TIỂU LUẬN TRIẾT CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA NÓ
Trang 1TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
- -ĐẾ TÀI: CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ
HVTH: NGUYỄN NGỌC ANH HUY GVHD: TS BÙI VĂN MƯA
LỚP: CAO HỌC ĐÊM 5 KHÓA: 21
Trang 2Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH 2
1 Những tư tưởng cơ bản của Ph.Bêcơn 3
1.1 Vài nét về Ph.Bêcơn 3
1.2 Những định hướng xây dựng triết học và khoa học mới 4
1.3 Quan niệm về thế giới và con người 5
1.4 Quan niệm về nhận thức và phương pháp nhận thức: 7
1.5 Quan niệm về chính trị xã hội: 8
2 Những tư tưởng cơ bản của Tôma Hốpxơ 8
2.1 Lý luận về triết học tự nhiên 9
2.2 Lý luận về triết học xã hội 9
3 Những tư tưởng cơ bản của Giôn Lốccơ 10
3.1 Lí luận về cảm giác và kinh nghiệm 10
3.2 Lí luận về đặc tính của sự vật 11
CHƯƠNG II: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH 12
1 Những giá trị 13
2 Những hạn chế 14
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3Lời mở đầu
Triết học là bộ môn chung nhất, nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, nhằm tìm ra các quy luật của các đối tượng nghiên cứu Mục đích của triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luận và nhận thức luận Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức Nó là vấn đề cơ bản
vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học Các học thuyết của triết học có thể liệt kê:
- Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa duy danh
- Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm
- Chủ nghĩa hoài nghi
- Chủ nghĩa lý tưởng
- Chủ nghĩa thực dụng
- Chủ nghĩa hiện sinh
- Truyền thống triết học phân tích
Trong đó chủ nghĩa kinh nghiệm duy vật anh đã góp phần vào tri thức nhân loại về triết học Những nhân vật tiêu biểu của chủ nghĩa này là Ph.Bêcơn, Giôn Lốccơ và Tôma hôpxơ Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó Tôi đã làm bài tiểu luận này
để tìm hiểu thêm về chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh Chắc chắn trong bài tiểu luận này còn rất nhiều thiếu xót và hy vọng Thầy góp ý để bài tiểu luận được tốt hơn.
Trang 4CHƯƠNG I:
NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH.
Trang 51 Những tư tưởng cơ bản của Ph.Bêcơn
1.1 Vài nét về Ph.Bêcơn
Ph.Bêcơn (22/1/1561-9/4/1626) là triết gia, chính khách người Anh Ông được phong hiệp sĩ năm 1593, được phong Nam tước năm 1618, và Tử tước năm 1621
Ông khởi đầu sự nghiệp với tư cách một luật gia, nhưng ông nổi tiếng với tư cách người biện hộ về mặt triết học cho cuộc cách mạng khoa học Các tác phẩm của ông thiết lập và truyền bá phương pháp luận quy nạp cho nghiên cứu khoa học, thường được gọi là phương pháp Bêcơn Quy nạp nghĩa là rút ra tri thức từ thế giới tự nhiên thông qua thực nghiệm, quan sát và kiểm định các giả thuyết Trong bối cảnh của thời đại ông, những phương pháp như thế được liên kết với những khuynh hướng thần bí
Ph.Bêcơn sinh tại London, là con út trong gia đình có năm người con trai, của Sir Nicholas Bacon, quan đại thủ ấn của nữ hoàng Elizabeth I
Các nhà tiểu sử cho rằng Bêcơn được giáo dục tại nhà từ rất sớm, và sức khỏe của ông trong thời gian ấy, cũng như sau này, không tốt Tại Cambridge, lần đầu tiên ông được gặp nữ hoàng, người bị ấn tượng mạnh vì trí tuệ thần đồng Cũng tại đây, việc nghiên cứu khoa học của ông đã đưa ông đến kết luận rằng, các phương pháp hiện hành và từ đó các kết quả là sai lầm Ông càng tôn kính cá nhân Aristotle bao nhiêu thì càng coi thường triết học Aristotle bấy nhiêu, vì cho rằng,
nó vô ích, gây tranh cãi và sai lầm trong những mục tiêu của nó
Các tác phẩm nổi tiếng của ông là: Essays (1597; Những khảo luận), Novum Organumn( 1620; công cụ mới), De Augmentis Scientỉaum ( 1623; đây là bản tiếng Latinh có bổ sung mở rộng của cuốn The Advancement of Learning – Sự thăng tiến của tri thức) Ngoài ra còn có các tác phẩm: Giải thích thiên nhiên, Phê bình triết học, Sợi chỉ của mê lộ…
Ông là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm anh và khoa học thực nghiệm Lịch sử triết học phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của ông
Trang 6Ông trở thành nghị viên ở tuổi 23, và lần lượt là phó chưởng lý, tổng chưởng
lý, quan đại thủ án (như cha ông), đại pháp quan (tức chủ tịch nghị viện) Tháng 3 năm 1626, Bêcơn đến London, một hôm, đang đi trên đường đầy tuyết, ông nảy ra
ý tưởng dùng tuyết để bảo quản thịt Bêcơn mua một con gà để thử nghiệm, nhưng trong khi cố gắng nhồi tuyết vào con gà, ông bị nhiễm trùng Sau đó, ông bị sưng phổi và qua đời vào ngày 9 tháng 4 năm 1626 tại Highgate, để lại món nợ 22 ngàn bảng [8]
1.2 Những định hướng xây dựng triết học và khoa học mới
Ph.Bêcơn xây dựng triết học và khoa học mới xuất phát từ 2 cơ sở: tri thức là sức mạnh và lý luận thống nhất với thực tiễn
Theo Ph.Bêcơn thì triết học mới phải là khoa học của mọi khoa học, hoặc là
cơ sở của mọi khoa học Khoa học mới là lý luận thống nhất với thực tiễn Mục đích của triết học mới và khoa học mới là xây dụng các tri thức lý luận chặt chẽ, khắc phục lòng tin mù quáng
Ph.Bêcơn xác định nhiệm vụ của triết học mới bao gồm:
- Nhiệm vụ tối thượng là tăng cường quyền lực tinh thần để thống trị giới
tự nhiên, chấn hưng đất nước, khắc phục lợi ích cho con người
- Nhiệm vụ trước mắt là đại phục hồi cho khoa học bằng cách cải tạo toàn
bộ tri thức hiện có, xóa bỏ những sai lầm chủ quan, sử dụng hiệu quả tư duy khoa học để khám phá ra trật tự của thế giới khách quan, tiến đến xây dựng một hình ảnh về thế giới tư duy giống như nó tồn tài trong hiện thực
- Nhiệm vụ khoa học mới là là khám phá ra các quy luật của thế giới, chứ không đi tìm nguyên nhân cuối cùng
Từ những định hướng này, ông đã xây dựng một hwj thống triết học về khoa học của mình.[4,218-222]
Trang 71.3 Quan niệm về thế giới và con người
Quan niệm về thế giới :
Phát triển các quan niệm duy vật thời cổ đại, Ph.Bêcơn cho rằng để lý giải được tính muôn màu muôn vẻ của thế giới, chỉ cần mỗi vật chất là đủ Để giải thích thế giới, ông đã cải biến thuyết bốn nguyên nhân của Arixtốt theo hướng duy vật Ông xoá bỏ nguyên nhân mục đích của các sự vật và cho rằng, mọi cái trên thế gian chỉ tồn tại từ ba nguyên nhân: hình dạng, vật chất và vận động Khác với Arixtốt, ông coi hình dạng của sự vật là cái nằm chính trong bản thân sự vật, là bản chất hoàn toàn khách quan của nó; không thể có cái gọi là "hình dạng của hình dạng" phi vật chất, cũng như
"vật chất đầu tiên" phi hình dạng là không có thực; mọi "hình dạng" đều chỉ
là "hình dạng" của vật chất Cả ba nguyên nhân "hình dạng", "vật chất" và
"vận động", thực chất đều là bản tính của vật chất Vì thế vật chất có bản tính là tích cực, có sinh khí chứ không phải thụ động
Ph.Bêcơn đã có bước tiến rất xa so với các nhà triết học trước đó và đương thời khi quan niệm rằng có sự thống nhất giữa vật chất và vận động, giữa bản chất của sự vật và vận động của nó Khẳng định vận động là đặc tính của sự vật, Ph.Bêcơn cho rằng nhận thức sự vật là nhận thức vận động của chúng C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận xét, Ph.Bêcơn đã hiểu rằng trong những đặc tính vốn có của vật chất, vận động là đặc tính thứ nhất và quan trọng nhất, không phải chỉ với tính cách là máy móc và toán học mà hơn nữa còn với tính cách là xu hướng, sức sống của vật chất
Ph.Bêcơn đã tìm cách phân loại các dạng vận động Theo ông có 19 dạng vận động:
1) Vận động xung đối;
2) Vận động móc nối;
3) Vận động giải phóng mà thông qua đó sự vật hướng tới thoát khỏi áp lực; 4) Vận động, trong đó sự vật hướng tới khối lượng và kích thước mới;
5) Vận động liên tục;
6) Vận động có lợi;
Trang 87) Vận động tự hợp lại với quy mô lớn;
8) Vận động tự hợp lại với quy mô nhỏ;
9) Vận động từ tính;
10) Vận động sản sinh ra;
11) Vận động chạy trốn;
12) Vận động thức tỉnh;
13) Vận động mô tả, ghi nhận;
14) Vận động ngoại tuyến;
15) Vận động theo xu hướng;
16) Vận động hùng tráng;
17) Vận động tự quay;
18) Vận động rung động;
19) Đứng yên
Từ đây, có thể thấy rằng, về cơ bản Ph.Bêcơn đã phân loại vận động theo cảm tính, mô tả, chưa biết phân loại theo cấp độ khác nhau về cấu trúc của vật chất, mà hầu như quy toàn bộ các dạng vận động thành các hình thức vận động cơ học; không thấy được sự phát triển của thế giới vật chất đã dẫn đến xuất hiện những hình thức vận động khác nhau về chất, phù hợp với trình độ cấu trúc của vật chất Tuy nhiên việc coi đứng yên là một dạng vận động ở Ph.Bêcơn là một quan niệm duy vật và cách mạng trong bối cảnh lịch sử hồi đó Ông cũng là người đầu tiên nhận thấy tính bảo toàn vật chất của thế giới
Quan niệm về con người :
- Ph.Bêcơn cho rằng con người là sản phẩm của thế giới, nó bao gồm thể xác và linh hồn và đều được cấu tạo từ vật chất Khoa học nghiên cứu con người và linh hồn là khoa học tự nhiên.[4, 235]
1.4 Quan niệm về nhận thức và phương pháp nhận thức:
Quan niệm về nhận thức:
Trang 9Ph.Bêcơn cho rằng quá trình nhận thức xảy ra bắt đầu từ thế giới khách quan, thông qua kinh nghiệm cảm tính, tiến đến tư duy lý tính để xây dựng các tri thức khách quan về thế giới
Cảm giác kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức: khoa học phải
là khoa học thực nghiệm sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp để khái quát các dữ kiện do kinh nghiệm mang lại nhằm khám phá ra các quy luật, bản chất của thế giới khách quan, đa dạng và thống nhất
Tri thức khoa học luôn mang tính khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào tình cảm, ý chí, lợi ích chủ quan của con người
Lý luận về ảo tưởn g:
Theo Ph.Bêcơn quá trình nhận thức của con người bị chi phối bởi những yếu
tố chủ quan như mắc phải các ảo tưởng (ảo tưởng loài, hang động, thị trường và nhà hát) nên mắc sai lầm Trong các ảo tưởng này thì ảo tưởng nhà hát là nguy hiểm nhất, đưa đến nhận thức con người sai lầm nhất
Để khắc phục những các ảo tưởng này, phải khách quan hóa hoạt động nhận thức Điều này được thực hiện bằng cách tiếp cận trực tiếp thế giới tự nhiên mà không thông qua uy tín, sách vở, lòng tin, tín điều…mà tiếp cận bằng quan sát, làm thí nghiệm, hoàn thiện công cụ nhận thức, nhân cách cá tính cá nhân của từng con người, và đặc biệt là biết sử dụng phép quy nạp khoa học, biết tổng hợp và khái quát hóa một cách đúng đắn các tài liệu kinh nghiệm cảm tính
Quan điểm về phương pháp nhận thức:
Ph.Bêcơn cho rằng từ trước đến nay, tư duy cũ chỉ sử dụng chủ yếu phương pháp con nhện và phương pháp con kiến đây là phương pháp nhận thức sai lầm
và ông khắc phục hai phương pháp này bằng tư duy mới là nhà khoa học phải là nhà khoa học thực nghiệm biết sử dụng điêu luyện phương pháp con ong
Ph.Bêcơn đưa ra phương pháp lập bảng ( có mặt ghi dấu +, vắng mặt ghi dấu-, có mặt nhiều ghi nhiều dấu +) Sau này S.Minlo đã hệ thống hóa thành 4 phương pháp Minlo (phương pháp tương đồng, khác biệt, đồng biến và phần dư)
để khám phá ra mối liên hệ nhân quả mang tính quy luật chi phối các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan
Trang 10Theo Ph.Bêcơn đòi hỏi quá trình nghiên cứu - nhận thức đúng đắn cần phải trải qua bốn bước:
-Dựa vào giác quan, thông qua quan sát, thí nghiệm, tiếp cận thế giới tự nhiên đa dạng và sinh động để thu được những tài liệu kinh nghiệm cảm tính -So sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, tổng hợp những tài liệu kinh nghiệm cảm tính này để xây dựng các sự kiện khoa học và phát hiện ra mối quan hệ nhân quả giữa chúng
-Bằng quy nạp khoa học,khái quát các sự kiện khoa học, phát hiện ra mối liên
hệ nhân quả, xây dựng giả thuyết khoa học để lý giải các hiện tượng đang nghiên cứu, từ giả thuyết này rút ra các hệ quả tất yếu của chúng
-Bằng những quan sát, làm thì nghiệm mới, kiểm tra các hệ quả đó, nếu đúng thì giả thuyết khoa học trở thành nguyên lý, định luật tổng quát (của khoa học thực nghiệm), nếu sai thì lập lại giả thuyết mới [6,263]
1.5 Quan niệm về chính trị xã hội:
Ph.Bêcơn đòi hỏi phải xây dựng một nhà nước tập quyền đủ mạnh để chống lại mọi đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp quý tộc bảo thủ
Phát triển một nền công nghiệp thương nghiệp dựa trên sức mạnh của tri thức khoa học và tiến bộ khoa học
Ông chủ trương cải tạo xã hội bằng con đường khai sáng khoa học kỹ thuật, giáo dục và đào tạo mà không cần sự đấu tranh của nhân dân
2 Những tư tưởng cơ bản của Tôma Hốpxơ
Là nhà triết học duy vật Anh, người kế tục và hệ thống hoá triết học của Ph.Bêcơn Tôma Hốpxơ (1588 - 1679) là người sáng tạo ra hệ thống đầu tiên của chủ nghĩa duy vật siêu hình trong lịch sử triết học Tính chất siêu hình và cả những yếu tố duy tâm trong triết học của Hốpxơ thể hiện rõ trong quan niệm của ông về giới tự nhiên, về con người
Trang 11Về phương pháp nhận thức, ông hiểu như là nghệ thuật kết hợp giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy danh Ông đặc biệt đề cao phương pháp phân tích Đóng góp lớn nhất trong học thuyết của ông là quan điểm của ông về nhà nước, pháp quyền Ông bác bỏ nguồn gốc thần thánh của nhà nước Tuy nhiên, ông lại cho rằng tôn giáo và giáo hội vẫn có ích cho nhà nước.[6,267]
2.1 Lý luận về triết học tự nhiên
Theo ông, giới tự nhiên là tổng thể những vật thể có quảng tính, vị trí là vận động Chúng không do thần thánh tạo ra và không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người
Ông không thừa nhận sự đa dạng về vật chất của các sự vật mà quy chúng về các quan hệ số lượng toán học, coi vận đọng chỉ là vận động cơ học Ông coi con người chỉ là cỗ máy: trái tim là chiếc lò xo, dây thần kinh là những sợi chỉ, khớp xương là những bánh xe
Ông có quan niệm duy vật về không gian, thời gian Ông phân biệt không gian với tính cách là hình thức tồn tại khách quan của vật thể và không gian, thời gian với tính cách là sự phản ánh cái khách quan vào trong nhận thức của con người Ông cho rằng cái có quảng tính và hình dạng thì mới tồn tại còn thượng đế không có quảng tính nên không tồn tại.[6,268]
2.2 Lý luận về triết học xã hội
Ông cho rằng con người là thể thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã hội
“Giới tự nhiên đã tạo ra mọi người như nhau cả về thể xác và tinh thần”, cho nên theo bản tính này con người đều có tính ích kỷ vì lợi ích riêng, đó là nguyên nhân dẫn đến tranh giành, “Chiến tranh mọi người chống lại mọi ngươi” “Con người là một động vật độc ác hơn cả chó sói, gấu và rắn” “Ngay cả một chân lý khẳng định
là tổng ba góc của một tam giác bằng vuông mà mâu thuẫn của ai đó đang nắm chính quyền, thì tất cả những cuốn sách về hình học sẽ bị đem đốt”
Trang 12Hốpxơ giải thích duy tâm về nguồn gốc của nhà nước, cho rằng nhà nước là kết quả của sự thỏa ước, quy ước của con người với nhau nhằm tránh những cuộc chiến tranh tàn khốc
Ông giả thích một cách vô thần về nguồn gốc của tôn giáo, cho rằng đó là sự
sợ hãi xuất phát tự sự ngu dốt tạo nên Ông cho rằng tôn giáo là cần thiết vì nó khuyên răn con người thực hiện các chuẩn mực của nhà nước và kêu gọi nhà thờ phải phục tùng nhà nước [6;80]
3 Những tư tưởng cơ bản của Giôn Lốccơ
3.1 Lí luận về cảm giác và kinh nghiệm
Thuyết duy nghiệm của Giôn Lốccơ nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh nghiệm giác quan trong việc truy tìm tri thức thay vì suy đoán trực giác hay diễn dịch Giôn Lốccơ đã hệ thống hóa học thuyết duy nghiệm của chính khách F.Bacon, bàn về những ý tưởng bẩm sinh để phủ nhận không có bất kỳ ý tưởng bẩm sinh nào; những ý tướng đích thực khác nhau, ngôn ngữ và tri thức, những trạng thái và tiến trình nhận thức liên quan
Những ý tưởng bẩm sinh là những ý tưởng mà con người có ngay từ lúc mới chào đời Các triết gia duy lý cho rằng phải có những ý tưởng như vậy để giải thích cho sự tồn tại của một số ý tưởng mà con người có Luận chứng cho những ý tưởng bẩm sinh là: chẳng hạn trong khi những ý tưởng xanh, chó và lợn có thể được giải thích như một vài ấn tượng giác quan nào đó, thì những ý tưởng khác dường như không thể quy cho giác quan Một luận chứng khác thì cho rằng, một
số nguyên lý được loài người chấp nhận, chẳng hạn, nguyên lý từ hư vô không có cái gì xảy ra cả Lốccơ cho rằng, cả hai luận chứng đều không thuyết phục Ông cho rằng, mọi ý tưởng đều có thể giải thích liên quan đến giác quan
Về kinh nghiệm, Lốccơ cho rằng, trí tuệ của con người mới sinh ra giống như một tấm giấy trắng sẽ được lấp đầy bởi chữ viết Tấm giấy trắng được lấp đầy bởi chữ viết như thế nào: Lốccơ nói: “Để trả lời câu hỏi này chỉ có hai chữ: kinh nghiệm Không có gì có trong trí tuệ mà không có trước trong giác quan.” Ông chia kinh