Tháng 10 năm 2013, UBND Huyện Ứng Hòa nhận được đơn của Bà Trần Thị Thu là công nhân của công ty TNHH MTV Kỹ nghệ may Việt Nam phản ánh về việc bị lãnh đạo Công ty bắt làm công việc khôn
Trang 1PHẦN I LỜI NÓI ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường sức lao động là hàng hoá Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là quan hệ trao đổi sử dụng giá trị sức lao động Trong mối quan hệ này, người lao động đem sức lao động của mình làm việc cho người sử dụng lao động và phải tuân theo sự quản lý điều hành của người sử dụng lao động thông qua việc thuê mướn, sử dụng lao động nhằm thu được những giá trị mới lớn hơn đó là lợi nhuận Do vậy, mục tiêu đạt được lợi ích tối đa luôn luôn là động lực trực tiếp của các bên nên giữa họ nhiều khi không thống nhất được các quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện quan hệ lao động và sẽ trở thành mâu thuẫn bất đồng nếu hai bên không dung hoà được quyền lợi của nhau Vì vậy tranh chấp lao động xảy ra trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là điều dễ thấy, để giải quyết các tranh chấp này thì cả doanh nghiệp
và người lao động cần thực hỉện đúng các quy định của Pháp luật lao động và Bộ luật lao động
Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản
lý lao động
Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm 2006 và Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành từ 01/05/2013 nhằm bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà, ổn định, phát huy trí sáng tạo, tài năng của người lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động
Trong những năm qua việc triển khai thực hiện Bộ luật Lao động đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện, quyền lợi của người lao động cơ bản được đảm bảo, các doanh nghiệp đã được quan tâm tạo điều kiện phát triển Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc, vi phạm các
Trang 2quy định, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người lao động, dẫn đến tranh chấp lao động phát sinh, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doạnh nghiệp và đảm bảo trật tự an toàn xã hội Để giải quyết tốt vấn đề nêu trên ngoài việc cần làm tốt công tác xây dựng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động thì một nhiệm vụ hết sức quan trọng là cần phải thường xuyên bồi dưỡng, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức am hiểu về pháp luật, có năng lực phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp thích hợp để giải quyết những phát sinh trong thực tiễn của công tác quản lý Và qua thực tế làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, em xin chọn đề tài
“Tranh chẩp lao động tại Công ty TNHH MTV Kỹ nghệ may Việt Nam, địa chỉ: Thị trấn Vân Đình – Huyện Ứng Hòa – Hà Nội” để xem xét, phân tích với
mong muốn chia sẻ thêm thông tin và làm rõ hơn những tình huống phát sinh trong lĩnh vực lao động Do kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, thời gian có hạn nên bài viết còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ phía quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn
2 Mục tiêu của đề tài:
- Giúp cho bản thân rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống;
- Phân tích một vụ tranh chấp lao động xảy ra ở địa phương nơi công tác, căn
cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, vận dụng sáng tạo để xử lý vụ việc hợp tình, hợp lý và mang lại hiệu quả cao
3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Phương pháp phỏng vấn, điều tra,
thu thập thông tin; phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá
4 Phạm vi nghiên cứu đề tài: Vụ việc tranh chấp xảy ra tại Công ty TNHH
MTV Kỹ nghệ may Việt Nam, địa chỉ Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội
5 Bố cục của tiều luận: Gồm 3 phần
Phần 1: Lời nói đầu………
Phần 2: Nội dung………
Trang 32.1 Mô tả tỉnh huống……… 2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống……… 2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả……… 2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết………… 2.5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn………
Phần 3 Kết luận và kiến nghị………
Trang 4PHẦN 2 NỘI DUNG 2.1 Mô tả tỉnh huống:
Công ty TNHH MTV Kỹ nghệ may Việt Nam được thành lập từ tháng 10
năm 2006, hoạt động trong lĩnh vực gia công hàng may mặc Giám đốc Công ty
là Ông Phạm Ngọc Anh, Phó giám đốc là Bà Nguyễn Thị Như Hoa và Ông Trần Anh Tuấn Từ khi được thành lập đến nay, Công ty đã đạt được những kết quả tốt trong kinh doanh, chiếm lĩnh được thị trường, tạo được việc làm cho hơn 860 lao động với thu nhập ổn định, trong đó có nhiều người là thương binh, gia đình chính sách Bằng hoạt động của mình công ty đã có những đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Giám đốc công ty đã thực hiện ký Hợp đồng lao động với toàn bộ người lao động trong công ty, số lao động được đóng bảo hiểm là hơn 830 người, số còn lại là lao động đang trong thời gian học việc Đồng thời công ty cũng đã ban hành nội quy lao động của công ty theo đúng quy định Công đoàn cơ sở của công ty đã được thành lập với Ban chấp hành lâm thời gồm 4 người và đã từng bước hoạt động ổn định Chủ tịch công đoàn công ty
là Bà Đoàn Thị Ái Phi
Tháng 10 năm 2013, UBND Huyện Ứng Hòa nhận được đơn của Bà Trần Thị Thu là công nhân của công ty TNHH MTV Kỹ nghệ may Việt Nam phản ánh
về việc bị lãnh đạo Công ty bắt làm công việc không đúng thoả thuận trong hợp đồng lao động, bắt làm quá số giờ làm việc trong một ngày theo quy định, bớt xén tiền lương và xử lý kỷ luật lao động vói hình thức sa thải không đúng quy định, đồng thời đề nghị UBND huyện Ứng Hòa can thiệp để bảo vệ quyền lợi của người lao động Sau khi UBND huyện xem xét đơn thư của bà Trần Thị Thu, thấy rằng đây là lĩnh vực do phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Ứng Hòa phụ trách quản lý, UBND huyện Ứng Hòa đã tiến hành chuyển đơn thư của
bà Trần Thị Thu giao cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội Huyện Ứng hòa xem xét, giải quyết Ngày 10 tháng 10 năm 2013, được sự ủng hộ của một số công nhân đang làm việc tại Công ty, bà Trần Thị Thu đã đến Công ty yêu cầu
Trang 5chất nhưng lãnh đạo Công ty không giải quyết do đó giữa hai bên đã có những biểu hiện căng thẳng, gây xôn xao trong nội bộ Công ty và khu vực xung quanh
Vụ việc đã ngày càng trở nên phức tạp và có nhiều khả năng gây ra những hậu quả xấu, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần nhanh chóng tìm ra giải pháp thích hợp để giải quyết vụ việc đã xảy ra một cách tốt đẹp và đúng pháp luật
Kết quả tìm hiểu tình hình cụ thể cho thấy sự việc nói trên phát sinh từ việc
trong thời gian từ tháng 11 năm 2012 đến đầu năm 2013, để đảm bảo việc thực
hiện hợp đồng gia công hàng may mặc cho các bạn hàng, Giám đốc công ty TNHH MTV Kỹ nghệ may Việt Nam đã quyết định thực hiện điều chuyển tạm thời một bộ phận công nhân thuộc một số phân xưởng trong đó có Bà Trần Thị Thu về phân xưởng may của công ty TNHH MTV Ngọc Việt, địa chỉ xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội (Là công ty con của công ty TNHH MTV Kỹ nghệ may Việt Nam) Chủ trương đó của Giám đốc Công ty lúc đầu đã không được các công nhân phải điều chuyển đồng tình vì phải thay đổi địa điểm làm việc vì hầu hết các công nhân bị điều chuyển đều ở gần công ty cũ Tuy nhiên, sau đó công nhân đã chấp thuận với điều kiện đã thỏa thuận đó là sẽ làm việc tại
Khi chuyển sang làm tại Phân xưởng mới tại công ty TNHH MTV Ngọc Việt, do thời hạn giao hàng gấp rút nên Công ty đã thoả thuận với toàn bộ công nhân trong phân xưởng từ ngày 01 tháng 12 năm 2012 thực hiện làm thêm 2 giờ
12 năm 2012, công nhân trong phân xưởng và bộ phận công nhân mới điều chuyển về đã có ý kiến thắc mắc về việc phải làm thêm giờ nhưng số sản phẩm của những giờ làm thêm chỉ được tính đơn giá tiền lương như sản phẩm của giờ làm việc bình thường và đề nghị phân xưởng kiến nghị lãnh đạo Công ty xem xét giải quyết Tuy nhiên đến khi thanh toán lương tháng 01 năm 2013 thì vẫn không
có gì thay đổi nên công nhân tiếp tục có ý kiến khiếu nại lên Giám đốc Công ty
Tại buổi làm việc ngày 10 tháng 02 năm 2013 của Phó giám đốc Nguyễn Thị Như Hoa với các công nhân mới đươc điều chuyển về phân xưởng mứoi về
Trang 6việc trả lời ý kiến kiến nghị của công nhân về việc cách tính tiền lương, Phó giám đốc Công ty Nguyễn Thị Như Hoa cho rằng vì tại Phân xưởng mới thực hiện trả lương theo sản phẩm, tiền lương của mỗi người đã được trả đầy đủ theo đon giá khoán tương ứng với số lượng sản phẩm hoàn thành, vì vậy Công ty không phải trả thêm khoản tiền nào nữa cho công nhân
Do không nhất trí với ý kiến giải thích của bà Nguyễn Thị Như Hoa nên bà Trần Thị Thu và một số công nhân khác đã có ý kiến phản đối, cho rằng Công ty
đã xâm phạm quyền lợi, bớt xén tiền lương của công nhân và yêu cầu được bố trí trở về làm công việc cũ theo thoả thuận Phó giám đốc Nguyễn Thị Như Hoa cho biết Công ty có quyền điều chuyển tạm thời công nhân làm việc khác, có quyền huy động công nhân làm thêm giờ, mọi công nhân có nghĩa vụ phải chấp hành và một lần nữa khẳng định Công ty chỉ căn cứ đơn giá tiền lương và tổng số lượng sản phẩm thực hiện được của mỗi công nhân để thanh toán, nếu ai không chấp hành thì sẽ bị xử lý kỷ luật lao động Sau buổi họp, cho rằng mình bị ép buộc làm việc không đúng hợp đồng lao động đã ký và quyền lợi của mình bị Công ty cố tình xâm phạm, bớt xén nên bà Trần Thị Thu và một số công nhân thuộc diện điều chuyển viết đơn khiếu nại tập thể, đồng thời cũng nghỉ không làm việc tại Phân xưởng mới ngày 16 tháng 02 năm 2013 đến sáng ngày 21 tháng 02 năm
2013 mới trở lại làm việc
Ngày 22 tháng 02 năm 2013, Công ty thực hiện bố trí các công nhân thuộc diện tạm điều chuyển trở về làm công việc cũ; đồng thời Giám đốc Công ty có
quyết định tạm đình chỉ công việc của bà Trần Thị Thu và một số công nhân từ ngày 22 tháng 02 năm 2013 đến hết ngày 30 tháng 02 năm 2013 để làm kiểm
điểm và chờ xử lý kỷ luật, trong thời gian bị Công ty tạm đình chỉ công việc, bà Trần Thị Thu và một số công nhân không được hưởng lương hoặc tạm ứng một khoản khoản tiền nào với lý do Công ty đưa ra là do bà Trần Thị Thu và một số công nhân không làm việc, không có sản phẩm Ngày 01 tháng 03 năm 2013, Công ty tổ chức họp xét kỷ luật các công nhân đã tự ý nghỉ việc, tham gia cuộc họp do Phó giám đốc Công ty là bà Nguyễn Thị Như Hoa chủ trì dưới sự ủy
Trang 7quyền qua điện thoại của giám độc (Giám đốc công ty đi công tác nước ngoài ) có Trưởng phòng Tổ chức ông Trần Văn Thự , Chủ tịch Công đoàn công ty là Bà Đoàn Thị Ái Phi và Quản đốc Phân xưởng mới tại công ty TNHH MTV Ngọc Việt là ông Bùi Văn Trung Tại cuộc họp, sau khi phân tích, đánh giá sự việc, Phó giám đốc Nguyễn Thị Như Hoa đã nêu yêu cầu là phải xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, đặc biệt là việc bà Trần Thị Thu và một số công nhân đã
có hành vi lôi kéo người khác chống đối quyết đỉnh của lãnh đạo Công ty và tự ý
bỏ việc nên phải kỷ luật với hình thức sa thải Tại cuộc họp, đại diện Ban chấp hành Công đoàn Công ty nêu ý kiến đề nghị Công ty xem xét việc xử lý kỷ luật
sa thải là quá nặng vì đây mới chỉ là vi phạm lần đầu bà Trần Thị Thu và một số công nhân đã có quá trình làm việc, đóng góp tích cực vào việc xây dựng Công ty
từ ngày đầu thành lập Kết quả cuộc họp vẫn quyết định kỷ luật các công nhân theo ý kiến ban đầu do Phó giám đốc Nguyễn Thị Như Hoa đưa ra Thực hiện uỷ quyền của Giám đốc Công ty qua điện thoại, ngày 15 tháng 03 năm 2013, Phó giám đốc Nguyễn Thị Như Hoa đã ký quyết định xử lý kỷ luật lao động với hình thức sa thải đối với bà Trần Thị Thu và một số công nhân với lý do đã tự ý nghỉ
việc không được sự đồng ý của công ty mà không có lý do chính đáng, về quyền
lợi, bà Trần Thị Thu và một số công nhân được Công ty thanh toán đầy đủ tiền lương sản phẩm chưa nhận và được xác nhận thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội tại Công ty.Sau khi có các quyết định kỷ luật nói trên trong nội bộ Công ty có hai khuynh hướng khác nhau, một bên cho rằng việc xử lý kỷ luật của Công ty là đúng và cần thiết, còn bên kia thì cho rằng xử lý như vậy là không đúng, quá nặng và mang tính răn đe sự đấu tranh của công nhân Mâu thuẫn giữa lãnh đạo Công ty với người lao động mang tính chất của một vụ tranh chấp lao động bắt đầu phát sinh Sau một thời gian lên công ty đấu tranh để đòi quyền lợi nhưng không được giải quyết, đến tháng 10/2013 bà Trần Thị Thu làm đơn khiếu nại gửi lên UBND huyện đề nghị được xem xét giải quyết
Dưới góc độ tuân thủ các quy định của pháp luật lao động hiện hành, chúng
ta có thể thấy hành vi của mỗi bên đã có những vi phạm như sau :
Trang 8* Đối với người sử dụng lao động:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật Lao động (đã sửa đổi, bổ sung; sau đây gọi chung là Bộ luật Lao động) và khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương", việc công ty TNHH MTV Kỹ nghệ may Việt Nam yêu cầu công nhân thuộc Phân xưởng mới làm thêm 02 giờ mỗi ngày ngoài số giờ làm việc tiêu chuẩn theo quy định để đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất cung ứng đầy đủ, đúng hạn sản phẩm cho bạn hàng nhưng khi thanh toán tiền lương sản phẩm lại không tính và thanh toán tiền lương làm thêm giờ cho công nhân là vi phạm các quy định của Bộ luật Lao động Cụ thể trong trường hợp này, do Công ty chỉ tổ chức sản xuất và huy động công nhân thuộc Phân xưởng mới làm thêm giờ vào các ngày làm việc bình thường trong tuần, theo quy định của pháp luật khi thanh toán tiền lương đối với công nhân, Công ty có trách nhiệm phải áp dụng hai đơn giá tiền lương khoán theo sản phẩm khác nhau, trong đó đối với số lượng sản phẩm do công nhân làm ra trong giờ làm việc tiêu chuẩn được tính với đơn giá tiền lương bình thường như Công ty đang áp dụng; đối với số lượng sản phẩm do công nhân làm ra trong 02 giờ làm thêm mỗi ngày phải thanh toán bằng 150% đon giá tiền lương khoán của giờ làm việc tiêu chuẩn Thực tế Công ty đã thanh toán toàn bộ sản phẩm với đơn giá tiền lương khoán trong giờ tiên chuẩn, Công
ty có nghĩa vụ phải thanh toán thêm cho mỗi công nhân một khoản tiền bằng chính số lượng sản phẩm mà họ đã làm ra trong 02 giờ làm thêm với đơn giá bằng 50% đơn giá đã thanh toán
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 92 của Bộ luật Lao động, việc
Bà Trần Thị Thu và một số công nhân có hành vi vi phạm kỷ luật lao động bị Công ty ra quyết định tạm đình chỉ công việc nhưng không giải quyết tạm ứng lương trong những ngày công nhân bị tạm đình chỉ công việc cũng là hành vi vi phạm pháp luật Công ty có nghĩa vụ phải tạm ứng lương với mức bằng 50% tiền lương của mỗi người trước khi bị đình chỉ cho những ngày bà Trần Thị Thu và
Trang 9một số công nhân bị đình chỉ công việc (tính cho các ngày làm việc trong tuần mà
Công ty đang áp dụng)
Về việc Công ty tổ chức họp xét xử lý kỷ luật bà Trần Thị Thu và một số công nhân vì đã có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, cần phải khẳng định Công
ty đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong khi tiến hành xử lý
vi phạm kỷ luật lao động Tại khoản 3 Điều 87 của Bộ luật Lao động đã quy định: Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia
Công ty tổ chức họp xét xử lý kỷ luật công nhân nhưng không triệu tập, không có
sự tham gia của các đương sự là không đúng các quy định hiện hành của pháp luật
Về quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải và việc Công ty giải quyết các quyền lợi sau khi kỷ luật lao động đối với bà Trần Thị Thu và một số công nhân cũng thể hiện một loạt các vi phạm pháp luật của Công ty Các vi phạm cụ thể là:
a- Về việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải: Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động, trong trường họp người lao động tự ý bỏ việc, người sử dụng lao động chỉ được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải khi người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng Bà Trần Thị Thu và một
số công nhân đã tự ý bỏ việc với tổng số là 05 ngày theo lịch Tuy nhiên, do thực
tế Công ty đang thực hiện chế độ làm việc 48 giờ/tuần, hàng tuần chỉ tổ chức sản xuất từ thứ hai đến thứ bẩy, chủ nhật là ngày nghỉ của công nhân, như vậy về thực chất số ngày các công nhân tự ý bỏ việc trong tháng chỉ là 04 ngày (do có 1 ngày chủ nhật) Với nội dung phân tích đã nêu, căn cứ các quy định của pháp luật lao động về kỷ luật lao động, Công ty không được phép kỷ luật lao động một số công nhân với hình thức sa thải do chưa đủ điều kiện (chưa đủ tối thiểu 5 ngày)
b- Về thẩm quyền ký quyết định kỷ luật lao động: Tại Điều 10 của Nghị
định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy đỉnh chi tiết và
Trang 10hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ có quy định: "Người có thẩm quyền xử
lý vi phạm kỷ luật lao động, kể cả tạm đình chỉ công việc được quy định tại Điều
87 và Điều 92 của Bộ luật Lao động là người sử dụng lao động; người được người sử dụng lao động uỷ quvền chỉ được xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách Các hình thức kỷ luật khác chỉ được uỷ quyền khi người sử dụng lao động đi vắng và phải bằng văn bản" Như vậy, việc Phó giám đốc công ty ký quyết định xử lý kỷ luật bà Trần Thị Thu và một số công nhân bằng hình thức sa thải theo sự chỉ đạo (uỷ quyền) qua điện thoại của Giám đốc cũng là không đúng quy định của pháp luật, về thực chất phải coi quyết định kỷ luật lao động nói trên
là vô hiệu
c- Về việc thanh toán các chế độ của công nhân sau khi bị xử lý kỷ luật sa
thải: Sau khi bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải, bà Trần Thị Thu và một số công nhân đã được Công ty thanh toán đầy đủ tiền lương sản phẩm chưa nhận (chưa tính tiền lương sản phẩm làm thêm giờ như đã phân tích ở trên) và được xác nhận thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội tại Công ty Như vậy, trước hết Công ty thanh toán chưa đầy đủ tiền lương của người lao động Mặt khác, Điều
42 của Bộ luật Lao động quy định:
thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người
sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có
khoản 1 Điều 85 của Bộ luật này, người lao động không được trợ cấp thôi việc Theo quyết định của Công ty, bà Trần Thị Thu và một số công nhân bị kỷ luật bằng hình •thức sa thải vì lý do đã tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng Theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật Lao động trong trường hợp này, các công nhân
bị kỷ luật sa thải vì lý do đã tự ý bỏ việc được quy định tại điểm c khoản 1 Điều