Hơn thế nữa: Họ là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý, giáo dục toàn diện học sinh một lớp học, là cố vấn cho những hoạt động tự quản của tập thể học sinh, người tổ chức phốihợp các lực
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
I CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 4
II ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 5
1 Thuận lợi 6
2 Khó khăn ……….6
III CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN……… ………7
1.Khảo sát thực trạng đầu năm học ……… ……… …7
1.1 Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh……… 8
1.2 Tình hình học tập………9
2 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm………11
3 Tổ chức các hoạt động trên lớp……… …….12
3.1 Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp và bồi dưỡng những phần tử tích cực…… 12
3.2 Xây dựng nề nếp lớp học……….………15
3.3 Xây dựng nề nếp xếp hang vào lớp và khi ra về……… 18
3.4 Xây dựng nề nếp chuẩn bị tập vở……….19
3.5 Xây dựng nề nếp học tập ……….20
4 Giáo dục đạo đức……….22
5 Hoạt động ngoài giờ lên lớp………23
6 Công tác xã hội hóa giáo dục kết hợp với các lực lượng giáo dục………….25
6.1 Phối hợp với tổ chức Đoàn – Đội ……… 25
6.2 Phối hợp với các giáo viên bộ môn……….26
6.3 Phối hợp với Ban giám hiệu của trường và các lực lượng giáo dục khác 26
6.4 Phối hợp với gia đình học sinh 27
7 Kết hợp linh hoạt, khéo léo các phương pháp dạy học……… 28
8 Kết quả………29
PHẦN III.KẾT LUẬN 30
I BÀI HỌC KINH NGHIỆM……….30
II KẾT LUẬN………30
Trang 2PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đàotạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấpbách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày càngcao của xã hội Bên cạnh đó những tệ nạn xã hội đang tồn tại và diễn ra ngaytrước mắt các em nó cũng chính là động lực lôi cuốn các em vào những thói hưtật xấu Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực phẩm chấtđạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh Muốn vậy phảiqua cả một quá trình lâu dài và có sự kết hợp của nhiều ngành, nhiều bộ phận cóliên quan Trong đó, giáo dục đóng vai trò quan trọng vì mọi kiến thức, hành vi
và phẩm chất đạo đức được hình thành ở nhà trường đặc biệt là cấp tiểu học Hơnnữa giáo viên tiểu học là người đại diện cho nhà trường trực tiếp giảng dạy vàgiáo dục các em học sinh, ngoài việc cung cấp kiến thức, văn hoá còn dạy các em
về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước
Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng trongviệc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàndiện Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng: Vừa là thầy dạyhọc vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các
em Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình Giáo viên có chỉ đạo,quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt Khi mọi hoạt động của lớp đã
đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn Hơn thế nữa: Họ
là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý, giáo dục toàn diện học sinh một lớp học,
là cố vấn cho những hoạt động tự quản của tập thể học sinh, người tổ chức phốihợp các lực lượng trong giáo dục trong và ngoài nhà trường Vì vậy tôi đã chọn
đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP ĐẠT HIỆU QUẢ”
Trang 3II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua nhiều năm dạy học, đặc biệt với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp 5
Tôi thấy kết quả áp dụng thực tế của đề tài: “Một số biện pháp để công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả” là rất tốt Trong năm học 2012- 2013 tôi tiếp tục mở
rộng đề tài trên với mục đích:
- Kích thích sự phát triển mọi mặt, phát triển toàn diện học sinh lớp mình chủnhiệm
- 100 % học sinh của lớp thực hiện đầy đủ năm nhiệm vụ của người học sinh
- 100 % học sinh của lớp hoàn thành chương trình tiểu học với kết quả cao
- Phát huy tối đa vai trò tự quản, tự học của từng học sinh và tập thể học sinh
- Phát huy vai trò phối hợp của phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn trongcông tác giáo dục
- Tạo sự đoàn kết một lòng trong tập thể học sinh
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Để công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao, bản thân tôi đã thực hiện nghiên
cứu các biện pháp giáo dục cũng như các biện pháp phối hợp giáo dục của mộtngười giáo viên nói chung và người giáo viên chủ nhiệm nói riêng
IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài: “Một số biện pháp để công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả”được
nghiên cứu và áp dụng tại lớp 5.1 trường Tiểu học Tân Hiệp, huyện Phú Giáo,tỉnh Bình Dương trong nhiều năm học và đặc biệt là từ đầu năm học 2012 – 2013
Trang 4PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ngôi trường Tiểu học chính là ngôi nhà chung đầu đời của mỗi con người Ở
nơi ấy, mỗi một thầy cô giáo lại là một người mẹ thứ hai dạy cho học sinh tất cả
những kiến thức đầu tiên, những kỹ năng đầu tiên, trang bị cho các em một hành trang lớn để các em bước dần đến tương lai Vậy, người thầy ở đây phải nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng Vai trò là một người dìu dắt, người hướng dẫn, người ảnh hưởng và người trang bị cho học sinh tất cả về kiến thức và kỹ năng sống hàng ngày của chính các em
Một nét đặc thù ở cấp Tiểu học là mỗi giáo viên đứng lớp đều là một giáo viên chủ nhiệm (loại trừ giáo viên bộ môn) Vì thế, để làm tốt công tác chủ nhiệmlớp, theo tôi việc đầu tiên của mỗi giáo viên chủ nhiệm là phải nhận thức rõ về vai trò chủ nhiệm của chính mình
- Trước hết, người giáo viên chủ nhiệm phải là một người quản lý tốt, quản lý chặt chẽ, cụ thể, chi tiết và toàn diện Giáo viên chủ nhiệm phải có tri thức về
mọi mặt kể cả tri thức về tâm lý giáo dục Giáo viên chủ nhiệm phải có kỹ năng
sư phạm, biết tiếp cận, phán đoán học sinh khéo léo và đúng đắn với học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục
- Người giáo viên chủ nhiệm phải là người cố vấn cho các hoạt động tự quản
của tập thể học sinh Để phát huy tốt vai trò cố vấn giáo viên chủ nhiệm cần có
năng lực đánh giá và dự báo chính xác khả năng dự báo của học sinh, có khảnăng kích thích khả năng sáng tạo của các em, lôi cuốn tất cả học sinh tham giavào các hoạt động của lớp, hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch giáo dục toàndiện, đồng thời theo dõi, giúp đỡ học sinh thực hiện kế hoạch đó Lưu ý, cố vấnkhông có nghĩa là khoán trắng hay đứng ngoài hoạt động của học sinh mà phảicùng hoạt động, kịp thời giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, tranh thủ các lựclượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học
Trang 5sinh và tập thể học sinh tiến hành thành công các hoạt động, tạo động lực cho họcsinh trong những hoạt động tiếp theo.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng
giáo dục trong nhà trường Đây là một việc không đơn giản, đòi hỏi giáo viên
chủ nhiệm chẳng những phải có trách nhiệm cao, say sưa với nghề, yêu thươnghọc sinh mà còn phải có năng lực thuyết phục, có khả năng thiết lập quan hệ tốtđẹp với các lực lượng giáo dục, biết xây dựng và giữ gìn uy tín, có ý chí vượtkhó, không ngại thử thách, đặc biệt trong những trường hợp cần đấu tranh bảo vệquyền lợi chính đáng của học sinh, kiên định thực hiện lý tưởng giáo dục thế hệtrẻ
- Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường Hiệu quả giáo dục học sinh phụ thuộc không nhỏ vào khả năng
phối hợp và phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường (giađình, các đoàn thể xã hội, cộng đồng, dân cư, …) về mọi mặt nhằm thực hiện nộidung giáo dục đối với lớp chủ nhiệm Dựa vào đặc điểm, điều kiện của nhàtrường, lớp cộng đồng, gia đình học sinh mà giáo viên chủ nhiệm tổ chức phốihợp các lực lượng giáo dục trên
Giáo viên chủ nhiệm không chỉ biết cách phối hợp tốt với gia đình học sinh
mà còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho các bậc cha
mẹ khi cần thiết
II ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân tôi thấy rằng: Sản phẩm giáo dục
mà chúng ta tạo ra không thể biết trước chính xác kết quả như bao sản phẩm củangành nghề khác Vì vậy, để làm tốt công tác giáo dục chúng ta cần phải thật kiêntrì, nhẫn nại, chịu khó và phải chịu tốn nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu tâm
tư nguyện vọng của học sinh và đặc biệt là phải có tấm lòng yêu thương, nhân áicủa người thầy
Trang 6Đầu năm học 2012 - 2013 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủnhiệm lớp 51 Tuy trường nằm ở vùng dân cư phần lớn là người lao động chântay, trình độ văn hóa của người dân chưa cao nhưng được sự quan tâm của Bangiám hiệu nên trường lớp khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ tôi nhận thấy cónhững điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
- Mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh rất chặt chẽ
2 Khó khăn
Là một trường nằm trên địa bàn xã, nên học sinh lớp tôi chủ yếu là con emnông dân, công nhân cạo mủ, các em thiếu sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ,nên đa số các em không có ý thức học tập
Có những em rất ngoan, rất có ý thức, nhưng hoàn cảnh kinh tế gia đình lạikhó khăn, không có thời gian học tập, nên kết quả đạt được không cao
Trang 7Một số em gia đình có điều kiện đầy đủ cho các em nhưng các em lại hamchơi, không chú ý học tập.
Còn có một số phụ huynh học sinh có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường
và thầy cô trong việc giáo dục con em mình
Một số em học yếu không có hứng thú học tập, rụt rè, không tự tin khi đếnlớp
Vẫn không ít học sinh chưa chuẩn bị bài và đồ dùng học tập trước khi đếnlớp
III CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1 Khảo sát thực trạng đầu năm học
1.1 Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh
Nhà giáo dục học K.Đ.Usinxki nói: “Muốn giáo dục cho con người mọi mặt thìphải hiểu con người về mọi mặt” Công tác chủ nhiệm đòi hỏi phải hiểu học sinhmột cách đầy đủ, cụ thể và toàn diện nhằm có thể lựa chọn những tác động sưphạm phù hợp, có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất Thực tiễn giáo dục đãcho thấy nhiều trường hợp thất bại đáng tiếc của giáo viên thậm chí gây thươngtổn nặng nề cho cả hai phía do các thầy cô không hiểu biết đầy đủ về học sinh.Hiểu học sinh còn là điều kiện cần trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp thuận lợigiữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh, là tiền đề cho việc hình thành tình cảmthầy trò thông hiểu, gắn bó
Năm học 2012 – 2013 này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 51, sau khi nhậnlớp xong, tôi tiến hành điều tra lí lịch của từng học sinh Vì muốn hiểu kĩ họcsinh, tôi phải biết rõ gia đình các em
Lớp 51 có 27 học sinh trong đó có 16 học sinh nữ, 11 học sinh nam Không cóhọc sinh lưu ban
Trang 8* Trước tiên, tôi tìm hiểu sơ lược về thành phần gia đình từng cá nhân học sinh:
- Số học sinh được sống cùng mẹ hoặc cha: 2 (do cha mẹ đã li dị )
* Sự quan tâm của mỗi gia đình đối với học sinh:
- 12 em có góc học tập riêng, số còn lại không có góc học tập riêng
- 7 em được bố, mẹ hoặc anh chị kiểm tra, nhắc nhở việc học ở nhà
- 27 em có đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập
*Về tình trạng sức khỏe:
- Sức khỏe bình thường: 24/27 học sinh
- Nghe không tốt: 1/27 học sinh
- Sức khỏe yếu: 2/ 27 học sinh
Qua việc tìm hiểu trên có thể giúp tôi lựa chọn được những phươngpháp giáo dục phù hợp đối với từng học sinh Đặc biệt, sau khi tìm hiểu đượchoàn cảnh của các em, tôi nhận thấy rằng muốn các em thật sự tin yêu và gắn bóvới mình thì bản thân tôi phải đến với các em bằng tấm lòng của người thầy,bằng tình cảm của một người chị, của một người bạn Vì trẻ em không phải emnào cũng có tính cách giống nhau Có em khi sai phạm ta phải hết sức nghiêm
Trang 9khắc, nhưng cũng có em thì các hình thức trách phạt không phải là biện pháp tốt
để uốn nắn, sửa chữa mà ta lại phải mềm mỏng, nhẹ nhàng phân tích lỗi lầm củatrẻ mới nhận ra
1.2 Tình hình học tập
Với học sinh, sau ba tháng nghỉ hè, quả là một khoảng thời gian khá dàikhiến các em quên đi kiến thức cũ Chính vì lẽ đó mà tôi luôn phải có sự chắt lọckiến thức đầu năm chính xác, để có phương pháp giáo dục thích hợp nhất với sựtiếp thu của từng học sinh
- Kết hợp ngay trong tuần ổn định, tôi kiểm tra phần đọc và viết của học sinhbằng các bài viết chính tả, đọc văn Qua đó tôi thấy chữ viết của các em phần lớnrất xấu, sai chính tả, nhiều em đọc bài rất chậm Cụ thể như: Tài, Thịnh, Ngọc,Long, Huy, Tưởng, Tiền
Sau 1 tuần ổn định, tôi tiếp tục tiến hành kiểm tra kiến thức về Toán học,dựa vào chương trình mà các em đã học ở lớp 4 Để nắm rõ tình hình học tập củacác em như thế nào? Kết quả như sau:
đề ra Để ổn định học sinh và đưa nề nếp của các em đi vào quỹ đạo của mình làđiều rất khó và phải mất một thời gian dài mới ổn định được
Trang 10Ngay trong tuần đầu, tôi đã gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm năm lớp 4, giáo viên
bộ môn, xem lại kết quả học tập của các em qua sổ chủ nhiệm, nghiên cứu sổ bàngiao của năm học trước, đặc biệt là phần nhận xét của giáo viên trong việc theodõi quá trình học tập, nhằm có kế hoạch rèn luyện cho các em đạt kết quả caohơn Tôi đã thống kê và phân loại như sau:
- Về mặt đạo đức: Bản thân đã điều tra học sinh trong lớp xem em nào đãthực hiện đầy đủ năm nhiệm vụ của người học sinh, em nào chưa thực hiện đầy
đủ năm nhiệm vụ của người học sinh Để có kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục chocác em
- Về tình hình học tập trong giờ học trên lớp:
+ Học khá giỏi, hoạt bát, có ý thức xây dựng bài, ngoan ngoãn: (4 em ) + Học khá, ngoan nhưng thụ động: (5 em)
+ Học trung bình, tiếp thu bài chậm, thụ động : (10 em)
+ Học còn yếu tính toán khá chậm (8 em) Trong trường hợp này có 3 emhay nghỉ học không phép, đi học không chú ý theo dõi bài và làm bài, gây mấttrật tự trong lớp, còn nói tục; 5 em chữ viết sai lỗi chính tả nhiều lại rất ít chuẩn
bị bài ở nhà
Biết được đặc điểm, tính cách, sức học của từng em, tôi đã tiến hành sắp xếpchỗ ngồi cho phù hợp Một em nghe kém ngồi phía trên gần bảng hơn những bạnkhác Những em thấp, nhỏ ngồi trước, những em cao lớn ngồi phía sau Tôi sắpxen kẽ giữa những học sinh khá, giỏi là những học sinh trung bình, yếu Đặc biệt
là những em nghịch được tôi bố trí ở chỗ tôi dễ quan sát và ngồi cạnh những emhiền ngoan, lễ phép, chăm học để những em này có cơ hội học ở bạn những điềumình chưa có
Bản thân tôi luôn xác định rằng, tìm hiểu nắm vững đối tượng giáo dụckhông phải là việc làm có thời hạn, chóng vánh trong một, hai ngày, cũng không
Trang 11phải là công việc chỉ được tiến hành trong giai đoạn đầu mới nhận lớp mà phải làcông việc thường xuyên, liên tục trong suốt năm học sao cho có thể hiểu học sinhmột cách cập nhật, đầy đủ, toàn diện và sâu sắc nhất.
2 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp
Sau khi đã điều tra kỹ đối tượng học sinh, tôi bắt đầu xây dựng cho mình một
kế hoạch chủ nhiệm theo đặc điểm của lớp Để đảm bảo có một kế hoạch hợp lý,khả thi, khoa học, khi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm tôi căn cứ vào những vấn đềsau:
- Mục tiêu chương trình hành động chung của ngành và cấp học
- Mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của trường
- Đặc điểm của lớp chủ nhiệm (bao gồm các đặc điểm về truyền thống, tậpthể, những mặt khó khăn và thuận lợi cơ bản, hoàn cảnh, điều kiện của số đônghọc sinh và gia đình học sinh, …)
- Mục tiêu, kế hoạch công tác của các tổ chức đoàn thể trong trường học
- Đặc điểm tình hình của địa phương
- Dự báo của giáo viên chủ nhiệm về khả năng phát triển từng mặt của lớp
Kế hoạch chủ nhiệm phải thể hiện tính toàn diện, cụ thể, có trọng tâm, trọngđiểm của từng thời gian và từng mặt nội dung giáo dục
Kế hoạch công tác chủ nhiệm được xây dựng theo các thời gian: kế hoạchtuần, tháng, học kỳ và năm học Sau khi họp đầu năm học, căn cứ vào chỉ đạo củangành và kế hoạch của nhà trường, tôi đề ra kế hoạch năm cho lớp mình chủnhiệm Từ kế hoạch năm, tôi thực hiện phân tích và đưa ra kế hoạch từng tháng
Ở mỗi tháng, theo thời gian từng tuần, tôi vạch ra kế hoạch cụ thể từng tuần học.Trong kế hoạch chủ nhiệm của từng tuần, tôi luôn đưa ra dự kiến thời gian thựchiện từng kế hoạch cụ thể, biện pháp thực hiện và kết quả thực hiện
Kế hoạch chủ nhiệm càng khoa học thì khả năng thực hiện càng cao và vìvậy mà bản kế hoạch này có khả năng quyết định to lớn đối với hiệu quả công tácchủ nhiệm của tôi
Trang 123 Tổ chức các hoạt động trên lớp học
3.1 Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp và bồi dưỡng những phần tử tích cực
Muốn cho ngôi nhà vững vàng, chịu đựng được gió bão thì cái móng nhàphải vững chắc Lớp học cũng vậy, phải có ban cán sự lớp vững mạnh thì mọihoạt động, mọi phong trào chắc chắn sẽ thực hiện tốt Qua một tuần tìm hiểu, ổnđịnh, bước tiếp theo tôi thực hiện ngay việc bình chọn ban cán sự lớp Vì đây làlực lượng nòng cốt cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện
nề nếp học tập của các bạn trong năm học Để được ban cán sự “Đầu tàu gươngmẫu”, tôi đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn là: những em học lực phải đạt giỏi – khá,hạnh kiểm thực hiện đầy đủ, hăng hái tham gia các hoạt động, các phong trào ởlớp, ở trường với tinh thần tự giác, có trách nhiệm cao và điều đặc biệt là những
em này luôn được bạn bè tín nhiệm, yêu thương Để xây dựng đội ngũ cán bộ lớpgiáo viên chủ nhiệm tiến hành những công việc sau:
*Lựa chọn những phần tử tích cực phân công vào các chức danh trong đội ngũ cán bộ lớp.
* Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong đội ngũ cán bộ lớp.
* Làm rõ nội dung công tác của từng cán bộ lớp và hướng dẫn cụ thể về phương pháp công tác Trong đó, cần lưu ý hướng dẫn các kỹ năng công tác cơ bản như: cách ghi chép trong sổ ghi chép công tác, kỹ năng điều hành một buổi sinh hoạt lớp, kỹ năng trình bày thuyết phục, vận động, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, …
* Hướng dẫn cho cán bộ lớp tổng kết, khái quát kinh nghiệm qua từng thành công hay thất bại trong hoạt động thực tiễn.
* Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của cán bộ lớp, giúp các em khắc phục khó khăn, động viên kịp thời những cố gắng của các em.
* Xây dựng, củng cố và bảo vệ uy tín của cán bộ lớp trước tập thể.
Trang 13* Không bao che khuyết điểm Tuyệt đối tránh tạo ra sự đối lập giữa cán bộ lớp với các thành viên trong lớp.
Việc tổ chức bình chọn được thực hiện công khai bằng cách cho các em bỏphiếu tín nhiệm Sau khi có trong tay danh sách ban cán sự lớp tôi tiến hành họp
và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em theo đúng khả năng của mình Biếtđược nhiệm vụ cụ thể của ban cán sự, khi có thắc mắc hay trao đổi về vấn đề gìliên quan đến hoạt động nào thì các bạn trong lớp sẽ trực tiếp gặp gỡ với bạn phụtrách công việc đó nhanh hơn, tiện lợi hơn
Cán sự lớp với công việc kiểm tra, sắp xếp đồ dùng bán trú
+ Lớp trưởng (Uyển Nhi): chịu trách nhiệm bao quát chung các hoạt độngcủa lớp, điều khiển chung toàn lớp trong giờ tập trung sinh hoạt, kiểm diện hàngngày, tổng hợp các báo cáo hoạt động của tổ trong tuần nộp cho GVCN
Trang 14+ Lớp phó học tập (Quỳnh): nắm tình hình chung phần chuẩn bị bài, truybài đầu giờ của các tổ hàng ngày, tổng kết điểm thi đua trong tuần.
+ Lớp phó kỷ luật (Nguyễn Nhi): quản lý việc thực hiện nội quy lớp,trường, ý thức kỷ luật của học sinh, …
+ Lớp phó văn thể mỹ (lớp phó phong trào): (Thư): Chịu trách nhiệm giờhát của lớp, cùng các bạn tham gia các tiết mục văn nghệ, tham gia các phongtrào của lớp,
+ Lớp phó lao động (Minh Quân): Chịu trách nhiệm về việc vệ sinh, laođộng
+ Các cán sự bộ môn (Thư, Thịnh, Như, Đào): Hỗ trợ lớp phó học tậptrong phạm vi môn học mình phụ trách nhất là trong các hoạt động trau dồi kiếnthức và giúp bạn học tốt bộ môn
+ Sao đỏ (Thanh, Lan Anh): Theo dõi tình hình thực hiện nội quy, quyđịnh của nhà trường đề ra hàng tuần, ghi nhận tính điểm, cuối tuần tổng kết, xếphạng
+ Tổ trưởng (Như, Nguyễn Nhi, Quân ), tổ phó (Hoàng Nhi, Sang): Chịutrách nhiệm chung về nề nếp và học tập trong tổ của mình
+ Nhóm trưởng (Hân, Quỳnh, Hoàng Nhi, Uyển Nhi, Thư, Lan Anh): Lànhững thành viên có học lực và năng lực quản lý tốt nhất trong nhóm của mình(Nhóm 4 thành viên, được chia ra từ tổ) Nhóm trưởng có trách nhiệm hướng dẫnđiều hành các hoạt động nhóm trong từng giờ học
Trang 15Giáo viên chủ nhiệm đang cùng học sinh thảo luận nhóm 4
Sau đó hằng ngày, hàng tuần, hàng buổi học ban cán sự lớp sẽ tiến hànhcông việc như sau:
Đầu giờ (trước giờ truy bài đầu giờ): kiểm tranhững việc như sau: Soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồdùng học tập, đi học đúng giờ,… tổ trưởng chấm điểm thi đua trong tuần theoquy định như sau: (vi phạm một nội dung trừ 2 điểm xấu)
Trong giờ học: theo dõi các bạn trong tổ thái
độ học tập, phát biểu xây dựng bài, đạt điểm cao trong học tập thì được cộngđiểm thưởng như sau: Đạt 10 điểm một môn thì được cộng 5 điểm tốt, phát biểuxây dựng bài cộng 1 điểm/lần, nói chuyện trong giờ học thì bị trừ 2 điểm/lần.Giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò cố vấn cho các em, định hướng chocác em hoạt động cùng các em tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện côngviệc
3.2 Xây dựng nề nếp lớp học
Trang 16Trong học tập không những chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiềuhình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như truy bàiđầu giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, trong lớp tổ tự quản kiểm tra bài tập vềnhà của các bạn trong tổ Vì nề nếp tốt là cực kì quan trọng, nó góp một phầnlớn quyết định kết quả học tập của học sinh Chính vì thế ngay từ đầu năm họcgiáo viên phải quán triệt nề nếp bằng cách:
- Cho cả lớp học nội quy lớp học, và mọi quy định của giáo viên Nội quycủa nhà trường
- Giáo viên hướng dẫn các em làm quen với kí hiệu của giáo viên để tập trung
sự chú ý của học sinh trong khi nghe giảng bài
Ví dụ: Phía trên tay trái góc bảng ghi rõ lớp, sĩ số học sinh, dưới sĩ số làcác kí hiệu ở góc bảng: +, B, V, S
Chỉ vào + là cả lớp trật tự lắng nghe giáo viên giảng bài
Khi viết kí hiệu B là cả lớp lấy bảng con cá nhân làm bài
Khi viết kí hiệu S là học sinh mở sách, kí hiệu V là lấy vở ra để ghi hoặclàm bài tập tại lớp Sau khi học sinh làm xong thì giáo viên xoá các kí hiệu đó đi,học sinh sẽ cất sách hoặc vở đi
- Thường xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinhhoạt ngoài giờ
Ví dụ: Bắt đầu có trống báo là các em có mặt đầy đủ ở lớp để lớp trưởng,lớp phó, tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà sau đó các em ngồi vào truybài dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng, tổ chức cho các em đi vào nề nếp truy bài, tuygiáo viên không có mặt ở lớp các em vẫn làm tốt
- Không phó mặc cho cán bộ lớp, giáo viên phải kiểm tra đột xuất 1, 2 bàicủa học sinh trong mỗi tổ Áp dụng biện pháp này đỡ tốn thời gian, không chiếm