1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận TRÀO LƯU TRIẾT HỌC KHOA HỌC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY THỜI HIỆN ĐẠI

18 539 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 152,5 KB

Nội dung

Các khuynh hướng chủ yếu là: ¨ Duy khoa học chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa hậu thực chứng ¨ Nhân bản phi lý tính chủ nghĩa hiện sinh ¨ Triết học thực tiễn chủ nghĩa thực dụng ¨ Đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



Đề tài tiểu luận triết học:

TRÀO LƯU TRIẾT HỌC KHOA HỌC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY THỜI HIỆN ĐẠI

GVHD: TS Bùi Văn Mưa

Học viên thực hiện: Nguyễn Thái Bình

Mã số học viên: 7701220076

STT: 9 - Nhóm 2 Lớp đêm 1- K22

TP.HCM, ngày 9 tháng 12 năm 2012

Trang 2

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC KHOA HỌC ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG

TÂY THỜI HIỆN ĐẠI

I LỜI MỞ ĐẦU:

I.1 Tổng quan về đề tài :

Triết học phương Tây hiện đại bao gồm những khuynh hướng triết học ngoài triết học Mác, ra đời và phát triển mạnh trong thời kỳ tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản

Nó phản ánh những mâu thuẫn, bế tắc của CNTB hiện đại: các hệ thống triết học

tư biện trở nên lỗi thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, hai cuộc chiến tranh thế giới do chủ nghĩa đế quốc gây ra, tình trạng khủng hoảng tâm lý, tính dục trong

xã hội hiện đại, vấn đề tôn giáo, v.v Triết học phương Tây hiện đại có nhiều

khuynh hướng khác nhau, đối lập nhau nhưng đều phản ánh những khía cạnh khác nhau của xã hội tư bản và thể hiện sự bế tắc trong việc giải quyết những vấn đề do

xã hội tư bản đặt ra Các khuynh hướng chủ yếu là:

¨ Duy khoa học (chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa hậu thực chứng )

¨ Nhân bản phi lý tính (chủ nghĩa hiện sinh)

¨ Triết học thực tiễn (chủ nghĩa thực dụng)

¨ Đề cao vô thức (chủ nghĩa Phơrơt)

¨ Điều hòa tôn giáo với khoa học (chủ nghĩa Tômat mới)

Trong đó dòng triết học duy khoa học đã để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc cho đời sống xã hội phương Tây thời bây giờ với hai trào lưu nối tiếp nhau là trào lưu thực chứng và trào lưu phản thực chứng, bên cạnh dòng triết học nhân bản phi lý tính và triết học tôn giáo

I.2 Mục tiêu của đề tài : nêu ra sự chuyển hướng của các trào lưu triết học khác

sang trào lưu triết học duy khoa học, và làm nổi bật sự ảnh hưởng của trào lưu triết học này đến xã hội Phương Tây thời hiện đại, đặc biệt là trào lưu hậu thực chứng

Trang 3

II Trào Lưu Triết Học Duy Khoa Học

II.1 Khái Quát Về Sự Hình Thành Trào Lưu Triết Học Duy Khoa Học

Đến giữa thế kỷ XIX, với việc giai cấp tư sản nhiều nước Châu Âu lần lượt giành được chính quyền, triết học cận đại cũng hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó trong cách mạng tư sản Từ sau đó, triết học này đã dần xa rời truyền thống duy vật và biện chứng của triết học Anh, Pháp , Đức, trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX Nó chuyển hướng sang chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình nên không còn đưa ra được một thế giới quan tích cực, giàu sức sống như nó đã từng thể hiện trong mấy thế kỷ trước Từ đầu thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, triết học phương Tây hiện đại không ngừng phân hóa thành nhiều trường phái, nhưng xoay quanh hai trào lưu chủ yếu, đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghiã nhân bản phi duy lý

Vì sao lại có sự chuyển hướng đó trong triết học tư sản hiện đại ?

Ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản đi lên, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân đạo đã từng

là hai vũ khí tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến và thần học

và chủ nghĩa kinh viện Lúc đó, giai cấp tư sản tôn sùng lý tính, đề cao khoa học và chủ nghĩa nhân đạo để dùng chúng chống lại tôn giáo và chế độ chuyên chế phong kiến Trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản nhằm xác lập và phát triển chủ nghĩa

tư bản, thì chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân đạo thống nhất với nhau và đã có vai trò lịch sử tiến bộ

Sau khi giành được chính quyền, giai cấp tư sản buộc phải đối phó với những lực lượng xã hội mới và các mâu thuẫn xã hội mới ngày càng bộc lộ gay gắt Họ không còn nhu cầu chống lại thần học, tôn giáo như trước đây Nhưng để phát triển sức sản xuất, củng cố sự thống trị của bản thân họ, giai cấp tư sản cần phát triển khoa học kỹ thuật Vì vậy, giai cấp này tìm cách điều hoà mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo Dưới chế độ tư bản, tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn không đưa lại “tự do, bình đẳng, bác ái” Trái lại, nó còn dẫn

Trang 4

đến các cuộc khủng hoảng xã hội, khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng sinh thái ngày càng sâu sắc, đẩy con người vào tình trạng tha hoá toàn diện ngày càng nặng

nề hơn

Trong điều kiện lịch sử đó, trong triết học phương Tây đã diễn ra sự tách biệt và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản Để phát triển sản xuất, gia tăng lợi nhuận, giai cấp tư sản cần đến khoa học, nhưng lại lý giải khoa học một cách duy tâm, do đó đã hình thành trào lưu triết học duy khoa học theo lập trường duy tâm đầy mâu thuẫn trong vấn đề con người và xã hội, giai cấp tư sản không muốn thừa nhận các quy luật khách quan của sự phát triển nên họ đề cao chủ nghĩa phi duy lý Do đó đã hình thành trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý Trào lưu duy khoa học và trào lưu phi duy lý dường như đối lập nhau, nhưng trên thực tế lại

bổ sung nhau, vì chúng đều cần thiết cho sự ổn định và phát triển của xã hội tư bản, đều là phản ánh mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại

Trong dòng triết học duy khoa học thì chủ nghĩa thực chứng mới và chủ nghĩa thực chứng cũ là hai trào lưu triết học cơ bản của phương Tây thế kỷ XX Sự ra đời và phát triển của hai trào lưu triết học này có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển như vũ bão của khoa học phương Tây thế kỷ XX Hai trào lưu triết học này phát triển kế tiếp nhau trong lịch sử, có nhiều điểm chung trong quan niệm về nhận thức khoa học Mặc dù đều thuộc về chủ nghĩa duy khoa học, chúng cũng có nhiều điểm trái ngược nhau Chủ đề trọng tâm mà hai quan điểm triết học này quan tâm là vấn đề phương pháp luận nhận thức khoa học

Chủ nghĩa thực chứng mới xuất hiện và phát triển trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học đầu thế kỳ XX phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội ở phương Tây hiện đại, nhất là đến sự phát triển của toán học, phương pháp toán học và đến nhận thức khoa học Sự phát triển đó đặt ra nhiều vấn đề phương pháp luận triết học cấp bách Những vấn đề đó là: Vai trò của các phương pháp ngôn ngữ

- ký hiệu trong tư duy khoa học; mối quan hệ giữa lý luận khoa học với cơ sở kinh

Trang 5

nghiệm của khoa học, bản chất của quá trình toán học hóa và hình thức hóa tri thức khoa học; khả năng hình thức hóa tri thức khoa học v.v… Chủ nghĩa thực chứng mới xuất hiện với tham vọng đưa ra cách giải quyết khoa học những vấn đề phương pháp luận triết học đó

Dựa theo quan điểm trên về nhiệm vụ của triết học và nhận thức khoa học, chủ nghĩa thực chứng mới đưa ra nhiều lý luận khác nhau để xây dựng lý thuyết phát triển tri thức khoa học Các lý thuyết phát triển tri thức khoa học theo quan điểm của chủ nghĩa thực chứng mới đều dựa trên nguyên tắc thực chứng, chống lại “siêu hình học” cổ truyền, nghĩa là các lý thuyết khoa học phải đảm bảo kiểm chứng được bằng kinh nghiệm, mà họ cho là các mệnh đề quan sát, hay các mệnh đề về khoa học có nghĩa Quan điểm của họ có thể được diễn tả bằng công thức sau:

Khoa học = S + L

Ở đây, S là sự vệc, là những mệnh đề khoa học có nghĩa; L là logic toán học S và

L phải phải đảm bảo kiểm chứng được bằng kinh nghiệm Ở đây mệnh đề S và logic toán L không phải là thế giới các sự vật vật chất, mà chỉ là những mệnh đề những nguyên tắc logic nằm trong phạm vi tư tưởng, độc lập với thế giới vật chất Quan niệm như vậy về các mệnh đề không khỏi rơi vào quan điểm duy tâm

Khi xây dựng các lý thuyết khoa học phải đảm bảo nguyên tắc thực chứng, nghĩa

là nguyên tắc đưa lý thuyết khoa học về dạng có thể kiểm chứng được, các đại biểu của chủ nghĩa thực chứng mới đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển khoa học lôgíc (lôgíc học), cho việc xây dựng các lý thuyết chứng minh Quá trình đó đã đẩy

xu hướng duy lý trong chủ nghĩa thực chứng mới phát triển đến tột đỉnh Những thành tựu của chủ nghĩa thực chứng mới trong xây dựng lý thuyết khoa học đã có ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học trong xã hội hiện đại Nhiều lý thuyết khoa học của nhiều ngành khoa học ra đời như lý thuyết toán học, lý thuyết cơ học, vật lý học, hóa học, sinh học, xã hội học, kinh tế học, tâm lý học v.v… Quy luật bảo toàn

Trang 6

và chuyển hóa năng lượng đã chứng minh một cách khoa học về mối quan hệ không tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn của các hình thức vận động của vật chất trong thế giới tự nhiên Thuyết tiến hóa đã đem lại cơ sở khoa học về sự phát sinh, phát triển đa dạng bởi tính di truyền, biến dị và mối liên hệ hữu cơ giữa các loài thực vật, động vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên Thuyết tế bào là một căn cứ khoa học chứng minh sự thống nhất về mặt nguồn gốc, hình thái và cấu tạo vật chất của cơ thể thực vật, động vật và giải thích quá trình phát triển sự sống trong mối liên hệ của chúng Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa

và thuyết tế bào là những thành tựu khoa học bác bỏ tư duy siêu hình và quan điểm thần học về vai trò của “ Đấng Sáng Thế”, khẳng định tính đúng đắn của quan điểm duy vật biện chứng về thế giới vật chất là vô cùng , vô tận, tự tồn tại, tự vận động, tự chuyển hóa; khẳng định tính khoa học của quan điểm duy vật biện chứng trong nhận thức và thực tiễn

Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học trong xã hội phương Tây vào những năm 50 – 60 của thề kỷ XX, chủ nghĩa thực chứng mới với mong muốn quy mọi lý thuyết khoa học về kinh nghiệm khoa học của nó, ngày càng trở nên lạc hậu hơn và không thích hợp được nữa với sự phát triển khoa học Điều đó đòi hỏi quan điểm của chủ nghĩa thực chứng mới phải thay đổi Điều đó cũng chứng

tỏ ý đồ loại trừ những vấn đề thế giới quan ra khỏi nhiệm vụ của triết học, ý đồ hình thức hóa mọi lý thuyết khoa học, hay đưa mọi tri thức lý thuyết về tri thức kinh nghiệm v.v… của chủ nghĩa thực chứng mới là không thể thực hiện được và là một sai lầm cơ bản

Quá trình phê phán sai lầm đó của chủ nghĩa thực chứng mới dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa hậu thực chứng Về mặt này, có thể xem chủ nghĩa hậu thực chứng xuất hiện với tư cách là trào lưu triết học đối lập với chủ nghĩa thực chứng mới Trên thực tế, vào những năm 60 -70 của thế kỷ XX, chủ nghĩa hậu thực chứng đã được hình thành một cách căn bản, mà người đặt nền móng là Cáclơ Raimanđơ

Trang 7

Pôppơ(1902-1994) một nhà triết học người Anh, sinh ở Viên-Áo Những người tiếp tục phát triển tư tưởng của C.Pôppơ là Lakatos, Phâyeraben , Cun (Kuhn), Tumin …

II.2 Tầm Ảnh Hưởng Của Triết Học Duy Khoa Học Đến Đời Sống Phương Tây Hiện Đại, Đặc Biệt Là Dòng Hậu Thực Chứng.

Nhằm duy trì sức sống cho trào lưu triết học khoa học, Pốppơ (Popper) đã kế thừa

có phê phán chủ nghĩa thực chứng lôgích đang suy tàn và tìm kiếm một hình thức mới - chủ nghĩa phủ chứng Để phê phán quan điểm của chủ nghĩa thực chứng mới

về nguyên tắc phát triển tri thức khoa học và nguyên tắc thực chứng tri thức khoa học, C Pôppơ đã đưa ra lý luận về ba thế giới: 1/ thế giới các khách thể vật lý; 2/ thế giới các trạng thái ý thức; 3/ thế giới các sản phẩm hoạt động tinh thần của con người bao gồm tất cả lý thuyết khoa học, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các sách báo, trong đó có cả các lý thuyết triết học Ở đây, C.Pôppơ không phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, cũng không phủ nhận khả năng nhận thức của con người Nhưng ông cho rằng ba thế giới này độc lập nhau, không cái nào quyết định cái nào Thế giới thứ ba tồn tại khách quan không phụ thuộc vào thế giới thứ hai và cá nhân chủ thể Về phương diện này, thế giới thứ ba của ông giống với thế giới ý niệm của Platôn Tuy nhiên, C.Pôppơ lại cho rằng thế giới thứ ba này có sự biến đổi vì nó được con người sáng tạo Ở đây con người không được xem là chủ thể của quá trình phát triển tri thức khoa học, mà chỉ như một phương tiện để thế giới thứ ba tăng thêm những sản phẩm khoa học của mình Về phương diện này, thế giới thứ ba của C.Pôppơ lại khác với thế giới ý niệm của Platôn, nhưng lại giống tinh thần thế giới của Hêghen

Sự phê phán quan điểm của chủ nghĩa thực chứng mới trong việc phủ nhận sự phát triển tương đối độc lập của lý thuyết khoa học so với tri thức kinh nghiệm, được C.Pôppơ thể hiện trong quan niệm về thế giới thứ ba Dựa vào thế giới thứ ba, ông

đã lập luận về sự phát triển tri thức khoa học hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào tri thức kinh nghiệm C.Pôppơ cho rằng quá trình phát triển lý thuyết

Trang 8

khoa học bắt đầu từ việc nảy sinh các vấn đề khoa học trong thế giới thứ ba, tiếp theo là việc tìm lời giải đáp cho các vấn đề đó, tức là việc xây dựng các lý thuyết khoa học tạm thời Việc nảy sinh vấn đề và việc xây dựng các lý thuyết khoa học tạm thời ở đây chỉ là những quy ước, những giả thuyết tưởng tượng hoàn toàn chủ quan chưa phải là khoa học Nó có thể đúng, có thể sai Vì vậy, bước tiếp theo phải loại bỏ cái sai, nghĩa là phải thực hiện những sự phê phán thực chất là những phép thử có tính chất ngụy tạo kinh nghiệm, và cuối cùng đi đến vấn đề khoa học mới vẫn nằm trong thế giới thứ ba C.Pôppơ cho rằng mọi lý thuyết khoa học đều phải chịu

sự phê phán mới trở thành khoa học Điều này phù hợp với thực tế quá trình phát triển lý thuyết khoa học Cũng như trong tập sách ” Tri thức khách quan” ( 1972) của mình ông cho rằng : " lý thuyết khoa học bao giờ nó cũng đi trước quan sát, còn những quan sát và những trắc nghiệm thực nghiệm đóng vai trò chỉ cho ta thấy một vài lí thuyết của ta là sai kích gợi chúng ta khám phá những lí thuyết khả quan hơn

Và mỗi khi đối mặt với một vấn đề, ta thường bắt đầu tìm cách giải quyết ta thường hành xử theo hai cách: lúc đầu ta có thể dự đoán hoặc phỏng định một giải pháp, rồi sau đó tìm cách phê phán hay bác bỏ cái dự đoán do ta đưa ra, và tri thức của mỗi con người được tăng trưởng theo phương pháp phỏng định và bác bỏ này Và quan điểm này cũng được Einstein đã trình bày tại Hội nghị Herbert Spencer năm 1933”

Và ông cũng cho rằng sự tăng trưởng của tri thức của chúng ta là kết quả của một quá trình rất gần gũi với cái mà Darwin gọi là quá trình "chọn lọc tự nhiên"; tức là quá trình chọn lọc tự nhiên của các giả thuyết: tri thức của chúng ta ở mọi thời điểm đều đuợc cấu thành với những giả thuyết đã chứng tỏ được khi năng thích nghi ( mang tính so sánh) cúa chúng, bằng việc đến giờ này chúng ván tiếp tục sống sót được trong cuộc đấu tranh sinh tồn của mình; một cuộc chiến đấu tranh giành nhằm loại trừ những giả thuyết không thích nghi

Tuy nhiên quan niệm về sự phát triển tri thức khoa học của C.Pôppơ mới chỉ là mô

tả biểu hiện bên ngoài của quá trình đó, chưa nói lên nguyên nhân thực sự của quá trình đó là gì và hoàn toàn khác với quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Trang 9

Các bước của quá trình phát triển lý thuyết khoa học theo quan điểm của C.Pôppơ

có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau:

VĐ > LL1 >LS > VĐ2 …1

VĐ1 – Vấn đề xuất hiện trong thế giới thứ ba

LL1 – Lý luận tạm thời được đặt ra để giải quyết VĐ1

LS – Loại trừ cái sai trong lý luận tạm thời

VĐ2 – Vấn đề khoa học mới đạt được

Quan niệm về quá trình phát triển tri thức khoa học trong thế giới thứ ba của C.Pôppơ như trình bày trên đây có những mặt hợp lý ở chỗ nó đã mô tả được thực tế phát triển khoa học ở trình độ lý thuyết, góp phần làm sang tỏ một vấn đề quan trọng là: lý thuyết khoa học xét về nguyên tắc không thể quy về tri thức kinh nghiệm như quan niệm của chủ nghĩa thực chứng mới, sự phát triển các lý thuyết khoa học có tính độc lập tương đối, không hoàn toàn phụ thuộc vào việc tổng kết kinh nghiệm, mà còn do các yếu tố tinh thần khác quy định như trí tưởng tượng, sự giả định, năng lực trực giác của chủ thể v.v… Điều này là đúng với sự phát triển khoa học hiện đại, tuy nhiên đó mới là biểu hiện bề ngoải Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng thừa nhận sự ra đời lý thuyết khoa học không đơn giản là tổng số kinh nghiệm, mà còn có vai trò sáng tạo của lý tính Quá trình sáng tạo không đơn giản chỉ là sự tưởng tượng chủ quan của cá nhân riêng lẻ như quan niệm của chủ nghĩa hậu thực chứng, tuy nhiên về bản chất vẫn không sao thoát khỏi những hạn chế của chủ nghĩa thực chứng mới

Nhà mácxít người Anh Maurice Cornforth (1909 – 1980) trong tác phẩm Triết học

mở và xã hội mở cũng thứa nhận quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nhận thức là phù hợp, phản ánh đúng quá trình nhận thức và phát triển tri thức khoa học, còn quan điểm của Pôppơ và chủ nghĩa hậu thực chứng là hẹp hòi, chủ quan, không đúng đắn Ông viết đại ý: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng có năm khâu cơ bản đối lập với quan điểm đơn giản hóa của Pôppơ

Trang 10

Khi vạch ra sai lầm cơ bản của chủ nghĩa phủ chứng thô sơ C.Pôppơ là quá đề cao tính phủ chứng của kinh nghiệm, Lakatos đã khắc phục nó bằng chủ nghĩa phủ chứng tinh tế Imre Lakatos (1922-1974), nhà triết học trong toán học và khoa học ở Hungari Trong “Phương pháp luận của các chương trình nghiên cứu khoa học”, Lakatos tìm cách khắc phục những thiếu sót trong quan điểm của Karl Popper và của Thomas S Kuhn về bản chất của những phát minh khoa học và tiến trình phát triển của khoa học Lakatos không tán thành nguyên tắc phủ chứng của Pôppơ và quan niệm về vai trò quyết định của “hệ chuẩn” của Kuhn đối với tri thức khoa học Theo Lakatos, cả Pôppơ và Kuhn đều phủ nhận tính chân lý khách quan và tính liên tục của sự phát triển tri thức khoa học

Lakatos, trái lại, coi sự phát triển của khoa học là quá trình phát triển từ thấp lên cao trong tính liên tục của Cương lĩnh nghiên cứu khoa học Cương lĩnh này được tạo thành từ bốn yếu tố là: hạt cứng, dây bảo hộ, quy tắc gợi ýphản diện và quy tắc gợi ý chính diện Trong đó các học thuyết có liên hệ chặt chẽ với nhau Mỗi học thuyết tiếp sau học thuyết ban đầu trong chương trình đều xuất hiện với tư cách là kết quả bổ sung thêm cho học thuyết trước đó Tuy nhiên, các học thuyết đều chia

xẻ những điểm chung mà Lakatos gọi là “hạt nhân cứng”

Như vậy, nếu chủ nghĩa phủ chứng thô sơ chỉ quan tâm đến khía cạnh lôgích, lý

tính mà ít hay không chú trọng đến lịch sử, sự kiện hiện thực, thì chủ nghĩa phủ chứng tinh tế đã bàn đến vai trò của lịch sử hiện thực, nhưng lịch sử hiện thực lại bị che đậy kín đáo bởi lý tính tự do vô hạn Điều này nói rằng, chủ nghĩa phủ chứng cố vượt ra khỏi chủ nghĩa lôgích, nhưng nó vẫn còn bị ràng buộc với lý tính lôgích trong nó, chủ nghĩa lịch sử mới chỉ nhú mầm chứ chưa bám rễ vững chắc Sau này khi xuất phát từ thực trạng của khoa học và các yếu tố bên ngoài của khoa học như tín niệm tập thể của cộng đồng khoa học , Cun (1922 –1996), nhà triết học khoa học Mỹ đã làm cho chủ nghĩa lịch sử xuất hiện với một sức sống mãnh liệt

Ông cho rằng, trong sự nghiệp khoa học luôn tồn tại các khối cộng đồng khoa học độc lập nhau, bị chi phối bởi các kiểu mẫu mực khác nhau Khối cộng đồng khoa

Ngày đăng: 13/04/2015, 18:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w