skkn –một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954-1975

34 874 6
skkn –một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong  dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954-1975

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN Mt s bin phỏp to xỳc cm lch s trong dy hc Lch s Vit Nam giai on 1954- 1975 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc Đề tài sáng kiến kinh nghiệm A. Sơ yếu lý lịch Họ và tên: Khuất Thị Hồng Sinh ngày: 08/04/1981 Năm vào ngành : 2003 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trờng THPT Ba Vì Trình độ chuyên môn: Đại học S phạm Hà Nội Hệ đào tạo: Chính quy Bộ môn giảng dạy: Lịch sử GV: Khut Th Hng - Trng THPT Ba Vỡ Ba Vỡ - H Ni 1 SKKN –Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO XÚC CẢM LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975” A.PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Thực hiện lời dạy đó của chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ môn Lịch sử đã được Nhà nước và Chính phủ ta quan tâm chú trọng đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh từ cấp tiểu học và cũng để môn học này phát huy được vai trò là “cô giáo của cuộc sống”. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, đặc biệt giai đoạn 1954 – 1975, giai đoạn hào hùng nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn này, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại nhiều chiến lược chiến tranh của Mĩ : chiến lược Chiến tranh đơn phương, Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh. Những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta trước kẻ thù được coi là lớn mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ và cho đến tận ngày nay đã nâng cao vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế. Hơn khi nào hết, nhân dân Việt Nam luôn phải khắc sâu trong mình khí thế của một thời đại anh hùng đó. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn hiện nay là chất lượng giáo dục nói chung, bộ môn lịch sử nói riêng ngày càng bị giảm sút. Trong giai đoạn xã hội phát triển nhanh theo hướng hiện đại hóa, cơ chế thị trường đã làm xuất hiện lối sống thực dụng, một bộ phận không nhỏ học sinh ở trường phổ thông không còn coi trọng kiến thức lịch sử, dẫn đến việc học sinh học chống đối, học trước quên sau, có thái độ hời hợt khi học lịch sử. Bộ môn lịch sử bị mất dần vị trí, trở thành môn học phụ trong khi trước đây lịch sử là môn học quan trọng để tuyển chọn nhân tài, muốn đỗ đạt ra làm quan giúp nước phải “sôi kinh nấu sử”. Do đó, một bộ phận không nhỏ giới trẻ ngày nay quên mất khí thế hào hùng của dân tộc, không còn thấy được công lao to lớn của cha ông đã ngã xuống để có được nền hòa bình độc lập hôm nay. Bộ môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư tưởng, tình cảm và hình thành thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật xã hội và xác GV: Khuất Thị Hồng - Trường THPT Ba Vì – Ba Vì - Hà Nội 2 SKKN –Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 định nhiệm vụ cho thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai… Vì vậy, việc tạo xúc cảm lịch sử cho HS là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử một cách có hiệu quả. Với đặc trưng, lịch sử chính là bản thân cuộc sống rất phong phú, đa dạng và sinh động bao trùm mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị cho nên học lịch sử không đơn thuần là ghi nhớ ngày tháng, sự kiện. Do đó, yêu cầu việc giảng dạy lịch sử của giáo viên phải rõ ràng, sinh động và có cảm xúc để tạo ra sức hấp dẫn với chủ thể nhận thức, dựng lại bức tranh quá khứ một cách chính xác nhất, học sinh có được cảm giác như chính mình được tham gia vào sự kiện đó. Căn cứ vào ảnh hưởng của xúc cảm người ta chia xúc cảm thành hai loại: tích cực và tiêu cực. Những đối tượng thỏa mãn được nhu cầu của con người gây nên những xúc cảm tích cực như: vui sướng, hạnh phúc, tự tin… loại xúc cảm này sẽ có tác dụng nâng cao hoạt động của đời sống con người. Trái lại, những gì cản trở cho việc thỏa mãn nhu cầu sẽ gây nên những xúc cảm tiêu cực như: buồn bã, chán nản, sợ hãi…những xúc cảm này sẽ làm hạ thấp hoạt động sống của con người, làm yếu đi nghị lực của họ. Trong quá trình dạy học lịch sử giáo viên đóng vai trò chủ đạo bởi giáo viên là người chủ động về nội dung kiến thức giảng dạy và lựa chọn phương pháp truyền đạt, tổ chức hoạt động của học sinh trong giờ học, điều khiển giờ học một cách linh hoạt, sinh động. Muốn quá trình dạy học đạt được kết quả cao giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh diễn ra trong quá trình nhận thức để có những tác động phù hợp về mặt sư phạm nhằm kích thích hoạt động tư duy độc lập của học sinh. Việc tạo được những xúc cảm lịch sử sẽ tạo được động cơ tích cực thúc đẩy học sinh hăng hái học tập. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của giáo viên là phải hình thành ở học sinh nhu cầu với kiến thức và khi nhu cầu đó được thỏa mãn nghĩa là đã gây được xúc cảm tích cực, kích thích hoạt động học tập độc lập, sáng tạo của học sinh. 2.Cơ sở thực tiễn Qua quá trình giảng dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp ở trường phổ thông nơi tôi công tác, tôi nhận thấy các giáo viên đã ý thức được vai trò của việc sử dụng các biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử dân tộc nói riêng để nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Nhưng xúc cảm là một lĩnh GV: Khuất Thị Hồng - Trường THPT Ba Vì – Ba Vì - Hà Nội 3 SKKN –Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 vực khó và tinh tế của con người nên việc sử dụng các biện pháp tạo xúc cảm còn gặp nhiều khó khăn. Việc tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh, các giáo viên sử dụng biện pháp trình bày miệng là chủ yếu nhưng việc trình bày miệng chưa đem lại hiệu quả cao vì lời nói của giáo viên chưa sinh động, chưa gợi cảm., những câu chuyện, nội dung trình bày chưa thực sự tạo xúc cảm cao. Một số giáo viên có sử dụng đồ dùng trực quan để tạo hứng thú học tập cho học sinh, tuy nhiên nhiều đồ dùng trực quan còn chưa phù hợp với nội dung bài học. Giáo viên có khi chỉ đưa ra hình ảnh mà chưa cung cấp cho học sinh kiến thức lịch sử qua hình ảnh đó và cũng chưa rút ra ý nghĩa mang tính giáo dục tư tưởng. Về phía học sinh: Đa số học sinh rất ngại học lịch sử vì quá dài, khó nhớ các sự kiện và nhàm chán, khô khan. Mặc khác, trong sự phát triển của xã hội, đa số học sinh coi Lịch sử là bộ môn phụ, các em còn để giành thời gian cho các môn học chính, môn dự thi vào Đại học, cao đẳng. Học sinh có học cũng chỉ mang tính chất đối phó với các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì nên chất lượng không cao. Thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra 3 lớp 12 tôi giảng dạy ( 126 học sinh trường THPT Ba Vì) thông qua bài khảo sát chất lượng đầu năm và thu được kết quả như sau: LỚP SĨ SỐ GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU, KẾM 12A5 43 1 9 23 10 12A8 41 0 10 26 5 12A9 42 2 15 23 2 Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, bản thân tôi là một giáo viên dạy lịch sử đã luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm để đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giảng dạy. Tôi nhận thấy, việc sử dụng các biện pháp tạo xúc cảm lịch sử có tác dụng không nhỏ đến quá trình tiếp thu tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cũng như phát triển tư duy cho học sinh. Song để sử dụng các biện pháp tạo xúc cảm như thế nào để góp phần nâng cao hiệu quả bài học? Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của mình ở phần nội dung. II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần định hướng nhận thức đúng đắn cho học sinh, giáo dục tình yêu đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, lòng biết ơn với các thế hệ cha ông đã ngã xuống cho hòa bình, độc lập hôm nay, từ đó ý GV: Khuất Thị Hồng - Trường THPT Ba Vì – Ba Vì - Hà Nội 4 SKKN –Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 thức được trách nhiệm của mình với quê hương đất nước. Việc sử dụng một số biện pháp tạo xúc cảm học tập lịch sử của giáo viên cũng làm cho tiết học có hiệu quả, học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn, qua đó nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục của Đảng và nhà nước. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về cảm xúc và việc dạy học tạo xúc cảm cho HS trong dạy học lịch sử. - Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử. - Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. - Nghiên cứu, khai thác nội dung sách giáo khoa phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975. - Khai thác, sử dụng tài liệu về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954– 1975. - Dự giờ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. - Kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh để có sự điều chỉnh , bổ sung hợp lý. IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về việc tạo xúc cảm học tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 nằm trong 3 bài: Baì 21 “ Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965)”;Bài 22 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)”; Bài 23 “Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền Bắc,giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)” thuộc chương IV, phần 2 Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 chương trình Lịch sử lớp 12 (Chương trình chuẩn). 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài là học sinh lớp 12A5, 12A8, 12A9 - Trường THPT Ba Vì – Huyện Ba Vì- Thành phố Hà Nội GV: Khuất Thị Hồng - Trường THPT Ba Vì – Ba Vì - Hà Nội 5 SKKN –Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 B. NỘI DUNG I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO XÚC CẢM LỊCH SỬCHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975 1. Những xúc cảm có thể tạo ra cho học sinh thông qua việc giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 - Thông qua việc tìm hiểu về diễn biến, kết quả của cuộc chiến tranh có thể tạo cho học sinh thái độ căm thù chiến tranh, mong muốn bảo vệ hòa bình, có thể đánh giá được vai trò lãnh đạo của Đảng và củng cố niềm tự hào dân tộc. - Thông qua các biểu tượng sinh động cụ thể, những câu chuyện hay hình ảnh về tội ác chiến tranh do đế quốc Mĩ, quân đội tay sai và các nước thân Mĩ gây ra, hậu quả của nó đối với nhân dân Việt Nam sẽ tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm của học sinh. - Thông qua các câu chuyện, các tấm gương anh hùng giáo dục cho các em lòng biết ơn, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước 2. Một số biện pháp tạo xúc cảm học tập lịch sử cho học sinh qua dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 2.1. Thông qua trình bày miệng của giáo viên. Lời nói là phương tiện dạy học quan trọng nhất của giáo viên, lời giảng của giáo viên là nguồn kiến thức sinh động nhất tác động mạnh mẽ đến tư duy và tình cảm, khơi dậy những xúc cảm tích cực của học sinh. Ngôn ngữ sẽ giúp cho người giáo viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy học lịch sử về cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng và tư tưởng thái độ của học sinh, khơi dậy trong các em các xúc cảm lịch sử. Bởi vậy, “ngôn ngữ rõ ràng, giàu hình ảnh, hấp dẫn của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới trí tuệ và trái tim học sinh”. Ví dụ 1: Bằng giọng nói truyền cảm để tường thuật hoặc miêu tả, tạo biểu tượng về một số sự kiện, nhân vật lịch sử mà không sử dụng đồ dùng trực quan. Ở bài 22: Ở mục IV.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, tôi tạo biểu tượng cho học sinh về cuộc tập kích 12 ngày đêm bằng B52 của Mĩ: Chỉ trong 12 ngày đêm Mĩ đã sử dụng trên 700 lần chiếc máy bay B52 và gần 4000 lần chiếc máy bay chiến thuật ném bom xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi trên miền Bắc nước ta hơn 100.000 tấn bom đạn. Riêng Hà Nội 441 lần chiếc B52 cùng nhiều máy bay chiến thuật ném hơn 40.000 tấn bom (tương đương với 2 quả bom nguyên tử mà Mĩ đã ném xuống Hi-rô-si-ma và Na- GV: Khuất Thị Hồng - Trường THPT Ba Vì – Ba Vì - Hà Nội 6 SKKN –Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 ga-sa-ki, Nhật Bản). Ních-xơn muốn biến Hà Nội thành Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki không cần bom nguyên tử , “ biến miền Bắc trở về thời kì đồ đá”… Qua đó, học sinh thấy được tội ác của Mĩ đã gây ra cho nhân dân miền Bắc, đặc biệt là nhân dân Hà Nội, Hải Phòng , đồng thời thấy được sự khốc liệt của chiến tranh. Thế nhưng cuộc tập kích này đã bị nhân dân ta đánh bại chỉ với súng trường, tên lửa SAM2… những thứ vũ khí so với vũ khí của Mĩ thật thô sơ nhưng với quyết tâm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” quân và dân ta đã làm tiêu tan hình ảnh về “pháo đài bay” B52 “bất khả xâm phạm”. Có được chiến thắng đó là do tầm nhìn xa trông rộng, sự chỉ đạo chiến lược tài tình của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ đầu cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ. Ngay từ ngày 12/4/1966, đế quốc Mĩ tung ra B52 ra miền Bắc ném bom tại Đèo Mụ (Quảng Bình). Trung ương Đảng và Bác Hồ đã nhận định: dứt khoát Mĩ sẽ sử dụng B52 vào đánh Hà nội và chỉ thị cho Bộ Tư lệnh và Quân chủng Phòng không – không phải tổ chức ngay cách đánh máy bay B52, phải bắn rơi bằng được B52 của Mĩ trên miền Bắc. Từ đó, củng cố niềm tin của học sinh vào Đảng, vào tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Bài 23: Ở mục IV. 1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước(1954-1975). Để tạo xúc cảm cho học sinh, lôi cuốn học sinh vào bài giảng, tôi dẫn dắt vào bài với những lời nói sinh động như sau: Nếu đem vũ khí chọi vũ khí, đem tiềm lực kinh tế so sánh với tiềm lực kinh tế thì rõ ràng đây là một sự chênh lệch không thể tưởng tượng nổi và phần thắng chắc chắn thuộc về Mĩ. Nhưng thực tế phần thắng đã thuộc về ta. Vấn đề đặt ra tại sao chúng ta lại đánh thắng? Bài 22: Khi giảng đến mục IV.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, tôi sử dụng câu chuyện về anh hùng diệt máy bay B52 – Phạm Tuân : “Đêm 27 – 12 – 1972, nhiều tốp B52 từ hướng tây bắc bay vào bắn phá Hà Nội. Được lệnh cất cánh, Phạm Tuân lập tức điều khiển máy bay tiếp cận khu vực có máy bay địch Lúc này máy bay F4 bay ở nhiều độ cao, bảo vệ B52 rất chặt chẽ. Anh dũng cảm xông thẳng vào tốp B52, bắn 2 quả tên lửa, hạ tại chỗ một chiếc. Sau đó, anh nhanh chóng vượt khỏi tốp máy bay yểm trợ của địch về hạ cánh an toàn. Hành động của anh được nhân dân và đồng đội mến phục, quân thù khiếp sợ” Bài 23: Ở mục IV. 1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước(1954-1975), tôi kể cho học sinh nghe chiến công của nữ anh hùng La Thị Tám: GV: Khuất Thị Hồng - Trường THPT Ba Vì – Ba Vì - Hà Nội 7 SKKN –Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 La Thị Tám quê ở Hà Tĩnh, 1967, khi vừa tròn 18 tuổi, La Thị Tám gia nhập đội thanh niên xung phong và được biên chế vào đơn vị chủ lực 2- Giao thông vận tải đóng tại xã Đồng Lộc. Chị được giao nhiệm vụ đứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay Mĩ ném bom để đếm số lượng bom kẻ thù trút xuống. Sau khi máy bay Mĩ vừa đi là chị chạy xuống cắm tiêu đánh dấu cho công binh đến phát nổ. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, chị đã cắm tiêu được số lượng bom lớn : 1205 quả. 1969 chị được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang khi mới tròn 20 tuổi và là nguyên mẫu nữ nhân vật trong bài hát “ Người con gái Sông La ” của nhạc sĩ Doãn Nho. Với một giọng điệu tường thuật mẩu chuyện, từ cung cấp sự kiện, tôi tạo ra cho học sinh cảm xúc thích thú trước những hiểu biết mới sâu sắc, có ấn tượng mạnh mẽ. Những xúc cảm này không thể có được nếu bài tường thuật khô khan, thông báo vắn tắt sự kiện. Ví dụ 2: Đọc những đoạn văn, thơ ngắn minh họa cho bài học. Bài 23: Ở mục IV.1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước(1954-1975),tôi trích dẫn đoạn thơ: “ … Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai…” ( Ra trận – Tố Hữu) Hay câu thơ : “ Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình ( Nhưng tuổi 20 làm sao không tiếc) Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi tổ quốc” ( Thanh Thảo) Qua những câu thơ, các em một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là truyền thống yêu nước. Đó là sự hy sinh cao cả của mỗi người, mỗi gia đình và cả dân tộc, vì tổ quốc họ hiến dâng cả tuổi trẻ, cả máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây cũng là lí do giải thích vì sao một dân tộc nhỏ yếu lại có thể chiến thắng một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Từ đó các em ý thức được: Các em hôm nay được sống trong thời bình, sinh ra lúc nước nhà đã thôi không còn máu lửa của chiến tranh. Các em cần ra sức học tập thật giỏi để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. 2.2. Sử dụng đồ dùng trực quan. GV: Khuất Thị Hồng - Trường THPT Ba Vì – Ba Vì - Hà Nội 8 SKKN –Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 Đồ dùng trực quan có vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng ở trường THPT, đặc biệt sẽ phát huy được ưu thế trong dạy học lịch sử, bởi đặc trưng của bộ môn “tính quá khứ”, “tính không lặp lại”. Đồ dùng trực quan sẽ giúp học sinh có được biểu tượng chân thực về quá khứ lịch sử, giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu được bài học lịch sử và làm cho giờ học sôi nổi và hấp dẫn. Đồng thời, đồ dùng trực quan còn có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mĩ, góp phần hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức cần thiết. Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử hết sức phong phú và đa dạng bao gồm đồ dùng trực quan hiện vật (các di vật của nền văn hóa còn lưu lại), đồ dùng trực quan tạo hình (tranh ảnh, phim, video, đồ dùng phục chế…), đồ dùng trực quan quy ước (bản đồ, sơ đồ, niên biểu…). Trong các đồ dùng trực quan này, nhóm trực quan quy ước và trực quan tạo hình được sử dụng nhiều trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Song, tùy vào mục đích, yêu cầu của bài học, căn cứ vào nội dung từng mục học và khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh mà lựa chọn đồ dùng trực quan cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất. Ví dụ 1: Sử dụng tranh ảnh. Ở bài 21: Ở mục V.2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, khi nói về cuộc đấu tranh của tín đồ Phật giáo chống chính quyền Mĩ – Diệm , tôi sử dụng hình ảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tạo cho học sinh ấn tượng sâu sắc về sự kiện lịch sử này, giúp các em nhớ lâu và nắm chắc kiến thức: Tháng 5-1963, chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành lệnh cấm việc treo cờ Phật giáo vào ngày lễ Phật Đản. Ngày 11-6-1963, khoảng 350 hòa thượng và ni cô tiến hành diễu hành lên án chính sách kì thị Phật giáo và đòi bình đẳng tôn giáo, Thích Quảng Đức ngồi trong chiếc ô tô Austin Westmister dẫn đầu đoàn diễu hành . Sự việc diễn ra tại ngã tư đương phố Sài Gòn, Thích Quảng Đức ra đi cùng với 2 nhà sư khác. Một người đặt 1 tấm đệm xuống đường còn người kia mở ca bin xe và lấy ra một bình xăng dung tích 5 galon( gần 4l). Đoàn diễu hành tạo thành nhiều lớp vòng tròn xung quanh, Thích Quảng Đức bình tĩnh ngồi thiền trên tấm đệm. Hai nhà sư bắt đầu trút xăng lên đầu ông. Thích Quảng Đức lần tràng hạt và bắt đầu niệm “ Nam Mô A Di Đà Phật” trước khi tự tay châm lửa bằng diêm. Lửa nhanh chóng thêu rụi áo cà sa và da thịt của vị hòa thượng, khói đen bốc lên từ cơ thể đang cháy bùng của ông . Chừng 10 phút sau thì lửa tàn, Thích Quảng Đức đổ gục xuống đường. Sau khi chết, thi hài của Thích Quảng Đức đã được hỏa táng lại, nhưng trái tim của ông không GV: Khuất Thị Hồng - Trường THPT Ba Vì – Ba Vì - Hà Nội 9 SKKN –Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 cháy mà vẫn còn nguyên, về sau được đặt trên một chiếc cốc rượu lễ bằng thủy tinh tại chùa Xá Lợi. Giới phật tử coi đây là một điều thiêng, một biểu tượng của lòng trắc ẩn và suy tôn ông thành một vị Bồ tát. Ở bài 22: Mục I.2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ của Mĩ ”. Khi giảng đến nội dung “ Những thắng lợi của ta trên mặt trận chính trị ”, tôi sử dụng bức hình “Nhân dân Mĩ biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, đòi quân Mĩ rút về nước”( hình 70- SGK Lịch sử 12). Trước khi cung cấp cho các em những thông tin về bức hình này, tôi yêu cầu các em quan sát hình và rút ra nhận xét. Tôi gợi ý để các em tự tìm hiểu nội dung qua các câu GV: Khuất Thị Hồng - Trường THPT Ba Vì – Ba Vì - Hà Nội 10 [...]... Ba Vỡ - H Ni 17 SKKN Mt s bin phỏp to xỳc cm lch s trong dy hc Lch s Vit Nam giai on 19541975 GV: Khut Th Hng - Trng THPT Ba Vỡ Ba Vỡ - H Ni 18 SKKN Mt s bin phỏp to xỳc cm lch s trong dy hc Lch s Vit Nam giai on 19541975 Vớ d 3: S dng s lm dn chng minh ha Bi 23: mc IV.1 Nguyờn nhõn thng li ca cuc khỏng chin chng M, cu nc (1954-1975) , tụi s dng s Vin tr ca cỏc nc XHCN cho Vit Nam dõn ch cng hũa... đồ, tranh ảnh - Các kỹ năng t duy II Thiết bị và tài liệu dạy - học: - Lợc đồ trận Vạn Tờng - Quảng Ngãi (1965) - Một số tranh ảnh có liên quan - Tài liệu tham khảo III Tiến trình tổ chức dạy - học: 1- Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Âm mu và thủ đoạn của M trong việc tiến hành chiến lợc "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam? Quân dân miền Nam đã chiến đấu chống chiến lợc "Chiến tranh đặc biệt" và... vừa sản xuất (1965 - 1973)(Tit 1) I Mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: Qua bài này học sinh cần nắm vững các kiến thức cơ bản sau: GV: Khut Th Hng - Trng THPT Ba Vỡ Ba Vỡ - H Ni 20 SKKN Mt s bin phỏp to xỳc cm lch s trong dy hc Lch s Vit Nam giai on 19541975 - Âm mu, hành động của M trong chiến lợc "Chiến tranh cục bộ" và những thắng lợi tiêu biểu của ta trong việc đánh bại chiến lợc Chiến tranh cục bộ... ca cỏc nc XHCN cho Vit Nam c bit trong nhng nm 1969-1972, gúp phn quan trng vo thng li ca nhõn dõn Vit Nam ỏnh cho M cỳt, ỏnh cho ngy nho Qua ú, cỏc em thy c ú khụng ch l thng li ca nhõn dõn Vit Nam m cũn l thng li ca tinh thn on kt ca cỏc nc XHCN (tớnh u vit ca CNXH) GV: Khut Th Hng - Trng THPT Ba Vỡ Ba Vỡ - H Ni 19 SKKN Mt s bin phỏp to xỳc cm lch s trong dy hc Lch s Vit Nam giai on 19541975 Ngy... viện cho tiền tuyến miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia Chúng ta cùng tìm hiểu bài học này để thấy đợc những thành tựu và chiến công oanh liệt của nhân dân hai miền trong cuộc kháng chiến chống đế quốc M giai đoạn 1965 - 1968 3- Tổ chức dạy - học: Hoạt động của GV- HS Kiến thức cơ bản I Chiến đấu chống chiến lợc "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc M ở miền Nam (1965 - 1968) 1 Chiến... dân Việt Nam đã khiến nhân dân M rất căm phẫn Hàng vạn ngời dân M đã biểu tình trớc Lầu năm góc phản đối chiến tranh Việt Nam và đòi quân M rút về nớc (10/1967).Đặc biệt, họ đã giơng cao tấm áp phích có hình Tổng thống Giôn xơn và bên dới ghi dòng chữ the criminal(nghĩa là kẻ sát nhân) GV: Khut Th Hng - Trng THPT Ba Vỡ Ba Vỡ - H Ni 25 SKKN Mt s bin phỏp to xỳc cm lch s trong dy hc Lch s Vit Nam giai. .. Tỏc gi Khut Th Hng MC LC GV: Khut Th Hng - Trng THPT Ba Vỡ Ba Vỡ - H Ni 33 SKKN Mt s bin phỏp to xỳc cm lch s trong dy hc Lch s Vit Nam giai on 19541975 A Phn m u I Lớ do chn ti II Mc ớch ca sỏng kin III Nhim v nghiờn cu IV Phm vi v i tng nghiờn cu B Ni dung I Mt s bin phỏp to xỳc cm lch s trong dy hc lch s Vit Nam giai on 1954-1975 II Thit k mt giỏo ỏn c th III Kt qu thu c sau khi ỏp dng ti C Kt... 1965, từ 1965 - 1973, nhân dân ta ở hai miền Nam - Bắc cùng chiến đấu đánh bại liên tiếp chiến lợc "Chiến tranh cục bộ", "Việt Nam hoá chiến tranh" và chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc của đế quốc M Miền Bắc vừa chiến đấu GV: Khut Th Hng - Trng THPT Ba Vỡ Ba Vỡ - H Ni 21 SKKN Mt s bin phỏp to xỳc cm lch s trong dy hc Lch s Vit Nam giai on 19541975 chống chiến tranh phá hoại,... u Vỡ tin tuyn min Nam, nhõn dõn min Bc quyt tõm mt ngi lm vic bng hai, cng thc hin chõn lớ dõn tc Vit Nam l mt, nc Vit Nam l mt GV: Khut Th Hng - Trng THPT Ba Vỡ Ba Vỡ - H Ni 11 SKKN Mt s bin phỏp to xỳc cm lch s trong dy hc Lch s Vit Nam giai on 19541975 Nhng cho mch mỏu giao thụng t Bc vo Nam c thụng sut, bit bao xng mỏu ca cỏc chin s v nhõn dõn ó xung, tụi s dng hỡnh nh 10 cụ gỏi TNXP hy sinh... lch s trong dy hc Lch s Vit Nam giai on 19541975 + ồ ạt đa quân M và đồng minh vào miền Nam Quân số lúc cao nhất (1969) lên gần 1,5 triệu, trong đó quân M hơn nửa triệu + Mở ngay cuộc hành quân "Tìm diệt" vào căn cứ quân ta ở Vạn Tờng (Quảng Ngãi) + Mở liền hai cuộc phản công chiến lợc mùa khô 1965 1966 và 1966 - 1967 bằng hàng loat cuộc hành quân "Tìm diệt" và "Bình định" vào vùng đất thánh Việt Cộng . trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 B. NỘI DUNG I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO XÚC CẢM LỊCH SỬCHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975 1. Những xúc cảm có thể tạo. Nội 17 SKKN –Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 GV: Khuất Thị Hồng - Trường THPT Ba Vì – Ba Vì - Hà Nội 18 SKKN –Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch. Hà Nội 8 SKKN –Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 Đồ dùng trực quan có vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng

Ngày đăng: 24/12/2014, 22:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan