1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự hình thành chủ nghĩa duy vật kinh nghiệp Anh và chủ nghĩa duy lý – tư biện

17 459 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 58,11 KB

Nội dung

Giảng viên: TS. Bùi Văn Mưa GIỚI THIỆU CHUNG Trong các trường phái triết học có ảnh hưởng nhiều đến Triết học và khoa học hiện đại thì chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý tư biện là hai trường phái không thể không kể đến. Trong khuôn khổ giới hạn về năng lực của người viết và hạn chế về thời gian, bài tiểu luận này chỉ nhằm đến hai mục tiêu: (1) trình bày những nội dung cơ bản nhất của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm với đại biểu là Francis Bacon và chủ nghĩa duy lý – tư biện với đại biểu là René Descartes và (2) so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai trường phái này. Bài tiểu luận được chia làm 3 phần:  Phần I giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh lịch sử và sự hình thành chủ nghĩa duy vật kinh nghiệp Anh và chủ nghĩa duy lý – tư biện  Phần II trình bày các nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh với đại biểu là Francis Bacon và chủ nghĩa duy lý – tư biện với đại biểu là René Descartes  Phần III là sự so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai trường phái này Tài liệu tham khảo chủ yếu là giáo trình Triết học (quyển 1) của bộ môn Triết Học trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh và sự tham khảo các bài viết trên các website triết học. Bài tóm tắt luận văn thạc sĩ Triết Học của Phạm Thị Nương “Chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII” được tham khảo để lựa chọn các điểm so sánh giữa hai trường phái chứ không trích dẫn trực tiếp. Do những hạn chế từ năng lực của người viết, bài tiểu luận chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những sai sót, mong nhận được sự góp ý của thầy. Trân trọng cảm ơn thầy! Người thực hiện Vũ Phi Long Trang 1 Học viên: Vũ Phi Long – Nhóm 11 – Đêm 1 – K22 Giảng viên: TS. Bùi Văn Mưa I. Hoàn cảnh lịch sử và sự hình thành của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý- tư biện 1.1. Hoàn cảnh lịch sử ở phương Tây thời Phục hưng – cận đại: o Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản vào thế kỷ 15-16 dẫn đến những thay đổi to lớn về cả kinh tế và xã hội. o Công – thương nghiệp phát triển, điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi góp phần đẩy mạnh sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên, đặc biệt là khoa học tự nhiên thực nghiệm. o Sự phân hóa giai cấp hình thành ngày càng rõ rệt: giai cấp tư sản được hình thành từ tầng lớp sở hữu tư bản và có vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội; và ở thái cực kia, giai cấp vô sản cũng hình thành từ những người bị tước đoạt tài sản, ruộng đất và phải bán sức lao động cho chủ tư bản. o Mâu thuẫn dâng cao giữa giai cấp tư sản đang lên và chính quyền phong kiến đã dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản giành chính quyền; và để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, xuất hiện nhu cầu phát triển khoa học mới để khám phá, chinh phục tự nhiên để phục vụ mục đích của con người. 1.2. Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý-tư biện Ở thời kỳ Phục hưng – cận đại, có sự đấu tranh mạnh mẽ giữa các trào lưu, khuynh hướng, trường phát triết học khác nhau, nhưng triết học có đặc điểm chung là thế giới quan duy vật máy móc, nhân sinh quan nhân đạo tư sản và phương pháp luận siêu hình. o Sự xung đột giữa chủ nghĩa duy vật, khoa học với chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo rất quyết liệt. Tuy nhiên niềm tin tôn giáo vẫn chưa bị đẩy lùi, do đó, tự nhiên thần luận là một nét đặc trưng của chủ nghĩa duy vật máy móc lúc bấy giờ. o Nhân sinh quan thể hiện tinh thần khai sáng và chủ nghĩa nhân đạo tư sản, tạo sức mạnh để giải phóng con người khỏi chế độ phong kiến – giáo hội Nhà thờ o Nhu cầu tìm kiếm phương pháp nhận thức mới để khắc phục chủ nghĩa kinh viện giáo điều, hướng đến xây dựng tri thức. Sự đối lập giữa cảm tính và lý tính, giữa tư duy tổng hợp và tư duy phân tích, giữa phương pháp quy nạp và phương pháp Trang 2 Học viên: Vũ Phi Long – Nhóm 11 – Đêm 1 – K22 Giảng viên: TS. Bùi Văn Mưa diễn dịch đã tạo sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm - duy giác và chủ nghĩa duy lý – tư biện. o Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý-tư biện đã dẫn đến sự ra đời của hai phương pháp tư duy siêu hình là phương pháp kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học tự nhiên thực nghiệm và phương pháp tư duy tư biện trong nghiên cứu khoa học tự nhiên lý thuyết. II. Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý- tư biện: 2.1. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh: Đại diện cho trường phái này là Francis Bacon (1561 -1626). Sinh ra trong gia đình quý tộc trước khi cuộc cách mạng tư sản thế giới diễn ra, nhưng Bacon là người rất ủng hộ những cải cách do giới tư sản cấp tiến đề ra để phát triển đất nước.  Quan điểm về triết học (TH) : Theo Bacơn, triết học phải đem lại cho con người sức mạnh. Nhiệm vụ của triết học là nhận thức giới tự nhiên và các mối liên hệ phức tạp của nó. Bacon cho rằng: o TH là “khoa học của mọi khoa học”[2] , là tổng thể các tri thức của con người về thượng đế, tự nhiên và bản thân con người. o Nhiệm vụ của TH là “đại phục hồi” khoa học, xóa bỏ những kiến thức kinh viện mang tính chủ quan, sử dụng hiệu quả tư duy để xây dựng hình ảnh khách quan và xác thực về thế giới. o “Tri thức là sức mạnh”[2] , TH là nền tảng của phát triển xã hội, phục vụ cho mục đích khám phá quy luật của tự nhiên để chinh phục tự nhiên, mở rộng sự thống trị của con người đối với tự nhiên, phục vụ cho lợi ích của con người.  Quan điểm về bản chất thế giới : Kế thừa quan điểm duy vật thời kỳ cổ của Démocrite (quan điểm về nguyên tử), Aristotle (quan điểm về vật chất)…và phát triển thêm, Bacon khẳng định: o Bản chất thế giới là vật chất, bản tính của vật chất khách quan là tích cực có sinh khí, nhờ đó tạo nên sự đa dạng của các sự vật trong thế giới. o Vận động không tách rời vật chất, và do đó, để có thể nhận thức được bản chất của sự vật, con người cần phải khám phá ra quy luật vận động của sự vật. Ông Trang 3 Học viên: Vũ Phi Long – Nhóm 11 – Đêm 1 – K22 Giảng viên: TS. Bùi Văn Mưa chia sự vận động của vật chất thành 19 hình thức và xem đứng yên cũng là một hình thức của vận động, vận động là hình thức cố hữu của vật chất. o Sự tồn tại của thế giới là khách quan không phụ thuộc vào cảm giác, nhận thức của con người; TH và khoa học không thể biết cái gì ngoài thế giới vật chất đang tồn tại.  Quan điểm về khoa học : o Bacon cho rằng quy nạp, tổng hợp, so sánh, quan sát và thực nghiệm là phương pháp nhận thức của khoa học và đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học tự nhiên. o Tri thức là năng lực chứ không chỉ là lý luận suông: "đấy không phải là một quan niệm để giữ mà là một công việc để làm, và tôi ra công đặt nền móng không phải cho một học phái hay chủ thuyết nào, mà cho sự ích dụng và năng lực" (Tựa cuốn Tái tạo vĩ đại). Đó là tiếng nói của khoa học tân thời.  Quan điểm về con người : Bacon cho rằng con người là sản phẩm của tạo hóa do vậy khoa học về con người cũng chính là khoa học về tự nhiên. Tiếp thu quan điểm của Aristotle về linh hồn, ông chia linh hồn thành 3 dạng: o Linh hồn thực vật: tồn tại trong thực vật o Linh hồn động vật: tồn tại trong động vật o Linh hồn con người: là một dạng vật chất tồn tại trong con người Vì mang cả linh hồn cảm tính và linh hồn lý tính nên con người vừa gần gũi động vật vừa đồng thời là cái gì đó hết sức siêu phàm. Vì thế, bên cạnh các hoạt động chính trị, khoa học nghệ thuật, con người cần tôn giáo. Bản tính con người không cho phép anh ta vô thần nên cần có tôn giáo để vượt qua sự mềm yếu bất lực. Về tôn giáo, Bacon cho rằng tôn giáo mang lại niềm tin cho con người nhưng nhà thờ không được dùng các biện pháp chống lại các nhà vô thần và không được cản trở hoạt động khoa học (quan điểm thỏa hiệp).  Quan điểm về nhận thức : o “Cảm giác, kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức”[2] : Bacon cho rằng không có tri thức bẩm sinh, mà bắt đầu từ cảm giác, kinh nghiệm; con người tổng hợp những kinh nghiệm đó thành một hệ thống. Nhờ đó mà ta biết được bản chất, quy luật của sự vật. Trang 4 Học viên: Vũ Phi Long – Nhóm 11 – Đêm 1 – K22 Giảng viên: TS. Bùi Văn Mưa o Muốn nhận thức được tự nhiên một cách khoa học, đúng đắn thì phải từ bỏ các ảo tưởng thống trị con người từ trước đến nay; phải thực hiện phương pháp nhận thức mới, đó là phương pháp quy nạp. Bốn ảo tưởng ngăn cản nhận thức của con người được Bacon chỉ ra là: o Ảo tưởng chủng tộc (ảo tưởng loài), nó sinh ra do con người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình và bản chất khách quan của sự vật, coi ý kiến, suy nghĩ của mình là thước đo mọi sự vật. Để khắc phục loại ngẫu tượng này phải hoàn thiện phương tiện nhận thức bằng phương pháp thực nghiệm o Ảo tưởng thị trường xuất hiện do người ta không xuất phát từ tình hình thực tế của bản thân sự vật mà xuất phát từ việc sùng bái, chạy theo quan điểm của ai đó có uy tín, hoặc do ủng hộ quan điểm, tập quán truyền thống mà bên cạnh những yếu tố tích cực còn chứa đựng không ít những sai lầm. o Ảo tưởng hang động là do nhận thức sai lầm của cá nhân, do tính chủ quan, do tính đặc thù bởi hoàn cảnh giáo dục, bởi hạn chế của sự tiếp xúc của mỗi người mà nó xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật. Để hạn chế ngẫu tượng hang động, mỗi người cần hoàn thiện nhân cách của mình, thận trọng trong quá trình nhận thức, dựa vào kinh nghiệm của tập thể. o Ảo tưởng nhà hát là những ảnh hưởng có hại của những quan niệm, những học thuyết thống trị làm cảm trở quá trình nhận thức chân lý. Để tìm ra chân lý, không nên rơi vào chủ nghĩa hoài nghi hoặc giáo điều trong nhận thức. Phương pháp nhận thức khoa học – phương pháp quy nạp: đi từ cái riêng đến cái chung, từ những sự kiện riêng lẻ đến những nguyên lý phổ biến. Quá trình này thực hiện qua 3 bước: (1) phải thông qua giác quan của con người (kinh nghiệm cảm tính) để nhận thức giới tự nhiên với sự đa dạng, sinh động của nó; thu thập các tài liệu kinh nghiệm; (2) trên cơ sở thông tin do các giác quan đem lại, lập bảng so sánh, hệ thống lại và phân tích chúng; Trang 5 Học viên: Vũ Phi Long – Nhóm 11 – Đêm 1 – K22 Giảng viên: TS. Bùi Văn Mưa (3) phân tích các dữ kiện thu thập được, loại bỏ những dữ kiện phụ để tìm ra mối quan hệ nhân - quả giữa sự vật từ đó hình thành giả thuyết về bản chất của sự vật. Sau đó tiến hành những quan sát, thí nghiệm mới để kiểm định lại giả thuyết ban đầu, nếu đúng thì nguyên lý định luật tổng quát được hình thành. Bacon coi phương pháp quy nạp như là la bàn của khoa học. Tuy nhiên, Bacon không đứng vững trên lập trường vô thần vì ông cho rằng chân lý có tính hai mặt: mặt khoa học và mặt thần học. Theo ông, khoa học và thần học không can thiệp vào nhau, rằng khoa học nghiên cứu cái mà thần học không biết; thần học nghiên cứu cái mà khoa học không vươn tới được.  Quan điểm về chính trị - xã hội: o Với chủ trương đường lối chính trị phục vụ cho giai cấp tư sản, Bacon cho rằng chế độ tập quyền là hình thức cai trị tốt nhất, chống lại các đặc quyền đặc lợi của tầng lớp quý tộc bảo thủ. o Bacon khuyên nên tránh các cuộc cách mạng, song ông không chủ trương xã hội hay dân chủ vì ông không tin vào số đông dân chúng mà vào thời ông rất ít được giáo dục. o Về tâm lý xã hội, Bacon cho rằng những triết gia cần khảo sát sâu xa những sức mạnh và năng lực của thói quen, sự tập luyện giáo dục, gương mẫu, sự mô phỏng, sự cạnh tranh, tình bằng hữu, lời khen, sự chỉ trích, sự cổ võ, tiếng tăm, luật lệ, sách vở, những sự học hỏi v.v vì đấy là những gì ngự trị trong tinh thần con người; tâm thức được thành hình và khắc phục bởi những yếu tố này.  Nhận xét chung về chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm của Bacon: - Siêu hình, chỉ tuyệt đối hóa nhận thức cảm tính, chưa đánh giá đúng vai trò của nhận thức lý tính. Thêm vào đó, ông quy sự vận động của vật chất thất thành sự lặp lại vĩnh viễn những hình thức bất biến. - Về phương pháp luận: Bacon thiên về phát triển khoa học tự nhiên một cách thực nghiệm. Ông khởi xướng phương pháp luận mới phù hợp với sự phát triển khoa học và phê phán các luận điểm sai lầm trước đó trong nhận thức và đồng thời là người có công đóng góp cho nhân loại phương pháp quy nạp rất nổi tiếng trong khoa học thực nghiệm. Trang 6 Học viên: Vũ Phi Long – Nhóm 11 – Đêm 1 – K22 Giảng viên: TS. Bùi Văn Mưa - Với những quan điểm về triết học và bản chất thế giới, các nhà triết học coi ông là người đi đầu chuyển từ thuyết duy vật cổ đại sang thuyết duy vật hiện đại. - Triết học Bacơn là triết học duy vật không triệt để khi ông không dám công khai xung đột với tôn giáo. Điều này thể hiện tính thoả hiệp trong triết học của ông. Mặc dù vậy, triết học duy vật của Bacơn đã có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của khoa học và giáng một đòn rất mạnh vào uy tín của nhà thờ và giáo hội. 2.2. Chủ nghĩa duy lý – tư biện "Chủ nghĩa duy lý" nhấn mạnh vai trò của lý trí con người. Cách lý luận điển hình của chủ nghĩa duy lý dựa trên nền tảng là những tiên đề khó có thể chối cãi, để từ đó, bằng các bước logic, diễn dịch ra mọi đối tượng kiến thức có thể có. Điển hình cho chủ nghĩa duy lý là René Descartes (1596 - 1650) với nguyên lý nổi tiếng « Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại ». Descartes xuất thân trong một gia đình quý tộc Pháp, là một nhà khoa học lớn, vừa là nhà toán học giải tích, nhà vật lý học và cũng là nhà logic lớn của thế giới.  Quan điểm về triết học : o Theo nghĩa rộng, triết học là tri thức tổng thể của con người về thế giới, còn về nghĩa hẹp, triết học là siêu hình học. o Nhiệm vụ của triết học là khắc phục các phương pháp của phái Kinh viện đang chi phối triết học đương thời, vốn hoàn toàn dựa theo sự so sánh và đối chiếu với quan điểm của nhà cầm quyền. Bác bỏ phương pháp cũ, Descartes cho rằng "Trong khi tìm kiếm con đường thẳng đi đến chân lý, chúng ta không cần phải quan tâm tới những gì mà chúng ta không thể thấu đáo một cách chắc chắn như việc chứng minh bằng đại số và hình học". Ông chỉ ra rằng "không điều gì được xem là đúng cho đến khi nền tảng để tin rằng nó đúng được thiết lập". o Nền tảng cho lý luận của Descartes được ông bày tỏ bằng nguyên lý « Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại ». Từ tiên đề cho rằng ý thức rõ ràng về tư duy của ông chứng Trang 7 Học viên: Vũ Phi Long – Nhóm 11 – Đêm 1 – K22 Giảng viên: TS. Bùi Văn Mưa minh rằng ông tồn tại, Descartes kết luận là Chúa tồn tại. Ở điểm này, Descartes đã thể hiện hướng duy tâm trong tư tưởng của mình.  Quan điểm về bản chất thế giới : o Trong khoa học, Descartes thể hiện thế giới quan duy vật siêu hình máy móc khi cho rằng bản chất thế giới là vật chất, vật chất là nguồn gốc chung của mọi sự vật, hiện tượng. Nó là cái vô tận, vĩnh viễn và vật chất gồm những hạt nhỏ có thể phân chia được. o Không gian, thời gian là thuộc tính của vật chất. Điều đó có nghĩa không gian, thời gian gắn liền với vật chất, không có không gian ngoài vật chất cũng không có thời gian ngoài vật chất. o Sự vật luôn vận động, và vận động của vật chất được bảo toàn o Vũ trụ hình thành qua sự vận động của 3 nguyên tố : đất, không khí và lửa o Vạn vật trong thế giới được tạo thành từ hai thực thể : thực thể tinh thần phi vật chất biết suy nghĩ và thực thể vật chất phi tinh thần.  Quan điểm về khoa học: Trong khoa học, Descartes thể hiện thế giới quan duy vật siêu hình máy móc, tuy nhiên cũng có những tư tưởng biện chứng. Về vật lí học, Descartes sử dụng cơ học để giải thích các hiện tượng vật lí thay cho những quan điểm tinh thần mơ hồ của các tác giả đi trước. Ông đưa ra mô hình vũ trụ với động lực đầu tiên là do cái hích của Thượng đế, sau đó vũ trụ vận động với xung lượng được bảo toàn. Trong lĩnh vực sinh lý học, Descartes khẳng định sự phát triển của động thực vật là quá trình tự nhiên, không có sự can thiệp của Thượng đế. Ông coi mọi sinh vật là các cỗ máy mang trong nó linh hồn thực vật, linh hồn động vật hay linh hồn lý tính bất tử (con người). Về toán học, toán học có vai trò quan trọng trong tư tưởng của Descartes. Descartes có nhiều thành quả trong lĩnh vực này. Phương pháp diễn dịch của Descartes được sáng tạo trên nền tảng toán học.  Quan điểm về con người và linh hồn : o Con người là một sự vật đặc biệt có cả linh hồn bất tử (tạo thành thực thể tinh thần) và thân xác khả tử (tạo thành từ thực thể vật chất). o Linh hồn con người mang trong nó hai mặt: ý chí và lý trí. Ý chí có thể dẫn dắt đến sai lầm, còn lý trí mang lại khả năng nhận thức đúng đắn. Trong linh hồn đã Trang 8 Học viên: Vũ Phi Long – Nhóm 11 – Đêm 1 – K22 Giảng viên: TS. Bùi Văn Mưa có sẵn những tư tưởng bẩm sinh luôn đúng đắn và sẽ tiếp thu thêm các tư tưởng từ bên ngoài. o Hoạt động bản chất của linh hồn là suy nghĩ, tư duy, nghi ngờ và chính điều này thể hiện sự không hoàn thiện nhưng đang vươn đến sự hoàn thiện. Nói tóm lại, con người theo Descartes là sinh vật chưa hoàn thiện nhưng có khả năng vươn đến hoàn thiện, vừa sáng suốt nhưng cũng có thể mắc sai lầm.  Quan điểm về nhận thức : o Descartes cho rằng nhận thức là quá trình linh hồn lý tính xâm nhập vào chính mình để khám phá ra các tư tưởng bẩm sinh và sử dụng các kết quả để hiểu về thế giới. o Để có thể khám phá được những tư tưởng đúng đắn, linh hồn lý tính cần nhận thức theo phương pháp luận đáng tin cậy:  Nguyên tắc nghi ngờ: nghi ngờ là điểm xuất phát của khoa học chân chính, nghi ngờ mọi cái mà người ta tin đó là chân lý, phải nghi ngờ tất cả mọi tri thức mà con người đã đạt được từ trước đến nay, phải nghi ngờ các tài liệu của khoa học tự nhiên và của cảm giác con người. Thay vào đó, chúng ta phải chứng minh để tránh những kết luận vội vàng; và chỉ khi nào lý tính đã kiểm tra, chứng minh thì đó mới là tri thức đúng, đáng tin cậy, mới được coi là chân lý. Khác với chủ nghĩa hoài nghi, nguyên tắc nghi ngờ hướng dẫn con người nhận thức đúng đạt đến chân lý bằng việc phủ nhận tất cả cái gì là kinh viện, là giáo điều, là mê tín và vạch ra con đường mới cho nhận thức.  Nguyên lý “tôi suy nghĩ nên tôi tồn tại”: Descartes cho rằng đây là nguyên tắc bất di bất dịch trong nhận thức, không gây ra sự tranh cãi, sự nghi ngờ nào. o Tính rõ ràng, rành mạch của tư duy chính là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Từ chổ đề cao tư duy, Descartes đã tuyệt đối hóa vai trò của nhận thức lý tính và cho rằng tư duy lý luận không phụ thuộc vào nhận thức cảm tính, nhận thức cảm tính không thể là nguồn gốc của những nguyên lý khoa học. o Theo Descartes, để đạt đến chân lý, cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:  Chỉ coi là chân lý những gì đã được cảm nhận một cách rõ ràng và rành mạch, không gợi lên một chút nghi ngờ nào căn cứ trên trực giác  Cần phải chia nhỏ đối tượng ra để nhận thức Trang 9 Học viên: Vũ Phi Long – Nhóm 11 – Đêm 1 – K22 Giảng viên: TS. Bùi Văn Mưa  Trong quá trình nhận thức, phải xuất phát từ những điều đơn giản nhất, sơ đẳng nhất dần dần đi đến những vấn đề phức tạp hơn (phép diễn dịch)  Phải xem xét đầy đủ các dữ kiện, không được bỏ sót một tư liệu nào trong quá trình nhận thức sự vật  Nhận xét chung về chủ nghĩa duy lí tư biện của Descartes: - Được dạy dỗ trong môi trường nhà thờ từ bé nên tư tưởng của Descartes chưa thoát được ảnh hưởng từ thần học. Trong siêu hình học, Descartes là nhà nhị nguyên có xu hướng duy tâm. - Trong lĩnh vực khoa học, Descartes đứng trên quan điểm duy vật. Mặc dù không trực tiếp đả kích thần học, nhưng những tư tưởng này là nền tảng cho các tư tưởng chống lại tôn giáo và chuẩn bị cho sự phát triển của khoa học tự nhiên sau này. - Về phương pháp luận: Descartes đã cống hiến cho nhân loại phương pháp diễn dịch trong phát triển khoa học tự nhiên lý thuyết. - Thông qua nguyên lý “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”, Descartes đã đặt nền cho một hướng triết học mới : quan tâm đến mối tương quan giữa chủ thể ý thức và đối tượng khách quan. Descartes đã đặt vấn đề về sự tương xứng giữa thế giới bên ngoài và những nội dung của tri thức con người. - Giá trị tư tưởng của Descartes nằm ở chỗ nó đã chống lại sự thống trị của triết học kinh viện, thay vào đó, Descartes đòi hỏi sự hoài nghi với những gì đã được xem là chân lí, sử dụng sức mạnh tư duy để kiểm định chân lí cũ, tìm ra chân lí mới. Đây là tư tưởng tiêu biểu cho tinh thần khoa học. - Sai lầm của Descartes ở chổ (1) khẳng định có tư tưởng bẩm sinh, ông cho rằng những người làm logic, những người đưa ra nguyên tắc toán học là những người bẩm sinh đã có những tư tưởng, năng lực đó; (2) chỉ đơn thuần sử dụng nhận thức làm tiêu chuẩn kiểm tra chân lý; chỉ dựa vào lý tính, tách rời kinh nghiệm; phụ thuộc vào lý tính cá nhân của mỗi người, không trông thấy cơ sở lịch sử xã hội của tư tưởng cá nhân. Chính vì thế, tư tưởng của ông trở nên phiến diện, máy móc, không nắm được quy luật biến chuyển. Trang 10 Học viên: Vũ Phi Long – Nhóm 11 – Đêm 1 – K22 [...]... lịch sử tư tưởng tiến bộ Âu Tây Nhiều triết gia cho rằng, lịch sử triết học phương Tây gắn liền với các tư tưởng của Descartes 2.3 So sánh chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý – tư biện Sự tư ng đồng: Triết học: Bacon và Descartes đều cho rằng triết học là tri thức tổng quát nhất 2.3.1 - của con người về thế giới và tự nhiên; nhiệm vụ của triết học là đem lại cho con người chân lý khoa... Phi Long – Nhóm 11 – Đêm 1 – K22 Giảng viên: TS Bùi Văn Mưa - Tính siêu hình: Bacon chỉ thấy mặt cảm tính của quá trình nhận thức (siêu hình kinh nghiệm) còn Descartes chỉ thấy mặt lý tính của quá trình nhận thức (siêu hình tư biện) Trang 14 Học viên: Vũ Phi Long – Nhóm 11 – Đêm 1 – K22 Giảng viên: TS Bùi Văn Mưa KẾT LUẬN Có thể thấy rất nhiều sự đối lập trong tư tưởng giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm... và Descartes đều là những người đại diện cho tư tưởng tư sản tiến bộ đương thời Sự kết hợp giữa hai dòng tư tưởng đã làm phong phú thêm kho tàng tư tưởng của loài người và để lại cho hậu nhân nhiều thành quả giá trị trong các lĩnh vực khoa học cả về lý thuyết ứng dụng Trang 15 Học viên: Vũ Phi Long – Nhóm 11 – Đêm 1 – K22 Giảng viên: TS Bùi Văn Mưa TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chủ nghĩa duy kinh nghiệm và. .. lý thuyết khoa học của Descartes, giữa phương pháp kinh nghiệm trong khoa học thực nghiệm và phương pháp tư duy tư biện trong khoa học lý thuyết suy cho cùng là sự thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập của một đối tư ng – cách thức giải quyết vấn đề lịch sử đặt ra Cả Bacon và Descartes đều được sinh ra trong giai đoạn khởi đầu của chủ nghĩa tư bản, trước những yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử,... gieo mầm chống lại tư tưởng duy tâm của các tôn giáo, sách của Descartes còn bị giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã liệt vào danh sách những sách cấm[4] Trang 11 Học viên: Vũ Phi Long – Nhóm 11 – Đêm 1 – K22 Giảng viên: TS Bùi Văn Mưa - Cả hai đều là đại biểu của siêu hình học: cả phương pháp kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học tự nhiên thực nghiệm của Bacon và phương pháp tư duy tư biện trong nghiên cứu... kinh nghiệm của Bacon và chủ nghĩa duy lí – tư biện của Descartes Cho đến ngày hôm nay, với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cả hai trường phái này, sự đối lập này vẫn còn tiếp diễn trong triết học và khoa học hiện đại Tuy nhiên, nếu nhìn dưới một góc độ khác, sự đối lập giữa phương pháp quy nạp khoa học trong xây dựng lý thuyết khoa học của Bacon và phương pháp diễn dịch trong kiểm định lý thuyết khoa học của... điểm về chân lý: o Theo Bacon, chân lý phải được rút ra từ thực tiễn bằng phương pháp quy nạp và được tái kiểm nghiệm qua thực tiễn Con người chỉ nhận thức được thế giới thông qua cảm giác và khái quát các kinh nghiệm từ cảm giác thành các o tư duy lý tính Descartes cho rằng chân lý cần phải được chứng minh rõ ràng, đặc biệt bằng o đại số và hình học Con người có nhận thức thế giới chỉ bằng lý trí Thế... rằng sự vật trong thế giới được cấu tạo từ hai thành phần là thực thể tinh thần phi vật chất và thực thể o vật chất phi tinh thần Trong khoa học: Xuất phát từ mối hoài nghi chung về "sự dối gạt của giác quan", nhưng cách thức giải quyết mối hoài nghi đó của Bacon và Descartes là khác nhau: Bacon sử dụng phương pháp kinh nghiệm trong nghiên cứu thực nghiệm Descartes sử dụng phương pháp tư duy tư biện. .. Bacon cho rằng vật chất là các phần tử rất nhỏ, có tính chất khác nhau Sự vật khác nhau là do hình dạng khác nhau Trong khi đó, khái niệm vật chất đối với Descartes là các hạt giống nhau, có thể phân chia nhỏ vô cùng tận, sau “cú hích của Thượng đế” thì vũ trụ vận hành từ sự hình thành ba hạt cơ o bản bao gồm hạt đất, hạt không khí và hạt lửa Bacon cho rằng các sự vật trong thế giới là vật chất thuần... tiễn, kinh nghiệm có được thông qua các giác quan được hệ thống và đúc kết thành những tri thức Nhưng Descartes cho rằng những gì linh hồn lý tính biết được là từ sự khai phá những tư tưởng bẩm sinh sẵn o có trong linh hồn, kết hợp với những tư tưởng du nhập từ bên ngoài Tiêu chuẩn kiểm tra chân lí: Descartes cho rằng tính rõ ràng, rành mạch trong tư duy chính là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý, trong . hoàn cảnh lịch sử và sự hình thành chủ nghĩa duy vật kinh nghiệp Anh và chủ nghĩa duy lý – tư biện  Phần II trình bày các nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh với đại biểu. Long – Nhóm 11 – Đêm 1 – K22 Giảng viên: TS. Bùi Văn Mưa diễn dịch đã tạo sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm - duy giác và chủ nghĩa duy lý – tư biện. o Sự đối lập giữa chủ nghĩa kinh nghiệm. nghiên cứu khoa học tự nhiên lý thuyết. II. Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý- tư biện: 2.1. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh: Đại diện cho trường

Ngày đăng: 13/04/2015, 22:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w