Chính sách bán hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán bán hàng nhóm hàng sắt thép thương mại tại công ty Cổ phần Thép Khánh Hòa (Trang 45)

∗ Công ty nên đề ra các chính sách chiết khấu cho khách hàng để thúc đẩy việc bán hàng. Em xin đề xuất một số hình thức chiết khấu như sau:

+ Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Công ty có thể đề ra mức chiết khấu bậc thang: 1% cho khách hàng mua với số lượng lớn từ 2 tấn trở lên, từ tấn thứ 4

đến tấn thứ 6 khách hàng sẽ được chiết khấu thêm 1% trên số hàng mua thêm... Nhờ khoản chiết khấu này, có thể công ty sẽ thúc đẩy lượng hàng tiêu thu tăng thêm.

Để phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng, kế toán sử dụng TK 521 – “Chiết khấu thương mại”

TK này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua đã mua hàng của doanh nghiệp với số lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng hóa.

Kết cấu:

Nợ Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại” Có

- Chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ.

- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ sang TK 511 để xác định doanh thu thuần.

TK 521 cuối kỳ không có số dư

Trong kỳ, nếu khách hàng mua hàng với số lượng đạt đến định mức được hưởng chiết khấu thương mại theo chính sách bán hàng của công ty, công ty chấp nhận chiết khấu thương mại cho khách hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại

Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311) Có TK 111, 112, 131…

Cuối kỳ kết chuyển khoản chiết khấu thương mại để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521 – Chiết khấu thương mại

Ví dụ: Theo hóa đơn GTGT số 0001535, xí nghiệp tư nhân Kiêm Thành mua một lô hàng thép tấm 8mmx1500x6000 với số lượng là 2,764 kg. Theo chính sách chiết khấu đề xuất, xí nghiệp tư nhân Kiêm Thành được hưởng chiết khấu thương mại là 1% trên tổng lượng hàng hóa mua theo hóa đơn GTGT số 0001535. Kế toán lập hóa đơn ghi rõ chiết khấu cho hóa đơn GTGT số 0001535 và phần trăm chiết

khấu, số tiền chiết khấu thương mại được hưởng là 456,060 VNĐ trong đó thuế GTGT là 82,920 VNĐ căn cứ vào hóa đơn này, kế toán ghi:

Nợ TK 521 :414,600

Nợ TK 333 (33311) :41,460

Có TK 131 (1311 – Phải thu Khánh Hòa) :456,060 Cuối kỳ kết chuyển khoản chiết khấu thương mại để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi:

Nợ TK 511: 414,600

Có TK 521: 414,600

+ Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng8.

Thông thường công ty đưa ra hạn thanh toán toàn bộ tiền hàng đối với khách hàng trả chậm là 30 ngày kể từ ngày mua hàng, công ty có thể đưa ra chính sách chiết khấu thanh toán là nếu khách hàng thanh toán toàn bộ tiền hàng trong vòng 10 ngày sẽ được hưởng chiết khấu 1% trên tổng tiền thanh toán. Như vậy công ty sẽ tránh được tình trạng chiếm dụng vốn mà lại đẩy nhanh tốc độ thu hồi tiền.

Để phản ánh khoản chiết khấu thanh toán cho người mua, kế toán sử dụng TK 635 – Chi phí tài chính

Kết cấu:

Nợ TK 635 “Chi phí tài chính” Có

- Chiết khấu thanh toán phát sinh trong kỳ.

- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thanh toán phát sinh trong kỳ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

TK 635 cuối kỳ không có số dư

Trong kỳ, nếu khách hàng thanh toán toàn bộ tiền hàng trong vòng 10 ngày sẽ được hưởng chiết khấu 1% trên tổng tiền thanh toán theo chính sách bán hàng của công ty, công ty chấp nhận chiết khấu thanh toán cho khách hàng, kế toán lập phiếu chi tiền mặt hoặc chuyển khoản cho bên mua số tiền được chiết khấu. Căn cứ vào phiếu chi hoặc báo Nợ của ngân hàng để phản ánh khoản chiết khấu thanh toán cho người mua, kế toán ghi:

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán bán hàng nhóm hàng sắt thép thương mại tại công ty Cổ phần Thép Khánh Hòa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w