1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Nâng cao hiệu quả trong tạo lập văn bản Nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9

11 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 123 KB

Nội dung

Vấn đề càng có ý nghĩa xã hội sâu rộng, văn bản nghị luận càng có giá trị… Nghị luận xã hội là một lĩnh vực rất rộng lớn, từ bàn bạc những sự việc, hiện tượng đời sống đến bàn luận những

Trang 1

I Đặt vấn đề :

Văn bản nghị luận được tạo tập nhằm giải quyết những vấn đề trong cuộc sống Vấn đề càng có ý nghĩa xã hội sâu rộng, văn bản nghị luận càng có giá trị… Nghị luận xã hội là một lĩnh vực rất rộng lớn, từ bàn bạc những sự việc, hiện tượng đời sống đến bàn luận những vấn đề chính trị, chính sách, từ những vấn đề đạo đức, lối sống đến những vấn đề có tầm chiến lược, những vấn đề tư tưởng triết lí Nghị luận xã hội có hai hình thức cơ bản: nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Hai hình thức

cơ bản này bắt nguồn từ đời sống mà các em có thể nhìn thấy, nghe thấy hàng ngày nhưng ít có dịp để các em suy nghĩ, đánh giá về các mặt đúng sai, xấu tốt, lợi hại… để từ đó nêu ra suy nghĩ của bản thân, định hướng hành động và rèn luyện các chuẩn mực đạo đức, hướng tới chân- thiện - mỹ…

Trong thực tế giảng dạy tại trường Trung học cơ sở Đồng Thắng, tôi thấy cách hành văn nghị luận xã hội của học sinh còn yếu Các em viết rất ngắn, luận điểm lộn xộn hoặc dập khuôn theo bố cục mà sách giáo khoa cung cấp Đa phần học sinh đều cho rằng đây là kiểu văn bản khó học và học còn yếu

ở phân môn này Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do giáo viên còn coi trọng lí thuyết, kiến thức bài học phụ thuộc vào sách giáo khoa, chưa chú ý bổ sung dàn ý cho học sinh, chưa chú trọng thực hành dẫn đến học sinh chưa nắm được phương pháp và không hình thành được kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội Qua giảng dạy, tôi luôn trăn trở để tìm ra phương pháp giúp học sinh học tốt hơn văn nghị luận xã hội Một trong những phương pháp

có hiệu quả mà tôi đã thực hiện được đó là việc bổ sung dàn ý trong các giờ dạy cách làm bài văn nghị luận này cho học sinh Đây chính là lí do mà bản thân tôi chọn đề tài :

“Nâng cao hiệu quả trong tạo lập văn bản Nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9”.

Trang 2

II Giải quyết vấn đề : 1- Cơ sở lí luận của vấn đề

Văn nghị luận là kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ và dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định, giúp họ hiểu, tin, tán đồng và làm theo mình

Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa xã hội,đáng khen, đáng chê, hhay có vấn đề đáng suy nghĩ Đặc điểm của văn bản nghị luận là phải bắt đầu từ sự việc hiện tượng có thật trong đời sống hàng ngày mà chính các em cũng nhìn thấy, nghe thấy hoặc tham gia rồi mới rút ra những nhận xét đánh giá mang tính khái quát Yêu cầu chung của bài văn nghị luận này là phải nêu lên những vật hiện tượng có vấn

đề phân tích mặt sai, đúng, mặt lợi, mặt hại của nó Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến của người viết, định hướng hành động Về hình thức : Bài văn nghị luận này phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng , luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác sinh động

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí lẽ sống của con người Đặc điểm nổi bật của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, là đề cập những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, có giá trị trong đời sống xã hội Đó là những chuẩn mực được đông đảo thừa nhận,có sức sống lâu bền trong đời sống dân tộc như: lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, sự hiếu thảo, biết ơn …để từ đó mà hướng đến những hành động cụ thể nhằm làm tốt những tư tưởng đạo lí đó Yêu cầu chung của bài văn nghị luận này là làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh đối chiếu , phân tích… Để chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai của tư tưởng đạo lí nào đó, nhằm khẳng định hay phủ định

nó Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng dắn, sáng tỏ , lời văn chính xác, sinh động

Trang 3

Như vậy, văn nghị luận xã hội không chỉ là tiếng nói của trí tuệ mà còn là của lí trí, của tình cảm Nó thuyết phục thuyết phục người đọc, người nghe chủ yếu bằng nội dung luận thuyết, chất liệu và sức mạnh chủ yếu của nó là lí

lẽ và lập luận Để học sinh làm tốt bài văn nghị luận, trước tiên người dạy phải cho học sinh hiểu rõ thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận sau đó đến nhận thức đề và cuối cùng là rèn cho học sinh kĩ năng xây dựng văn bản thông qua các bước làm bài ( Tìm hiểu đề và tìm ý ; Lập dàn ý; Viết bài theo dàn ý; Đọc lại bài viết và sữa chữa lỗi) Để có kĩ năng tạo lập văn bản thì giáo viên cần chú ý khâu xây dựng dàn ý – bố cục của bài văn nghị luận Kĩ năng này cần chú ý cho học sinh xây dựng trong hai tiết học cụ thể đó là :

Tiết 100

– Cách làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống và Tiết

114, 115 - Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

(theo phân phối chương tình )

2- Thực trang của vấn đề :

Trong quá trình làm bài kiểm tra ( Viết bài tập làm văn số 5 ) ở lớp, bài thi khảo sát giữa học kì II , bài kiểm tra học kì II, hoặc thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn của những năm qua , học sinh làm bài văn nghị luận xã hội còn nhiều hạn chế Bài làm của học sinh thường sơ sài,chung chung ,diễn đạt lan man, ngây ngô, lúc thừa, lúc thiếu, có khi xa đề, lạc đề Có học sinh còn không biết viết mở bài, không biết xây dựng luận điểm ,luận cứ, có bài chỉ 8 đến 10 dòng là hết … Thực trạng này làm cho đội ngũ giáo viên chúng tôi phải trăn trở, phải suy nghĩ …

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng :

Học sinh không có kĩ năng tạo lập văn bản, không có định hướng khi làm bài văn nghị luận xã hội , tiếp thu thụ động kiến thức trong sách giáo khoa…

Trang 4

Giáo viên dạy sử dụng phương pháp chưa thực sự phù hợp, phương pháp trực quan vào tiết học còn hạn chế đặc biệt còn sự dập khuôn theo sách giáo khoa…

Ví dụ :

Ở tiết 100 – “Cách làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống”

có ghi đầy đủ các bước làm bài (Tìm hiểu đề và tìm ý ; Lập dàn ý; Viết bài theo dàn ý; Đọc lại bài viết và sữa chữa lỗi) nhưng phần lập dàn ý ở văn bản mẫu và cả phần kết luận (ghi nhớ) còn sơ sài, chung chung, điều này làm học sinh khó hiểu và chưa hình thành được kĩ năng để viết bài

Trong phần II Cách làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống

Mục 2 nhỏ

* Lập dàn ý về hiện tượng Phạm Văn Nghĩa ( Sách giáo khoa Ngữ văn 9,

tập2 trang 23)

a Mở bài

Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa, nêu sơ lược tấm gương bạn nghĩa

b.Thân bài

- Phân tích ý nghĩa việc làm của Phan Văn Nghĩa

- Đánh giá việc làm của Phan Văn Nghĩa

- Đánh giá ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa

c Kết bài:

- Khái quát ý nghĩa của tấm gương Phan Văn Nghĩa

- Rút ra bài học cho bản thân

* Phần kết luận: (ghi nhớ).Ý2

Dàn bài chung :

-Mở bài : Giới thiệu sự việc hiện tượng có vấn đề

-Thân bài : Liên hệ thực tại ,phân tích các mặt ,đánh giá, nhận định

-Kết bài : Kết luận, khẳng định ,phủ định lời khuyên

Ở Tiết 114, 115 - Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Trong mục II Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ( Để hình thành kiến thức cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thì sách giáo khoa cung cấp đủ các bước làm bài (Tìm hiểu đề,tìm ý ; Lập dàn ý ;Viết bài ; Đọc lại bài và sữa lỗi bài viết ) thế nhưng lập dàn ý của phần văn bản mẫu và phần ghi nhớ cũng rất sơ lược ,chung chung ,khó hiểu…)

cụ thể như sau :

Trang 5

Đề bài là : Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

Bước thứ hai trong cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Lập dàn ý :

a Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó

b.Thân bài :

- Giải thích nội dung câu tục ngữ

- Đánh giá nội dung câu tục ngữ

c Kết bài :

- Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày nay

* Phần kết luận: (ghi nhớ).Ý2

Dàn bài chung :

-Mở bài : Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận

-Thân bài :Giải thích chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Nhận định, đánh giá, vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh cuộc sống, riêng chung

-Kết bài :Kết luận tổng kết,nêu nhận thức mới, bày tỏ ý khuyên bảo,tỏ ý hành

động

Như vậy việc lập dàn ý và hình thành kĩ năng lập dàn ý, tạo lập văn bản trong kiểu bài nghị luận xã hội còn chung và khái quát hóa Theo tôi đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc học sinh chưa có kĩ năng khi tạo lập một văn bản nghị luận xã hội (trình bày lộn xộn, thiếu ý và quá ngắn )

III Giải pháp và tổ chức thực hiện :

1 Giải pháp đang thực hiện

Để hình thành kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận xã hội ngoài việc dẫn dắt học sinh nắm vững các bước làm bài (Tìm hiểu đề, tìm ý ; Lập dàn ý ; Viết bài ; Đọc lại bài và sữa lỗi bài viết ) thì giáo viên cần chú ý dẫn dắt học sinh xây dựng dàn ý chi tiết hơn cho từng kiểu bài

Ví dụ 1: Ở tiết 100 – “Cách làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống”

Mục 2 nhỏ Tìm hiểu văn bản mẫu chú ý cho học sinh lập dàn ý

* Lập dàn ý về hiện tượng Phạm Văn Nghĩa ( Sách giáo khoa Ngữ văn 9,

tập2 trang 23)

a Mở bài

Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa, nêu sơ lược tấm gương bạn Nghĩa và nêu việc Thành đoàn phát động phonh trào học tập Phạm Văn Nghĩa

b.Thân bài

- Phân tích ý nghĩa việc làm của Phan Văn Nghĩa

+ Chỉ ra các việc Phạm Văn Nghĩa đã làm, việc không khó nhưng có ý nghĩa

Trang 6

- Đánh giá việc làm của Phan Văn Nghĩa

Nguyên nhân ( Thương mẹ ) ( Kết hợp giữa học và hành.)

Kết quả việc làm ( giúp được mẹ , nâng cao thu nhập, tiết kiệm được sức lực và thời gian ,được mọi người kính trọng noi theo

- Đánh giá ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa Học tập tích cánh của Phạm Văn Nghĩa thương mẹ, sáng tạo Kêu gọi mọi người hày học tập …

c Kết bài:

- Khái quát ý nghĩa của tấm gương Phan Văn Nghĩa

- Rút ra bài học cho bản thân

Để hình thành kĩ năng tạo lập văn bản trong tiết học này bên cạnh cung cấp kiến thức về các bước làm bài thi giáo viên phải hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài chung chi tiết hơn

Cụ thể là : Phần ghi nhớ ý 2

-Mở bài :

Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần nghị luận (Nêu luận điểm tổng quát) -Thân bài :

+ gọi tên sự việc, hiện tượng cần nghị luận

+ Chỉ ra các biểu hiện cụ thể của sự việc, hiện tượng cần nghị luận

+ Phân tích nguyên nhân của sự việc, hiện tượng cần nghị luận

+ Chỉ ra hậu quả hoạc ích lợi của sự việc, hiện tượng cần nghị luận

+ Đề xuất các biện pháp phát huy hoặc khắc phục Bày tỏ ý kiến cá nhân -Kết bài :

+Khẳng định lại sự việc, hiện tượng cần nghị luận

+ Liên hệ bản thân

Ví dụ 2 : Tiết 114, 115 - Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

- Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

1 Tìm hiểu đề và tìm ý

* Tìm hiểu đề

- Loại đề: nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

- Yêu cầu: nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” ; thực chất

là phân tích cách cảm, cách hiểu và bài học rút ra từ câu tục ngữ một cách

có sức thuyết phục

- Tri thức cần có: vốn sống trực tiếp của bản thân, hiểu biết về tục ngữ ca dao, phong tục tập quán, văn hóa dân tộc

* Tìm ý:

- Giải thích câu tục ngữ :

+ Nghĩa đen:

- Nước là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mềm, mát cơ động trong mọi địa hình,

có vai trò đặc biệt trong đời sống

- Nguồn là nơi bắt đầu mọi dòng chảy

Trang 7

+ Nghĩa bóng (chủ yếu):

- Nước là những thành quả mà con người được hưởng thụ, bao gồm các giá trị vật chất( cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện thắp sáng, tiện nghi cuộc sống, thuốc men chữa bệnh) Các giá trị tinh thần ( văn hóa, nghệ thuật, lễ hội)

- Nguồn là những người làm ra những thành quả đó, là lịch sử, là truyền thống sáng tạo của dân tộc

Nguồn là tổ tiên là gia đình, là xã hội là dân tộc

+ Bài học đạo lí của Uống nước nhớ nguồn:

- Những người hôm nay được hưởng thành quả vật chất và tinh thần phải biết ơn những người đã làm ra nó trong lịch sử lâu dài của dân tộc

- Nhớ nguồn là lương tâm trách nhiệm của mọi người

- Nhớ nguồn là phải biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ và phát huy những thành quả đã có

- Nhớ nguồn là không vong ơn phụ nghĩa

- Nhớ nguồn là phải học tập, tiếp tục sáng tạo ra những thành quả mới

- Ý nghĩa của đạo lí :

- Đạo lí này giúp giữ gìn những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc Đây

là một nguyên tắc làm người của người Việt Nam

2 Lập dàn ý

* Mở bài:

Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ

* Thân bài:

- Giải thích câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)

- Nhận định đánh giá

+ Câu tục ngữ nêu lên đạo lí làm người

+ Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc

+ Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế

+ Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc

* Kết bài : Câu tục ngữ thể hiện một trong những vẻ đẹp văn hóa của dân

tộc Việt Nam

Để hình thành kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo

đức thì tôi đặc biệt chú ý đến hoạt động xây dựng dàng ý chung ở phần ghi nhớ

Lập dàn ý chung

-Mở bài : Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận (Nêu luận điểm

tổng quát)

-Thân bài :

+ Giải thích khái niệm cần nghị luận.(Trả lời câu hỏi: Là gì?)

+ Chỉ ra các biểu hiện cụ thể của tư tưởng đạo lí cần bàn luận luận

+ Phân tích nguồn gốc, nguyên nhân của tư tưởng đạo lí cần bàn luận

+ Chỉ ra các mặt đúng- sai, lợi- hại , của tư tưởng đạo lí cần bàn luận

+ Đề xuất các biện pháp phát huy hoặc khắc phục Bày tỏ ý kiến cá nhân

Trang 8

-Kết bài :

+Khẳng định giá trị của tư tưởng đạo lí cần bàn luận

+ Liên hệ bản thân

2 Kết quả kiểm nghiệm

Năn học 2014-2015 tôi đã áp dụng kinh nghiệm nêu trên ở lớp 9B trường Trung học cơ sở Đồng Thắng, tôi đã khảo sát trên bài viết Tập làm văn số 5 ( Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống ) Kết quả cho thấy kĩ năng viết văn nghị luận xã hội ở lớp thực nghiệm (lớp 9B) cao hơn so với lớp không thực nghiệm (9A) cụ thể là :

L

ớp

số

Điểm Giỏi

Điểm Khá

Điểm Trung bình

Điểm Yếu

Điểm Kém

Trung bình trở lên

9

B

25

9

A

Khi học sinh có kiến thức và kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận xã hội, các

em có được tư duy logic trong nói và viết Các vấn đề xã hội được các em trình bày rõ ràng mạch lạc có tính thuyết phục cao đối với người đọc, người nghe Hình thành cho các em thói quen liên hệ thực tế khi trình bày các vấn

đề có liên quan Đồng thời góp phần quan trọng trong giáo dục kĩ năng sống như: Suy nghĩ,phê phán ,sáng tạo , phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân ; kĩ năng tự nhận thức;kĩ năng ra quyết định – lựa chọn cách thể hiện quan điểm và góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh

IV Kết luận và kiến nghị:

Như vậy , hiệu quả trong việc vận dụng kinh nghiệm tạo lập văn bản nghị luận xã hội đã thấy rõ.Tuy nhiên vận dung kinh nghiệm này có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào khả năng của giáo viên và đối tượng học sinh Vì thế trong quá trình tổ chức dạy học mỗi giáo viên cần linh hoạt trong kế hoạch dạy học bài học, linh hoạt trong sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để phát huy tối đa khả năng tìm tòi sáng tạo của học sinh trong giờ học

Trang 9

Tôi hy vọng rằng ,trong những năm gần đây Phòng Giáo dục- Đào tạo

sẽ tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn ,những buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm để chúng tôi có thêm những phương pháp dạy học hay ,hiệu quả

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện đề tài này tôi không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo

Xin chân th nh c m n !ành cảm ơn ! ảm ơn ! ơn !

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 3 năm 2015 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác

Người thực hiện

Nguyễn Thi Hà

Trang 10

Tµi liÖu tham kh¶o

1 Sách giáo khoa Ngữ văn 7,8, 9(tập 2) – Nhà xuất bản giáo dục

2 Sách giáo viên Ngữ văn 7,8,9 (tập 2) – Nhà xuất bản giáo dục

3 Ngữ văn nâng cao 7,8, 9 – Nhà xuất bản giáo dục

4 Tài liệu ôn thi vào lớp 10 – Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

5 Chuẩn kiến thức và kĩ năng môn Ngữ văn Trung học cơ sở

6 Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở -

Nhà xuất bản giáo dục 7 Thiết kế bài giảng môn Ngữ văn 7,8,9 Nhà xuất bản giáo dục Mục lục Trang I Đặt vấn đề 1

II Giải quyết vấn đề 2

1 Cơ sở lí luân 2

2.Thực trạng của vấn đề ……… 3

III Giải pháp và tổ chức thực hiện ……… 5

1 Giải pháp đang thực hiện ……… 5

2 Kết quả kiểm nghiệm ……… 8

Ngày đăng: 31/03/2015, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w