - Tìm hiểu lý do học sinh không đi học mẫu giáo ,số học sinh lưu ban. - Kiểm tra sự sự nắm bắt , nhận diện chữ cái đã học trong trường mầm non . Kết quả thu được như sau Sĩ số HS HS không học Mẫu giáo HS học Mẫu giáo HS lưu ban 34/16 nữ 12 20 2 Sĩ số HS Không biết chữ cái và số nào Biết 6-10 chữ cái và số Nhận biết hết chữ cái và số 4 34/16 10 15 9 Như vậy tỉ lệ HS nhận diện 1 cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái và số quá thấp dẫn đến kết quả học còn chưa cao .Một trong những lí do dễ thấy là vì các em chưa được sự quan tâm của gia đình . Các em chưa chăm chỉ học . Vì vậy là giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm tình hình của từng đối tượng để phát huy những mặt tích cực của học sinh . Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn luôn cảm thấy nhẹ nhàng và thích thú . Giáo viên phải gần gũi yêu thương động viên kịp thời để học sinh thích học . Nhận thức rõ điều này thấy rõ được những khó khăn cơ bản tôi đã thực hiện 1 số biện pháp để cho học sinh học tốt. IV .Biện pháp giải quyết vấn đề:: 1.Biện pháp tác động giáo dục - Từ đầu năm học tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh đề nghị và yêu cầu trang bị đủ sách vở đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học. - Yêu cầu, đề nghị phụ huynh nhắc nhở uốn nắn kịp thời việc học và làm bài ở nhà của học sinh. - Tham mưu với BGH trường để giáo viên có thể dạy chương trình cho học sinh lớp 1 bằng phương pháp dạy trình chiếu Powerpoint có ghép các hình ảnh (tìm trên Internet ) giải thích cho các từ ngữ đang học,và các tài liệu tham khảo phục vụ bài dạy. Đồng thời mượn đồ dùng học tập ,sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - Xây dựng đôi bạn học giỏi- yếu kèm cặp nhau 2.Các biện pháp dạy học: Khi soạn bài giảng điện tử ,ngoài các từ ngữ cần truyền đạt cho học sinh tôi lồng ghép các tranh minh họa cho các từ ngữ mới học trong môn Tiếng Việt hoặc 5 công đoạn phân tích 1 hình trong môn Toán;một số tranh ảnh minh họa thêm cho môn TNXH. Môn Tiếng việt: Phân môn Học vần: - Khi dạy các dấu thanh: ví dụ: dạy thanh huyền ( \ ) tôi đưa các tranh minh họa cây dừa,con gà,con cò,con mèo. - Khi dạy các âm : ví dụ: dạy bài 18 : x – ch, ngoài tranh chiếc xe,con chó có trong SGK ,tôi cho các em xem thêm tranh minh họa các tranh minh họa cho từ ngữ mới học mà trong SGK không có như :Tranh thợ xẻ,chả cá. . . - Có những từ ngữ nếu không có tranh minh họa thì học sinh không thể hình dung được.Ví dụ:từ cuồn cuộn tôi cho các em xem tranh nước lũ chảy cuồn cuộn từ đó giáo dục cho các em phải bảo vệ môi trường,không chặt phá cây đầu nguồn,phủ xanh đồi trọc để không xảy ra cảnh nước lũ tàn phá ,thiệt hại mùa màng. Đối với một số từ còn khó hiểu đối với học sinh, tôi giảng giải nghĩa từ thật ngắn gọn để giúp các em hiểu và sử dụng từ tốt.Ở đây giáo viên có rất nhiều hình thức sử dụng để giảng giải nghĩa từ cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ như: dùng tranh minh hoạ, đồ dùng trực quan, hành động, lời nói, Ví dụ: Từ “ba ba” tôi dùng tranh minh hoạ Từ “ba lô” sử dụng vật thật Từ “số ba” tôi viết chữ số ba dưới nhóm ba đồ vật để minh hoạ Từ “bò lê bò càng” là một thành ngữ ý chỉ đánh đau đến nỗi phải bò, phải lê (dùng cả chân và tay để di chuyển). Từ đó giúp các em hiểu từ và nhận biết các đồ vật chính xác qua từ. Môn Toán -Khi dạy các số tự nhiên .Ví dụ :dạy các số từ 1 đến 10 tôi dùng những đồ dùng dạy học có trong thư viện như :que tính,các hình tam giác,hình tròn,hình vuông. . .để hình thành cho các em nhận biết về số 1,2,3. . . Ngoài ra để cho sinh 6 động hơn tôi đã sử dụng những hình ảnh động trong phương pháp dạy trình chiếu bằng Powerpoint Ví dụ: Dạy bài số 9 Tôi cho hình ảnh 8 em học sinh đang đứng trong vòng tròn,sau đó tôi tạo hiệu ứng để 1 em chạy đến.Sau đó tôi hỏi HS :Có 8 em đang chơi trong vòng tròn,thêm một em chạy tới.Hỏi có mấy em chơi trong vòng tròn. Ví dụ :Dạy bài Phép trừ trong phạm vi 5. Tôi tạo hình một cây có 5 trái cam.Giới thiệu với HS :Trên cây có 5 trái cam.Sau đó tôi tạo hiệu ứng cho 1 trái rơi xuống.Hỏi HS :Ta hái xuống 1 trái cam.Hỏi trên cây còn mấy trái cam? (HS đếm số trái cam và trả lời:Còn 4 trái cam. . .) Nhờ những hình ảnh sinh động trên mà HS trong lớp tôi có thêm nhiều hứng thú học tập. - Đối với những bài tìm hình phức tạp Ví dụ: Hình dưới đây có mấy hình tam giác Đầu tiên tôi tạo hiệu ứng hiện ra 1 hình tam giác Sau đó tạo thêm 2 hình tam giác nhỏ. 7 Và giải thích với HS :Hình trên có 3 hình tam giác Môn Tự nhiên và xã hội: Khi dạy các bài như :Trời nắng,trời mưa, gió. . . Tôi sử dụng những video clip để minh họa thêm cho bài học.Vì thế khi học đến môn này HS lớp tôi rất hào hứng theo dõi và phát biểu.Nhờ thế mà các em mau hiểu bài và khắc sâu kiến thức. V.Hiệu quả áp dụng: Học sinh lớp tôi chủ nhiệm sau khi học qua phương pháp dạy trình chiếu Powerpoint đã có những tiến bộ vượt bậc. Ngay từ đầu năm có hơn 10 HS không biết nhận dạng được con chữ,con số ,và khi đến lớp còn khóc thì đến hôm nay các em đã rất hứng thú khi đến lớp.Ít có trường hợp nghỉ học,trừ khi bị bệnh.Các em say sưa nghe giảng bài và háo hức được cô cho xem những hình ảnh mới. Kết quả học tập cuối kì I ,có hơn 90 % học sinh trong lớp đọc trôi chảy và sử dụng vốn từ và làm toán thành thạo. C.KẾT LUẬN: I.Ý nghĩa của đề tài: Trên cơ sở thực hiện những sáng kiến kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến giảng dạy ở lớp 1 giới hạn đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra một số việc làm của mình với mục đích làm giàu thêm vốn hiểu biết về từ ngữ ,nhận biết các sự vật chung quanh cho học sinh và dần hướng các em biết dùng từ chính xác và sinh động ngay từ những năm đầu của cấp học. Không những thế, việc giúp học sinh lớp Một tăng nhanh vốn từ và hiểu nghĩa từ khi học môn tiếng Việt đã giúp cho tôi: - Nắm được trình độ tiếp thu và chất lượng của từng em trong lớp mình phụ trách. 8 - Từ đó rút ra được những biện pháp thiết thực nhất để kèm cặp các em học sinh trung bình và yếu. - Dần dần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. - Bài học sẽ gây nhiều hứng thú, học sinh hiểu được ngôn ngữ và ý nghĩa của từ. - Cũng từ đây học sinh phát huy trí tuệ một cách toàn diện và vô cùng phong phú. II.Khả năng áp dụng: Đề tài được áp dụng cho tất cả các lớp một có trang bị màn hình Ti vi. III/.Bài học kinh nghiệm ,hướng phát triển: - Qua quá trình thực nghiệm tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: + Giáo viên đầu tư nghiên cứu kĩ chương trình SGK, tùy theo đặcđiểm học sinh phụ trách mà chọn kiến thức phù hợp. + Chọn tranh ảnh cho rõ,sắc nét và tương đối chính xác cho nội dung bài học. + Không quá sa đà áp dụng phương pháp trình chiếu sẽ dễ làm cho học sinh mõi mắt , mà chỉ dùng tranh ảnh để giải thích các từ ngữ. - Hướng phát triển: Bằng cách dùng phương pháp trình chiếu này tôi sẽ giới thiệu và vận động cho các lớp cùng làm để nâng cao kết quả học tập cho học sinh toàn trường. IV/.Đề xuất,kiến nghị: Trên đây là một số biện pháp tôi đề ra và đã thực hiện để giúp học sinh lớp Một nâng cao hứng thú và kết quả học tập thông qua việc sử dụng hình ảnh bằng phương pháp dạy trình chiếu powerpoint. Mong được sự góp ý của BGH và các đồng nghiệp trong trường. Xin chân thành cảm ơn! Hội đồng xét duyệt của trường An Thạnh, ngày 10 tháng 04 năm 2012 9 Xếp loại : . . . . . . . Người viết CTHĐ 10 [...]... LIỆU THAM KHẢO 1/ Sách Giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 tập 1-Đặng Thị Lanh – Hoàng Cao CươngTrần Thị Minh Phương biên soạn , Nhà xuất bản Giáo Dục ,xuất bản năm 2010 2/ Sách Giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 tập 2 - Đặng Thị Lanh – Hoàng Hòa Bình– Hoàng Cao Cương-Trần Thị Minh Phương –Nguyễn Trí biên soạn , Nhà xuất bản Giáo Dục , xuất bản năm 2010 3/ Sách Giáo khoa Toán lớp 1- Đỗ Đình Hoan – Nguyễn Án-Đỗ Trung Hiệu... Nguyễn Án-Đỗ Trung Hiệu -Phạm Thanh Tâm biên soạn , Nhà xuất bản Giáo Dục, xuất bản năm 2010 4/ Sách Giáo khoa Đạo đức lớp 1 -Lưu Thu Thủy –Nguyễn Thị Việt Hà-Lê Thị Tuyết Mai-Trần Thị Tố Oanh-Mạc Văn Trang biên soạn , Nhà xuất bản Giáo Dục ,xuất bản năm 2011 5/ Sách Giáo khoa Tự nhiên xã hội lớp 1 -Bùi Phương Nga – Lê Thị Thu DinhĐoàn Thị My-Nguyễn Tuyết Nga-Phạm Thị Sen biên soạn , Nhà xuất bản Giáo Dục, . nâng cao kết quả học tập cho học sinh toàn trường. IV/.Đề xuất,kiến nghị: Trên đây là một số biện pháp tôi đề ra và đã thực hiện để giúp học sinh lớp Một nâng cao hứng thú và kết quả học tập. các em học sinh trung bình và yếu. - Dần dần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. - Bài học sẽ gây nhiều hứng thú, học sinh hiểu được ngôn ngữ và ý nghĩa của từ. - Cũng từ đây học sinh. để các em hứng thú hơn trong học tập. Các SGK lớp 1 hiện nay tuy đã đổi mới về hình thức,có nhiều tranh ảnh hơn SGK cũ nhưng vẫn còn thiếu so với thực tế giảng dạy. Mà đồ dùng dạy học thì không