1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tình huống TRANH CHẤP TÀI SẢN THỪA KẾ

23 4,9K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 46,61 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦUThông tin từ báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng cho thấytrong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, việc giải quyết tranh chấp,khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo của c

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG

TRANH CHẤP TÀI SẢN THỪA KẾ

Người thực hiện: Nguyễn Phi Hùng

Đơn vị công tác: Tập đoàn FPT

Lớp: Quản lý Nhà nước – Hành chính Doanh nghiệp

Trang 2

NĂM 2015

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

PHẦN I: GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG 3

PHẦN II: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 5

1 NGUYÊN NHÂN: 5

2 HẬU QUẢ: 6

PHẦN III: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU MỤC TIÊU KHI XỬ LÝ TÌNH HUỐNG .10

PHẦN IV: XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 12

A Phương án 1: Giả thuyết 12

B Phương án 2: Thuyết phục, giáo dục 12

C Phương án 3: Các cơ quan chuyên môn cùng cấp sẽ giúp Ủy ban nhân dân cấp mình đề ra biện pháp xử lý tình huống hợp lý, đúng pháp luật 12

D Phương án 4: chuyển hồ sơ qua Tòa án nhân dân giải quyết 14

PHẦN V: TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN 15

KẾT LUẬN : ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Thông tin từ báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng cho thấytrong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, việc giải quyết tranh chấp,khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo của công dân đúng cấp, đúng thẩm quyền và kịpthời không những đảm bảo được lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng củacông dân mà còn góp phần ổn định an ninh - trật tự xã hội Qua đó, góp phầnvào việc ngăn chặn và bài trừ tệ nạn tham nhũng, lãng phí của công và các tệnạn xã hội khác, xây dựng được khối đại đoàn kết trong nhân dân, tạo đượcniềm tin của nhân dân đối với hệ thống bộ máy hành chính Nhà nước Mặtkhác, thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời sẽ giảm thiểu tìnhtrạng khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp Đồng thời, nhiều cấp, nhiều ngành kịpthời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót, lệch lạc, những yếu kém trong côngtác quản lý hành chính, kiến nghị với cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi chế

độ chính sách, pháp luật sát với thực tiễn cuộc sống, xử lý nghiêm minhnhững người sai phạm hoặc tránh né trách nhiệm Vì vậy, tôi đã lựa chọn tiểu

luận tình huống: “Tranh chấp tài sản thừa kế”, một tình huống thường hay

xảy ra, đặc biệt là tại các vùng nông thôn

Do thời gian ngắn, hiểu biết bản thân có hạn, nên bài viết này còn cónhững hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của QuýThầy, Cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn

Trang 5

PHẦN I: GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG

Ông Quách Văn Tiến, nghề nghiệp làm ruộng, thường trú tại thôn Nhì,

xã Bạch Thượng, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và bà Trịnh Thị Hằng đã lấynhau hơn 4 năm nhưng chưa có con Năm 1980, gia đình ông Tiến đến Trungtâm bảo trợ trẻ em tỉnh Hà Nam xin con nuôi và đã được cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền chấp thuận và giải quyết đầy đủ thủ tục pháp lý về việc xinnhận con nuôi có tên là Quách Văn Tuấn (lúc đó Tuấn được 01 tuổi) Từ khi

có anh Tuấn, 03 năm sau vợ chồng ông sinh thêm được 02 người con gái nữalần lượt có tên là Hồng và Đào

Đầu năm 1993, hộ gia đình ông Tiến được cơ quan Nhà nước có thẩmquyền giao cho 5 hécta đất nông nghiệp để trồng cây cao su và cây lấy gỗ.Ông Tiến đã trồng cây cao su và cây lấy gỗ trên toàn bộ diện tích đất nói trên.Hiện tại đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Vào năm 2004, anh Tuấn lập gia đình và xin ra ở riêng tại xã ChâuSơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Gia đình anh Tuấn sinh sống bằngnghề làm ruộng và đã tự mua được 01 hécta đất để trồng cây cao su và câylấy gỗ

Năm 2008, ông Tiến bị bệnh hiểm nghèo và qua đời Trong lúc tanggia, mọi người cùng nhau dọn dẹp nhà cửa thì phát hiện di chúc của ông Tiến(có công chứng của cơ quan Nhà nước) Ông Tiến lập di chúc vào năm 2007

và để thừa kế lại cho anh Tuấn 01 hécta đất trong tổng số 05 hécta đất nôngnghiệp trồng cây cao su và cây lấy gỗ; 01 xe gắn máy do ông Tiến đứng tên.Sau khi mở thừa kế, anh Tuấn đã nhận 01 hécta đất, 01 xe gắn máy và anhTuấn đầu tư hệ thống ống tưới tiêu để chăm sóc cho cây cao su và cây lấy gỗ.Tuy nhiên đến khi anh Tuấn dăng ký làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đấtthì bà Hằng và các em gái không đồng ý

Trang 6

Bà Hằng và các cô con gái đồng ký đơn gửi đến Ủy ban nhân dân xãBạch Thượng khởi kiện đòi lại 01 hécta đất mà anh Tuấn được hưởng thừa kế

và 01 xe gắn máy với lý do như sau:

- Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nên không đượcphân chia tài sản

- Đất nông nghiệp thuộc thành viên của hộ gia đình nên không được đểthừa kế cho con nuôi

- Gia đình duy nhất có 01 xe gắn máy làm phương tiện (ông Tiến vẫncòn đứng tên) nên không thể giao cho anh Tuấn

- Anh Tuấn không tận tình chăm sóc trong thời gian ông Tiến bị bệnhnên không được hưởng thừa kế của ông Tiến

Sau khi nhận đơn của bà Hằng, Ủy ban nhân dân xã Bạch Thượng đãchuyển hồ sơ lên văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyệnDuy Tiên Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ, văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân huyện Duy Tiên đã tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dânhuyện ký quyết định hành chính chấp thuận nội dung khởi kiện của bà Hằng,buộc anh Tuấn phải giao lại 01 hécta đất trồng cây cao su và cây lấy gỗ cho

bà Hằng Anh Tuấn vẫn được sử dụng xe gắn máy do ông Tiến để lại (vì giátrị xe gắn máy không đáng kể) Mặt khác, bà Hằng phải trả lại cho anh Tuấn

15 triệu đồng, số tiền mà anh Tuấn đã bỏ ra để đầu tư hệ thống ống ngầm tướitiêu phục vụ cho việc trồng trọt và công chăm sóc cây cối

Bất ngờ trước quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện DuyTiên, anh Tuấn đã làm đơn khiếu nại gửi đến phòng tiếp dân của Ủy ban nhândân tỉnh Hà Nam

Nhằm làm rõ hơn vấn đề, chúng ta hãy đánh giá, phân tích nguyên nhân

và hậu quả để có được định hướng chung trong việc đưa ra giải pháp xử lýthực sự thích hợp

Trang 7

PHẦN II: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

1 NGUYÊN NHÂN:

1.1 Về khách quan:

Do quá trình đô thị hóa, phát triển các trung tâm thương mại, khu côngnghiệp, nhà cao tầng… đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại quỹ đất Theo đó, giátrị đất nông nghiệp cũng ngày một tăng lên, dẫn đến phát sinh khiếu nại đòilại đất, tranh chấp ngày một gia tăng

Thủ tục hành chính rườm rà, khó hiểu Việc tuyên truyền pháp luật ở cơ

sở chưa tốt dẫn đến người dân chưa hiểu hết trách nhiệm - nghĩa vụ và quyềnlợi của mình

Bộ máy chính quyền cấp phường, xã bấy lâu nay chưa được quan tâmđúng mức, thậm chí có thể nói là bị xem thường Khi tuyển dụng cán bộ, viênchức cấp xã không chú trọng việc đề ra chuẩn mực trình độ văn hóa, trình độchuyên môn nhất định Vì thế, đội ngũ cán bộ, viên chức cấp xã vừa thiếu,vừa yếu

1.2 Về chủ quan:

Cán bộ, công chức là người thực thi chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước Tuy nhiên, trong thực tế công tác khôngphải tất cả cán bộ, công chức đều hiểu và vận dụng đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật Nhà nước một cách đúng đắn, phù hợp với chức trách nhiệm

vụ được giao Trong tình huống này hoặc do đưa đẩy, tránh né trách nhiệmhoặc do thiếu hiểu biết về pháp luật (như công chức xây dựng - địa chính xãBach Thượng) đã làm cho vụ việc thêm phức tạp Đó là một trong nhữngnguyên nhân của tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài gây khó khăn khôngđáng có

Người dân do thiếu hiểu biết về pháp luật đã kiện sai nhưng khôngđược giải thích ngay từ cơ sở, cán bộ quản lý hành chính nhà nước không nắm

Trang 8

chắc các quy định của pháp luật nên đã tự tiện giải quyết vụ việc không thuộcthẩm quyền của mình Do đó dẫn đến việc ra quyết định hành chính sai

2 HẬU QUẢ:

2.1 Tại Ủy ban nhân dân xã Bạch Thượng:

Trước tiên phải xác định nội dung của vụ kiện giữa bà Hằng, các congái và anh Tuấn là tranh chấp tài sản thừa kế theo di chúc của ông Tiến Thực

tế là kiện đòi lại quyền sử dụng đất nông nghiệp, tài sản trên đất cũng như tàisản là xe gắn máy

Trong chương VI, tại mục 2, điều 135 Luật đất đai năm 2003 (có hiệulực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004) qui định:

- “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.

- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức

xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai”.

Như vậy Ủy ban nhân dân xã Bạch Thượng sau khi nhận đơn của bàHằng đã không tiến hành tổ chức hòa giải giữa bà Hằng và anh Tuấn màchuyển ngay đơn đến Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiên là trái với qui địnhcủa pháp luật

Cũng trong chương VI, tại mục 2, điều 136, khoản 1- Luật đất đai năm

2003 qui định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

“Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản

Trang 9

1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì

do Toà án nhân dân giải quyết”.

Do hộ ông Tiến đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho 5hécta đất nông nghiệp để trồng cây cao su và cây lấy gỗ bằng quyết định hànhchính, nên theo qui định, khi đã tiến hành hoà giải mà không thành thì Ủy bannhân dân xã Bạch Thượng phải hướng dẫn cho các bên tranh chấp nộp đơnkhởi kiện đến Toà án nhân dân chứ không phải tự ý chuyển hồ sơ qua Ủy bannhân dân huyện Duy Tiên

2.2 Tại Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiên:

Theo qui định, sau khi nhận được đơn kiện của bà Hằng, do Ủy bannhân dân xã Bạch Thượng chuyển đến, Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiênphải giải quyết như sau:

- Xem xét hồ sơ: Nếu Ủy ban nhân dân xã Bạch Thượng chưa tiến hànhhòa giải thì trả hồ sơ lại và yêu cầu Ủy ban nhân dân xã Bạch Thượng tổ chứchòa giải giữa bà Hằng và anh Tuấn theo luật định

- Nếu đã hòa giải rồi mà không thành thì chỉ đạo và chuyển hồ sơ về

Ủy ban nhân dân xã Bạch Thượng để hướng dẫn các đương sự nộp đơn khởikiện đến Tòa án nhân dân để giải quyết vụ khởi kiện tranh chấp Vì như đãnêu trên, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sảngắn liền với đất là cây cao su và cây lấy gỗ giữa bà Hằng và anh Tuấn làthuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân

Như tình huống đã đưa ra, Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiên chấpthuận theo nội dung đơn kiện của bà Hằng là không đúng với qui định:

Như vậy việc Uỷ ban nhân dân huyện Duy Tiên ra quyết định giảiquyết tranh chấp đất đai có gắn với tài sản trên đất (cây cao su và cây lấy gỗ)

là sai với thẩm quyền

Nội dung xử lý đơn khởi kiện sai với qui định của pháp luật, cụ thể là:

1 Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nên không đượcphân chia tài sản Nội dung kiện này sai, vì đất của hộ gia đình ông Tiến đã

Trang 10

được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất (đầu năm 1993 có quyết địnhgiao đất của cơ quan Nhà nước) và đã sử dụng ổn định, lâu dài đến nay Mặc

dù hiện tại hộ gia đình ông Tiến chưa làm thủ tục để xin giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất nhưng vẫn là đất được giao hợp pháp

2 Đất nông nghiệp thuộc thành viên của hộ gia đình nên không đượcthừa kế cho con nuôi Vì đất nông nghiệp ở đây là đất trồng cây lâu năm (câycao su, cây lấy gỗ) Theo chương IV, mục 3, điều 113, khoản 5 - Luật đất đaiqui định:

“Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.”

Như vậy, ông Tiến có quyền để lại thừa kế cho anh Tuấn trong phầndiện tích đất của ông trong thành viên hộ gia đình (05 hécta chia 05 người,gồm ông Tiến, bà Hằng, chị Hồng, chị Đào và anh Tuấn: mỗi người là 01hécta)

3 Gia đình duy nhất có 01 xe gắn máy làm phương tiện (ông Tiến vẫncòn đứng tên) nên không thể giao cho anh Tuấn Trong thời gian ông Tiến bịbệnh, anh Tuấn không tận tình săn sóc ông Tiến nên không được hưởng thừa

kế của ông để lại

Nội dung kiện như trên là sai Vì theo quy định tại phần thứ tư, chương

XXII, điều 631-Bộ Luật dân sự “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt

tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” Theo điều 648 của chương

XXIII thì anh Tuấn hoàn toàn có đủ điều kiện để hưởng thừa kế của ông Tiến(thừa kế theo di chúc)

Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã giải quyết vụ khởi kiện nóitrên không đúng quy định của pháp luật

Trang 11

Qua phân tích ở trên ta thấy rằng: vụ kiện giữa bà Hằng và anh Tuấn cóthể giải quyết được ngay tại Ủy ban nhân dân xã Bạch Thượng, thông quabước hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã Có như vậy sẽ hạn chế tình trạng kiệntụng, khiếu nại đến nhiều cấp, nhiều nơi, gây phức tạp mà vẫn không giảiquyết đến nơi, đến chốn, đúng pháp luật.

Trang 12

PHẦN III: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU MỤC TIÊU KHI XỬ LÝ

- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Mục tiêu của việc xử lý tình huống được đưa ra là vụ kiện về tranh chấptài sản thừa kế theo di chúc giữa hộ gia đình bà Hằng và anh Tuấn Vậy taphải xác định rõ:

 Đối tượng cần giải quyết?

 Cấp nào, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ khởi kiện trênđúng theo quy định của pháp luật?

 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vụ kiện được xác địnhnhư thế nào?

 Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp

 Làm thế nào để giải quyết nhanh, có hiệu quả cao đối với các vụviệc hành chính trong bộ máy quản lý hành chính Nhà nước, manglại sự hài lòng cho người dân

Thế nhưng do cách giải quyết của các cấp chính quyền ở huyện DuyTiên (từ xã đến huyện) không đúng theo quy định của pháp luật nên đã dẫnđến hậu quả là:

 Từ vụ kiện tranh chấp quyền thừa kế trở thành vụ khiếu nại đối vớiquyết định hành chính của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước

Trang 13

 Đã làm phức tạp thêm tình hình, từ khởi kiện rồi đến khiếu nại kéodài, qua nhiều cấp, nhiều nơi giải quyết nhưng vẫn chưa giải quyếtđược mâu thuẫn trong tranh chấp.

Để đạt được các mục tiêu trên, cần phải căn cứ vào cơ sở pháp luật.Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của vụ việc Từ đó tìm ra giải phápđúng đắn để giải quyết vấn đề Đồng thời cũng qua đó đúc kết được kinhnghiệm quý báu trong việc giải quyết vụ việc hành chính đối với cơ quanquản lý hành chính Nhà nước sao cho hợp tình, hợp lý

Trang 14

PHẦN IV: XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN

PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Như đã phân tích ở trên, phương án giải quyết tình huống đã đặt ra như sau:

A Phương án 1: Giả thuyết.

Nếu mọi công dân đều được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luậtđến nơi đến chốn thì sẽ không có khiếu kiện, khiếu nại xảy ra

Tất cả cán bộ, công chức từ phường, xã đến thành phố đều làm việc tậptrung, có trách nhiệm cao, nắm vững luật pháp, các quy trình, thủ tục… thìkhông có khiếu kiện, khiếu nại xảy ra

B Phương án 2: Thuyết phục, giáo dục.

Phương án này áp dụng đối với các trường hợp đơn giản, tính chất mức

độ sự việc không nghiêm trọng Chỉ đạo tổ dân phố và các tổ chức đoàn thể

để thuyết phục, giải quyết

- Ưu điểm: Đơn giản, không tốn kém, giữ được mối quan hệ tình cảm,

láng giềng, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới tại cộng đồng khu dân cư, vănminh, lịch sự

- Nhược điểm: Phải xây dựng được các tổ chức đoàn thể đủ mạnh, uy

tín, có kiến thức, có hiểu biết về pháp luật thì mới giải quyết có tình có lý, hàihòa giữa hai bên Ngược lại, kỷ cương, phép nước dễ bị xem nhẹ

C Phương án 3: Các cơ quan chuyên môn cùng cấp sẽ giúp Ủy ban nhân dân cấp mình đề ra biện pháp xử lý tình huống hợp lý, đúng pháp luật.

Ngày đăng: 13/04/2015, 18:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w