SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI

19 576 2
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA HVTH: NGÔ PHAN XUÂN THI (STT: 96) Khoá 23 – Nhóm 11 – Đêm 1 TPHCM , tháng 12/ 2014 LỜI MỞ ĐẦU Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản Loài người với hàng nghìn năm phát triển của mình đã là nhân chứng, tác nhân cho sự đổi thay hàng ngày hàng giờ của chính thế giới mình tồn tại. Đặc biệt ở thời Phục Hưng – cận đại, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý tư biện rất rõ rệt. Cuộc đấu tranh giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người đã và đang là động lực thúc đẩy thế giới ngày càng phát triển.Triết học với vai trò một hình thái ý thức xã hội là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy cũng không nằm ngoài cuộc đấu tranh gay gắt ấy. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm là một lý thuyết về trí thức với đặc điểm nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm. Chủ nghĩa duy lý nhấn mạnh vai trò của lý trí con người. Bất kỳ hệ thống triết học nào cũng đều xuất phát từ các vấn đề cơ bản của triết học, từ đó xây dựng toàn bộ hệ thống trên cơ sở giải quyết các vấn đề đó. Cũng như sự phong phú của thế giới cuộc đấu tranh trong triết học diễn ra với nhiều hình thức, mức độ khác nhau, cuộc đấu tranh này vừa là cuộc đấu tranh giữa tư tưởng, thế giới quan đồng thời cũng là cuộc đấu tranh của một bộ môn khoa học. Trên con đường đến với chân lý ấy những nhà triết học, những trường phái triết học không những đấu tranh với nhau mà gay gắt hơn còn phải đấu tranh với chính mình. Trong tiểu luận này tôi sẽ làm sáng tỏ cuộc đấu tranh của hai khuynh hướng triết học Duy vật và Duy tâm trong thời kỳ phục hưng cận đại. 1 CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ – TƯ BIỆN 1. Hoàn cảnh lịch sử ở Phương Tây thời Phục Hưng – cận đại Thời Phục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản. Tính chất quá độ đó biểu hiện trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá tư tưởng thời kì này. Về kinh tế: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang hình thành gắn liền với phong trào Phục hưng văn hóa đã hình thành từ Ý. Sau Ý, chủ nghĩa tư bản được hình thành ở Anh và các nước Tây Âu khác, nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào văn hóa Phục Hưng lan tỏa đặc biệt là công – thương nghiệp và các thị trường tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển vững chắc. Điều này đã dẫn đến sự phân hóa giai cấp thành tư sản và vô sản. Cùng với đó là sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt trong các cộng đồng dân cư. Sự biến đổi điều kiện kinh tế - xã hội góp phần đẩy mạnh sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên. Về xã hội: sự phân hoá giai cấp ngày càng rõ rệt. Tầng lớp tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường thủ công, xưởng thợ, thuyền buôn Vai trò và vị trí của họ trong kinh tế và xã hội ngày càng lớn. Về văn hoá, tư tưởng: Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, khoa học kĩ thuật và tư tưởng thời kì Phục hưng cũng đạt được sự phát triển mạnh mẽ. Các nhà tư tưởng thời Phục hưng đã phê phán mạnh mẽ các giáo lý Trung cổ. Trong thời đại Phục hưng, các nhà tư tưởng tư sản đã bênh vực triết học duy vật, vận dụng nó để chống lại chủ nghĩa kinh viện và thần học Trung cổ. Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm thường được biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống tôn giáo, tri thức thực nghiệm đối lập với những lập luận kinh viện. Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự khẳng định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, của khoa học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những 2 đặc điểm mới làm các ngành khoa học tự nhiên ra đời dẫn đến quan điểm cơ học và phương pháp thực nghiệm chỉ đạo hoạt động thực tiễn và nhận thức của công nhân. Cuối thế kỉ 18, ở Đức vẫn duy trì chế độ phong kiến phân quyền, nhà nước phong kiến phổ đầy quyền lực cản trở Đức tiến lên chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản Đức ít ỏi bị phân tán, yếu về kinh tế, nhược về chính trị, có đời sống tinh thần phong phú…muốn nhưng không thể làm cách mạng được, quần chúng muốn làm cách mạng nhưng không có lực lượng lãnh đạo. Triết học phương Tây thời Phục Hưng – cận đại có những đặc điểm cơ bản: Thứ nhất, thể hiện thế giới quan duy vật máy móc và quan điểm tự nhiên thần luận của tư sản đang vươn lên. Thứ hai, toát lên tinh thần khai sáng và chủ nghĩa nhân đạo tư sản, là ngọn cờ lý luận của tư sản để tập hợp quần chúng làm cách mạng xây dựng chủ nghĩa tư bản. Thứ ba, tìm kiếm những phương pháp nhận thức mới để khắc phục phương pháp kinh viện, xây dựng triết học và khoa học mới. Thứ tư, cuối thời cận đại, khi đào sâu nhân sinh quan nhân đạo tư sản, khắc phục thế giới quan duy vật máy móc và phương pháp luận siêu hình của các trường phái triết học trước đó đã làm xuất hiện triết học cổ điển Đức, bản lề của triết học phương Tây cận và hiện đại. 2. Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý- tư biện Các hình thức sơ khởi của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm bao gồm các công trình nghiên cứu về nhận thức luận của một số nhà triết học như Aristotle, Aquinas và Bacon. Aristotle đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quy nạp dựa trên kinh nghiệm. Khoảng một thế kỷ sau đó, phản ứng chống lại cách tiếp cận duy lý và hết sức suy đoán của Plato, Aristotle đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những gì các giác quan thu nhận được, ông dùng thuật ngữ triết học tự nhiên để gọi thế giới tự nhiên sau này được biết là lập luận quy nạp để đi đến các phạm trù và nguyên lý dựa trên dữ liệu giác quan. Ông còn khẳng định nguyên lý cốt lõi 3 của chủ nghĩa kinh nghiệm là tri thức con người về thực tại được đặt nền móng bằng trải nghiệm từ các giác quan. Parmenides được cho là nhà triết học duy lý đầu tiên, người đã tranh nghĩ thực sự có xảy ra là không thể hồ nghi, mà việc suy nghĩ phải có đối tương suy nghĩ, do dó, một sự vật phải thực sự tồn tại. Zeno là học trò của ông, đã tranh luận rằng sự vận động là bất khả thi, và chứa đựng sự mâu thuẫn. Plato cũng bị ảnh hưởng bởi Parmenides, nhưng ông đã kết hợp chủ nghĩa duy lý với một dạng của chủ nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa duy lý hiện đại bắt đầu với Réne Descartes(1596-1690). Nghiền ngẫm về bản chất của trải nghiệm tri giác, cũng như những khám phá khoa học trong sinh lý học và quang học, Descartes đã đi đến quan điểm rằng chúng ta trực tiếp ý thức được ý nghĩ, chứ không phải sự vật. Quan điểm này làm nảy sinh ba vấn đề: a. Có phải các ý nghĩ là bản sao thực thụ của những sự vật, sự việc mà chúng đại diện? Cảm giác không phải là sự tương tác trực tiếp giữa các vật thể và ý thức của ta, mà nó là quá trình sinh lý bao hàm sự đại diện. b. Ta vẫn chưa rõ làm thế nào những vật thể tự nhiên như bàn, ghế hoặc ngay cả những quá trình sinh lý trong não bộ có thể sản sinh ra những thứ thuộc về tinh thần như ý nghĩ. c. Nếu tất cả những gì chúng ta ý thức được chỉ là ý nghĩ, vậy làm sao ta có thể biết được có thứ gì khác tồn tại ngoài ý nghĩ ra? Descartes nỗ lực giải quyết vấn đề cuối cùng bằng lý luận. Ông đã bắt đầu bằng một nguyên lý mà ông nghĩ là không thể bắt bẻ hiệu quả được: Tôi "biết suy nghĩ", do đó tôi "tồn tại". Từ nguyên lý này, Descartes tiến hành xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh về kiến thức. 4 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ – TƯ BIỆN 1. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh (Bacon) 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Những thay đổi mang tính bước ngoặt ở nước Anh về kinh tế, chính trị, xã hội cuối thế kí XVI đến trước cách mạng tư sản Anh đã tạo ra xu hướng cải cách đối với các vấn đề xã hội ở tư tưởng cải cách khoa học và dự án Đại phục hồi khoa học của Becon. Ở Anh phong trào chống truyền thống kinh viện chủ nghĩa có tính chất quyết liệt, triết học Anh phát triển theo duy vật kinh nghiệm chủ nghĩa. Đặc biệt là Becon viết “Công cụ mới” để đặt một phong trào khoa học mới. Để hệ thống hóa kinh nghiệm thành khoa học, Aristote dùng phương pháp quy nạp. Đối lập với suy luận hình thức của Aritote đi từ những mệnh đề, quy nạp của Bacon đi từ cá thể lên đại thể bằng phương pháp làm những bảng ghi kinh nghiệm. Đây là tư tưởng duy vật dựa vào thực tế khách quan mà xây dựng khoa học nhưng máy móc thô sơ không đề cao được vai trò cần thiết của lý luận, Bacon không chú ý đến vai trò của toán pháp trong khoa học tự nhiên. Vai trò này được đề cao bởi Hobbes. Bacon và Hobbes là nguồn gốc của tư tưởng duy vật máy móc cận đại nhưng có tính chất khoa học. Bên cạnh người sáng lạp Becon còn có những tác giả như Toma Hopxo, Locke. 1.2. Nội dung chính chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh Becon đã có những tư tưởng cơ bản sau: 1.2.1. Quan điểm định hướng triết học và khoa học mới “Tri thức là sức mạnh” và “lý luận thống nhất với thực tiễn” là cơ sở để Becon xây dựng triết học và khoa học mới. Triết học mới cần phải được coi là khoa học của mọi khoa học. Mục đích của triết học và khoa học mới là xây dựng tri thức lý luận chặt chẽ, khắc phục lòng tin mù quáng. 5 Nhiệm vụ tối thượng là tăng cường quyền lực tinh thần để thống trị giới tự nhiên, chấn hưng đất nước, phục vụ lợi ích cho con người. Nhiệm vụ của triết học mới là đại phục hồi các khoa học, bằng cách cải tạo tri thức hiện có, xóa bỏ những sai lầm chủ quan, sử dụng hiệu quả tư duy khoa học để khám phá trật tự của thế giới khách quan, xây dựng hình ảnh xác thực về thế giới. Nhiệm vụ của khoa học mới là khám phá các quy luật của thế giới. Bêcon định nghĩa (theo nghĩa rộng) triết học là tổng thể các tri thức của con người về thượng đế, tự nhiên và bản thân con người. vì vậy ông chia hê thống triết học thành 3 học thuyết: - Học thuyết về thượng đế - Học thuyết về giới tự nhiên, ông đồng nhất nó với tri thức về toàn bộ giới tự nhiên - Học thuyết về con người 1.2.2. Quan niệm về thế giới và con người Thế giới tồn tại khách quan, đa dạng và thống nhất, được lý giải nhờ vào các quan niệm về vật chất, hình dạng, vận động…Vật chất là các phần tử rất nhỏ, có tính chất khác nhau. Hình dạng là nguyên nhân làm cho các sự vật trở thành khác nhau, là lý do đầy đủ để sự vật xuất hiện, là bản chất chung của các sự vật cùng loại, là quy luật chi phối sự vận động của chúng. Vận động là bản năng, sinh khí của sự vật, là thuộc tính quan trọng nhất của vật chất. Vật chất, hình dạng, vận động thống nhất với nhau nên nhận thức bản chất của sự vật là khám phá ra hình dạng, là vạch ra các quy luật vận động chi phối chúng. Con người là sản phẩm của thế giới, nó bao gồm thể xác và linh hồn đều được cấu tạo từ vật chất. Linh hồn giống như không khí hay lửa, biết cảm giác, tồn tại trong bộ óc, vận động theo dây thần kinh và các mạch máu của cơ thể. 1.2.3. Quan niệm về nhận thức, phương pháp nhận thức Quá trình nhận thức gồm các bước:thế giới khách quan, tư duy lý tính, tri thức về thế giới khách quan. Cảm giác, kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức. Khoa học phải là khoa học thực nghiệm sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp. Tri thức khoa học luôn mang tính khách quan. Lý luận về ảo tưởng: Quá trình nhận thức do bị chi phối bởi các ảo tưởng chủ quan nên mắc sai lầm. Để khắc phục các ảo tưởng phải khách quan hóa hoạt 6 động nhận thức bằng cách tiếp cận trực tiếp giới tự nhiên bằng quan sát, thực nghiệm, hoàn thiện công cụ nhận thức và nhân cách cá nhân, sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp khoa học. Phương pháp nhận thức khoa học: Tư duy cũ như giáo điều, hời hợt dùng phương pháp “con nhện” và phương pháp “con kiến”. Tư duy mới như khoa học thực nghiệm phải sử dụng phương pháp “con ong”. Becon đưa ra phương pháp đánh dấu (+,-), sau đó Milo xây dựng 4 phương pháp là tương đồng, khác biệt, đồng biến, phần dư để khám phá ra mối liên hệ nhân quả là quy luật chi phối các hiện tượng trong thế giới khách quan. Phương pháp Becon – Milo đòi hỏi nhận thức phải trải qua 4 bước: Bước 1, bằng cảm tính, qua quan sát, thực nghiệm tiếp cận các hiện tượng trong thế giới, thu các tài liệu kinh nghiệm. Bước 2, so sánh, tổng hợp tài liệu kinh nghiệm để xây dựng sự kiện khoa học. Bước 3, bằng quy nạp khoa học, khái quát các sự kiện khoa học, phát hiện ra mối liên hệ nhân quả, xây dựng giả thuyết khoa học (lý giải các hiện tượng đang nghiên cứu), từ giả thuyết này rút ra các hệ quả tất yếu. Bước 4, bằng những quan sát, thực nghiệm mới, kiểm tra các hệ quả đó, nếu đúng thì giả thuyết khoa học trở thành nguyên lý, định luật tổng quát (của khoa học thực nghiệm), còn nếu sai thì chúng ta lập lại giả thuyết mới. 1.2.4. Quan niệm về chính trị - xã hội: Xây dựng nhà nước tập quyền mạnh để chống lại mọi đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp quý tộc bảo thủ. Phát triển một nền công – thương nghiệp dựa trên sức mạnh của tri thức khoa học và tiến bộ của kỹ thuật. Cải tạo xã hội bằng con đường khai sang (khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo) mà không cần sự đấu tranh của nhân dân. 2. Chủ nghĩa duy lý- tư biện (Descartes) 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Từ sự phát triển của khoa học mà mở đầu là triết lý khoa học của Becon đã mở ra thời kì triết học hiện đại mà đại diện đầu tiên là Descartes. Descartes là nhà toán học người Pháp kiên quyết dựa vào sự tự trị của cá nhân và không chịu chấp nhận những lời giải triết học mang tính chính thống lúc bấy giờ. Ông nghiên cứu sự vận hành bên trong của đầu óc trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài và 7 nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa tri giác và suy tưởng. Phương pháp hoài nghi có hệ thống của ông có tính nội quan và tự truyện nhưng cũng hết sức khách quan và logic. Bằng cách áp dụng một kỹ thuật hoài nghi khoa học triệt để, ông nhận ra rằng mình có thể phá hủy niềm tin của mình về mọi thứ. Hoài nghi kiểu Descartes là tích lũy và tàn nhẫn. Nghi ngờ là một loại tư duy nên cố nghi ngờ rằng ta đang tư duy là điều không ổn. Với sự thức nhận ấy, Descartes chứng minh rằng con người là thực thể nhị nguyên kì lạ. Thuyết hoài nghi của Descartes là một loại trò chơi triết học được ông dung để xác lập đâu là nhận thức chắc chắn. Triết học Descartes mang lại lòng kính trọng mới mẻ với tín điều rằng nhận thức đích thực chỉ có thể rút ra từ lý tính với câu “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”. Sau Descartes, các triết gia như Spinoza với Thuyết nhất nguyên, Leibniz với Đơn tử luận đã nối tiếp và phát triển rực rỡ, mở đường cho phong trào khai sáng. 2.2. Nội dung chính CN chủ nghĩa duy lý- tư biện: 2.2.1. Quan điểm định hướng triết học: Triết học mới phải là toàn bộ tri thức về giới tự nhiên và xã hội (theo nghĩa rộng). Siêu hình học là cơ sở thế giới quan của con người (theo nghĩa hẹp). Mục đích là làm sáng tỏ khả năng nhận thức vô tận của con người. Mang lại các nguyên tắc phương pháp luận giúp khoa học đạt được tri thức khoa học. Nhiệm vụ là khắc phục chủ nghĩa hoài nghi, nâng cao trình độ tư duy lý luận của con người, giúp khoa học khám phá ra các quy luật của giới tự nhiên (chân lý), chinh phục giới tự nhiên, phục vụ lợi ích con người. Triết học của Descartes bao gồm siêu hình học và khoa học (vật lý học). 2.2.2. Siêu hình học Trong siêu hình học của Descartes nổi bật những tư tưởng sau: - “Nghi ngờ phổ biến” – nguyên tắc phương pháp luận của triết học Descartes: Lý tính là cơ sở chân lý, để đạt chân lý phải nghi ngờ phổ biến, tức nghi ngờ mọi cái, kể cả cái được cho là chân lý. Một cái tồn tại chỉ có thể trở thành chân lý khi được phán xét dưới “tòa án” lý tính để nó tự bào chữa cho sự tồn tại của chính mình. 8 - “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” – nguyên lý cơ bản của triết học Descartes: “Dù tôi nghi ngờ về sự tồn tại của mọi cái nhưng tôi không thể nghi ngờ về sự tồn tại của chính mình, vì nếu tôi không tồn tại thì làm sao tôi có thể nghi ngờ được. Mà nghi ngờ là suy nghĩ, nên tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại. Tôi tồn tại với cương vị là người suy nghĩ, nghĩa là suy nghĩ của tôi là có thật. Nó có sự tồn tại, sự tồn tại đó là không thể nghi ngờ, và cũng không thể bác bỏ được”. Ông xây dựng hệ thống siêu hình học là học thuyết về thượng đế, giới tự nhiên và con người để từ đó rút ra các nguyên tắc phương pháp luận chỉ đạo hoạt động bản chất của linh hồn. - Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người: Trình bày các chứng minh về sự tồn tại của Thượng đế. Coi vạn vật trong giới tự nhiên được tạo thành từ 1 trong 2 thực thể: tinh thần phi vật chất có thuộc tính biết suy nghĩ, tạo thành mọi ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng… và vật chất phi tinh thần có quãng tính, tạo thành các sự vật có đặc tính không gian, thời gian. Coi con người là sự vật đặc biệt vừa có linh hồn bất tử (tạo thành từ thực thể tinh thần) vừa có cơ thể khả tử (tạo thành từ thực thể vật chất). Sinh vật chưa hoàn thiện nhưng có khả năng vươn đến hoàn thiện. Bậc thang trung gian giữa Thượng đế và Hư vô. Vừa cao siêu, không mắc sai lầm, vừa thấp hèn, có thể mắc sai lầm. - Lý luận về linh hồn, nhận thức của con người: Linh hồn bắt nguồn từ Thượng đế bao gồm 2 phần: Lý trí là khả năng nhận thức sáng suốt, đúng đắn (lý tính) và ý chí là khả năng tự do chọn lựa, phán quyết, cội nguồn dắt dẫn linh hồn sa vào sai lầm, nhầm lẫn (từ cảm tính). Linh hồn chứa 2 loại tư tưởng: tư tưởng bẩm sinh luôn đúng đắn (hoàn thiện) và tư tưởng phái sinh có thể sai lầm (không hoàn thiện) do linh hồn tự nghĩ ra hay đưa từ bên ngoài vào (khi linh hồn tiếp xúc với thế giới xung quanh). Nhận thức là hoạt động bản chất của linh hồn: nhận thức là nghi ngờ, là tư duy (dấu hiệu không hoàn thiện vươn tới sự hoàn thiện). Đó là quá trình lý trí xâm nhập vào chính mình, khám phá ra tư tưởng bẩm sinh trong mình, sử dụng chúng để tiếp cận thế giới. 9 [...]... 2 Chủ nghĩa duy lý- tư biện (Descartes) 8 2.1 Quá trình hình thành và phát triển .8 2.2 Nội dung chính CN chủ nghĩa duy lý- tư biện 8 2.2.1 Quan điểm định hướng triết học 8 2.2.2 Siêu hình học 9 2.2.3 Khoa học 10 CHƯƠNG 3: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ – TƯ BIỆN 11 1 Sự tư ng đồng giữa chủ nghĩa duy. .. văn ThS 5 Chủ nghĩa kinh nghiệm, http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ ngh %C4%A9a _kinh_ nghi%E1%BB%87m MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU .1 CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ – TƯ BIỆN 2 1 Hoàn cảnh lịch sử ở Phương Tây thời Phục Hưng – cận đại .2 2 Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý- tư biện 3 CHƯƠNG... hồn lý tính bất tử Thể xác là khí quan vật chất của linh hồn (đời sống tinh thần), linh hồn là hoạt động tinh thần của thế xác, Y – sinh học sẽ cải tạo thể xác và đời sống tinh thần (linh hồn) để con người ngày càng hoàn thiện hơn 10 CHƯƠNG 3: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ – TƯ BIỆN 1 Sự tư ng đồng giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa. .. chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý- tư biện Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý tư biện phương Tây thời cận đại đều nằm trong chuỗi phát triển của triết học phương Tây thời Phục Hưng – cận đại, đều phản ánh sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, tư tưởng, xã hội của xã hội Tây Âu lúc bấy giờ và đều đi tìm phương thức nhận thức mới để giải quyết các vấn... CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ – TƯ BIỆN .5 1 Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh (Bacon) .5 1.1 Quá trình hình thành và phát triển .5 1.2 Nội dung chính chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh 5 1.2.1 Quan điểm định hướng triết học và khoa học mới 5 1.2.2 Quan niệm về thế giới và con người 6 1.2.3 Quan niệm về nhận thức, phương pháp nhận... TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ – TƯ BIỆN 11 1 Sự tư ng đồng giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý- tư biện 11 2 Sự khác biệt giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý- tư biện 12 KẾT LUẬN .15 ... với sự sinh ra “Tôi” Ngoài ra, trong linh hồn con người còn có một số tư tưởng khác không hoàn thiện có thể sai lầm Đó là các tư tưởng được linh hồn tự nghĩ ra, hay các tư tưởng được du nhập từ bên ngoài vào khi linh hồn tiếp xúc với thế giới xung quanh 14 KẾT LUẬN Qua những nội dung về chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý tư biện, ta có thể nhận thấy được nhiều điểm nổi bật Chủ nghĩa duy. .. ,cũng thể hiện sự khác biệt của 2 tư tưởng này 15 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 TS Bùi Văn Mưa, 2011, Triết học – Phần I – Đại cương về lịch sử triết học, Lưu hành nội bộ 2 http://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8Dc, chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý 3 Slide bài giảng của TS Bùi Văn Mưa, chương 3 4 Phạm Thị Nương, Chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế... toán học thực nghiệm hiện đại Hiện nay, ta có thể thấy khi gộp chúng lại với 11 nhau, phương pháp của Rene Descartes và Francis Bacon là phôi thai của phương pháp khoa học hiện đại Cuối cùng, cả hai đều là những thiên tài thăng tiến các lãnh vực của khoa học mà sau đó trở nên điều kiện phải có để tiến bộ 2 Sự khác biệt giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý- tư biện Khác biệt rõ ràng... làm chủ tự nhiên Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm được đại diện là Bacon và chủ nghĩa duy lý tư biện được đại diện là Descartes Mặc dù sự khác biệt giữa Descartes và Bacon có rất nhiều nhưng cũng không ít điểm giống nhau Hai ông đều rao truyền sự phế bỏ mọi phương pháp cổ truyền và mọi kết quả của các công trình nghiên cứu trước Cả hai đòi hỏi một tiêu chuẩn chính xác mới vì có quá nhiều ví dụ về lý luận . 3: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ – TƯ BIỆN 1. Sự tư ng đồng giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý- tư biện Chủ nghĩa. LÝ – TƯ BIỆN 11 1. Sự tư ng đồng giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý- tư biện 11 2. Sự khác biệt giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý- tư biện 12 KẾT. duy vật kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý- tư biện 3 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ – TƯ BIỆN 5 1. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh (Bacon) 5 1.1.

Ngày đăng: 13/04/2015, 22:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TPHCM , tháng 12/ 2014

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Trang

  • LỜI MỞ ĐẦU 1

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan