NCKHSP UD - Nâng cao hiệu quả giải bài tập mạch cầu bằng việc định hướng lựa chọn ẩn là là hiệu điện thế trong bồi dưỡng HSG vật lý 9

29 1.5K 3
NCKHSP UD - Nâng cao hiệu quả giải bài tập mạch cầu bằng việc định hướng lựa chọn ẩn là là hiệu điện thế trong bồi dưỡng HSG vật lý 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHềNG GIO DC V O TO THNH PH LO CAI Nâng cao hiệu quả giải bài tập mạch cầu bằng việc định h-ớng lựa chọn ẩn là hiệu điện thế trong bồi d-ỡng học sinh giỏi vật lí 9 o Bớch Võn Trng THCS Lờ Quý ụn TP Lo Cai inh Ngc Khc Phũng Giỏo dc v o to thnh ph Lo Cai LO CAI, THNG 5 NM 2012 TI NGHIấN CU KHOA HC S PHM NG DNG 2 MỤC LỤC Tóm tắt………………………………………………………………………. 3 Giới thiệu……………………………………………………………………. 4 Phƣơng pháp……………………………………………………………… 5 Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả…………………………………… 8 Kết luận và khuyến nghị…………………………………………………… 9 Tài liệu tham khảo………………………………………………………… 10 Danh mục phụ lục…………………………………………………………. 11 Phụ lục I…………………………………………………………………… 12 Phụ lục II………………………………………………………………… 12 Phụ lục III………………………………………………………………… 23 Phụ lục IV………………………………………………………………… 24 Phụ lục V………………………………………………………………… 25 Phụ lục VI…………………………………………………………………… 26 3 BÁO CÁO Đề tài nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng: Nâng cao hiệu quả giải bài tập mạch cầu bằng việc định hƣớng lựa chọn ẩn là hiệu điện thế trong bồi dƣỡng học sinh giỏi vật lí 9 Nhóm nghiên cứu: Đào Bích Vân - Trường THCS Lê Quý Đôn - Thành phố Lào Cai Đinh Ngọc Khắc - Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai TÓM TẮT Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được rất nhiều trường và giáo viên quan tâm, không ít giáo viên gặp khó khăn về phương pháp cũng như về nội dung bồi dưỡng nâng cao cho học sinh ở phần điện học đặc biệt khi giải bài tập về mạch cầu – dạng bài tập có tính chất bao trùm của phân môn này. Một số giáo viên đã chú ý phân tích mạch điện, định hướng học sinh giải bài tập về mạch cầu khuyết một hay vài thành phần, nhưng chưa chú ý đưa ra dạng bài về mạch cầu có đủ các thành phần hoặc bài tập ngược của dạng này để bồi dưỡng cho học sinh. Do vậy khi giải các bài toán về mạch cầu điện trở trên học sinh chưa biết nhận xét về mạch điện, chưa biết phân tích khai thác triệt để các mối quan hệ giữa các đại lượng trong mạch cầu, chưa có định hướng lựa chọn đại lượng nào làm ẩn cho hợp lý mà thường tìm cách tính ngay yếu tố mà bài toán hỏi. Học sinh thường lập ra những hệ có nhiều phương trình, nhiều ẩn số hoặc nhiều biểu thức toán học phức tạp dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kết quả, hiệu quả giải bài toán mạch cầu thấp. Giải pháp của tôi là: Định hướng học sinh lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở trong giải bài toán về mạch cầu. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm ngẫu nhiên học sinh khối 9 của trường THCS Lê Qúy Đôn – TP Lào Cai có học lực khá, giỏi và có năng khiếu vật lý: 10 học sinh của lớp 9 A,B là nhóm thực nghiệm, 10 học sinh của lớp 9 C,D là nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế: Định hướng học sinh lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở khi bồi dưỡng các nội dung tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở của các thành phần mạch cầu. Qua khảo sát thấy học sinh của nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn hẳn nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,2 cao hơn hẳn điểm của lớp đối chứng là 4,4. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p=0,00004< 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa. Chứng tỏ rằng việc lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở thành phần đã làm tăng hiệu quả giải bài tập mạch cầu. 4 GIỚI THIỆU Trong chương trình vật lý phần điện học của THCS, kiến thức cơ bản trọng tâm nhất là định luật Ôm, đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song và đoạn mạch hỗn hợp có 3 điện trở. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi được đặt ra là từ các kiến thức cơ bản đó, học sinh phải biết cách giải các bài toán có nhiều điện trở hơn, mắc phức tạp hơn… Trong quá trình học bồi dưỡng nhóm học sinh này đã được định hướng và có kỹ năng phân tích mạch điện, biến đổi các mạch điện phức tạp (mạch điện có các điện trở mắc với nhau không phải là nối tiếp hay song song) thành những mạch điện cơ bản (các điện trở mắc nối tiếp hoặc song song), đã tính được cường độ dòng điện I và hiệu điện thể U của một số đoạn mạch phức tạp này. Tuy nhiên ở một số bài tập về mạch cầu tổng quát( Mạch cầu có đủ cả 5 điện trở) và bài tập ngược của mạch cầu khuyết thì việc giải bài tập của học sinh còn rất hạn chế. Từ kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm; qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp làm công tác bồi dưỡng học sinh của các trường bạn trong thành phố, trong tỉnh, và một số tỉnh khác(Thái Bình, Yên Bái, Sơn La…); qua việc theo dõi tìm hiểu bài làm của học sinh qua các kỳ bồi dưỡng, qua các kỳ thi học sinh giỏi các cấp nhiều năm và tổng hợp điểm (kết quả) của các em, tôi nhận thấy học sinh chưa có định hướng đúng đắn để lựa chọn ẩn dẫn đến hiệu quả giải một số bài toán về mạch cầu rất thấp. Ví dụ: - Năm học 2001-2002, trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Lào Cai học sinh đều giải bài tập mạch cầu bằng cách chọn ẩn là các cường độ dòng điện (theo đại lượng đề bài yêu cầu tính) đã dẫn đến một hệ 5 phương trình 5 ẩn số và các em đã không tìm được kết quả do gặp nhiều khó khăn trong giải hệ phương trình. -Hai năm học 2007-2008 và 2009-2010, trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố Lào Cai có bài tập số 3 (bài tập về mạch cầu). + Những học sinh giải bài tập này bằng cách chọn ẩn số trực tiếp là điện trở x của phần biến trở (theo đại lượng đề bài yêu cầu tính) dẫn đến những biểu thức toán học phức tạp( Biểu thức toán học có cả ẩn số bậc hai ở cả tử số và mẫu số). Học sinh không có đủ thời gian và kỹ năng để xử lý các biểu thức toán học đó để có được kết quả. + Những học sinh phân tích các mối liên hệ và chọn ẩn số là hiệu điện thế U thì thu được một phương bậc nhất 1 ẩn và dễ dàng tìm giá trị hiệu điện thế ở hai đầu điện trở x và tính x theo công thức R=U/I. Qua việc tìm hiểu và rút kinh nghiệm thấy giáo viên dạy bồi dưỡng chưa định hướng học sinh khai thác mạch điện, lựa chọn ẩn phù hợp hoặc có song chưa khắc sâu bản chất của việc lựa chọn ẩn số, để học sinh thường lựa chọn ẩn trực tiếp theo yêu cầu đề bài, dẫn tới quá khó khăn khi tìm kết quả của bài toán. 5 - Giải pháp thay thế: Định hướng học sinh lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở trong giải bài toán về mạch cầu. - Vấn đề nghiên cứu: Định hướng học sinh lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở có làm tăng hiệu quả giải bài toán mạch cầu hay không? - Giả thuyết nghiên cứu: Định hướng học sinh lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở trong bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ nâng cao hiệu quả giải bài tập mạch cầu cho học sinh năng khiếu vật lý. PHƢƠNG PHÁP a- Khách thể nghiên cứu: Tôi lựa chọn trường THCS Lê Quý Đôn TP Lào Cai vì trường có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu KHSP ứng dụng. - Giáo viên: Hai cô giáo giảng dạy đều là các cô giáo có nhiều thành tích trong bồi dưỡng h/s giỏi, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. + Cô: Đào Bích Vân – Giáo viên dạy vật lý của trường THCS Lê Quý Đôn dạy lớp thực nghiệm + Cô: Hoàng Thị Thương – Giáo viên dạy lý của trường THCS Lê Quý Đôn dạy lớp đối chứng - Học sinh: Chọn hai nhóm học sinh có lực học khá- giỏi vật lý: nhóm một gồm 10 học sinh của lớp 9 A,B là nhóm thực nghiệm; nhóm 2 gồm 10 học sinh của lớp 9 C,D là nhóm đối chứng. Bảng 1: Số lượng, giới tính từng nhóm Nhóm Tổng số Giới tính Nam Nữ 1- Lớp 9A, 9B (Thực nghiệm) 10 3 7 2- Lớp 9C, 9D (Đối chứng) 10 4 6 6 b- Thiết kế: Các học sinh được chọn tham gia nghiên cứu là các học sinh khá, giỏi có năng khiếu về môn Vật lý của trường. Tôi lấy kết quả học kỳ I năm học 2011- 2012 môn Vật lý làm căn cứ xác định hai nhóm được chọn là ngẫu nhiên. Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Nhóm Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình chung 8,3 8,4 P = 0,522 Qua kết quả trung bình học kì I lớp 9 môn vật lí của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là tương đương. Chênh lệch điểm trung bình chung môn vật lý của hai nhóm là 0,1 (rất nhỏ). Kết quả kiểm chứng T-test thì p=0,522>0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là ngẫu nhiên và việc lựa chọn hai nhóm học sinh để nghiên cứu là phù hợp. Sử dụng thiết kế 4: Thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên. Sau 2 tuần học cả 2 nhóm làm chung 1 đề kiểm tra, thu được kết quả như sau: Bảng 3:Thiết kế nghiên cứu Nhóm Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm Được định hướng chọn ẩn là hiệu điện thế trong quá trình bồi dưỡng phương pháp giải bài tập mạch cầu. O3 Đối chứng Không được định hướng chọn ẩn là hiệu điện thế trong quá trình bồi dưỡng phương pháp giải bài tập mạch cầu. O4 Ở thiết kế này, sử dụng phép kiểm chứng T – Test độc lập. c - Quy trình nghiên cứu: * Chuẩn bị của giáo viên: - Cô giáo Đào Bích Vân dạy lớp thực nghiệm: định hướng học sinh phân tích lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế U ở một số điện trở trong mạch cầu. + Lựa chọn, sưu tầm bài tập tính cường độ dòng điện, điện trở của một vài thành phần trong mạch cầu. + Chuẩn bị phương pháp giải bài tập trên theo hướng phân tích chọn ẩn số gián tiếp, để tính được cường độ dòng điện qua các điện trở của mạch cầu (hoặc giá trị điện trở của một thành phần trong mạch cầu), có thể tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở, sau đó vận dụng định luật Ôm để tính ( I=U/R, R=U/I) 7 - Cô giáo Hoàng Thị Thương dạy lớp đối chứng: Không định hướng học sinh lựa chọn ẩn. + Lựa chọn, sưu tầm bài tập ( giống bài của nhóm thực nghiệm) + Chuẩn bị phương pháp giải bài tập trên. * Thực hành dạy thực nghiệm: Thời gian dạy theo thời khóa biểu bồi dưỡng của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Bảng 4: Thời gian thực nghiệm Thứ ngày Môn học/Lớp Nội dung Thứ 3 7/2/2012 Vật lý/thực nghiệm Tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế qua các điện trở của mạch cầu (được định hướng chọn ẩn là hiệu điện thế) Vật lý/đối chứng Tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế qua các điện trở của mạch cầu (không được định hướng chọn ẩn là hiệu điện thế) Thứ 3 14/2/2012 Vật lý/thực nghiệm Tính giá trị các điện trở của mạch cầu (được định hướng chọn ẩn là hiệu điện thế) Vật lý/đối chứng Tính giá trị các điện trở của mạch cầu (không được định hướng chọn ẩn là hiệu điện thế) d- Đo lƣờng và thu thập dữ liệu: - Đề kiểm tra sau tác động (gồm có 1 bài – Phụ lục III- Trang 23). - Hướng dẫn chấm bài: Chấm theo đáp án đã xây dựng (Phụ lục IV - Trang 24). - Thống kê điểm kiểm tra của học sinh (Phụ lục V - Trang 25). 8 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ a- Phân tích dữ liệu So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Nhóm Thực nghiệm Đối chứng Điểm trung bình chung 8,2 4,4 Độ lệch chuẩn 1.206464071 1.744834 Giá trị p của T-test 0.0000351 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn(SMD) 2.177858052 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p=0,0000351. Cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn 8,2 4,4 2,177858052 1,744834 SMD   Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=2.177858052 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc định hướng chọn ẩn là hiệu điện thế ở hai đầu điện trở trong việc giải bài tập mạch cầu là rất lớn. Giả thuyết của đề tài “Định hướng học sinh lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở trong bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ nâng cao hiệu quả giải bài tập mạch cầu cho học sinh năng khiếu vật lý” đã được kiểm chứng. 0 2 4 6 8 10 Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Điểm trung bình chung Biểu đồ so sánh điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động 9 b- Bàn luận kết quả Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình bằng 8,2, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình bằng 4,4. Độ chênh lệch điểm số giữa 2 nhóm là O3 – O4 = 3,8; Điều đó cho thấy điểm trung bình của 2 lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn hẳn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của 2 bài kiểm tra là SMD = 2.2. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của 2 lớp là p=0.0000351< 0,05 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm. * Hạn chế: Định hướng chọn ẩn số là hiệu điện thế trong đa số các bài tập mạch cầu giúp học sinh thuận lợi trong thiết lập mối liên hệ giữa các đại lượng mạch cầu và tìm kết quả. Tuy nhiên không phải tất cả các bài tập mạch cầu đều có phương án tối ưu là chọn ẩn số là hiệu điện thế. Yêu cầu học sinh phải có kỹ năng nhận xét mạch điện, phân tích các mối liên hệ giữa các đại lượng trong mạch cầu để lựa chọn phương án phù hợp nhất. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ * Kết luận: Việc định hướng học sinh lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở trong giải bài toán về mạch cầu đã nâng cao hiệu quả giải bài toán mạch cầu. Giúp giáo viên đang làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thuận lợi hơn trong việc lựa chọn nội dung cũng như về phương pháp khi bồi dưỡng nâng cao cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo những học sinh giỏi cho thành phố, cho tỉnh. Giúp cho học sinh phát triển năng lực tư duy trong việc phân tích, biến đổi mạch điện (nói chung), và mạch cầu (nói riêng) tìm và thiết lập mối liên hệ giữa các yếu tố đã cho và các yếu tố cần tìm để khi biến đổi tìm kết quả đã tránh được các phép toán phức tạp, và có kết quả nhanh nhất. * Khuyến nghị: Với kết quả của đề tài, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm có thể vận dụng và vận dụng sáng tạo đề tài, để từ đó có thêm một phương pháp hữu hiệu giải một số bài tập về mạch cầu điện trở và làm tăng hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý trung học cơ sở, từ đó nâng cao số lượng và chất lượng học sinh giỏi Vật lý cho tỉnh nhà. 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài tập Vật lý 9 dùng cho lớp chọn và chuyên Vật lý - Nhà xuất bản giáo dục 1994). 2. Bài tập Vật lý nâng cao 9 - Nhà xuất bản giáo dục 2004. 3. 121 bài tập vật lý nâng cao 9 - Nhà xuất bản giáo dục 1998 4. Các đề thi học sinh giỏi tỉnh Lào cai từ năm 1998 đến năm 2012; Cấp thành phố từ năm 2002 đến năm 2012. Các đề thi tuyển sinh vào trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai 5 năm trở lại đây [...]... học sinh ở hai lớp thấy được ưu thế của việc định hướng chọn ẩn số là hiệu điện thế U trong khi giải một số bài toán về mạch cầu ………………………………………………………………… 26 PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG 1 Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả giải bài tập mạch cầu bằng việc định hƣớng lựa chọn ẩn là hiệu điện thế trong bồi dƣỡng học sinh giỏi vật lí 9 2 Những người tham gia thực hiện: Đào Bích... các điện trở R1, R3 toán học, để lựa chọn lấy một phương án tìm kết quả bài toán 3 HĐ4(20p) Viết các hệ thức về mối quan hệ giữa hiệu điện thế U với ẩn U1 và U3 Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã biết viết được các hệ thức về mối quan hệ giữa hiệu điện thế U với ẩn U1, U3 và các điện trở R1, R3, … Bài giải Chọn ẩn số là hiệu điện thế ở 13 hai đầu điện trở R1, R3: U1, U3 a ,- Lựa chọn ẩn số là hiệu điện. .. toán học, để lựa chọn lấy một phương án tìm kết quả bài toán M N Việc tìm vị trí con chạy C quy về việc tìm điện trở RMC = x Hướng giải: Tính giá trị của phần biến điện trở RMC thông qua việc tính hiệu điện thế ở hai đầu R 1 tức là hiệu điện thế ở hai đầu MC tức là tính hiệu điện thế ở hai đầu R1 3 HĐ3(15phút): Viết các hệ thức hiệu điện thế tính U1, và tính hiệu điện thế giữa hai đầu R2 là U1 Mục tiêu:... nghiệm - Có kết quả khá cao, các em đều có kết quả cho hai bài tập của bài kiểm tra - Các em đều vận dụng được kiến đã được bồi dưỡng( Không lựa chọn trực tiếp đại lượng bài yêu cầu làm ẩn, mà lấy hiệu điện thế U làm ẩn) , do vậy làm bài ngắn gọn, chặt chẽ, do không mất nhiều thời gian biến đổi các biểu thức toán học để tìm kết quả Vậy thông qua các bài làm cuả học sinh ở hai lớp thấy được ưu thế của việc. .. I=U/R II CHUẨN BỊ: - Học sinh ôn tập các kiến thức liên quan -Giáo viên chuẩn bị bài theo chủ đề tính cường độ dòng điện qua các điện trở trong mạch cầu 12 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 HĐ1( 1’) Đặt vấn đề: Đã biết cách vận dụng định luật Ôm, đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song để giải nhiều bài tập về mạch cầu có một trong 5 điện trở bằng 0, còn mạch cầu có đủ cả 5 điện trở thì làm thế nào tìm... viết được các hệ thức hiệu điện thế ở các điện trở trong mạch cầu, tính được U1, U2 18 Bài giải -Gọi: *Gv yêu cầu h/s dựa trên + Hiệu điện thế giữa 2 đầu R : U 1 1 việc phân tích mạch điện đặt +Điện trở của doạn mạch MC là RMC, của đoạn tên cho các ẩn mạch CN là RCN + Giả sử dòng điện qua (A) có chiều từ D → C -Viết hệ thức về mối quan hệ - Xét tại nút D ta có: giữa các cường độ dòng điện I  I  I  I... dụng định luật Ôm, đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song để tính cường độ dòng điện qua đoạn mạch( dụng cụ đo điện) có điện trở nhỏ không đáng kể; Vấn đề đặt ra làm thế nào để tính một điện trở trong mạch cầu khi biết cường độ dòng điện qua đoạn mạch( dụng cụ đo điện) trên??? 2 HĐ2 (20phút) Tìm hiểu, phân tích mạch điện và định hướng giải Mục tiêu: Phân tích được mạch điện và định được hướng giải. .. dòng điện có chiều từ dưới lên * Giải theo phương pháp chọn hiệu điện thế U1 làm ẩn - Thiết lập được mối liên hệ giữa các cường độ dòng điện IA,I1,I2 thông qua hiệu điện thế U1 , U và tính được U1= 8/3V - Vẽ lại mạch điện có : (R1// x) nt( R2 // R-x) và suy ra: U1,x= U1=8/3V U2,R-x= U2=6,4/3V - Thiết lập được mối liên hệ giữa các cường độ dòng điện IA,Ix,IR-x thông qua hiệu điện thế U1,x , U2,R-x và điện. .. dòng điện I4,I5,I3 thông qua hiệu điện thế U1 , U3, U: 1,0đ - Giải hệ 2pt 2 ẩn số trên có: U1= 9, 6V, U3= 8,9V - Tính được U2, U4, U5: U2= 10,4V, U4= 11,1V, U5= 0,7V 0,5đ - Tính được các cường độ dòng điện: 2,0đ I1=4,8 (A); I2=5,2 (A); I3=2,2(A); I4=1,8 (A); I5=0,4A Bài 2: (5 đ) * Giải theo phương pháp chọn ẩn trực tiếp là điện trở của biến trở làm ẩn - Gọi RAC= x, RCB= R-x 0,5đ - Vẽ lại mạch điện có... 7 .9 8.0 8.3 8.8 8.5 8.2 7.6 PHỤ LỤC II (Nội dung bài lên lớp với học sinh lớp thực nghiệm) Thứ 3-7 /2/2012 Tiết 1: BÀI TẬP TÍNH CƢỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN QUA CÁC ĐIỆN TRỞ TRONG MẠCH CẦU ( Thời gian thực hiện: 75 phút) I MỤC TIÊU Học sinh biết phân tích mạch điện, phân tích được mối quan hệ giữa đại lượng, lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở trong mạch cầu và tính cường đội dòng điện theo định . 1. Bài tập Vật lý 9 dùng cho lớp chọn và chuyên Vật lý - Nhà xuất bản giáo dục 199 4). 2. Bài tập Vật lý nâng cao 9 - Nhà xuất bản giáo dục 2004. 3. 121 bài tập vật lý nâng cao 9 - Nhà. trong việc tìm kết quả, hiệu quả giải bài toán mạch cầu thấp. Giải pháp của tôi là: Định hướng học sinh lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở trong giải bài toán về mạch cầu. . LO CAI Nâng cao hiệu quả giải bài tập mạch cầu bằng việc định h-ớng lựa chọn ẩn là hiệu điện thế trong bồi d-ỡng học sinh giỏi vật lí 9 o Bớch Võn Trng

Ngày đăng: 12/04/2015, 21:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan