SKKN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG THẢO LUẬN NHÓM MÔN TOÁN LỚP 3

22 3.1K 25
SKKN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG THẢO LUẬN NHÓM MÔN TOÁN LỚP 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP BA A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tiểu học l cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thnh v phát triển nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục Quốc dân. Tiểu học là bậc học quan trọng, mang tính toàn diện ở tất cả các môn học. Ngay từ bậc tiểu học, mọi học sinh đều cần và có thể đạt được những trình độ học vấn phổ thông toàn diện, đồng thời phát triển sở trường, khả năng của mình về một môn học nào đó nói chung và môn Toán nói riêng. Cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có một vị trí rất quan trọng việc hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học, vì môn Toán là một môn học mang tính khoa học. Các kiến thức kỹ năng của môn Toán ở bậc Tiểu học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống; chúng rất cần thiết cho người lao động; rất cần thiết để học các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp môn Toán ở Trung học cơ sở cũng như Trung học Phổ thông. Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực; nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống.Thông qua môn toán, học sinh tiểu học được trang bị một hệ thống kiến thức cơ bản về nhận thức. Những kỹ năng trong giờ học toán ở bậc tiểu học giúp các em có một quá trình rèn luyện tổng hợp các năng lực trí tụê, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết để nhằm phát triển trí thông minh của học sinh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, góp phần vào việc hình thành 1 các phẩm chất cần thiết của người lao động mới như: Cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, chủ động, khoa học. Từ đó các em có thể vận dụng, kết hợp với các số liệu thực tế đã thu thập được để sáng tạo ra các đề toán, phản ánh các sự việc trong cuộc sống. Phản ánh mối tương quan giữa một số đại lượng thường gặp trong thực tế. Quá trình học Toán đã giúp học sinh thấy được “Toán học bắt nguồn từ thực tế và trở lại phục vụ thực tế“, thấy được “ Sự tương quan giữa các đại lượng và các sự vật…” Chương trình tiểu học hiện nay được xây dựng trên quan điểm tích cực hoá người học, lấy “ Học sinh làm trung tâm”. Đây thực sự là bước phát triển mới của khoa học giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Chương trình Toán lớp 3 là một bộ phận của chương trình toán tiểu học,. Chương trình được xây dựng, kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học toán 3 ở nước ta, nĩ tiếp tục thực hiện những dổi mới về gio dục tốn học ở cc lớp 1 v 2 . Chương trình nhấn mạnh hơn đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, có hệ thống trong sự hoàn chỉnh tương đối của các kiến thức và kỹ năng đó. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã được xác định trong các Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) và Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) của Đảng, các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được thể chế hoá trong Luật Giáo dục và được cụ thể hoá trong Chỉ thị 15 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong Luật Giáo dục (2005), Khoản 2, Điều 27 đã ghi : "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bồi dưỡng khả năng làm việc theo nhóm cho HS, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS". 2 Như vậy, có thể nói tư tưởng và cũng là mục đích của quá trình đổi mới PPDH là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh thực chất là tính tích cực nhận thức được đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Để đạt được mục tiêu trên, hiện nay mỗi chúng ta đang thực hiện đổi mới PPDH bằng cách áp dụng một số phương pháp và hình thức dạy học tích cực trong đó có hình thức dạy học theo nhóm và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng hình thức dạy học này ở tiểu học mà nhất là áp dụng cho môn Toán chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn vì hiện tại chưa có tài liệu cũng như chưa có các biện pháp hữu hiệu trong việc áp dụng hình thức thảo luận nhóm phù hợp cho từng bộ môn và đối tượng HSTH nên nhìn chung hiệu quả đạt được chưa cao. Xuất phát từ những lí do trên, với mong muốn tiếp tục nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm và vận dụng vào dạy học môn Toán lớp 3 nhằm gây hứng thú trong học tập cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn đạt hiệu quả cao hơn, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3". II/ MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm và vận dụng vào việc dạy học Toán lớp 3 nhằm gây hứng thú trong học tập cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 3 B. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: 1.Những việc đã làm: Chúng ta biết rằng dạy học theo nhóm là hình thức dạy học đặt HS vào môi trường học tập tích cực. Trong đó, HS được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm, HS được khuyến khích thảo luận và làm việc hợp tác với nhau. Thông qua hoạt động nhóm, các em được rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, HS có điều kiện học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực trên cơ sở làm việc và hợp tác. Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, 4 tin tưởng lẫn nhau trong học tập. Tổ chức học tập theo nhóm còn giúp các em nhút nhát, khả năng giao tiếp, diễn đạt kém có điều kiện được rèn luyện, tập dượt từ đó khẳng định bản thân trong môi trường hoạt động nhóm. Chính vì những lí do trên mà ngay từ đầu năm học, khi tiếp nhận lớp tôi đã vận dụng linh hoạt hình thức dạy học theo nhóm trong các tiết dạy để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Thực tế dạy học cho tôi thấy việc thảo luận nhóm của học sinh lớp mình đạt hiệu quả chưa cao vì những nguyên nhân sau: - Học sinh chưa có thói quen thảo luận nhóm, việc hình thành nhóm còn chậm nên chiếm nhiều thời gian của tiết học. - Ý thức tự giác, tự quản trong mỗi nhóm còn hạn chế. Nhóm trưởng chưa điều khiển được các bạn trong nhóm tập trung thảo luận tốt. Các thành viên trong nhóm chưa lắng nghe ý kiến của nhau. - Trong nhóm nhiều trình độ thì học sinh khá, giỏi làm việc tích cực còn những học sinh chậm, yếu thì ngại nói, tham gia một cách thụ động, thậm chí có lúc không làm việc trong nhóm. - Đối với các môn học khác như: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt thì học sinh thảo luận nhóm có phần sôi nổi hơn nhưng riêng ở môn toán thì hiệu quả thảo luận không đạt được như mong muốn vì việc tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức của môn Toán đối với HS còn nhiều khó khăn. Hầu hết các em chỉ suy nghĩ rồi ghi kết quả của mình mà thiếu sự hợp tác trong nhóm. Sau khi đã đánh giá đúng thực trạng và tìm ra được nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc thảo luận nhóm của học sinh, tôi đã tập trung 5 nghiên cứu kĩ hình thức dạy học theo nhóm, làm rõ vai trò của người giáo viên trong dạy học theo nhóm nói chung và dạy học theo nhóm trong quá trình giảng dạy môn Toán nói riêng để giúp HS thảo luận nhóm đạt hiệu quả. 2. Thời gian thực hiện: Sáng kiến này được thực hiện trong suốt cả năm học trên cơ sở rút kinh nghiệm quá trình vận dụng dạy học kể cả những năm học trước. Trong các tiết lên lớp, tôi đã từng bước khắc phục cho các em những tồn tại, đưa ra các biện pháp hữu hiệu để giúp học sinh học tập thành công. 3. Biện pháp thực hiện: 3.1. Nghiên cứu, đề xuất những biện pháp chung để giúp cho việc thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 đạt hiệu quả: a. Giáo viên phải nắm vững các dạng hoạt động nhóm để căn cứ vào đó có thể chọn hoạt động nhóm phù hợp với nội dung bài dạy. b. Phải nắm vững cách thức tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm: - Nắm vững đặc điểm của nhóm lớn và nhóm nhỏ, những ưu điểm-tồn tại của từng loại nhóm. - Để giúp nhóm hoạt động có hiệu quả, giáo viên cần giúp học sinh trong nhóm biết và hiểu rõ công việc của mình. Vì vậy phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm như: + Nhóm trưởng: Quản lí, chỉ đạo, điều khiển các thành viên trong nhóm hoạt động. + Thư kí: Ghi chép kết quả công việc của nhóm sau khi được sự đồng tình của cả nhóm. + Báo cáo viên trình bày trước lớp kết quả thảo luận của cả nhóm. 6 + Các thành viên khác có nhiệm vụ tham gia tích cực, đóng góp ý kiến vào hoạt động của nhóm. Tuy nhiên, giáo viên cần linh hoạt khi phân công nhiệm vụ, không phải bao giờ một nhóm cũng đủ các thành phần như đã nêu trên. Mặt khác, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các nhóm khác nhau và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong nhóm. Điều đó nhằm tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kinh nghiệm học tập với những bạn khác. Đồng thời các em cũng được rèn luyện và phát triển các thao tác tư duy và năng lực hoạt động của bản thân. - Ngay từ khi soạn giáo án, giáo viên cần lựa chọn kiểu nhóm và dự kiến chia nhóm cho phù hợp với các phần của tiết dạy. c. Nắm được các yêu cầu để nhóm hoạt động có hiệu quả. Để nhóm hoạt động có hiệu quả thì việc tổ chức hoạt động nhóm cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau: - GV cần giúp các thành viên trong nhóm biết và hiểu được công việc của nhóm và của bản thân. HS biết rõ những việc cần làm, biết giúp đỡ nhau và lo lắng tới công việc chung. - Toàn nhóm làm việc hợp tác và đồng lòng với quyết tâm của cả nhóm. - Hình thành cho HS thói quen tích cực suy nghĩ và tham gia vào các hoạt động của nhóm như phát biểu ý kiến, tranh luận - Vai trò của nhóm trưởng, báo cáo viên, thư kí được thực hiện luân phiên. d. Phát huy vai trò của giáo viên trong dạy học theo nhóm. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, người cố vấn gợi mở, khuyến khích và hỗ trợ việc học của học sinh. Để giúp HS hoạt động nhóm đạt hiệu quả người giáo viên cần phải thực hiện những việc sau: - Khi giao việc cho nhóm, giáo viên phải trình bày nội dung một cách rõ ràng, cụ thể: nêu thứ tự nội dung công việc cần làm, phân công công việc 7 cho các thành viên trong nhóm, ấn định thời gian làm việc cụ thể (chỉ nên dành 3-5 phút cho một hoạt động). - Nếu các nhiệm vụ là khác nhau, GV cần lập phiếu hoạt động và giao cho từng nhóm. - Nếu các nhiệm vụ giống nhau thì giáo viên có thể ghi nội dung hoạt động lên bảng. - GV cần quan sát, theo dõi và giúp đỡ tất cả các nhóm: cung cấp thêm thông tin cho nhóm này, giải đáp thắc mắc cho nhóm kia, nhắc nhở nhóm này làm việc lạc hướng, nhóm kia đang có sai sót và hướng dẫn các em cách sửa chữa. Đặc biệt, GV cần phát hiện và hỗ trợ các nhóm có khó khăn bằng cách đặt câu hỏi, hướng dẫn trả lời, cung cấp thêm thông tin cho các em. - Động viên, khuyến khích và khen ngợi các em nhằm tạo không khí phấn khởi, tự tin trong học tập. Dáng điệu, cử chỉ của GV cần phải thể hiện thái độ thân mật, hợp tác, đồng tin, tạo niềm tin cho các em. - GV không nên nói trước toàn lớp trong khi các em đang hoạt động. Nếu cần thiết, GV có thể dừng mọi hoạt động để tất cả HS chú ý và lắng nghe những điều mình muốn nói. - Khi các nhóm trình bày, GV yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung và so sánh cách làm, kết quả với nhóm mình. Đồng thời, GV cần động viên, khuyến khích các nhóm và cá nhân đưa ra các câu hỏi có liên quan đến công việc của mỗi nhóm để HS trả lời. Khi HS phát biểu xong, GV mới đưa ra ý kiến của mình. 3.2. Một số ví dụ minh hoạ cụ thể về việc vận dụng hình thức làm việc theo nhóm trong dạy học Toán lớp 3. Trong quá trình dạy học Toán lớp 3, có rất nhiều bài tôi chọn cho các em thảo luận theo nhóm nhỏ (2->4 HS) và thường chia nhóm theo nhiều cách nhưng chủ yếu là chia theo nhóm cố định và nhóm gần nhau. 8 a. Khi yêu cầu HS thảo luận để tìm ra kiến thức mới như lập các công thức nhân, chia, giải bài toán về tìm một trong các phần bằng nhau của một số, gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần, thì có thể tiến hành chia nhóm trình độ (trong nhóm có cả HS khá, giỏi, trung bình, yếu). Ví dụ: Khi dạy bài bảng chia 6, SGK/24: GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 ( nhóm nhiều trình độ) với nhiều nội dung: Dựa vào bảng nhân 6 đã học, các em hãy thảo luận để tìm cách lập và lập hoàn chỉnh bảng chia 6. Trong quá trình HS thảo luận có thể ưu tiên cho HS chậm, nhắc lại bảng nhân 6. Sau đó, các thành viên trong nhóm thảo luận với nhau dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia để lập hoàn chỉnh bảng chia 6, thư kí ghi vào giấy nháp và cử đại diện nhóm trình bày. *Khi dạy bài tìm thành phần chưa biết của phép tính như: tìm số chia thì việc cho HS thảo luận nhóm nhỏ ở phần hình thành kiến thức mới là vô cùng cần thiết. Các em thảo luận để nêu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm; trao đổi để nêu được cách tìm thành phần chưa biết. Trong khi HS thảo luận, GV đến các nhóm để giúp đỡ và hướng dẫn thêm. Đối với các nhóm còn lúng túng khi thảo luận, GV gợi ý để các em xác định thành phần chưa biết là gì? Cách tìm như thể nào? Đối với các nhóm đã thảo luận xong, GV gợi ý để các em tự đưa ra một số ví dụ và thực hiện tương tự để củng cố lại cách làm, tự tìm ra được quy tắc Ví dụ: Bài Gam SGK/65: Trong phần hình thành kiến thức mới, cung cấp cho HS biểu tượng về gam thì nhất thiết phải tổ chức cho các em thực hành theo nhóm cân một số đồ vật theo đơn vị đo gam, kilôgam: cân khối lượng của quyển vở, quyển sách, quả táo Các em trao đổi, quán xuyến lẫn nhau trong nhóm, GV chỉ là người tổ chức, giúp đỡ và hướng dẫn các hoạt động học tập. * Tổ chức thảo luận nhóm nhằm định hướng giải quyết và đưa ra cách giải quyết một vấn đề nào đó: 9 Ví dụ: Hình thành kiến thức về biểu thức và giá trị biểu thức (Bài Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo) SGK/81). Xuất phát ban đầu là bài tập tính giá trị của biểu thức 30 + 5 : 5, HS hoàn toàn thống nhất cách tính giá trị của biểu thức này: Đây là biểu thức có cả phép cộng và phép chia, ta thực hiện phép chia trước : 5 chia cho 5 bằng 1; tiếp theo thực hiện phép cộng: 30 cộng 1 bằng 31. Đến đây GV đặt vấn đề: Nếu muốn thực hiện phép cộng 30 + 5 trước, sau đó mới thực hiện phép chia cho 5, ( Ví dụ để tìm đáp án cho bài toán gộp: Người ta đem nhốt 30 con gà mái và 5 con gà trống vào 5 chuồng .Hỏi mỗi chuồng có bao nhiêu con gà? Biết rằng số gà nhốt ở mỗi chuồng là như nhau, ) các em có thể thêm kí hiệu vào biểu thức như thế nào? HS sẽ thảo luận theo từng nhóm 4 và đưa ra các cách kí hiệu khác nhau: có em đề nghị khoanh vào tổng 30 + 5, có em đề nghị gạch dưới, có em đề nghị kí hiệu dấu móc : 5 : 5 35 + 5 : 5 35 + 5 : 5 Các nhóm đề xuất các giải pháp và trình bày trước lớp. Cả lớp thảo luận và thấy các cách đều hợp lí nhưng cần thống nhất chung một kí hiệu. Khi đó GV mới đưa ra kí hiệu thống nhất của toán học và sử dụng dấu ngoặc: (30 + 5) : 5 Cuối cùng GV cho HS thảo luận để đưa ra quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc. * Tổ chức thực hành đo các đại lượng: Ví dụ: Sau khi học xong đại lượng độ dài và Bảng đơn vị đo độ dài, GV có thể cho HS thực hiện nhiệm vụ sau: Đo và thống kê số liệu chiều cao của từng bạn trong lớp. 10 30 +5 30 + 5 [...]... quen và nhóm Việc hình thành nhóm còn phương pháp học tập theo nhóm HS châm, chiếm nhiều thời gian đã nắm được các kiểu nhóm và cách chia nhóm nên việc hình thành nhóm theo yêu cầu của GV không mất - Ý thức tự giác, tự quản trong mỗi nhiều thời gian nhóm chưa cao Các thành viên trong - Các thành viên trong nhóm đã có ý nhóm chưa lắng nghe ý kiến của thức tự giác, tự quản tốt Các nhóm nhau thảo luận sôi... tham gia thảo luận tích cực, điều này đã đóng góp vào sự thành công của cả nhóm 17 C PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ& VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG VÀO NỘI DUNG THỰC TIỄN 1 Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu lý luận về hình thức dạy học theo nhóm và tìm hiểu về thực trạng của việc dạy học theo nhóm ở môn Toán lớp 3, tôi đã đề xuất một số biện pháp dạy học theo nhóm và vận dụng vào thực tế dạy học môn Toán lớp 3 bước đầu... tập trung vào nội dung thảo luận nên không gây mất trật tự Trong quá trình thảo luận, các thành viên trong nhóm đã biết lắng nghe ý kiến của nhau để bổ sung và - Các thành viên trong nhóm chưa hoàn chỉnh theo yêu cầu của GV nắm được nhiệm vụ của mình Nhóm - HS đã nắm được nhiệm vụ của trưởng chưa điều khiển được các bạn mình, biết đươc nhiệm vụ chính của 16 thảo luận đạt hiệu quả nhóm trưởng, thư kí,... chiều cao của mỗi bạn), kết quả đo chiều cao của mỗi bạn khác nhau Vì vậy cả lớp thống nhất chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm đo chiều cao của mỗi bạn thuộc nhóm của mình Mỗi nhóm đều thực hiện nhiệm vụ: Đo chiều cao từng bạn (theo đúng thao tác đo đã được học), ghi chép số liệu vào nháp (hoặc sổ), sắp xếp tên các bạn theo thứ tự từ thấp đến cao Xác định bạn cao nhất, bạn thấp nhất trong nhóm. .. giải bài toán và vận dụng làm bài đạt kết quả cao * Với các bài rèn kĩ năng tính cũng cần có sự lựa chọn cho HS thảo luận *Một số bài tập về xếp hình trong chương trình Toán 3 cũng tương đối khó với HS Vì vậy GV cũng cần cho các em thảo luận nhóm 2 để làm các bài tập này Ví dụ: Bài tập 4SGK/80: Cho 8 hình tam giác, Hãy xếp thành hình dưới đây: mỗi hình như hình sau: Với dạng bài tập này, HS thảo nhóm đôi... tích cực trong học tập và nâng cao chất lượng học toán của học sinh, giáo viên cần: • Nắm vững mục tiêu từng bài học, trên cơ sở đó có biện pháp tổ chức dạy học thích hợp cho học sinh • Phải lựa chọn nội dung thảo luận nhóm hợp lý thì việc áp dụng hình thức dạy học theo nhóm mới mang lại hiệu quả • Việc sử dụng hình thức dạy học theo nhóm phải được tiến hành thường xuyên, đều khắp ở tất cả các môn học... năm học 2008 -2009 như sau: Giữa kỳ I: Điểm : 9 -10 30 em / 38 em Điểm : 7 - 8 7em / 38 em Điểm : 5 - 6 1em / 38 em Đa số các em đều thích thú, sôi nổi khi học toán, viết chữ rõ ràng, biết trình bày bài toán sạch, đẹp Một số em khá, giỏi trong lớp đã có thể hiểu và phân tích được đề toán, tự tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, giải toán đúng được bài toán Từ thực tế trên, tôi rút ra bài học kinh nghiệm... GV cho 2 nhóm lên ghép ở bảng cài, các nhóm khác theo dõi nhận xét Ví dụ: Bài tập 2 SGK/24 6x4= 6x2= 6x5= 6x1= 24 : 6 = 12 : 6 = 30 : 6 = 6:6= 24 : 4 = 12 : 2 = 30 : 5 = 6:1= 15 GV cho HS tự tính nhẩm độc lập sau đó thảo luận theo nhóm 2 để tìm ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia và diễn đạt bằng lời trong nhóm c Tổ chức thực hiện nhiệm vụ học tập theo từng cặp nhằm kiểm tra lẫn nhau trong cặp:... đã mang lại kết quả khả quan: HS phát huy được tính tích cực, tương tác trong dạy học theo nhóm Đồng thời với hình thức dạy học này đã hấp dẫn, lôi cuốn HS vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV Kết quả đạt được: Năm học 2006 -2007; 2007-2008: 100% học sinh lớp tôi chủ nhiệm đều đạt điểm khá giỏi môn toán Kết quả kiểm tra môn toán năm học 2008... đã thực hiện trong quá trình giảng dạy môn toán cho học sinh lớp ba Kính mong các quý thầy cô vui lòng góp ý chỉ bảo thêm để các giải pháp này thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, giúp cho tôi giảng dạy tốt hơn môn toán cho học sinh nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo TÀI LIỆU THAM KHẢO: + Vũ Quốc Chung 19 - Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình . pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3& quot;. II/ MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm và. pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm và vận dụng vào dạy học môn Toán lớp 3 nhằm gây hứng thú trong học tập cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn đạt hiệu quả cao hơn, tôi. giác, tự quản trong mỗi nhóm còn hạn chế. Nhóm trưởng chưa điều khiển được các bạn trong nhóm tập trung thảo luận tốt. Các thành viên trong nhóm chưa lắng nghe ý kiến của nhau. - Trong nhóm nhiều

Ngày đăng: 13/04/2015, 22:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan