1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

4. Tom tat Tieu luan tinh huong tranh chap dat dai

14 780 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 39,19 KB

Nội dung

Tổ chức các đơn vị hành chính - lãnh thổ là một bộ phận của tổ chức cấu trúc hành chính nhà nước. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, ngoài các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng, vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính các cấp để ổn định lâu dài hệ thống đơn vị hành chính được đặt ra là một nhiệm vụ tương đối cấp bách và có ý nghĩa quan trọng.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tổ chức các đơn vị hành chính - lãnh thổ là một bộ phận của tổ chức cấu trúc hành chính nhà nước Để thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, ngoài các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng, vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính các cấp để ổn định lâu dài hệ thống đơn vị hành chính được đặt

ra là một nhiệm vụ tương đối cấp bách và có ý nghĩa quan trọng

Điều chỉnh địa giới hành chính xuất phát từ nhiều yếu tố, ngoài những yếu

tố nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, còn một số vấn đề liên quan đến phong tục tập quán của người dân, tranh chấp đất đai giữa các địa phương cần thiết phải điều chỉnh địa giới hành chính

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai: Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử sụng đất của cả nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước; Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý Nhà nước về đất đai Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành Pháp luật về đất đai tại địa phương Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền được Pháp luật quy định

Trong những năm gần đây, ở tỉnh Hà Tĩnh, nhất là sau khi tái lập tỉnh năm

1991, đồng thời cùng với việc triển khai các chương trình dự án trọng điểm quốc gia, dự án của tỉnh đã tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế- xã hội ở các địa phương; nhưng đi đôi với nó

là một phần lớn diện tích đất canh tác trên địa bàn đã phải thu hồi để thực hiện

dự án, dẫn đến việc thu hẹp diện tích đất canh tác ở một số địa phương Vì thế

mà vấn đề tranh chấp đất đai nói chung, tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ngày một gia tăng và phức tạp

Trang 2

Trước tình hình đó, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có

kế hoạch, phương hướng và biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm và hiệu quả các vụ tranh chấp đất đai tại địa phương đảm bảo hợp tình, hợp lý trên cơ sở tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân địa phương, đồng thời phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai, không để ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật

tự an toàn xã hội, tình đoàn kết lâu đời và sự ổn định sản xuất, định canh định cư của nhân dân

Trong khuôn khổ tiểu luận lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước

chương trình chuyên viên chính, tôi chọn đề tài "Xử lý vấn đề tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính" Do kiến thức của bản thân còn nhiều

hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót, kính mong được sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo của Trường Chính trị Trần Phú để tôi củng cố kiến thức quản lý nhà nước được sâu, rộng hơn

Trong suốt quá trình học tập tại Trường Chính trị Trần Phú, bản thân tôi

và các học viên đã được các thầy giáo, cô giáo tận tâm, nhiệt tình truyền đạt những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính Khóa học đã cung cấp cho tôi những kiến thức sâu, rộng về quản lý Nhà nước trong nhiều lĩnh vực, có tác dụng thiết thực trong quá trình vận dụng vào thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, điều hành cơ quan; tham mưu, giúp việc cho Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND), các ban HĐND tỉnh giám sát và kiến nghị xử lý những bất cập, hạn chế nảy sinh trong thực tiễn cũng như quyết định những vấn

đề quan trọng của địa phương Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Chính trị Trần Phú, các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho học viên bằng cả tấm lòng nhiệt tình và sự tận tâm của mình

2 Kết cấu của tiểu luận:

Tiểu luận bao gồm Lời nói đầu, 7 phần, 10 tiểu mục

Trang 3

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Thôn 10 xã X huyện Kỳ Anh là một thôn giáo toàn tòng, nhân dân có tinh thần đoàn kết, ổn định định canh, định cư, luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Nhưng từ khi tái lập tỉnh

và thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã; tỉnh đã cắm mốc xác định lại địa giới hành chính thì toàn bộ diện tích đất ở và khoảng 2/3 diện tích đất canh tác của thôn 10 xã X thuộc về địa phận địa giới hành chính của thôn 5 xã Y huyện Cẩm Xuyên Do vậy, nhân dân thôn 5 xã Y huyện Cẩm Xuyên đã đòi nhân dân thôn 10 xã X huyện Kỳ Anh phải trả lại số diện tích đất canh tác thuộc địa giới hành chính đã cắm mốc Nhưng nhân dân thôn 10 Xã X không nhất trí trả lại diện tích đất đó, vì các lý do sau:

- Thứ nhất: Theo Chỉ thị 10-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 1998

và lịch sử canh tác từ lâu đời thì diện tích đất ở và đất canh tác đó là thuộc quyền quản lý, sử dụng của thôn X; việc tranh chấp xảy ra không phải do nhân dân thôn X lấn chiếm đất mà do việc phân vạch lại địa giới hành chính theo Chỉ thị 364 thì diện tích đất đó mới thuộc về xã Y huyện Cẩm Xuyên

- Thứ hai: Trong điều kiện thực tế hiện nay nếu phải trả toàn bộ diện tích đất canh tác đó thì nhân dân thôn 10 xã X sẽ không còn đất để sản xuất

Từ những lý do đó, tuy hai thôn của hai xã thuộc 2 huyện chưa xảy ra xô xát lớn, nhưng đã có hiện tượng một số cá nhân của thôn 5 xã Y huyện Cẩm Xuyên cố tình thả gia súc phá hoại hoa màu của nhân dân thôn 10 xã X huyện

Kỳ Anh, ảnh hưởng đến việc sản xuất của nhân dân trong thôn

Trước tình hình đó hai thôn đã báo cáo, đề nghị Uỷ ban nhân dân (UBND) xã X huyện Kỳ Anh và xã Y huyện Cẩm Xuyên sớm có biện pháp giải quyết, để đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự và ổn định đời sống, sản xuất đối với nhân dân hai thôn

Căn cứ vào báo cáo của hai thôn, UBND hai xã của hai huyện đã 3 lần giải quyết với phương án là đề nghị nhân dân thôn 5 xã Y tạm thời cho nhân dân thôn 10 xã X mượn diện tích đất trên để canh tác theo địa giới lịch sử để lại, nhưng nhân dân cả hai thôn đều không đồng ý Thôn 5 xã Y muốn có thêm đất

để canh tác vì thực tế đất canh tác của thôn ít, còn thôn 10 xã X lại không muốn sống theo kiểu “ăn nhờ ở đậu” như vậy, họ cho rằng phần đất đai đó do cha ông

họ khai phá đã canh tác lâu đời để lại cho họ có quyền được hưởng Do đó, hai

Trang 4

xã đã báo cáo hai huyện, đề nghị UBND hai huyện sớm có phương hướng và giải quyết dứt điểm để nhân dân hai thôn ổn định cuộc sống và yên tâm sản xuất

II CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TÌNH HUỐNG

1 Lý luận chung về quản lý đất đai và điều chỉnh địa giới hành chính

- Theo quy định Luật Đất đai năm 2013, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu Với tư cách là chủ sở hữu đối với đất đai, Nhà nước có đủ ba quyền năng của chủ sở hữu đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt số phận Pháp lý của đất đai Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai: Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử sụng đất của

cả nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước; Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý Nhà nước về đất đai Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành Pháp luật về đất đai tại địa phương Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền được Pháp luật quy định

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh và trong đời sống xã hội, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh

tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng

Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Cơ quan quản lý đất đai cấp nào trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước cấp đó Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ

- Từ năm 2013 trở về trước, việc điều chỉnh địa giới hành chính ở nước ta tuân thủ theo Hiến pháp 1992 và các luật, văn bản dưới luật có liên quan Theo Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, các đơn vị hành chính được phân định như sau:

Trang 5

“Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường”

Quốc hội có thẩm quyền: “thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính

- kinh tế đặc biệt”

Chính phủ có thẩm quyền: “Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn

vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”

Ngày 28/11/2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013, theo đó các đơn vị hành chính được phân định như sau:

“Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành

xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”

Quốc hội có thẩm quyền: “thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa

giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh

tế đặc biệt”

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền: “Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”

Chính phủ có nhiệm vụ: “Trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”

Hiến pháp 2013 cũng quy định rõ việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định

Như vậy, thẩm quyền về điều chỉnh địa giới hành chính đối với cấp tỉnh vẫn do Quốc hội quyết định nhưng thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã đã được nâng lên, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định

Trang 6

chứ không phải do Chính phủ quyết định như trước đây nữa Quy định này giúp cho việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã được tiến hành chặt chẽ hơn, chính xác hơn, dân chủ hơn và đặc biệt sẽ giảm thiểu việc điều chỉnh địa giới hành chính như thời gian qua

2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xử lý tranh chấp đất đai liên quan đến điều chỉnh địa giới hành chính

- Thông tư số 19-BT ngày 31/01/1979 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng ban hành về việc điều chỉnh địa giới các huyện, xã và các đơn vị tương đương thuộc các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương Thông tư đã quy định các nguyên tắc, tiêu chuẩn về chia lại địa giới huyện, xã và kế hoạch tiến hành Theo đó,

việc điều chỉnh địa giới hành chính phải bảo đảm sự đoàn kết và tôn trọng

truyền thống của nhân dân các dân tộc, bảo đảm sự chỉ đạo của cơ quan chính quyền được sát dân, sát cơ sở, nhạy bén, kịp thời và thuận tiện cho việc xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội; bảo đảm điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa, phát triển phúc lợi tập thể và tổ chức đời sống của nhân dân một cách văn minh Việc chia lại huyện, xã và các đơn vị tương đương phải nắm vững tiêu chuẩn về diện

tích và số dân, bảo đảm sự phù hợp với cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ quản

lý của cán bộ Khi cần sáp nhập huyện, xã phải nhập cả đơn vị, không xé lẻ các

xã, thôn, xóm ấp

- Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành về giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã Theo đó, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong công tác giải quyết tranh chấp là hiệp thương thỏa thuận giữa cấp ủy, chính quyền các địa phương có liên quan; cấp có thẩm quyền chỉ xem xét, ban hành các quyết định giải quyết trong trường hợp cấp ủy, chính quyền các địa phương liên quan hiệp thương, thỏa thuận không có kết quả

- Thông tư số 832/TCCP-ĐP ngày 25/10/1993 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai có liên quan đến địa giới hành chính các cấp trong tổ chức thực hiện Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991

- Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn Nghị định đã quy định

cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự lập, thẩm định hồ sơ thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn

Trang 7

3 Văn bản của Nhà nước liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai

và xử lý tranh chấp đất đai, điều chỉnh địa giới hành chính

- Hiến pháp năm 2013;

- Luật Đất đai năm 2013;

- Chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ);

- Thông tư số 19-BT ngày 31/01/1979 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng;

- Thông tư số 832/TCCP-ĐP ngày 25/10/1993 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ);

- Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn

III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG

1 Phân tích tình huống

Vụ việc xảy ra đã gây ảnh hưởng không tốt tới tình hình an ninh, tình đoàn kết và kế hoạch sản xuất của nhân dân trên địa bàn Sau khi vụ việc xảy ra, các cấp chính quyền đã tích cực làm công tác dân vận ổn định tình hình, không

để phát sinh thêm tình hình phức tạp Để giải quyết được dứt điểm tình trạng tranh chấp trên cần giải quyết được vấn đề quyền lợi của nhân dân hai thôn

Điều đáng nói là vụ việc xảy ra trên địa bàn của hai thôn thuộc hai huyện giáp ranh, trong đó có 1 thôn là giáo dân toàn tòng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất, tập quán sản xuất, sinh hoạt còn nhiều lạc hậu; trình độ nhận thức còn hạn chế Vì vậy, cần vận dụng các căn cứ của Luật Đất đai năm 2013; Chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng

Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ); các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của UBND tỉnh về việc giải quyết tranh chấp địa giới hành chính và tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh để giải quyết vụ việc có lý, có tình, đúng pháp luật; đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự, ổn định sản xuất; đảm bảo tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân hai thôn; rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý đất đai, địa giới hành chính

2 Nguyên nhân của tình huống

Trang 8

Trên cơ sở xác minh tại thực địa đối chiếu với bản đồ, hồ sơ quản lý đất đai, lịch sử canh tác và những kiến nghị của nhân dân hai thôn cho thấy nguyên nhân của vụ tranh chấp như sau:

a) Nguyên nhân khách quan:

Trong quá trình phân vạch đường địa giới hành chính, các cơ quan chức năng đã không tính đến yếu tố lịch sử canh tác giữa hai thôn, hai xã nên đã làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, canh tác ổn định lâu dài từ trước tới nay của nhân dân hai thôn Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc tranh chấp như đã nêu ở trên Sau khi phân vạch đường địa giới hành chính và cắm mốc trên toàn tuyến giữa hai xã, hai huyện theo Chỉ thị 364/CT-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) thì toàn bộ đất ở và khoảng 2/3 đất canh tác của thôn 10 xã X huyện Kỳ Anh nằm trong địa giới hành chính của xã Y huyện Cẩm Xuyên Thiếu sót này thuộc về các cơ quan chuyên môn của tỉnh và hai huyện, chính quyền hai xã trong quá trình thực hiện theo tinh thần Nghị định 148/CP của Chính phủ đã không thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, không

tổ chức tham khảo ý kiến của nhân dân trước khi tiến hành

b) Nguyên nhân chủ quan:

- Vụ việc tranh chấp xảy ra giữa thôn là vụ việc tranh chấp đất đai liên quan đến đường địa giới hành chính giữa hai thôn, hai xã thuộc hai huyện khác nhau Từ khi mới xảy ra tranh chấp vào đầu năm 2008 thì cấp ủy, chính quyền hai thôn, hai xã đã tích cực thương lượng, hiệp thương, giải quyết trên tinh thần xây dựng và đảm bảo đúng nội dung của Luật đất đai và tôn trọng lịch sử canh tác của hai bên nhưng do biện pháp giải quyết chưa phù hợp nên chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân hai thôn

- Do một số cá nhân thuộc thôn 5 xã Y huyện Cẩm Xuyên đã thiếu tôn trọng kết quả giải quyết tạm thời của UBND hai xã, đã cố tình thả rông gia súc phá hoại hoa màu, gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, thu nhập chính đáng của nhân dân thôn 10 xã X Vì thế việc tranh chấp đất sản xuất nông nghiệp giữa hai thôn ngày càng phức tạp hơn

3 Hậu quả

Vụ việc tranh chấp đất đai liên quan đến đường địa giới hành chính 364 giữa thôn 10 xã X huyện Kỳ Anh và thôn 5 xã Y huyện Cẩm Xuyên dẫn đến những hậu quả sau:

Trang 9

- Gây ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương; Ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp, tình đoàn kết vốn có từ lâu đời của nhân dân hai thôn

- Gây thiệt hại về thu nhập kinh tế, ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất của nhân dân, vì diện tích đất đang canh tác hiện nay của thôn 10 đang xảy ra tranh chấp là nguồn thu nhập chính của các hộ dân trong thôn

- Làm ảnh hưởng đến uy tín, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của quản

lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai; Giảm uy tín đối với cán bộ thực thi công vụ đặc biệt là những cán bộ có thẩm quyền trong việc giải quyết đường địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT- HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)

IV XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

- Trong quá trình giải quyết phải đảm bảo đúng quy định của UBND tỉnh

Hà Tĩnh về việc ban hành quy trình giải quyết tranh chấp địa giới hành chính và tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Phải phát huy được quyền làm chủ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của quần chúng nhân dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai

- Giải quyết phải thận trọng, kiên trì vận động nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân hai thôn, đảm bảo khi giải quyết phải tăng cường mối quan hệ đoàn kết truyền thống giữa hai thôn và ổn định được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm cho nhân dân yên tâm lao động sản xuất, định canh định cư

- Về nguyên tắc, phải tôn trọng đường địa giới hành chính đã được vạch định Song tại điểm tranh chấp giữa thôn 10 xã X và thông 5 xã Y có thể xem xét đề nghị điều chỉnh lại địa giới hành chính, đảm bảo trình tự theo quy định của pháp luật

- Phải tăng cường được pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN), sự tôn trọng, chấp hành kỷ cương trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai, nhất là liên quan đến đường địa giới hành chính của hai xã thuộc hai huyện khác nhau Trong quá trình giải quyết cần kết hợp với việc giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai, thông qua đó làm cho nhân dân hiểu, thừa nhận và nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền

Trang 10

V XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ

LÝ TÌNH HUỐNG

1 Xây dựng, phân tích phương án

Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật của nhà nước, các quy định của tỉnh ban hành và ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân hai thôn, trong tình huống này, có những phương án giải quyết như sau:

* Phương án 1: Đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt và trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc điều chỉnh lại đường địa giới hành chính theo hiện trạng và lịch sử canh tác trước đây (Giữ nguyên hiện trạng đất ở, đất sản xuất của hai bản, hai xã theo lịch sử canh tác)

Ưu điểm:

- Phương án này nếu được thực hiện sẽ mang lại sự ổn định lâu dài, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân thôn 5 xã Y huyện Cẩm Xuyên; không gây xáo trộn lớn đến đời sống, tâm lý, phong tục, tập quán của nhân dân; đảm bảo cho nhân dân thôn 10 xã X huyện Kỳ Anh có đủ đất để sản xuất, canh tác, đảm bảo đời sống và góp phần vào việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương; duy trì được mối quan hệ tốt đẹp và tinh thần đoàn kết vốn có của nhân dân hai thôn, hai xã và hai huyện để cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kỳ Anh, huyện Cẩm Xuyên và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khoá XVII đã đề ra, nhằm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh ngày càng phát triển, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

- Việc điều chỉnh lại đường địa giới hành chính giữa hai thôn, cắm lại mốc, vẽ lại bản đồ là việc có thể thực hiện được

Nhược điểm: Quy trình, thủ tục và các bước triển khai thực hiện để điều chỉnh lại đường địa giới hành chính là việc làm tương đối phức tạp, thời gian thực hiện có thể kéo dài, vì phải thực hiện các bước theo trình tự từ xã đến huyện, tỉnh, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gây tốn kém về tiền của

và công sức

* Phương án 2:

Vẫn giữ nguyên hiện trạng đường địa giới hành chính 364, làm thủ tục đề nghị chuyển giao thôn 10 xã X huyện Kỳ Anh cho xã Y huyện Cẩm Xuyên quản

lý theo đúng đường địa giới hành chính 364 đã vạch định

Ngày đăng: 24/08/2016, 10:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w