1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận triết học TRÀO LƯU TRIẾT HỌC KHOA HỌC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY THỜI HIỆN ĐẠI

16 672 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 151,5 KB

Nội dung

2.1 Sơ nét về triết học phương Tây hiện đại - Triết học phương Tây hiện đại đã hình thành ở các nước phương Tây từ giữa thế kỷ XIX và phát triển rất mạnh mẽ cho đến ngày nay, phản ánh hi

Trang 1

1 Tổng quan

Trong gần hai thế kỷ nay, khoa học càng ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí trung tâm trong nền văn hóa nhân loại Những thành tựu khoa học - kỹ thuật nhanh chóng được áp dụng vào sản xuất và đời sống đã trở thành nhân tố quan trọng làm tăng năng suất lao động xã hội, giúp khắc phục nghèo đói, bệnh tật, nâng cao mức sống cho con người, giúp con người chế ngự tự nhiên

Cùng những thành tựu đó là những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có sức tàn phá, hủy diệt lớn đối với cuộc sống của con người Nó gây ra những hoài nghi, bi quan, làm cho con người nhìn về tương lại với những kỳ vọng xen lẫn thất vọng Bên cạnh

đó, xuất hiện những sai lệch trong cách quan niệm của mọi người về khoa học

Từ đó, nhiều trào lưu triết học được ra đời như trào lưu duy khoa học, trào lưu nhân bản phi duy lý … giải thích cuộc sống con người, tương lai nhân loại theo cách duy tâm, siêu hình

Trong đề tài này, e sẽ giới thiệu về trào lưu triết học duy khoa học trong giai đoạn hậu thực chứng thông qua tư tưởng của một số nhà triết gia tiêu biểu cho thời kỳ này

là : Karl Popper, Imre Lakatos, Thomas Samuel Kuhn, Paul Feyerabend Bên cạnh

đó nêu lên sự ảnh hưởng của trào lưu này đến xã hội phương Tây hiện đại

Trang 2

2 Đặc điểm của các trào lưu triết học phương Tây hiện đại – trào lưu triết học duy khoa học

1.

2.1 Sơ nét về triết học phương Tây hiện đại

- Triết học phương Tây hiện đại đã hình thành ở các nước phương Tây từ giữa thế kỷ XIX và phát triển rất mạnh mẽ cho đến ngày nay, phản ánh hiện thực cuộc sống đầy sôi động và vô cùng phức tạp của xã hội phương Tây tư bản chủ nghĩa trong quá trình chuyển mình từ giai đoạn tiền đế quốc chủ nghĩa sang đế quốc chủ nghĩa,

mà trước hết là phản ánh cuộc đấu tranh tư tưởng ngày càng quyết liệt giữa giai cấp

vô sản - giai cấp tư sản

- Vậy nên triết học phương Tây hiện đại cũng bao gồm hai dòng triết học xung đột mãnh liệt:

 Triết học mácxít - cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, ý thức hệ của giai cấp

vô sản và quần chúng nhân dân lao động tiến bộ đang đấu tranh đòi cải tạo xã hội tư bản chủ nghĩa nhằm xây dựng chủ nghĩa cộng sản

 Triết học phương Tây ngoài mácxít hiện đại bao gồm nhiều trào lưu, khuynh hướng, trường phái, quan điểm lý luận rất đa dạng, tuy nhiên chúng ít nhiều đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp tư sản, từ truyền thống của các dân tộc phương Tây tư bản chủ nghĩa

2.2 Sơ nét về triết học phương Tây ngoài mácxít hiện đại

- Triết học của họ càng xa rời truyền thống duy vật và tư tưởng biện chứng, tinh thần cách mạng và giá trị khoa học để chuyển sang chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình tinh vi, tạo nên thế giới quan tiêu cực và nhân sinh quan phản cách mạng

- Triết học phương Tây hiện đại phân hóa thành nhiều trào lưu, mỗi trào lưu, trường

Trang 3

phái đào sâu một khía cạnh nào đó trong cuộc sống đa dạng của con người để xây dựng triết lý riêng Tuy nhiên, trong tính đa dạng đó, chúng ta nhận thấy có ba trào lưu chủ yếu là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản phi duy lý và triết học tôn giáo

2.3 Giới thiệu về trào lưu triết học duy khoa học

- Chủ nghĩa thực chứng ra đời vào những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX ở Pháp

- Các triết gia thực chứng cho rằng, triết học không nên nghiên cứu những vấn đề

như bản chất của sự vật, các quy luật chung của thế giới mà cần phải đi tìm

những phương pháp hiệu quả và đáng tin cậy nhất để có được tri thức khoa học thực chứng

- Chủ nghĩa thực chứng đã phát triển qua ba giai đoạn:

 Giai đoạn thực chứng cổ điển: xuất hiện vào thập niên 30 của thế kỷ XIX Đại biểu là Côngtơ ở Pháp, Spenxơ , Minlơ ở Anh Họ cho rằng chỉ có các hiện tượng hoặc sự kiện mới là cái thực chứng, họ không thừa nhận bản chất của sự vật

 Giai đoạn kinh nghiệm phê phán: xuất hiện vào thập niên 70 - 90 thế kỷ XIX Đại biểu của giai đoạn này là Makhơ và Avênariút Họ đề xướng quan niệm duy tâm chủ quan về kinh nghiệm, phủ nhận sự tồn tại của quy luật cũng như của chân lý khách quan

 Giai đoạn thực chứng mới: ra đời sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và phát triển cao vào những năm 50 Giai đoạn này có nhiều chi phái: Một là chủ nghĩa nguyên tử lôgich xuất hiện từ 1920, đại biểu là Rútxen và Vítgenxtanh Họ cho rằng, yếu tố cấu tạo nên tự nhiên không phải là vật chất mà là những phán đoán trên cơ sở tri giác, và họ gọi chúng là những đơn vị lôgích Hai là, chủ nghĩa thực chứng lôgích và triết học phân tích - những môn phái đưa chủ nghĩa thực chứng mới vào thời kỳ hưng thịnh nhất để rồi sau đó rơi vào thời kỳ suy tàn Đại biểu

Trang 4

chính là Cácnáp (Camap), Slích (Shelich).

- Chủ nghĩa phản thực chứng ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ hai

- Các vấn đề tăng trưởng tri thức, thay đổi lý luận, phát triển khoa học được nghiên cứu gắn liền với thực trạng khoa học lúc bấy giờ theo tinh thần phủ chứng và quan điểm lịch sử

- Các nhà triết học lỗi lạc lúc bấy giờ :

1.1

- Karl Popper (28/6/1902 – 17/9/1994) là một nhà triết học người Áo, người đề xuất các ý tưởng về một xã hội mở, một xã hội mà ở đó sự bất đồng chính kiến được chấp nhận và đó được xem như một tiền đề để tiến tới việc xây dựng một xã hội hoàn thiện Ông cũng được xem như là người sáng lập Chủ nghĩa Duy lý phê phán

- Pốppơ (Popper) đã kế thừa có phê phán chủ nghĩa thực chứng lôgích đang suy tàn

và tìm kiếm một hình thức mới - chủ nghĩa phủ chứng.

- Theo quan điểm của ông, một lý luận được gọi là khả phủ chứng nếu từ nó rút ra ít nhất một trần thuật có thể xung đột với một vài sự kiện nào đó Nếu sự xung đột đã xảy ra thì lý luận này là lý luận bị phủ chứng, còn nếu sự xung đột chưa xảy ra thì

lý luận này là lý luận vị phủ chứng Lý luận bị phủ chứng bị đào thải, lý luận vị phủ chứng tạm thời được giữ lại tạo thành nội dung của khoa học

- Pốppơ coi khoa học không truy tìm tính chân lý để xác chứng mà là truy tìm tính sai lầm để phủ chứng lý luận Ông đã nâng khái niệm phủ chứng lên thành nguyên

Trang 5

tắc phủ chứng mang tinh thần lý tính phê phán

- Khoa học là một sự nghiệp mang tính thể nghiệm nên sai lầm khó tránh khỏi Muốn khoa học tiến lên chúng ta cần phải biết xử lý để loại bỏ sai lầm một cách nhanh chóng Do khoa học phát triển trong quá trình cạnh tranh giữa các lý luận khả dĩ nên cần phải phê phán để tuyển lựa lý luận tối ưu, nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học Khoa học phát triển khi lý luận cũ bị phủ định để tạo tiền đề cho sự

ra đời lý luận mới Nhà khoa học không phải chỉ biết phủ định lý luận của người khác mà phải dám và tìm mọi cách phủ định lý luận của chính mình

- Sơ đồ tăng trưởng của tri thức khoa học :

 P1  TT EE P2

Với : P1 : vấn đề khoa học

TT : các lý luận khoa học cạnh tranh nhau

EE : các sự kiện kinh nghiệm phản bác các lý luận khoa học

P2 : vấn đề mới xuất hiện  tri thức khoa học tăng

- Thuyết phản nghiệm của Pốppơ có vài khuyết điểm: Thứ nhất, nếu mục đích của khoa học là làm giàu tri thức thì việc "phản nghiệm một giả thuyết là sai" khó thể xảy ra, và không cho ta thêm tri thức nhiều hơn khi một giả thuyết khoa học rất có thể đúng và chấp nhận được bị phản nghiệm là sai Nói cách khác, phản nghiệm là sai một "ngụy khoa học" hay lý thuyết tồi không mang lại cho chúng ta điều gì mới

để tiến lên Thứ hai, có những xác định không thể phản nghiệm (chẳng hạn, làm sao xác định sự hiện hữu của một vật thể tưởng tượng) Và quan trọng hơn, Pốppơ

tự mâu thuẫn về vấn đề quy nạp Một đàng, ông không cho rằng những chứng cớ thực nghiệm có thể củng cố giả thuyết khoa học bằng phương pháp quy nạp (theo ông, quy nạp là vô ích và vô tác dụng) Đàng khác, ông lại dùng ý niệm "chứng thực thêm", thật ra không khác ý niệm quy nạp Đối với Pốppơ, những giả thuyết khoa học “tốt” là giả thuyết đã được "chứng thực thêm" với các bằng chứng thực nghiệm

Trang 6

- Sau đó, Lacatốt – môn đồ của Pốppơ đã khắc phục bằng chủ nghĩa phủ chứng tinh

tế

- Imre Lakatos (1922 – 1994): nhà triết học trong toán học và khoa học ở Hungari.

- Lacatốt (Lakatos) trước là môn đồ của Pốppơ nhưng ông đã cải thiện thuyết phản nghiệm Theo ông tính chất cơ bản của lý luận khoa học không phải là tính khả phủ

chứng mà là tính mềm dẻo chịu đựng và tính phụ thuộc lẫn nhau Vì vậy, các lý luận

khoa học hợp lại tạo thành tri thức bối cảnh của khoa học thống nhất

- Lacatốt kết luận rằng: Sự thật kinh nghiệm không thể xác chứng hay phủ chứng một trần thuật lý luận nào Lý luận T chỉ bị phủ chứng khi: xuất hiện lý luận T’có nội dung kinh nghiệm phong phú hơn nó và cho phép dự kiến hay phát hiện nhiều

sự thực mới hơn là T T' nói rõ sự thành công mà T đã đạt được trước đó Toàn bộ

nội dung chưa phản bác của T đều được bao hàm trong T’ Và có một số nội dung

dư thừa của T' so với T đã được xác chứng

- Khi xung đột với sự thật kinh nghiệm Lý luận không nhất thiết phải bị đào thải mà đòi hỏi phải điều chỉnh lại để cứu vãn nó

- Lacatốt coi sự tăng trưởng liên tục của tri thức khoa học là do sự sản sinh và cạnh tranh của các hệ lý luận khoa học chứ không phải do sự phản bác dẫn đường hay sự bất thường xảy ra trong khoa học

- Từ đây, Lacatốt cho rằng : tính khoa học chỉ là thuộc tính của một hệ nhiều lý luận liên kết chặt chẽ với nhau mà ông gọi là “Cương lĩnh khoa học” Cương lĩnh này được tạo thành từ bốn yếu tố

- Dựa trên chủ nghĩa phủ chứng tinh tế, Lacatốt xây dựng lại lịch sử khoa học và

thuyết minh quá trình tăng trưởng tri thức khoa học một cách hợp lý, đặc biệt là

biết vận dụng lý tính tự do vô hạn để hóa dễ mọi khó khăn.

- Kết luận của Lacatốt: nếu chủ nghĩa phủ chứng thô sơ chỉ quan tâm đến khía cạnh

lôgích, lý tính mà ít hay không chú trọng đến lịch sử, sự kiện hiện thực, thì chủ

Trang 7

nghĩa phủ chứng tinh tế đã bàn đến vai trò của lịch sử hiện thực, nhưng lịch sử hiện thực lại bị che đậy kín đáo bởi lý tính tự do vô hạn Điều này nói rằng, chủ nghĩa phủ chứng cố vượt ra khỏi chủ nghĩa lôgích, nhưng nó vẫn còn bị ràng buộc với lý tính lôgích, trong nó, chủ nghĩa lịch sử mới chỉ nhú mầm chứ chưa bám rễ vững chắc

- Sau này khi xuất phát từ thực trạng của khoa học và các yếu tố bên ngoài của khoa học như tín niệm tập thể của cộng đồng khoa học , Cun (Kuhn) đã làm cho chủ nghĩa lịch sử xuất hiện với một sức sống mãnh liệt

- Thomas Samuel Kuhn (1922-1996) được từ điển triết học của Đại học Stanford đánh giá là “một trong số các triết gia khoa học nhiều ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20, mà có lẽ là người ảnh hưởng nhiều nhất Tác phẩm Cấu trúc của các cuộc Cách mạng khoa học là một trong số các đầu sách được trích dẫn nhiều nhất trong mọi thời đại Nghiên cứu lịch sử phát triển của các ngành khoa học mà theo cách hiểu của ông chủ yếu là khoa học tự nhiên, Kuhn đưa ra các qui luật mà ngay chính ông cũng không ngờ là đã tác động mạnh và thậm chí làm thay đổi toàn

bộ ngành khoa học xã hội trong nửa sau của thế kỷ 20 Triết học cách mạng trong khoa học của Kuhn cũng tương tự như qui luật lượng biến thành chất trong triết học Mác

- Ông cho rằng, trong sự nghiệp khoa học luôn tồn tại các khối cộng đồng khoa học độc lập nhau, bị chi phối bởi các kiểu mẫu mực khác nhau Do kiểu mẫu mực trong mỗi cộng đồng khoa học rất bền vững nên một sự thật đơn lẻ không đủ để xác chứng hay phủ chứng nó, mà chỉ có cách mạng khoa học mới làm thay đổi kiểu mẫu mực này bằng kiểu mẫu mực khác, về mặt nội dung, các kiểu mẫu mực hoàn toàn khác nhau, do đó chúng không thể so sánh được

- Cun (Kuhn) không chỉ liên kết kiểu mẫu mực với cộng đồng khoa học mà còn cố gắng kết hợp lịch sử bên trong với lịch sử bên ngoài của khoa học, cố gắng kết hợp

Trang 8

lịch sử khoa học với xã hội học và tâm lý học khoa học nhằm vạch ra và khảo sát

các yếu tố chi phối sự phát triển khoa học

- Cun coi khoa học là kết quả hoạt động của các khối cộng đồng khác nhau, có sử dụng các kiểu mẫu mực không giống nhau nhưng luôn thay đổi để hoàn thiện chính mình Khi khái quát nhận định này ông đưa ra lý luận “Động thái phát triển khoa học”, trong đó khẳng định mỗi chu trình phát triển của khoa học phải trai qua bốn thời kỳ là:

 Tiền khoa học

 Khoa học bình thường

 Khủng hoảng khoa học

 Cách mạng khoa học

- Kết luận của Cun: coi chân lý chỉ là phương tiện chủ quan được dùng để loại bỏ

những vấn đề nan giải trong nghiên cứu khoa học Sự phủ nhận tính kế thừa của

các kiểu mẫu mực đã buộc Cun phải coi khoa học tiến triển không theo hướng tiến

bộ mà là theo hướng tuỳ cơ mà diễn biến Cun phủ nhận tính chân lý của lý luận khoa học, phủ nhận tính tiến bộ của nhận thức khoa học Chủ nghĩa lịch sử đã đưa Cun đến thuyết bất khả tri, chủ nghĩa quy ước, chủ nghĩa tương đối Ông xứng đáng là người khởi xướng chủ nghĩa lịch sử và làm cho nó tuôn ra mạnh mẽ trong trào lưu triết học khoa học

- Sau đó, chủ nghĩa lịch sử tiếp tục được phát triển bởi Phâyeraban (Feyerabend) thông qua “Phương pháp luận đa nguyên”

- Paul Feyerabend: (13/01/1924 – 11/02/1994): người Áo

- Feyerabend cho rằng: Nhà khoa học năng động sáng tạo là người biết sử dụng phương pháp này để thu hút, kết hợp các kiến giải khác với kiến giải của mình, biết

so sánh tư tưởng của mình với tư tưởng của người mà không nhất thiết phải đối chiếu với kinh nghiệm, mỗi cá nhân đều có thể và cần phải đóng góp càng nhiều,

Trang 9

càng tốt vào sự nghiệp văn hóa chung của nhân loại Mỗi ý tưởng, mỗi lý luận đều góp phần tạo nên đời sống tinh thần mênh mông của con người mà giá trị của chúng là tính hiệu quả, là sự gia tăng không ngừng số lượng lý luận và nội dung kinh nghiệm của mình

- Với quan điểm này, ông kêu gọi con người phải giữ lấy mọi ý tưởng, quan niệm, lý luận đã được phát hiện ra để cân nhắc, bổ sung, hoàn chỉnh lý luận, quan điểm, ý tưởng mới của mình, mà không có cái gì phải vứt vào sọt rác của lịch sử cả

- Với phương pháp phi lý tính, ông coi lý tưởng thời hiện đại, điều kiện xã hội, tâm

lý quần chúng, lợi ích giai - tầng, sự nhạy bén của cá tính cá nhân, bối cảnh tri thức

và sự tuyên truyền của khoa học là những yếu tố phi lý tính thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học Vì vậy, cần phải hạn chế, thậm chí xóa bỏ lý tính để tạo điều kiện cho các yếu tố phi lý tính trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy khoa học tiến bộ

- Bằng nguyên tắc “thế nào cũng được", ông chủ trương tạo ra một bầu không khí thật dân chủ tự do để khai thác triệt để tính năng động sáng tạo của giới khoa học làm cho lý luận không ngừng tăng trưởng Dựa trên nguyên tắc này, ông phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm giáo điều, chủ nghĩa lý tính hẹp hòi Tại đây, ông đã đưa chủ nghĩa lịch sử đến với chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa cơ hội

- Phương pháp luận đa nguyên là định hướng để ông xây dựng lý luận về khoa học

tự do trong một xã hội tự do Theo ông, trong xã hội tự do, không có một tiêu chuẩn tuyệt đối nào để phân giới khoa học và các hình thái ý thức phi khoa học, mà chúng đan xen thâm nhập vào nhau, vì vậy, không nên dành cho khoa học một quyền uy trước các hình phải là mục tiêu quan trọng nhất, và khoa học không chi phối mọi sinh hoạt của con người, mà mỗi con người đều có một điều kiện để sống, một niềm tin để theo đuổi, một cơ hội để sáng tạo Khi nào khoa học còn có quá nhiều quy tắc, chuẩn mực cứng nhắc thì khi đó tính thích ứng của nó với hoàn cảnh lịch sử càng ít, tính giáo điều của nó càng nhiều, khi đó nó đang tự giết chết chính

mình Vì vậy, cần phải phấn đấu xây dựng khoa học tự do trong một xã hội tự do.

Trang 10

3 Sự ảnh hưởng của trào lưu khoa học đến xã hội phương Tây

3.1 Karl Popper

- Pốppơ có nhiều đóng góp quý báu qua “duy lý luận phê bình” với tác phẩm "The Open Society and its Enemies" ("Xã hội mở và các kẻ thù của nó") Bởi ông cho rằng trong cộng đồng khoa học cũng như trong xã hội, để có tiến bộ và phát triển, phải chấp nhận có phê phán, mở rộng phê bình các lý thuyết, chủ thuyết cạnh tranh qua duy lý để đi đến sự thật “Duy lý luận phê bình” kêu gọi cộng tác và cạnh tranh

để đưa đến ý niệm mới, kiến thức mới gần với sự thật, có lợi cho tất cả mọi người trong xã hội qua quá trình chỉ trích không giới hạn

- Tất cả mọi thuyết và phương pháp khoa học phải khách quan Pốppơ cho là luật thiên nhiên và vũ trụ là phổ quát, ông tin là lý thuyết khoa học phải cạnh tranh trong môi trường phản nghiệm Lý thuyết phải có tính chất phản nghiệm, mạnh dạn cấp tiến trong tiên đoán và qua nguyên lý phản nghiệm để có và được thay thế bởi các lý thuyết nào gần với sự thật hơn Vì thế, khoa học là một chuỗi các lý thuyết bị

đổ để đến lý thuyết gần hơn Chủ nghĩa thực chứng và thuyết Pốppơ chủ yếu dựa vào vật lý học như mô hình triết lý khoa học Trái với các thuyết thật sự khoa học

có tính phản nghiệm và mạnh dạn đứng ra chịu sự thử thách tiên đoán, các thuyết

"ngụy khoa học" hay bán khoa học đều dùng kế hoạch tự phòng thủ nhằm tránh bị phê bình, chỉ trích, qua các chắp vá

 Quan điểm của Pốppơ về sự phản nghiệm rất được phổ biến và thường được các nhà khoa học áp dụng để bác bỏ các lý thuyết ngụy khoa học

3.2 Imre Lakatos

- Triết gia này cho rằng khoa học là một chuỗi những chương trình nghiên cứu, từng bước tiến lên từ một vấn đề này đến vấn đề khác, là sự phát triển có kế tục của cái

mà ông gọi là các "chương trình nghiên cứu" Cụ thể, một chương trình nghiên cứu được cho là có "tiến bộ lý thuyết" nếu mỗi lý thuyết của chương trình đó hàm chứa

Ngày đăng: 13/04/2015, 18:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w