Huyện ủy Đại Lộc cũng đã phối hợp với giáo viên sử của phòng giáo dục Đại Lộc biên soạn tài liệu lịch sử địa phương cho từng khối lớp.. Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THCS việc thực th
Trang 1Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc Những tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và phong phú của tri thức lịch sử dân tộc Không thể chấp nhận một học sinh rất hiểu biết về lịch sử dân tộc mà lại không biết gì về lịch sử nơi mình sinh ra và lớn lên, một người không thể không yêu quê hương xứ sở của mình mà lại yêu tổ quốc
Giúp các em hiểu biết về lịch sử địa phương, giáo dục lòng yêu quê hương xứ
sở của mình là trách nhiệm của giáo viên bậc THCS đặc biệt là giáo viên dạy bộ môn lịch sử Bộ giáo dục đã có qui định phân bổ các tiết lịch sử địa phương vào khung phân phối chương trình của bộ môn lịch sử từ lớp 6 đến 7, 8, 9 Huyện ủy Đại Lộc cũng đã phối hợp với giáo viên sử của phòng giáo dục Đại Lộc biên soạn tài liệu lịch sử địa phương cho từng khối lớp Nhưng làm thế nào để các em hứng thú tìm hiểu về lịch sử địa phương, chú ý nghe giảng ở các tiết lịch sử địa phương, khắc sâu các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở địa phương qua các giai đoạn lịch sử gợi lên trong các em niềm tự hào, lòng biết ơn, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước Đó là điều trăn trở của bản thân cũng như nhiều đồng nghiệp khác Là một giáo viên lịch sử, để đạt được mục đích trên, bản thân luôn tìm các giải pháp để dạy tiết lịch sử địa phương có hiệu quả nhất Qua quá trình giảng dạy bản thân rút ra một số kinh nghiệm xin cùng trao đổi với đồng nghiệp: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TIẾT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG HIỆU QUẢ NHẤT
2 Cơ sở lí luận
Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX đã đề ra và hoàn thiện đường lối đổi mới, trong đó coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đề cao “chiến lược con người”
Để thực hiện chiến lược này, phải chú trọng việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc và thái độ của lớp trẻ đối với lịch sử, đối với cội nguồn, đó chính là nền tảng cho sự nghiệp hiện đại hóa – công nghiệp hóa để đưa đất nước phát triển giàu mạnh, phồn vinh, sánh vai cùng các cường quốc
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nhận định: trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa giao lưu, mở rộng quan hệ quốc tế có rất nhiều sự tác động tiêu cực từ bên ngoài làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng đạo đức, lối sống và cách nghĩ của nhiều người, nhất là giới trẻ Vì vậy cần phải có những chính sách, giải pháp kịp thời và khả thi trong việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông, của đất nước đối với các em Mỗi công dân trong tương lai phải ý thức được rằng tất cả những gì chúng ta có được ngày hôm nay đều được đánh đổi bằng xương máu của cha ông chúng ta, do đó chúng ta không ai được phép quên đi cội nguồn của mình Để làm được điều này, nghị quyết của Đảng đã nêu rõ cần phải khôi phục, tôn tạo và giữ gìn những di tích lịch sử-văn hóa của dân tộc
Trang 2Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có một mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “cái chung và cái riêng” Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc Nói cách khác, lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao Chúng ta đều biết rằng, bất
cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương vì
nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của một địa phương nhất định dù rằng các sự kiện đó có tính chất, qui mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau Có những
sự kiện hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp nhưng cũng có những sự kiện, hiện tượng mà tác động của nó vượt ra khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa quốc gia, thậm chí là ý nghĩa quốc tế Mặt khác tìm hiểu về lịch sử địa phương không chỉ là công việc của nhà nghiên cứu mà còn là nhu cầu, trách nhiệm của mỗi công dân trong xã hội Sự hiểu biết về lịch sử dân tộc nó bao hàm cả sự am tường về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương,
xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình Làm tốt việc dạy tiết lịch sử địa phương
sẽ có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó gợi ở các em niền tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng chính là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc
3 Cơ sở thực tiễn
Trên thế giới, nhất là các nước tiên tiến, công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch
sử địa phương rất được chú trọng Nghành “địa phương học” đã ra đời và có vị trí, vai trò đáng tin cậy trong việc hoạch định và thực thi những nhiệm vụ kinh tế-xã hội của từng địa phương trong tổng thể chiến lược quốc gia Nghiên cứu tìm hiểu lịch sử địa phương không chỉ là công việc của giới nghiên cứu mà đã được xã hội hóa, thu hút được sự quan tâm của nhiều người, nhiều tầng lớp, nhiều nghành, trong đó ngành công nghiệp du lịch là đáng kể nhất Đặc biệt trong thời kì đổi mới và mở rộng giao lưu quốc tế, nhu cầu tìm hiểu về lịch sử địa phương lại càng được quan tâm hơn
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THCS việc thực thi theo PPCT của bộ giáo dục dựa trên những tài liệu lịch sử địa phương tự biên soạn của Huyện ủy Đại Lộc, bản thân nhận thấy một số thực tế:
-Tài liệu lịch sử địa phương ở một số giai đoạn việc biên soạn chưa cô đọng, cụ thể còn mang tính chung chung, liệt kê do đó giáo viên khó khai thác kiến thức, học sinh khó xác định được trọng tâm của bài học
-Đồ dùng trực quan cho tiết dạy lịch sử địa phương chưa có
-Sự nhận thức của giáo viên dạy lịch sử và học sinh về tiết lịch sử địa chưa đúng tầm, đúng yêu cầu, còn xem nhẹ Cô ít đầu tư, dạy qua loa, nhiều khi chỉ đọc tài liệu cho các em nghe, không soạn giáo án như một tiết lịch sử dân tộc
Trang 3Trò ít chú ý, vì cô dạy chay, không có tài liệu cho các em, không có đồ dùng trực quan và tiết học lịch sử địa phương này cũng không nằm trong đề kiểm tra, nên các em học rất ể oải, không hứng thú, rất thờ ơ với các tri thức lịch sử nơi chính các em sinh ra và lớn lên
Từ thực tế trên, bằng kinh nghiệm của bản thân, xin trình bày: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TIẾT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG HIỆU QUẢ NHẤT
4 Nội dung
4.1 Trang bị đầy đủ tài liệu cho học sinh trong tiết lịch sử địa phương.
Tài liệu lịch sử địa phương được phòng GD & Huyện ủy cấp về cho mỗi trường một bộ, chỉ đủ trang bị cho giáo viên, học sinh không có tài liệu Nếu học sinh không có tài liệu thì tiết dạy đó một mình cô giáo làm việc, học sinh chỉ là người nghe và ghi chép theo cô(theo kiểu học cũ) các em không thể tham gia cùng làm việc với cô giáo Tiết dạy lịch sử địa phương diễn ra kiểu như vậy thật nhàm chán, không hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp trong dạy học
Giáo viên lịch sử phải tham mưu với nhà trường phô tô mỗi tài liệu lịch sử địa phương thành 40 bản để ở thư viện, khi nào đến tiết lịch sử địa phương giáo viên lịch sử sẽ liên hệ mượn tài liệu đó phát cho các em để các em theo dõi bài cùng tham gia làm việc cùng giáo viên Đó là việc làm không thể thiếu góp phần đem lại sự thành công cho một tiết dạy lịch sử địa phương
4.2 Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho tiết học lịch sử địa phương.
Thực tế cho đến bây giờ vẫn có rất nhiều giáo viên còn xem nhẹ tiết lịch
sử địa phương Ở một số trường vẫn còn giáo viên xem tiết lịch sử địa phương như là tiết đọc thêm, khi kiểm tra cô giáo không soạn bài, soạn qua loa không đầu tư, không đúng trình tự một tiết lịch sử chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của các em về việc học lịch sử địa phương, các em rất thờ ơ về kiến thức sử địa phương, không quan tâm và cũng chẳng hứng thú gì về việc học lịch sử địa phương
Để có tiết dạy lịch sử địa phương có hiệu quả, trước hết giáo viên lịch sử phải nhận thức đúng vị trí, vai trò của nó, tiết dạy này cũng như tiết lịch sử dân tộc vậy Giáo viên phải có sự đầu tư, chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi lên lớp: đọc kĩ tài liệu, tìm tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ có liên quan đến bài học, sọan giáo
án đầy đủ trình tự các bước như là một tiết dạy lịch sử dân tộc Nếu có thể được giáo viên soạn bằng GAĐT thì tiết dạy sẽ phong phú sinh động hơn nhiều
Đối với học sinh phần dặn dò ở tiết học trước phải hết sức cụ thể, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước một số nội dung có liên quan đến bài Ví
dụ bài: Sơ lược về Huyện Đại Lộc( lớp 6 ) ở cuối tiết trước phần dặn dò giáo viên giao nhiệm vụ cho các tổ về nhà tìm hiểu chuẩn bị những nội dung sau:
Trang 4+Tổ 1: Tìm hiểu về các nghành nghề truyền thống ở Đại Lộc và ở địa phương em đang sinh sống?
+Tổ 2: Tìm hiểu về các loại hình văn nghệ dân gian ở Đại Lộc và địa phương em đang sinh sống?
+Tổ 3: Đại lộc có bao nhiêu xã, thị trấn, kể tên? Các con sông chảy qua địa bàn Đại Lộc?
+ Tổ 4: Kể tên các anh hùng lực lượng vũ trang ở Đại Lộc và địa phương em? Đại Lộc có những điểm du lịch nào?
*Bài: Giới thiệu những di tích lịch sử trên địa bàn Huyện Đại Lộc( lớp 7 ) Giáo viên yêu cầu các em về nhà chuẩn bị trước:
+Tìm hiểu Đại Lộc và địa phương em có những di tích lịch sử và văn hoá nào?
+Tìm hiểu ngày xưa tại các đình làng nhân dân ta thường có những sinh hoạt văn hoá gì?
Những bài khác tuỳ theo nội dung của bài học giáo viên có những yêu cầu
để tự các em tìm hiểu, chuẩn bị Để việc chuẩn bị của các em có hiệu quả, giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm trưởng, nhóm nào làm tốt giáo viên
có thể cho điểm để động viên các em
Nếu giữa giáo viên và học sinh có sự chuẩn bị như trên thì tiết lịch sử địa phương sẽ hiệu quả hơn rất nhiều
Xin được minh hoạ về trình tự soạn một tiết lịch sử địa phương
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN ĐẠI LỘC ( 1954 – 1975 ) A/ Mục tiêu
1/ Kiến thức
-Giúp học sinh nắm được một cách khái quát phong trào đấu tranh chống
Mĩ của nhân dân Đại Lộc trong giai đoạn 1954-1975
2/ Tư tưởng
-Giáo dục tinh thần cách mạng, lòng biết ơn đối với những người đã chiến đấu hi sinh vì huyện nhà
3/ Kĩ năng
-Kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định các sự kiện lịch sử
B/ Thiết bị, tư liệu
-Tài liệu học tập về giai đoạn này của Đại Lộc
-Bản đồ hành chính huyện Đại Lộc QN
-Những tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến giai đoạn lịch sử này ở Đại Lộc
-Những tác phẩm Gv tham khảo:
Trang 5+Lịch sử Đảng bộ Huyện Đại Lộc(1930-1975) (NXB Đà Nẵng)
+Địa chí Đại Lộc(NXB Đà Nẵng)
+Lịch sử PT nông dân VN Huyện Đại Lộc(1930-1975) (NXB Đà Nẵng) +Thượng Đức cánh cửa thép bị mở toang(NXB Đà Nẵng)
C/ Tiến trình dạy học
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
-Hãy trình bày nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954?
3/ Bài mới: Hoà cùng phong trào đấu tranh chống Mĩ của cả nước, Đảng
bộ Đại Lộc đã lãnh đạo nhân dân huyện nhà tiến hành cuộc đấu tranh chống Mĩ, đạt nhiều thắng lợi quan trọng, góp phần cùng nhân dân cả nước đánh bại đế quốc Mĩ, giải phóng đất nước, tiến tới thống nhất nước nhà Hôm nay chúng ta
sẽ tìm hiểu về phong trào đấu tranh của nhân dân Đại Lộc trong giai đoạn(1954-1975)
I/ Đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1960)
-Học sinh : đọc tài liệu từ sau hiệp định chiến
lược “chiến tranh một phía” của Mĩ
-Thảo luận nhóm: Nêu mục đích, hình thức đấu
tranh, kết quả, phong trào cách mạng của nhân
dân Đại Lộc giai đoạn 1954-1960 ?
-HS trả lời, các nhóm nhận xét, gv kết luận
-Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, chống “Tố cộng, diệt cộng”
-Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
-Kết quả: bị đàn áp, khủng bố, tàn sát dã man
II/ Chống “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ(1961-1965)
-Học sinh đọc tài liệu từ Thực hiện quận lỵ Đại Lộc
-?Trong giai đoạn này Mĩ nguỵ đã thực hiện âm mưu gì
đối với nhân dân Đại Lộc?
-Học sinh trả lời, giáo viên kết luận và bổ sung: tính
đến 1962 địch đã xây dựng 116 ấp chiến lược/128 thôn
-?Các phong trào đấu tranh của nhân dân Đại Lộc, kết
quả ? -HS trả lời, gv kết luận
*Gv sử dụng: bản đồ hành chính Đại Lộc, ảnh về địa
đạo Phú An-Phú Xuân
-Phong trào phá ấp chiến lược, xây dựng làng chiến đấu, đào địa đạo và tiến công địch -Đến 2/1965 giải phóng 4/5 đất đai( làm chủ 77/100 thôn), lực lượng lớn mạnh
III/ Chống “chiến tranh cục bộ” của Mĩ(1965-1968)
-Hs đọc tài liệu: từ bước sang 1965 đế quốc Mĩ.
-?Trong giai đoạn này quân và dân Đại Lộc có những trận
đánh lớn nào? -HS trả lời, gv bổ sung, kết luận
(Trận Hà Vy là trận đánh xuất sắc của bộ đội địa phương
huyện
-Chiến thắng Hà
Vy (Lộc Vĩnh-Đại Hồng) tiêu diệt đại đội Mĩ
-Chiến thắng cầu
Trang 6-Đêm 30 rạng ngày 31/1/1968 quân dân Đại Lộc đồng loạt
tấn công địch ở Ái Nghĩa, Cầu Chìm, Núi Lở Sau 12 giờ, ta
tiêu diệt 27 tên Mĩ, 30 tên nguỵ, bắn cháy 3 xe tăng M113,
thu 40 khẩu súng, giành chính quyền, làm chủ trong một
thời gian.)
*Gv sử dụng: bản đồ hành chính Đại Lộc, ảnh bia chiến tích
Hà Vy Đại Hồng
Ông Nở 1967( Lộc Quí-Đại Thắng) -Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968
IV/ Chống “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ(1969-1972)
-Hs đọc tài liệu: từ Thất bại kí Hiệp định Pa-ri về Việt
Nam
-?Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 7 và lần thứ 8 đề ra những
chủ trương gì?
-HS trả lời, gv bổ sung, kết luận
-?Nêu những thắng lợi của quân và dân Đại Lộc trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1969-1972?
-HS trả lời, gv bổ sung, kết luận
-Phá sạch khu dồn,
giải phóng nhân dân, đánh 176 trận, góp phần cùng cả nước buộc
Mĩ kí Hiệp định Pa-ri
V/ Tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn huyện nhà (1973-1975)
-Trong giai đoạn 1973-1975 quân dân Đại Lộc đã có những
thắng lợi nào? Ý nghĩa của những thắng lợi đó?
-Học sinh nêu những thắng lợi lớn, giáo viên sử dụng bản đồ
hành chính đại Lộc trình bày sơ lược về diễn biến trận Thượng
Đức(1974) và khởi nghĩa giải phóng Đại Lộc(1975)
-Học sinh nêu ý nghĩa của chiến thắng Thượng Đức và tổng
tiến công giải phóng hoàn toàn Đại Lộc, giáo viên bổ sung, kết
luận
-Kể tên những người ở địa phương em đã có công góp phần
vào chiến thắng Thượng Đức mà em biết ?
-Hs nêu, giáo viên hoàn chỉnh: chị Nguyễn Thị Cúc(hiện còn
sống ở Đại Lãnh-Đại Lộc), bác Lương Quí, bác Ngô Yến, bác
Lương An, bác Nguyễn Trung Chính
*Sử dụng một số tranh ảnh về trận Thượng Đức
-7/8/1974 chiến thắng Thượng Đức
-28/3/1975 giải phóng hoàn toàn Đại Lộc
4/ Củng cố -Giáo viên tổ chức trò chơi để học sinh củng cố lại kiến thức: chia lớp
thành 2 đội A & B , cô có 10 lá xăm, trong đó ghi sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử liên quan đến bài học, hai đội cử đại diện lên bốc xăm và phải tự gợi ý như thế nào đó mà đội B trả lời đúng như trong xăm thì đội A thắng(được 10 điểm) và cứ như thế hai đội thay nhau gợi ý và trả lời
-Nội dung như sau:-Sư đoàn 304; -Nguyễn Thị Cúc; -Nguyễn Hồng Phụng; -Thượng Đức; -Ngày 7/8/1974; -Ngày 28/3/1975; -Cầu Ông Nở; -Trương Đình Nam; -Tượng đài chiến thắng Thượng Đức; -Đền Trường An
Trang 7-VD gợi ý: đơn vị đã tham gia vào chiến dịch Thượng Đức? (sư đoàn 304)
-Người con gái Hà Tân dẫn đầu đoàn quân chủ lực tham gia trận Thượng Đức? ( chị Nguyễn Thị Cúc )
5/ Dặn dò
-Học bài: trả lời những câu hỏi trong tài liệu
-Về nhà sưu tầm thêm những câu chuyện về chiến thắng Thượng Đức
4.3 Phát huy vai trò chủ động, tính tích cực của học sinh trong tiết học lịch sử địa phương.
Trong phần chuẩn bị cho tiết học giáo viên đã giao nhiệm vụ cụ thể để các nhóm tìm hiểu về các nội dung mà giáo viên yêu cầu, các em rất thích thú về việc này, hăng say tìm hiểu, ghi chép để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình, qua việc làm này đã là một bước ghi nhận kiến thức ở các em, giúp các em khắc sâu kiến thức hơn Khi có sự chuẩn bị như vậy đến tiết lịch sử địa phương giáo viên chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn các em đóng vai trò chủ động khai thác và hình thành nội dung Giáo viên gọi các nhóm trình bày phần các em đã chuẩn bị, cho các nhóm nêu ý kiến nhận xét bổ sung, giáo viên hệ thống và chốt lại những kiến thức các em đã nêu Với cách làm này tiết học lịch sử địa phương rất nhẹ nhàng, các em rất hứng thú học tập, việc tiếp nhận kiến thức của bài cũng rất nhanh, mang tính tự nguyện không gò bó chút nào, tính thực tế và giáo dục lại rất cao
4.4 Tìm tranh ảnh, bản đồ, lược đồ phục vụ tiết lịch sử địa phương.
Dạy lịch sử địa phương, giáo viên lịch sử chỉ được trang bị một cuốn tài liệu viết hết sức ngắn gọn, không có tranh ảnh, bản đồ, lược đồ về lịch sử địa phương Nếu giáo viên thực hiện tiết dạy của mình chỉ với nội dung trong cuốn tài liệu thì giáo viên lại quay về với phương pháp thầy làm việc, đọc, trò ghi Tiết dạy sẽ rất nhàm chán, không khắc sâu các sự kiện, nhân vật lịch sử địa phương cho các em, chính vì thế giáo viên phải tìm tòi để có ĐDDH, ĐD trực quan phục
vụ cho tiết lịch sử địa phương như bản đồ hành chính Đại Lộc, tranh ảnh về các nhân vật, sự kiện lịch sử, các di tích lịch sử có như vậy tiết dạy mới mang tính thuyết phục cao, khắc sâu kiến thức cho các em, tạo hứng thú tiếp thu kiến thức, qua đó giáo dục các em lòng tự hào về quê hương, đất nước mình
(dẫn chứng vài hình ảnh tư liệu mang tính minh hoạ, còn rất nhiều hình ảnh tư liệu cho tiết lịch sử địa phương, giáo viên tự sưu tầm để phụ cho tiết dạy)
Trang 8Địa đạo Phú An - Phú Xuân
Trang 9
4.5 Giáo viên tìm tư liệu để minh hoạ cho tiết dạy lịch sử địa phương sinh động hơn.
Giáo viên lịch sử và học sinh chỉ dược trang bị một cuốn tư liệu lịch sử địa phương tự biên soạn do Huyện uỷ Đại Lộc cung cấp, viết hết sức cô đọng, khái quát, sơ lược Nếu như giáo viên thực hiện tiết dạy chỉ dựa trên cơ sở tài liệu này thì tiết dạy sẽ rất đơn điệu, không gây hứng thú tìm hiểu về lịch sử địa phương ở các em Vì thế giáo viên lịch sử nên chú ý đọc thêm một số tác phẩm, tư liệu viết
về Đại lộc để có kiến thức minh hoạ, bổ sung kiến thức cho tiết dạy làm cho tiết dạy lịch sử địa phương sinh động, cụ thể, thuyết phục các em sẽ hứng thú học tập hơn, khắc sâu kiến thức hơn
Bia chiến tích Hà Vy
Trang 10Ví dụ ở bài lịch sử địa phương lớp 8: Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược trở lại của nhân dân Đại Lộc(1945-1954)
Phần I Lập lại Huyện uỷ, xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể Trong tài liệu chỉ nêu: Đại Lộc có 4 đại biểu trúng cử
là bà Lê Thị Xuyến và các ông: Huỳnh Ngọc Huệ, Trần Tống, Trần Đình Tri thì giáo viên cần cung cấp cho các em biết thêm Trần Đình Tri ở Đại Minh, Trần Tống ở Đại Quang, Lê Thị Xuyến và Huỳnh Ngọc Huệ ở Đại Hoà và cung cấp ảnh những nhân vật này cho các em xem Hoặc khi nói về phong trào diệt giặc đói, giặc dốt ở Đại Lộc trong tài liệu chỉ đá qua một chút: 2/1946 phong trào toàn dân tiết kiệm, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ tiến hành sôi nổi Giáo viên cần có tư liệu cụ thể hơn để minh hoạ cho phần này: rạng sáng ngày 18/9/1945 hàng ngàn dân Đại Lộc nao nức đến các điểm qui định ở địa phương mình để tham gia đóng góp vàng, đồng Nhiều gia đình, tộc họ ủng hộ cả thau, nồi và đồ dùng bằng đồng Nhiều mẹ, nhiều chị đã hiến cả tư trang như nhẫn, hoa tai vừa mới đám cưới xong, tiêu biểu như bà Mai Thị Khôi ở thôn Quảng Đại(Đại Cường) đã quyên góp một trái cau bằng vàng nặng hơn một lạng, bà Phó Quán ở Hoá Đại(Đại An) đã ủng hộ một kiềng bằng vàng
Qua một tuần phát động cả huyện đã đóng góp cho chính quyền 2,2 kg vàng và 1,5 tấn đồng Các làng đều có lớp bình dân học vụ Để khắc phục khó khăn về giấy, bảng, phấn, nhiều bà con có sáng kiến lấy lá chuối, mo cau làm giấy, đất sét, than làm phấn
Phần II Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đại Lộc(1946-1954) Trong tài liệu chỉ nêu: Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Huyện Đại Lộc, nhân dân Đại Lộc quyết tâm chiến đấu bảo vệ lực lượng trong những ngày đầu kháng chiến Giáo viên cần minh chứng thêm những tư liệu cụ thể hơn
về cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Lộc trong giai đoạn này: Sau khi Pháp tấn công lên Đại Lộc 21/3/1947 quân dân Đại Lộc cùng với tiểu đoàn 17 tấn công Pháp, tiêu diệt gần hai trung đội lính Âu-Phi khi chúng vừa đặt chân lên Đại Lộc, đặc biệt là chiến thắng Ba khe(Đại Đồng) tiêu diệt gần 100 tên Pháp
*Bài Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân đại Lộc(1954-1975) (lớp 9)
I/ Từ 1954-1960 nhân dân Đại Lộc cùng với nhân dân miền Nam củng cố lực lượng cách mạng, đấu tranh đòi Mĩ Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ
Tài liệu nêu: đến đầu năm 1955 chúng ra sức chống phá cách mạng, liên tiếp gây ra các vụ thảm sát, khủng bố giết người trắng trợn, thủ tiêu bí mật, bỏ bao tời, giết một loạt cán bộ của ta Giáo viên cần có tư liệu minh chứng cụ thể hơn về tội ác của Mĩ Diệm đối với nhân dân Đại Lộc: đến tháng 5/1955 cả huyện
có trên 10.000 người bị bắt, tù đày, tra tấn dã man, gần 100 cán bộ, đảng viên bị chúng bỏ bao đòi vứt xuống sông như đồng chí Phạm Đài( ở Đại Nghĩa ), Bùi